Công Nghệ Nuôi đuông Dừa

Đây là những con Đuông được chính nuoide nuôi từ mía.

IMG0367A.jpg


Hiện tạy thì ko dám nuôi nữa vì lý do: Thời tiết,mùa đông lạnh nó cũng giống như đa phần các loại côn trùng khác trong tự nhiên ko phát triển mà chỉ trốn trong thân cây,trứng thì ko nở,Ngoài ra kiếm thức ăn khó

còn với người trong Nam thì nuôi được, Đơn giản nhất là dùng thân cây dừa chặt thành từng đoạn nửa mét ,che phủ bên trên bằng rơm và một miếng gỗ . Kiến ngửi mùi chui vào đẻ . Hơn tháng sau áp tai sát vào nghe lọc cọc bên trong . Đuông to thì tiếng gặm gỗ sẽ rất to ,con nhỏ thì nghe bé tí . Tùy vào kinh nghiệm của từng người mà xác định có nên thi hoạch ngay không .. Trong điều kiện ăn khỏe . nhiều con sống trong cùng một hốc . Sau khi khoét sạch . Chúng sẽ chui xuống đất tại chính khúc cây dừa đó để trú ẩn . Vì khi khúc dừa bị khoét sạch ko còn thức ăn nữa chúng phải chui xuống đất để giữ độ ẩm cần thiết cho da. Lúc này một là đục cái khúc cây dừa ra . Hai là nhấc nó lên vào bới đất tìm đuông . Đây là cách phổ biến trên toàn thế giới : Malay,indo,viet nam,trung quoc,Srilanca ... đều làm như thế để lấy đuông

Cách nuôi nữa: dùng bột,sữa,đường,cùng một vài chất phụ gia tạo bánh thức ăn . cách này dùng trong công nghệ sinh học . Cách nhà khoa học dùng phương pháp này để lưa trữ ,nghiên cứu sự phát triển của tất cả các loại côn trùng trong tự nhiên ... Phương pháp này gọi là nuôi côn trùng trong thạch AGA ... hồi xưa nuoide có mua thạch aga về và nghiên cứu thử vài đợt ... Nhưng chưa thành công . Có thể do kinh nghiệm chưa có ,Mặt khác với điều kiện nhiệt độ phòng . Hầu như những loại thạch mà nuoide tạo ra nhanh chóng bị lên men và hỏng . không quá 7 ngày là tiêu ... Trong khi đó các nhà khoa học nuôi côn trùng trong lọ kính với nhiệt độ ổn định trong phòng thí nghiệm

Bên thái thì người ta nuoi đuông bằng đọt cây ... Phương pháp thì em chịu bơi vì ko ai dại đưa công nghệ sản xuất lên mạng cả . Hồi xưa em có nói . Nếu có một vườn cây 3000 cây cọ như anh kynongdan thì em sẽ nghiên cứu nuôi đuông là thế .. Có thể nuoi đuông bằng đọt cây chứ ko nhất thiết phải nuoi bằng cổ hũ nhé các bác.

IMG0358A.jpg


IMG0364A.jpg
 


mấy hôm nay kg biết có bác nào thử nghiệm cách nuôi đuông không cần cho ăn củ hủ dừa chưa vậy?Nếu có ý tưởng gì mới mong mấy bác đưa lên để mọi người cùng chia sẻ học hỏi
 


Con Kiến Dương đẻ sẽ bao nhiêu lần, rồi thì chết? Để còn có Kiến Dương tiếp tục sinh-sản thì phải để cho một số Đuông lớn lên thành Kiến Dương. Vậy xin hỏi :
- Lúc nầy mình nuôi Kiến Dương nhốt hay thả?
Thân.
 
Con Kiến Dương đẻ sẽ bao nhiêu lần, rồi thì chết? Để còn có Kiến Dương tiếp tục sinh-sản thì phải để cho một số Đuông lớn lên thành Kiến Dương. Vậy xin hỏi :
- Lúc nầy mình nuôi Kiến Dương nhốt hay thả?
Thân.

Cháu đang băng khoăng chổ này bác àk !
Chắc bác cũng hiểu tại vì sao :D
Cháu đang thí điểm nhưng chưa đến đoạn này , theo cháu nghỉ :
- Nếu như Dế thì khỏe
- Còn nếu đẻ xong 1 thời gian mới chết thì lúc đẻ xong cho tiêu hủy luôn
Để còn có Kiến Dương tiếp tục sinh-sản thì phải để cho một số Đuông lớn lên thành Kiến Dương. Vậy xin hỏi :
- Lúc nầy mình nuôi Kiến Dương nhốt hay thả?
Cái này theo cháu nghỉ phải nhốt thôi chứ không kẻo ..............:wub:
Mấy bác nào ở miền Nam chắc sẻ gặp nhiều khó khăn hơn cháu ở Đà Nẵng vì ở cháu ko vườn nào trồng Dừa thương mại cả !
 
Phải nuôi nhốt thôi không thì sẽ trở thành kẻ phá hoại.Cách làm của anh Trí theo em được biết là mình cắt cánh lụa của kiến vương đỏ<lớp cánh mỏng phía dưới cánh cứng>thì nó sẽ không còn bay được nữa mà cũng không ảnh hưởng gì đến con kiến vương.Khi đó bỏ nó lên cây dừa đã khoan lỗ nó sẽ tự tìm vào lỗ mà đẻ.Không ảnh hưởng gì đến những vườn dừa xung quanh.Thân.
 
Phải nuôi nhốt thôi không thì sẽ trở thành kẻ phá hoại.Cách làm của anh Trí theo em được biết là mình cắt cánh lụa của kiến vương đỏ<lớp cánh mỏng phía dưới cánh cứng>thì nó sẽ không còn bay được nữa mà cũng không ảnh hưởng gì đến con kiến vương.Khi đó bỏ nó lên cây dừa đã khoan lỗ nó sẽ tự tìm vào lỗ mà đẻ.Không ảnh hưởng gì đến những vườn dừa xung quanh.Thân.

Mình cũng có số ĐT của anh Trí này, cũng có 8 với anh ấy vài lần . Cách anh ấy nuôi thì trồng dừa rồi như bạn nói trên nhưng chưa đc kiểm chứng
Theo mình nghỉ cách anh ấy nuôi hiệu quả ko cao bằng 2 cách kia :D
Về việc cắt cánh con Kiến Dương thì quả thực mình nghỉ ko thực tế cho lắm, vì ảnh hưởng đến sinh sản :wub:
 
không ảnh hưởng gì đâu bạn vì cánh lụa là lớp cánh mỏng nằm phía dưới lớp cánh cứng mà bạn thấy.Nó chỉ được sử dụng khi bay còn kg thì xếp vào kg có tác dụng gì ráo trọi.Bạn đừng cắt lớp cánh cứng vì cắt cánh cứng thì ảnh hưởng thật vì nó là cánh mà còn là lớp bảo vệ nữa.
 

Theo tôi nghĩ, thì nhốt thì sâu bọ vẫn giao phối tốt.
Có điều nhốt riêng đực cái thì không làm được chuyện ấy.
Kỹ thuật ở chỗ sao cho con đực vẫn được tiếp xúc với
con cái. Mà nhốt chung 1 đực 1 cái, không có chuyện
đánh nhau tranh cái, thì cần gì phải cắt cánh?
*
Tôi không nuôi Kiến Dương lấy giống, nhưng tôi đã nuôi
Ngài tằm lấy giống, thì cứ nhốt 1 đực 1 cái gần nhau,
thì chỉ một lúc là chúng dính đuôi vào với nhau thôi,
đập cánh rất nhiều để đưa vào nhau được đủ độ sâu .
Ngài giao phối thì đực cái vẫn ở trên cùng một mặt phẳng,
chứ con đực không leo lên trên con cái.
*
Tôi lại thấy bọ cánh cứng giao phối trong tự nhiên, thì
con đực ở trên lưng con cái, chắc hẳn nó phải bay lên
trên lưng con cái, mặc dù cũng có thể leo lên được.
*
Cắt cánh để nó khỏi bay đi làm hại dừa bà con chòm xóm,
nhưng chắc ảnh hưởng rất lớn đến khả năng giao phối.
Nếu sợ con cái bay đi, thì chỉ cắt cánh con cái sau khi
đã giao phối xong rồi.
*
 
Kiến Dương nhốt, và Kiến Dương cắt cánh. Hai loại nầy còn khả-năng giao-phối không?

Tương lai nếu thành công cháu sẻ không cắt cánh như thế vì 100% là ảnh hưởng !
Cháu sẻ làm nuôi nhốt kiểu làm nhà kiếng và trong nhà kiếng để cây Dừa nhỏ hoặc lá ..... nhưng nhỏ thôi chứ ko quy mô có thể khoảng D3m x N3m x C2.2m chi phí cũng ko lớn lắm :D
 
Last edited by a moderator:
cắt cánh kiến vương không biết ảnh hưởng nhiều không mà anh Trí có đuông bán thường xuyên hàng ngày cung cấp cả ngàn con cho thị trường.Mỗi cây dừa cả trăm con.
Bạn ToanLong có ý nuôi trong nhà kính cũng hay đó như chi phí sẽ cao hơn nhiều lắm.Và phức tạp hơn việc cắt cánh con kiến vương nhiều.Xin nhắc lại là cánh mỏng nằm phía dưới lớp cánh cứng chứ kg phải lớp cánh cứng nha.
 
cắt cánh kiến vương không biết ảnh hưởng nhiều không mà anh Trí có đuông bán thường xuyên hàng ngày cung cấp cả ngàn con cho thị trường.Mỗi cây dừa cả trăm con.
Bạn ToanLong có ý nuôi trong nhà kính cũng hay đó như chi phí sẽ cao hơn nhiều lắm.Và phức tạp hơn việc cắt cánh con kiến vương nhiều.Xin nhắc lại là cánh mỏng nằm phía dưới lớp cánh cứng chứ kg phải lớp cánh cứng nha.

Rất cảm ơn anh đã góp ý chân thực ::p
Không bik anh nge anh Trí ấy nói hay là đã tận mắt chứng kiến anh ấy cắt cánh lụa Kiến Dương ???
Nhưng em vẩn giữ quan điểm sẻ ko cắt cánh và xin nhắc lại rằng 100% là ảnh hưởng > sinh sản :D
Em cũng đang nuôi Dế và cung cấp Dế nên em thấy loài giáp xác thì đôi cánh rất quan trọng trong giao phối
Nhà kiếng thì diện tích nhỏ cũng chã tốn kém bao nhiu ! xào tre + trụ gỗ (cây bạch đàn) + lưới chuyên dụng
*
Cắt cánh để nó khỏi bay đi làm hại dừa bà con chòm xóm,
nhưng chắc ảnh hưởng rất lớn đến khả năng giao phối.
Nếu sợ con cái bay đi, thì chỉ cắt cánh con cái sau khi
đã giao phối xong rồi.
*
 
Last edited by a moderator:
1 Bức ảnh về giao phối của Kiến Dương nó giao phối giống với Dế mèn , nên cắt cánh thì 100% rất ảnh hưởng > sinh sản !
1281372973925_1281372973925_r.jpg

Em còn được xem đoạn phim tài liệu bên China về con Đuông , đến đây em mới thấy nễ anh nuoide vì những kiến thức và sự hiểu bik của anh ấy về con Đuông! để trả lời tại vì sao Đuông hay xuất hiện trên ngọn dừa,chà là..... và một số tranh cải về Đuông chỉ ăn củ hủ dừa thì em xin mạo phép giải thích theo phóng sự bên China nhé:
- Trên cây Dừa,Cao,Chà Là thông thường ngọn cây là nơi mềm yếu nhất của cây + khi lá của cây già và rơi rớt xuống đât thì đồng thời xuất hiện 1 sự tổn thương ngay chổ lá với thân cây nên 2 điều này là cơ hội để Kiến Dương đẻ trứng = tại sao Đuông hay xuất hiện trên ngọn .
 
Last edited by a moderator:
Lâu nay kg biết bạn ToanLong đã nuôi đuông được chưa?Nếu có gì mới thì update để mọi người cùng tham khảo với.
 
Chắc là bạn ToanLong chỉ có nói chứ kg nuôi được đuông rồi hay là đang dấu nghề kg chỉ cho mọi người cùng tham khảo.Mở topic rồi hùng hồn nói cho đã cái miệng để mọi người thấy mình tài sau đó biệt tích luôn.
 
Chắc là bạn ToanLong chỉ có nói chứ kg nuôi được đuông rồi hay là đang dấu nghề kg chỉ cho mọi người cùng tham khảo.Mở topic rồi hùng hồn nói cho đã cái miệng để mọi người thấy mình tài sau đó biệt tích luôn.

2pic kia cũng do bạn đào mồ lên 2pic này cũng vậy ?!

Bạn là một người đi đào đồ cổ và.... 1 hôm bạn phát hiện đc 1 cái Hố có chôn cất rất nhiều Vàng và bạn có ý muốn alo cho Tôi và mọi người lạ khác đến để mà share không ? ? ?

Hay là bạn chạy sang CocaCola và nói họ share công thức pha chế với bạn đề bạn về mở ra 1 cty kinh doanh nước giải khác giống họ vậy ????

Ôi cái tư tưởng .........?!
 
Thấy bạn ToanLong nhiệt tình,nhiệt huyết nuôi đuông quá.Định hỏi thăm xem nuôi được chưa???Để chia sẻ cùng topic cho vui.Kg ai nói bạn phải chỉ bí quyết của bạn cả.Mà bạn cũng đâu có ngu dại mà chỉ.Kg ngờ vì kg nuôi được mà bạn tự ái "cắn" tôi đau quá!!Có gì mạo phạm thì sorry nha!
 
Chào bạn vispefo!
Bạn cho mình hỏi bạn có phải là anh Trí nuôi đuông dừa ko?
Vì mình thấy link rao bán nuôi đuông dừa có nick của bạn!
Bạn có thể cho mình xin số điện thoại của bạn hoặc anh Trí được không? Mình có 1 số vấn đề xin được chỉ giáo. Rất mong được sự giúp đở của bạn. Mình tên Hưng: 0978277045. yh: hung_nguyensonght@yahoo.com
Thanks bạn!
 
Vòng đời của Hồ Đa Tử

Topic này rất hấp dẫn nên tôi quyết định khai quật lên tám tiếp

Qua tài liệu tôi tìm được thì vòng đời của Đuông dừa như sau:

Trứng ---- Ấu trùng ---- Nhộng ---- Thành trùng

+ Trứng nở ra Ấu trùng: 2 - 5 ngày
+ Ấu trùng mới nở đến ấu trùng thương phẩm (bắt đem nhậu được): 11 - 45 ngày
+ Ấu trùng mới nở đến đủ tuổi hóa nhộng: 3 tháng
+ Từ nhộng đến hóa vũ thành trùng: 14-21 ngày
+ Từ hóa vũ đến bắt cặp giao phối: 3 - 4 ngày

Các thông tin khác:

* Tuổi thọ của thành trùng: 2 - 3 tháng
* Tỉ lệ cho bắt cặp giao phối: 1 đực / 1,2 cái
* Số trứng con cái đẻ được trong 1 ngày: 2 - 3 trứng
* Tổng số trứng con cái có thể đẻ trong suốt vòng đời: khoảng 300 trứng
* Tỉ lệ trứng nở ở 25 độ C +- 2, ẩm độ 60-70% : 77,7 %


Bữa nay đến đây thôi mai tôi trình bày tiếp
 


Back
Top