Thảo luận Có nên mở lò rượu ở đất Sài Gòn?

Các anh các bác có kinh nghiệm nấu rượu cho e hỏi nấu rượu có lời hay không? Nên nấu rượu nếp hay rượu gạo? Mọi người cho em 1 lời khuyên với.
 


mình đã đi , đã gặp, đã thử gần như tất cả các làng rượu nổi tiếng việt nam và thấy để khẳng định được một thương hiệu quốc lủi ngon là một điều thực sự không dễ, mất nhiều thế hệ. nhưng họ đã làm được, và bạn cũng có thể lắm chứ !?
 
Nấu rượu gạo được quốc lủi ngon không khó.
Điều kiện gạo tốt, không phải gạo cũ, gạo mốc,
mà ngon nhất là gạo mới gặt. Gạo quá một năm
rồi thì không thể nấu rượu ngon.

Thứ hai là men tốt. Ngày xưa tôi nấu rượu thì
không biết làm men, đều phải đi mua men, nhưng
người làm men rất đáng tin cậy, không bao giờ
bán men xấu cho tôi.

Nguồn nước tốt và chất đốt cũng quan trọng,
nhưng ta có thể điều chỉnh và khống chế được
dễ dàng. Tôi nấu rượu bằng than cám Quảng
Ninh, rất rẻ.

Ai nói thời tiết không quan trọng? Ngày xưa tôi
nấu rượu, khi lên men, gặp ngày gió Tây, nhiệt
độ lên cao là vứt, mất trắng cả chục ký cơm rượu.
Bây giờ tôi mà làm, thì có máy lạnh khống chế nhiệt
độ lúc nào cũng 22-25 độ thì rượu ngon hết xảy,
đảm bảo năng suất và khách hàng không thể chạy
thoát khỏi tay mình.

Như tôi đã nói, nấu rượu không lời nhiều đâu, mà
chỉ đủ ăn thôi. Làm lớn thì mới khá. Nguồn bỗng
mà không giải quyết tốt, thì ảnh hưởng thu nhập
lắm. Nấu rượu mà không bán được bỗng thì sập tiệm.
 
mình đã đi , đã gặp, đã thử gần như tất cả các làng rượu nổi tiếng việt nam và thấy để khẳng định được một thương hiệu quốc lủi ngon là một điều thực sự không dễ, mất nhiều thế hệ. nhưng họ đã làm được, và bạn cũng có thể lắm chứ !?
Tôi là phụ nữ nông thôn, kg có điều kiện đi nhiều và thử được nhiều loại rượu ngon của VN mình. Tôi thật ngưỡng mộ bạn đã được đi, đã gặp và đã thử gần hết các làng rượu ngon nổi tiếng của Việt Nam. Vậy theo bạn rượu như thế nào mới là rượu ngon? Chính vì kg có điều kiện nên tôi cũng kg biết rượu của tôi có ngon kg? Tôi cảm thấy yên tâm và hài lòng khi kg thấy ai chê và luôn nhận được lời khen tặng, có thu nhập 1 đồng vốn được 1 đồng lời bằng chính những giọt mồ hôi đổ ra để nuôi các con tôi.
Nấu rượu gạo được quốc lủi ngon không khó.
Điều kiện gạo tốt, không phải gạo cũ, gạo mốc,
mà ngon nhất là gạo mới gặt. Gạo quá một năm
rồi thì không thể nấu rượu ngon.

Thứ hai là men tốt. Ngày xưa tôi nấu rượu thì
không biết làm men, đều phải đi mua men, nhưng
người làm men rất đáng tin cậy, không bao giờ
bán men xấu cho tôi.

Nguồn nước tốt và chất đốt cũng quan trọng,
nhưng ta có thể điều chỉnh và khống chế được
dễ dàng. Tôi nấu rượu bằng than cám Quảng
Ninh, rất rẻ.

Ai nói thời tiết không quan trọng? Ngày xưa tôi
nấu rượu, khi lên men, gặp ngày gió Tây, nhiệt
độ lên cao là vứt, mất trắng cả chục ký cơm rượu.
Bây giờ tôi mà làm, thì có máy lạnh khống chế nhiệt
độ lúc nào cũng 22-25 độ thì rượu ngon hết xảy,
đảm bảo năng suất và khách hàng không thể chạy
thoát khỏi tay mình.

Như tôi đã nói, nấu rượu không lời nhiều đâu, mà
chỉ đủ ăn thôi. Làm lớn thì mới khá. Nguồn bỗng
mà không giải quyết tốt, thì ảnh hưởng thu nhập
lắm. Nấu rượu mà không bán được bỗng thì sập tiệm.
Bạn ơi, nấu rượu mà có máy lạnh khống chế nhiệt độ thì liệu tiền lời bán rượu có đủ để trả iền điện kg? Tôi ở miền tây nam bộ những tháng qua nhiệt độ 34-35 mà rượu của tôi cũng vẫn ngon hết xảy. đúng là nấu rượu thì kg lời nhiều, kg thể so với nhửng nghề khác, nó chỉ 1 vốn được 1 lời thôi, còn bỗng ( hèm ) bán được bao nhiêu mà sợ sập tiệm rượu?
 
Có thể kinh nghiệm của tôi đã lỗi thời.
Thông tin của bạn mới hơn.

Trình độ ủ rượu của tôi kém. Cứ nóng thì
năng suất sụt, rượu không ngon, và nếu
nóng quá, thì hỏng hẳn, không nấu được
ra rượu. Bởi thế tôi mới nghĩ có máy điều
hòa nhiệt độ thì chắc ăn. Bạn nói xài máy
lạnh thì không lời, thì tôi không nấu
rượu nữa. Nếu nấu 10 mẻ, có một mẻ hỏng
hẳn, hai mẻ sụt năng suất và không ngon,
thì thà đóng cửa cho nhàn.

Ở ngoài bắc, mùa hè không chỉ 35 độ đâu.
Trên 40 độ cũng có, còn trên 35 độ thì rất
thưởng xảy ra.

Bàn về rượu ngon, thì bạn nói đúng. Rượu
chúng ta nấu đều ngon cả. Ai nấu ngon nhất
được điểm 10 thì người khác dở cũng được 9.
Chỉ có ai gian dối pha nước hay pha cồn
thì rượu mới không ngon thôi. Rượu nấu
bằng gạo cũ, gạo mốc, ngô, khoai, sắn thì
không ngon. Tuy vậy, rượu ngon nhất cũng
không thể bằng rượu nho được. Đó là tôi
nói theo kinh nghiệm các loại rượu bán ở
tiệm rượu của Mỹ. Các chai rượu bán hơn
1 trăm đôla đều là rượu nho.
 
vâng cảm ơn và trân trọng mẫu người phụ nữ việt nam như cô !
rượu ngon theo mình ngoài các tiêu chuẩn bình thường của cuốc lủi việt nam như thơm, ngon, uống êm không gắt dù rượu nặng thì còn phải có đặc trưng riêng về mùi vị. đôi khi người uống không đủ vốn từ để diễn tả mỗi đặc trưng này nên mới làm nên thương hiệu, điều này chắc cụ Nguyễn Tuân mới diễn tả được. nhưng có một điều mà mỗi nghệ nhân của các lò rượu, làng rượu nổi tiếng đều khẳng định ngoài các yếu tố con ngườ với kỹ thuật nấui, men, gạo thì điều quyết định cốt yếu nhất của đặc trưng rượu chính là nguồn nước để cất rượu. cái này mình nghĩ chắc là đúng. Từ làng Vân - bắc giang, làng Cẩm - bắc ninh, làng vọc- hà nam đến Kim sơn-ninh bình, Bàu đá- bình định, gò công...đều khẳng định điều này.
nhưng theo mình khi đã nấu ra rượu gạo ngon thì nên đa dạng hóa sản phẩm bằng cách kết hợp các loại hương liệu tự nhiên. ngoài rượu gạo ngon chị có rượu mai quế lộ, hoàng hoa, liên tửu, chuối hột, sơn tra...ngâm bằng chính thứ rượu ấy thì khách hàng sẽ nghĩ sao ? chắc là tây uống các loại này cũng gật. nếu một trăm người lần đầu tiên uống quôc lủi dù ngon thì chắc chắn có một trăm cái lắc đầu chê về mùi vị.
người nấu rượu miền tây nam bộ thì không hiểu được gió tây miền bắc là đúng thôi.
 
Em sẽ thành công ngay mẻ đầu tiên, người thưởng thức sẽ gật gù và nói: tại sao có một loại rượu ngon như vậy?đã làm là làm thật chứ kg làm thử, nếu có tự tin bước vào nghề thì tiến hành, đặt ra mục tiêu một ngày bán bao nhiêu lít rượu, vì nó còn liên quan tới nhiều thứ, vì những cái này khó thay đổi như xây lò, ví như em làm thử, làm ít em xây lò nhỏ nồi bé, khi phát triển được em đập lò xây lại hay sao? vậy nên em phải đặt mục tiêu, ví như mục tiêu của em là 100l/ngày thì em phải có nồi 50kg và lò nấu vừa với nồi. Những ngày đầu bán chưa được như vậy thì ba ngày nấu một nồi, 5 ngày nấu một nồi, khi bán đươc nhiều thì mỗi ngày mỗi nấu, và một ngày náu 2-3 nồi. chị lấy men của một sư phụ mỗi ngày nấu 2 tấn đó. Điều thứ 2 em cần quan tâm là chất đốt, đây là vấn đề then chốt nhất. em có tất cả nhưng kg có chất đốt là thua. Hãy cho chị biết chất dốt của em và tìm cho chị loại gạo thơm xuất khẩu, nhưng giá chỉ từ 6.000đ-7.500đ/kg. Tính nấu rượu mà chưa biết nấu bằng gì và nguyên liệu giá bao nhiêu thì kg được. kết quả ra sao báo cho chị biết, rồi bàn tiếp. có bạn nào trợ giúp cho nong dan lai vung kg?

Tôi phải mất đến 2 năm mới có được rượu ổ định đấy, giờ thì thời tiết nào cũng tốt cả, men thì men của Việt nam sản xuất , men có nhãn hiệu xuất xứ rõ ràng, được nhà nước cho phép, gạo thì cố gắng tìm loại ngon giá thấp nhất, nếu kg có thì loại bình thường cũng được. Người nấu cần có cái tâm, cái tâm làm cẩn thận đúng kỷ thuật thì chất và lượng rượu ổn định, làm kg cẩn thận thì kg được rượu, lãi ít, mà muốn lãi nhiều thì pha thuốc pha cồn vào như vậy thì kg thể nào bền vững được. Nghề này nó kg phụ người cần mẫn đâu, tôi đã nuôi 2 con ăn học từ nghề này đó.
Em
Em sẽ thành công ngay mẻ đầu tiên, người thưởng thức sẽ gật gù và nói: tại sao có một loại rượu ngon như vậy?đã làm là làm thật chứ kg làm thử, nếu có tự tin bước vào nghề thì tiến hành, đặt ra mục tiêu một ngày bán bao nhiêu lít rượu, vì nó còn liên quan tới nhiều thứ, vì những cái này khó thay đổi như xây lò, ví như em làm thử, làm ít em xây lò nhỏ nồi bé, khi phát triển được em đập lò xây lại hay sao? vậy nên em phải đặt mục tiêu, ví như mục tiêu của em là 100l/ngày thì em phải có nồi 50kg và lò nấu vừa với nồi. Những ngày đầu bán chưa được như vậy thì ba ngày nấu một nồi, 5 ngày nấu một nồi, khi bán đươc nhiều thì mỗi ngày mỗi nấu, và một ngày náu 2-3 nồi. chị lấy men của một sư phụ mỗi ngày nấu 2 tấn đó. Điều thứ 2 em cần quan tâm là chất đốt, đây là vấn đề then chốt nhất. em có tất cả nhưng kg có chất đốt là thua. Hãy cho chị biết chất dốt của em và tìm cho chị loại gạo thơm xuất khẩu, nhưng giá chỉ từ 6.000đ-7.500đ/kg. Tính nấu rượu mà chưa biết nấu bằng gì và nguyên liệu giá bao nhiêu thì kg được. kết quả ra sao báo cho chị biết, rồi bàn tiếp. có bạn nào trợ giúp cho nong dan lai vung kg?

Tôi phải mất đến 2 năm mới có được rượu ổ định đấy, giờ thì thời tiết nào cũng tốt cả, men thì men của Việt nam sản xuất , men có nhãn hiệu xuất xứ rõ ràng, được nhà nước cho phép, gạo thì cố gắng tìm loại ngon giá thấp nhất, nếu kg có thì loại bình thường cũng được. Người nấu cần có cái tâm, cái tâm làm cẩn thận đúng kỷ thuật thì chất và lượng rượu ổn định, làm kg cẩn thận thì kg được rượu, lãi ít, mà muốn lãi nhiều thì pha thuốc pha cồn vào như vậy thì kg thể nào bền vững được. Nghề này nó kg phụ người cần mẫn đâu, tôi đã nuôi 2 con ăn học từ nghề này đó.
Chị ơi chổ em ở nếu muốn nấu rượu thì có vài vấn đề như vầy!
Về chất đốt, do nơi em ở là ở thành thị nên muốn nấu rượu bằng trấu hay củi thì rất khó vì giá thành cao mà số lượng ko nhiều. Em nghỉ chỉ có nấu bằng gas là đơn giản nhất. Em cũng thấy 1 vài nơi nấu rượu nhỏ lẻ người ta sử dụng gas để nấu.
Về giá thành nguyên liệu nấu rượu em vẫn đang cố gắng tìm nơi có giá bán mềm nhất. Ở Sài Gòn người ta chỉ toàn uống rượu nếp chị ơi. Nếu như vậy em muốn nấu rượu nếp thì nấu bằng loại nếp là tốt nhất hả chị?
 

Có thể kinh nghiệm của tôi đã lỗi thời.
Thông tin của bạn mới hơn.

Trình độ ủ rượu của tôi kém. Cứ nóng thì
năng suất sụt, rượu không ngon, và nếu
nóng quá, thì hỏng hẳn, không nấu được
ra rượu. Bởi thế tôi mới nghĩ có máy điều
hòa nhiệt độ thì chắc ăn. Bạn nói xài máy
lạnh thì không lời, thì tôi không nấu
rượu nữa. Nếu nấu 10 mẻ, có một mẻ hỏng
hẳn, hai mẻ sụt năng suất và không ngon,
thì thà đóng cửa cho nhàn.

Ở ngoài bắc, mùa hè không chỉ 35 độ đâu.
Trên 40 độ cũng có, còn trên 35 độ thì rất
thưởng xảy ra.

Bàn về rượu ngon, thì bạn nói đúng. Rượu
chúng ta nấu đều ngon cả. Ai nấu ngon nhất
được điểm 10 thì người khác dở cũng được 9.
Chỉ có ai gian dối pha nước hay pha cồn
thì rượu mới không ngon thôi. Rượu nấu
bằng gạo cũ, gạo mốc, ngô, khoai, sắn thì
không ngon. Tuy vậy, rượu ngon nhất cũng
không thể bằng rượu nho được. Đó là tôi
nói theo kinh nghiệm các loại rượu bán ở
tiệm rượu của Mỹ. Các chai rượu bán hơn
1 trăm đôla đều là rượu nho.
Có thể cách nấu ngày xưa khác bây giờ. Thực sự là có khi quanh năm tôi kg bị hư nồi nào cả, nếu có thì chỉ là kém chất lượng, phát hiện ra là tôi sử lý ngay.Ước gì có dịp tôi được mời bạn một ly rượu trái giác rừng do tự tay tôi ủ để bạn cho tôi biết chất lượng ra sao, vì tôi chẳng được nếm rượu nào khác ngoài rượu của tôi. Những lúc làm việc mệt mỏi là tôi lại rót cho mình một ly rượu ướp lạnh và nhấm nháp một mình để cảm nhận hương vị chua chua ngọt ngọt rất đậm đà lẫn cay nồng của rượu, thật sự là ngon lắm, tôi kg biết diễn tả ra sao.
vâng cảm ơn và trân trọng mẫu người phụ nữ việt nam như cô !
rượu ngon theo mình ngoài các tiêu chuẩn bình thường của cuốc lủi việt nam như thơm, ngon, uống êm không gắt dù rượu nặng thì còn phải có đặc trưng riêng về mùi vị. đôi khi người uống không đủ vốn từ để diễn tả mỗi đặc trưng này nên mới làm nên thương hiệu, điều này chắc cụ Nguyễn Tuân mới diễn tả được. nhưng có một điều mà mỗi nghệ nhân của các lò rượu, làng rượu nổi tiếng đều khẳng định ngoài các yếu tố con ngườ với kỹ thuật nấui, men, gạo thì điều quyết định cốt yếu nhất của đặc trưng rượu chính là nguồn nước để cất rượu. cái này mình nghĩ chắc là đúng. Từ làng Vân - bắc giang, làng Cẩm - bắc ninh, làng vọc- hà nam đến Kim sơn-ninh bình, Bàu đá- bình định, gò công...đều khẳng định điều này.
nhưng theo mình khi đã nấu ra rượu gạo ngon thì nên đa dạng hóa sản phẩm bằng cách kết hợp các loại hương liệu tự nhiên. ngoài rượu gạo ngon chị có rượu mai quế lộ, hoàng hoa, liên tửu, chuối hột, sơn tra...ngâm bằng chính thứ rượu ấy thì khách hàng sẽ nghĩ sao ? chắc là tây uống các loại này cũng gật. nếu một trăm người lần đầu tiên uống quôc lủi dù ngon thì chắc chắn có một trăm cái lắc đầu chê về mùi vị.
người nấu rượu miền tây nam bộ thì không hiểu được gió tây miền bắc là đúng thôi.
Tôi rất muốn mời bạn những ly rượu do tôi biến tấu ra từ cây nhà lá vườn. Cây ổi quanh vườn ra trái chín vàng ươm tôi cũng cho ra bình rượu thơm lừng mùi ổi, trái chuối trái mít cũng cho ra những ly rượu sóng sánh như mật ong, nếu có đánh đổ ra tay thì cứ thoang thoảng thơm hoài, rồi rượu sầu đâu, loại rượu nó đắng, uống miếng thứ nhất nó đắng đến tê tái, uống miếng thứ hai đắng đến mất cảm giác , kg còn thấy đắng nữa, mà chỉ thấy ngọt là ngọt, ngọt cho đến lúc tiệc tàn....Tôi đồng ý với bạn về tiêu chuẩn rượu ngon, còn kg đồng ý việc nguồn nước quyết định rượu ngon, mà là do kỹ thuật ủ rượu và cách cho xuống rượu. gạo ngon cach mấy, nước tốt cách mấy mà ủ dở,kg tạo ra môi trường cho con men phát triển khỏe mạnh để bắt men vào hạt cơm. Mà hạt cơm kg được con men bắt hết, nó sẽ dật dờ ương dở thì làm sao cho ra những giọt rượu ngọt, cay, nồng thơm được.còn cách xuống rượu. nếu cho rượu xuống kg êm thì rượu cũng không êm. Đó là cách nghĩ của tôi, tôi chỉ biết diễn tả như vậy.
Em

Chị ơi chổ em ở nếu muốn nấu rượu thì có vài vấn đề như vầy!
Về chất đốt, do nơi em ở là ở thành thị nên muốn nấu rượu bằng trấu hay củi thì rất khó vì giá thành cao mà số lượng ko nhiều. Em nghỉ chỉ có nấu bằng gas là đơn giản nhất. Em cũng thấy 1 vài nơi nấu rượu nhỏ lẻ người ta sử dụng gas để nấu.
Về giá thành nguyên liệu nấu rượu em vẫn đang cố gắng tìm nơi có giá bán mềm nhất. Ở Sài Gòn người ta chỉ toàn uống rượu nếp chị ơi. Nếu như vậy em muốn nấu rượu nếp thì nấu bằng loại nếp là tốt nhất hả chị?
Chất đốt ở Sài gòn thì kg lo rồi, nấu ga thì đắt, em hãy tìm hiểu việc nấu bằng loại than qua lửa, loại này có thể rẻ hơn mà lại rất nhàn. Nếp thì cũng được, trước hết em tìm hiểu giá rượu nếp ở đó người ta bán bao nhiêu một lít, và nếp bao nhiêu một ký. Em mua của người ta một lít rượu, rồi mua một ống đo độ rượu về đo lít rượu đó là sẽ tính ra được mức độ lời.
 
không chị ạ. tôi vẫn bảo lưu quan điểm của các nghệ nhân làng rượu nổi tiếng, chị có kỹ thuật nấu tốt, cho sẽ ra rượu ngon, là điều tất nhiên. và tất nhiên chị làm được tốt thì người khác cũng làm được tốt, thậm chí còn tốt hơn, vậy nên điều làm nên đặc trưng rượu quốc lủi ngoài men, kỹ thuật nấu thì nguồn nước chính là điều quyết định.
vì chính cũng người nghệ nhân ấy, men ấy,nồi như thế đem đến nơi khác nấu lại cho ra rượu chất khác mà chính người nấu có thể cảm nhận.
tôi nghĩ vấn đề này chị có thể thử để kiểm chứng !?
 
Có thể cách nấu ngày xưa khác bây giờ. Thực sự là có khi quanh năm tôi kg bị hư nồi nào cả, nếu có thì chỉ là kém chất lượng, phát hiện ra là tôi sử lý ngay.Ước gì có dịp tôi được mời bạn một ly rượu trái giác rừng do tự tay tôi ủ để bạn cho tôi biết chất lượng ra sao, vì tôi chẳng được nếm rượu nào khác ngoài rượu của tôi. Những lúc làm việc mệt mỏi là tôi lại rót cho mình một ly rượu ướp lạnh và nhấm nháp một mình để cảm nhận hương vị chua chua ngọt ngọt rất đậm đà lẫn cay nồng của rượu, thật sự là ngon lắm, tôi kg biết diễn tả ra sao.

Tôi rất muốn mời bạn những ly rượu do tôi biến tấu ra từ cây nhà lá vườn. Cây ổi quanh vườn ra trái chín vàng ươm tôi cũng cho ra bình rượu thơm lừng mùi ổi, trái chuối trái mít cũng cho ra những ly rượu sóng sánh như mật ong, nếu có đánh đổ ra tay thì cứ thoang thoảng thơm hoài, rồi rượu sầu đâu, loại rượu nó đắng, uống miếng thứ nhất nó đắng đến tê tái, uống miếng thứ hai đắng đến mất cảm giác , kg còn thấy đắng nữa, mà chỉ thấy ngọt là ngọt, ngọt cho đến lúc tiệc tàn....Tôi đồng ý với bạn về tiêu chuẩn rượu ngon, còn kg đồng ý việc nguồn nước quyết định rượu ngon, mà là do kỹ thuật ủ rượu và cách cho xuống rượu. gạo ngon cach mấy, nước tốt cách mấy mà ủ dở,kg tạo ra môi trường cho con men phát triển khỏe mạnh để bắt men vào hạt cơm. Mà hạt cơm kg được con men bắt hết, nó sẽ dật dờ ương dở thì làm sao cho ra những giọt rượu ngọt, cay, nồng thơm được.còn cách xuống rượu. nếu cho rượu xuống kg êm thì rượu cũng không êm. Đó là cách nghĩ của tôi, tôi chỉ biết diễn tả như vậy.

Chất đốt ở Sài gòn thì kg lo rồi, nấu ga thì đắt, em hãy tìm hiểu việc nấu bằng loại than qua lửa, loại này có thể rẻ hơn mà lại rất nhàn. Nếp thì cũng được, trước hết em tìm hiểu giá rượu nếp ở đó người ta bán bao nhiêu một lít, và nếp bao nhiêu một ký. Em mua của người ta một lít rượu, rồi mua một ống đo độ rượu về đo lít rượu đó là sẽ tính ra được mức độ lời.
Ở đây có rất nhiều loại nếp, giá cả cũng chênh lệch khác nhau. Chị cho em hỏi nếu nấu rượu nếp thì nấu bằng loại nếp nào và cách lên men, trưng cất có giống nấu rươu gạo hay ko vậy chị?
Còn cây đo nồng độ rượu e mua ở đâu mới có vậy chị?
 
Ở đây có rất nhiều loại nếp, giá cả cũng chênh lệch khác nhau. Chị cho em hỏi nếu nấu rượu nếp thì nấu bằng loại nếp nào và cách lên men, trưng cất có giống nấu rươu gạo hay ko vậy chị?
Còn cây đo nồng độ rượu e mua ở đâu mới có vậy chị?
Nấu bằng loại nếp trắng mà người ta cứ gọi là nếp thái , sử dụng men như rượu gạo, nhưng có thêm một loại men khác nữa cho rượu có vị thơm ngọt hơn, và cách ủ cơm thì cũng khác với gạo một chút. Đó là 1 trong những bí quyết. Cây đo nồng độ ở chỗ chi họ bán ở tiệm đồ sắt, em tìm ở tiệm đồ sắt, đồ mủ chai lọ thủy tinh là có. đến mua cố gắng nói với người ta cho mình thử, đem theo chai nhỏ nước mưa đổ vào ống nếu thấy cây thủy nổi len ngang mặt nước ở điển 0 độ thì đo rượu là chính xác.
 
Rượu ngon đặc biệt, đương nhiên chỉ có một người
là chủ của tiếng rượu đó mới nấu được. Những người
khác, không bao giờ được người đó truyền cho bí kíp
và rèn luyện xử trí mọi tình huống để chất lượng
không bị quá xa với mức tiêu chuẩn.

Như tôi đã nói, người ta nấu ngon 10 thì tôi dốt
đặc, cũng nấu ngon 9, vì chọn gạo, chịu khó giữ
gìn các điều kiện khác không đi quá xa khỏi điều
kiện lý tưởng. Cũng vì thế, thời bao cấp, chính phủ
phải ra lệnh cấm nấu riệu để dành gạo cho dân khỏi
bị đói, nói rằng để nuôi quân đánh Mỹ. Lúc ấy nhiều
người nấu riệu lắm. Nhiều có nghĩa là so tỷ lệ với
người uống, vì lúc ấy người uống riệu có lẽ chỉ bằng
một phần 10, một phần trăm so với bây giờ. Nhiều
người nấu, nên giá rượu thấp, chỉ sống được nhờ lấy
bỗng rượu nuôi lợn nuôi heo. Mức sống của dân cũng
rất thấp, nên lời lãi nấu rượu lúc ấy so với bây giờ
thì không đáng làm bằng lái xe ôm. Lúc ấy tôi nấu
rượu là làm thuê cho một cán bộ. Cậu ta lấy rượu rồi
dán nhãn hiệu Nếp Mới của chính phủ vào, rồi bán giá
thấp hơn rượu Nếp Mới một chút. Tôi làm mấy tháng
rồi thôi, vì tiền công thấp quá, mà lúc nào cũng cởi
trần, ướt đãm mồ hôi.

Nói là riệu Nếp, nhưng thật ra, đâu cần phải Nếp ngon
đắt nhất chợ? Rượu nấu bằng gạo Tẻ thật ngon cũng có
thể ngon hơn gạo nếp dỏm. Việt Nam có hàng trăm loại
gạo Nếp, hàng nghìn loại gạo Tẻ. Ấy là chưa kể Nếp Mới,
Nếp năm ngoái, vân vân. Có Nếp ngon, phải có kinh nghiệm
nấu đúng Nếp đó, thì rượu mới ngon được. Người tính nết
thều thào, không chú ý theo rõi chi tiết từng mẻ rượu,
và không có lưỡi phân biệt sự khác nhau tùng mẻ ấy, thì
không thể biết vì sao cái gạo Nếp ấy ngon hơn, dở hơn?
Cũng vì thế, mà rượu ngon phải là người già nấu, và phải
truyền lại cho con nhiều năm mới học được. Phải thằng
con đuểnh đoảng, thì cái tiếng rượu ngon cũng thất truyển.

Thực hư lời lãi ra sao, bạn cứ nấu vài mẻ, mỗi mẻ chỉ
cần 1 hay 2 lít thôi, rồi mang bán cho những người sành
rượu, không phải loại người uống say lè nhè đâu, thì mới
định được giá, và mới ước tính được lời lãi. Sau đó, làm
ăn lớn, thì lời lãi thật còn có thể khác một chút, nhưng
thường thì lời hơn làm thí nghiệm.

Cái đo độ rượu có thể làm được. Bạn cần có ống thủy tinh
thiệt mỏng, dài chừng nửa thước. Cần một cái đèn khò. Cho
chì vào một đầu ống, rồi khò kín lại. Hơ ống cho nóng đều
rồi khò kín nốt đầu kia. Thả ống xuống một chai cồn 90 độ,
thì đầu có chì chìm xuống, thò đầu rỗng lên khỏi mặt nước.
Đánh dấu ngấn cồn lại, rồi lấy đèn khò khò tịt chỗ đó lại,
cắt bỏ đầu thừa đi. Sau đó lại thả vào chai cồn 90 độ, thì
lần này đánh dấu sơn vào đó, là mức 90 độ. Mức này thấp hơn
mức trước, nên cái đo độ rượu không chìm nghỉm, mà vẫn thò
lên một chút. Sau đó thả nó vào chậu nước, và đánh dâu độ
0 phần trăm. Chia đôi giữa 2 dấu, thì được dấu 45 độ rượu.
Chia đôi nữa ra, thì được dấu 22 độ rưỡi và 47 độ rưỡi.

Ngày xưa tôi đi đến tiệm làm ống thủy tinh ở phố hàng Bông
Hà Nội, đặt làm một cái ống đo độ rượu. Anh ta đòi 20 đồng,
nhưng tôi chỉ trả 10 đồng thôi. Thế là không có máy đo độ
rượu. Gì mà một cái ống thủy tinh đòi lấy 20 đồng, bằng tôi
đi làm 4 ngày cật lực?
 
Nấu bằng loại nếp trắng mà người ta cứ gọi là nếp thái , sử dụng men như rượu gạo, nhưng có thêm một loại men khác nữa cho rượu có vị thơm ngọt hơn, và cách ủ cơm thì cũng khác với gạo một chút. Đó là 1 trong những bí quyết. Cây đo nồng độ ở chỗ chi họ bán ở tiệm đồ sắt, em tìm ở tiệm đồ sắt, đồ mủ chai lọ thủy tinh là có. đến mua cố gắng nói với người ta cho mình thử, đem theo chai nhỏ nước mưa đổ vào ống nếu thấy cây thủy nổi len ngang mặt nước ở điển 0 độ thì đo rượu là chính xác.
Nghe chị nói có vẻ rượu nếp nấu cần có kỷ thuật phức tạp hơn...
Em thì mơ hồ về cách nấu rượu nếp này rồi.
Em mong chị có thể hướng dẫn em cách nấu rượu nếp kỹ càng hơn được ko chị?
Đây là địa chỉ email của em : hinhnong@gmail.com chị có tài liệu hướng dẫn hay kỹ thuật riêng của chị thì chị gửi cho em được không?
 
Em sẽ thành công ngay mẻ đầu tiên, người thưởng thức sẽ gật gù và nói: tại sao có một loại rượu ngon như vậy?đã làm là làm thật chứ kg làm thử, nếu có tự tin bước vào nghề thì tiến hành, đặt ra mục tiêu một ngày bán bao nhiêu lít rượu, vì nó còn liên quan tới nhiều thứ, vì những cái này khó thay đổi như xây lò, ví như em làm thử, làm ít em xây lò nhỏ nồi bé, khi phát triển được em đập lò xây lại hay sao? vậy nên em phải đặt mục tiêu, ví như mục tiêu của em là 100l/ngày thì em phải có nồi 50kg và lò nấu vừa với nồi. Những ngày đầu bán chưa được như vậy thì ba ngày nấu một nồi, 5 ngày nấu một nồi, khi bán đươc nhiều thì mỗi ngày mỗi nấu, và một ngày náu 2-3 nồi. chị lấy men của một sư phụ mỗi ngày nấu 2 tấn đó. Điều thứ 2 em cần quan tâm là chất đốt, đây là vấn đề then chốt nhất. em có tất cả nhưng kg có chất đốt là thua. Hãy cho chị biết chất dốt của em và tìm cho chị loại gạo thơm xuất khẩu, nhưng giá chỉ từ 6.000đ-7.500đ/kg. Tính nấu rượu mà chưa biết nấu bằng gì và nguyên liệu giá bao nhiêu thì kg được. kết quả ra sao báo cho chị biết, rồi bàn tiếp. có bạn nào trợ giúp cho nong dan lai vung kg?

Tôi phải mất đến 2 năm mới có được rượu ổ định đấy, giờ thì thời tiết nào cũng tốt cả, men thì men của Việt nam sản xuất , men có nhãn hiệu xuất xứ rõ ràng, được nhà nước cho phép, gạo thì cố gắng tìm loại ngon giá thấp nhất, nếu kg có thì loại bình thường cũng được. Người nấu cần có cái tâm, cái tâm làm cẩn thận đúng kỷ thuật thì chất và lượng rượu ổn định, làm kg cẩn thận thì kg được rượu, lãi ít, mà muốn lãi nhiều thì pha thuốc pha cồn vào như vậy thì kg thể nào bền vững được. Nghề này nó kg phụ người cần mẫn đâu, tôi đã nuôi 2 con ăn học từ nghề này đó.
Bạn vui lòng để lại địa chỉ nhé, mình rất thích dùng rượu đúng chất lượng, giá cả không quan trọng, rượu 30 - 40 ngàn cũng được, 1 lần 1 người uống có 10.000 là say rồi, tiền mồi thì hết hàng trăm... vậy thì tại sao lại không bỏ ra vài trăm mua chục lít rượu ngon 1 lần về khi nào cần thì uống chứ. Đúng không? Tiết kiệm có mấy ngàn cho một lần say mà lỡ chi phí vài chục triệu mua cỗ quan tài thì thật là lợi bất gặp hại hại mà...
Còn một việc nữa là nếu đãi tiệc mà dùng rượu ngon thì rất tiết kiệm nhé, một bợm nhậu uống rượu rẻ tiền nó ngồi nó uống mãi mà không say. Trong khi dùng thẳng rượu 40 ngàn, nó táng vài ly và khen rượu ngon, nó lấy đũa đốt cháy được, thì nó chỉ dùng hết có 5 ngàn rượu là nó "tê" rồi.... Vừa được tiếng gia chủ chơi đẹp mà lại vừa tiết kiệm nữa chứ... Thật là hiểm ác mà...
... Tào lao một tí nhé, nhưng mà tớ nói đúng mà!
 
Bạn vui lòng để lại địa chỉ nhé, mình rất thích dùng rượu đúng chất lượng, giá cả không quan trọng, rượu 30 - 40 ngàn cũng được, 1 lần 1 người uống có 10.000 là say rồi, tiền mồi thì hết hàng trăm... vậy thì tại sao lại không bỏ ra vài trăm mua chục lít rượu ngon 1 lần về khi nào cần thì uống chứ. Đúng không? Tiết kiệm có mấy ngàn cho một lần say mà lỡ chi phí vài chục triệu mua cỗ quan tài thì thật là lợi bất gặp hại hại mà...
Còn một việc nữa là nếu đãi tiệc mà dùng rượu ngon thì rất tiết kiệm nhé, một bợm nhậu uống rượu rẻ tiền nó ngồi nó uống mãi mà không say. Trong khi dùng thẳng rượu 40 ngàn, nó táng vài ly và khen rượu ngon, nó lấy đũa đốt cháy được, thì nó chỉ dùng hết có 5 ngàn rượu là nó "tê" rồi.... Vừa được tiếng gia chủ chơi đẹp mà lại vừa tiết kiệm nữa chứ... Thật là hiểm ác mà...
... Tào lao một tí nhé, nhưng mà tớ nói đúng mà!
Bạn thích dùng rượu chất lượng là đúng, tôi sẽ gởi cho bạn để bạn dùng thử xem có hợp gu kg. Còn việc "tào lao một tí của bạn" thì chúng ta cùng tranh luận nhé: Ngày tôi mới vào nghề nấu rượu, nhà tôi ở gần doanh trại quân đội, hôm đó có chú sĩ quan ra mua, chú có kể với tôi:" Em có thằng bạn ở đảo vào thăm, nó đem nhiều hải sản lắm, chị bán cho em lít rượu để chúng em uống và tâm sự với nhau, sẵn tiện em tặng chị ít mực", cảm ơn vì túi mực chú tặng và cảm kích tình bạn của chú nên tôi pha chế vài lít rượu mít thật ngon, hẳn loại 40độ. Vài ngày sau chú qua góp ý với tôi" Em có bạn thân đến thăm, chúng em có biết bao điều muốn nói, mồi thì lại ngon và nhiều vậy mà chị đưa cho em rượu cao độ quá, vài ly là say mềm, chẳng tâm sự được gì, phí cả mồi ngon, biết bao giờ tụi em mới được gặp lại". Đó bạn thấy kg , tùy theo tiệc mà bạn đãi loại rượu nào cho phù hợp. Ở đây tôi bán cũng vậy, tùy theo đám tiệc, quán tiệm mà tôi giao rượu nồng độ khác nhau, đám cưới, chủ nhà cần thân bằng quyến thuộc anh em bạn hữu đến chung vui thì tôi giao rượu nhẹ độ( nhưng kg lạt như nước ốc), màu sắc đẹp thơm ngon, tiệc tàn nhưng người uống chỉ ngà say, tiệc tàn nhưng người uống vẫn còn nhớ để tìm người bán rượu khen tặng, nhờ chủ nhà mua hộ gởi ra bắc làm quà, gởi ra trung làm quà. Chứ dám cưới đám tang mà giao rượu như giao cho tiệm khách uống chỉ vài ly là bốc hỏa lên đầu đi tìm người đánh nhau thì mất hết cả vui đúng kg?Bạn ở đâu để tôi gởi cho bạn, tôi gởi rượu trắng, nếu ok thì nói tiếp, nếu dở thì mong bạn lên diễn đàn góp ý thẳng thắn.
Nghe chị nói có vẻ rượu nếp nấu cần có kỷ thuật phức tạp hơn...
Em thì mơ hồ về cách nấu rượu nếp này rồi.
Em mong chị có thể hướng dẫn em cách nấu rượu nếp kỹ càng hơn được ko chị?
Đây là địa chỉ email của em : hinhnong@gmail.com chị có tài liệu hướng dẫn hay kỹ thuật riêng của chị thì chị gửi cho em được không?
Nó chỉ khác rượu gạo một tí thôi, kg phức tạp. Chị sẽ hướng dẫn khi nào em bước vào nghề.
không chị ạ. tôi vẫn bảo lưu quan điểm của các nghệ nhân làng rượu nổi tiếng, chị có kỹ thuật nấu tốt, cho sẽ ra rượu ngon, là điều tất nhiên. và tất nhiên chị làm được tốt thì người khác cũng làm được tốt, thậm chí còn tốt hơn, vậy nên điều làm nên đặc trưng rượu quốc lủi ngoài men, kỹ thuật nấu thì nguồn nước chính là điều quyết định.
vì chính cũng người nghệ nhân ấy, men ấy,nồi như thế đem đến nơi khác nấu lại cho ra rượu chất khác mà chính người nấu có thể cảm nhận.
tôi nghĩ vấn đề này chị có thể thử để kiểm chứng !?
Vâng. Bạn cứ bảo lưu quan điểm của bạn, giờ tôi bận lắm, mai này các con tôi lớn, được rảnh rang tôi sẽ xách vài chai rượu đi tìm cụ Ngyễn Tuân và các nghệ nhân của những làng nghề để xin được bình phẩm về rượu. Bạn nhớ cho tôi địa chỉ nơi cư trú mới để chúng ta tranh luận nhé.
Rượu ngon đặc biệt, đương nhiên chỉ có một người
là chủ của tiếng rượu đó mới nấu được. Những người
khác, không bao giờ được người đó truyền cho bí kíp
và rèn luyện xử trí mọi tình huống để chất lượng
không bị quá xa với mức tiêu chuẩn.

Như tôi đã nói, người ta nấu ngon 10 thì tôi dốt
đặc, cũng nấu ngon 9, vì chọn gạo, chịu khó giữ
gìn các điều kiện khác không đi quá xa khỏi điều
kiện lý tưởng. Cũng vì thế, thời bao cấp, chính phủ
phải ra lệnh cấm nấu riệu để dành gạo cho dân khỏi
bị đói, nói rằng để nuôi quân đánh Mỹ. Lúc ấy nhiều
người nấu riệu lắm. Nhiều có nghĩa là so tỷ lệ với
người uống, vì lúc ấy người uống riệu có lẽ chỉ bằng
một phần 10, một phần trăm so với bây giờ. Nhiều
người nấu, nên giá rượu thấp, chỉ sống được nhờ lấy
bỗng rượu nuôi lợn nuôi heo. Mức sống của dân cũng
rất thấp, nên lời lãi nấu rượu lúc ấy so với bây giờ
thì không đáng làm bằng lái xe ôm. Lúc ấy tôi nấu
rượu là làm thuê cho một cán bộ. Cậu ta lấy rượu rồi
dán nhãn hiệu Nếp Mới của chính phủ vào, rồi bán giá
thấp hơn rượu Nếp Mới một chút. Tôi làm mấy tháng
rồi thôi, vì tiền công thấp quá, mà lúc nào cũng cởi
trần, ướt đãm mồ hôi.

Nói là riệu Nếp, nhưng thật ra, đâu cần phải Nếp ngon
đắt nhất chợ? Rượu nấu bằng gạo Tẻ thật ngon cũng có
thể ngon hơn gạo nếp dỏm. Việt Nam có hàng trăm loại
gạo Nếp, hàng nghìn loại gạo Tẻ. Ấy là chưa kể Nếp Mới,
Nếp năm ngoái, vân vân. Có Nếp ngon, phải có kinh nghiệm
nấu đúng Nếp đó, thì rượu mới ngon được. Người tính nết
thều thào, không chú ý theo rõi chi tiết từng mẻ rượu,
và không có lưỡi phân biệt sự khác nhau tùng mẻ ấy, thì
không thể biết vì sao cái gạo Nếp ấy ngon hơn, dở hơn?
Cũng vì thế, mà rượu ngon phải là người già nấu, và phải
truyền lại cho con nhiều năm mới học được. Phải thằng
con đuểnh đoảng, thì cái tiếng rượu ngon cũng thất truyển.

Thực hư lời lãi ra sao, bạn cứ nấu vài mẻ, mỗi mẻ chỉ
cần 1 hay 2 lít thôi, rồi mang bán cho những người sành
rượu, không phải loại người uống say lè nhè đâu, thì mới
định được giá, và mới ước tính được lời lãi. Sau đó, làm
ăn lớn, thì lời lãi thật còn có thể khác một chút, nhưng
thường thì lời hơn làm thí nghiệm.

Cái đo độ rượu có thể làm được. Bạn cần có ống thủy tinh
thiệt mỏng, dài chừng nửa thước. Cần một cái đèn khò. Cho
chì vào một đầu ống, rồi khò kín lại. Hơ ống cho nóng đều
rồi khò kín nốt đầu kia. Thả ống xuống một chai cồn 90 độ,
thì đầu có chì chìm xuống, thò đầu rỗng lên khỏi mặt nước.
Đánh dấu ngấn cồn lại, rồi lấy đèn khò khò tịt chỗ đó lại,
cắt bỏ đầu thừa đi. Sau đó lại thả vào chai cồn 90 độ, thì
lần này đánh dấu sơn vào đó, là mức 90 độ. Mức này thấp hơn
mức trước, nên cái đo độ rượu không chìm nghỉm, mà vẫn thò
lên một chút. Sau đó thả nó vào chậu nước, và đánh dâu độ
0 phần trăm. Chia đôi giữa 2 dấu, thì được dấu 45 độ rượu.
Chia đôi nữa ra, thì được dấu 22 độ rưỡi và 47 độ rưỡi.

Ngày xưa tôi đi đến tiệm làm ống thủy tinh ở phố hàng Bông
Hà Nội, đặt làm một cái ống đo độ rượu. Anh ta đòi 20 đồng,
nhưng tôi chỉ trả 10 đồng thôi. Thế là không có máy đo độ
rượu. Gì mà một cái ống thủy tinh đòi lấy 20 đồng, bằng tôi
đi làm 4 ngày cật lực?
Nói như vậy tôi đoán bác cũng cao tuổi, xin hỏi bác là U mấy mươi, còn tôi U 50 . Phần này thì tôi kg còn cãi bác được câu nào nữa. Nghề này là một nghề vất vả, suốt ngày tôi ướt đẫm mồ hôi, nhưng phải kiên nhẫn ngồi canh từng mẻ rượu, kg dám lơ là, vì đây là áo cơm cho con ăn học.Vì vậy con tôi kg muồn theo nghề của mẹ mà mơ theo một con đường khác. Hiểu nỗi vất vả của mình mà tôi thấy thương những ai muốn đi vào nghề này, tôi sẽ tận tình hướng dẫn những gì tôi biết.
 
Bạn thích dùng rượu chất lượng là đúng, tôi sẽ gởi cho bạn để bạn dùng thử xem có hợp gu kg. Còn việc "tào lao một tí của bạn" thì chúng ta cùng tranh luận nhé: Ngày tôi mới vào nghề nấu rượu, nhà tôi ở gần doanh trại quân đội, hôm đó có chú sĩ quan ra mua, chú có kể với tôi:" Em có thằng bạn ở đảo vào thăm, nó đem nhiều hải sản lắm, chị bán cho em lít rượu để chúng em uống và tâm sự với nhau, sẵn tiện em tặng chị ít mực", cảm ơn vì túi mực chú tặng và cảm kích tình bạn của chú nên tôi pha chế vài lít rượu mít thật ngon, hẳn loại 40độ. Vài ngày sau chú qua góp ý với tôi" Em có bạn thân đến thăm, chúng em có biết bao điều muốn nói, mồi thì lại ngon và nhiều vậy mà chị đưa cho em rượu cao độ quá, vài ly là say mềm, chẳng tâm sự được gì, phí cả mồi ngon, biết bao giờ tụi em mới được gặp lại". Đó bạn thấy kg , tùy theo tiệc mà bạn đãi loại rượu nào cho phù hợp. Ở đây tôi bán cũng vậy, tùy theo đám tiệc, quán tiệm mà tôi giao rượu nồng độ khác nhau, đám cưới, chủ nhà cần thân bằng quyến thuộc anh em bạn hữu đến chung vui thì tôi giao rượu nhẹ độ( nhưng kg lạt như nước ốc), màu sắc đẹp thơm ngon, tiệc tàn nhưng người uống chỉ ngà say, tiệc tàn nhưng người uống vẫn còn nhớ để tìm người bán rượu khen tặng, nhờ chủ nhà mua hộ gởi ra bắc làm quà, gởi ra trung làm quà. Chứ dám cưới đám tang mà giao rượu như giao cho tiệm khách uống chỉ vài ly là bốc hỏa lên đầu đi tìm người đánh nhau thì mất hết cả vui đúng kg?Bạn ở đâu để tôi gởi cho bạn, tôi gởi rượu trắng, nếu ok thì nói tiếp, nếu dở thì mong bạn lên diễn đàn góp ý thẳng thắn.

Nó chỉ khác rượu gạo một tí thôi, kg phức tạp. Chị sẽ hướng dẫn khi nào em bước vào nghề.

Vâng. Bạn cứ bảo lưu quan điểm của bạn, giờ tôi bận lắm, mai này các con tôi lớn, được rảnh rang tôi sẽ xách vài chai rượu đi tìm cụ Ngyễn Tuân và các nghệ nhân của những làng nghề để xin được bình phẩm về rượu. Bạn nhớ cho tôi địa chỉ nơi cư trú mới để chúng ta tranh luận nhé.

Nói như vậy tôi đoán bác cũng cao tuổi, xin hỏi bác là U mấy mươi, còn tôi U 50 . Phần này thì tôi kg còn cãi bác được câu nào nữa. Nghề này là một nghề vất vả, suốt ngày tôi ướt đẫm mồ hôi, nhưng phải kiên nhẫn ngồi canh từng mẻ rượu, kg dám lơ là, vì đây là áo cơm cho con ăn học.Vì vậy con tôi kg muồn theo nghề của mẹ mà mơ theo một con đường khác. Hiểu nỗi vất vả của mình mà tôi thấy thương những ai muốn đi vào nghề này, tôi sẽ tận tình hướng dẫn những gì tôi biết.
Dạ em cám ơn chị!
Đây là sdt của em 01264311083
Còn đây là email của em hinhnong@gmail.com
Em rất mong nhận được lời chỉ dạy của chị
 
Tôi về hưu được một năm rồi. Theo luật lệ Mỹ
đàn ông 65 tuổi mới được về hưu. Vậy bây giờ
tôi 66 tuổi. Lúc tôi nấu rượu, chỉ hơn 3 chục
tuổi đầu. Sau đó là thời gian vượt biên, lưu
lạc ở Mỹ.

Nghề nấu rượu, tôi chỉ là người đi làm thuê
thôi, không thể nấu rượu ngon được. Có điều đi
làm thuê thấy người chủ phải chăm chút theo dõi
từ Gạo, Men, rồi từng ngày, nên mới biết không
phải dễ dàng. Đến khi đi làm thuê cho người kinh
doanh, họ trông cậy vào mình, thì mới biết cái
tài của mình còn chưa vào đâu. Tôi hoàn toàn bỏ
nghề, từ khi đến Mỹ, uống rượu của cả thế giới.

Tôi cũng đã mấy lần mua nho, mua nước nho, và mua
nước nho làm rượu bán sẵn, để làm rượu, nhưng mình
làm ra thì vừa đắt, vừa không ngon bằng mua ở tiệm.
Đó là lý do tôi không muốn làm nghề nấu rượu nữa.
 
thế chứ, bình thường mà cũng làm được rượu nho ngon thì rượu nho lại trở thành bình thường, cả thế giới được nhờ, còn dân trồng nho, làm rượu của pháp mất lộc.
nghe nói rượu nho ngon người ta phải chọn cả vùng nguyên liệu trở đi chứ không phải nho nào cũng làm được rượu ngon phải không bác ?
cả nước pháp chỉ có hai tỉnh trồng nho thì phải ?
 
1kg gạo mà được 2 lít rượu thành phẫm đúng là sư phụ rồi
tôi nấu 1=1 cái này cần phải học đây
 


Back
Top