Công Nghệ Nuôi đuông Dừa

Đây là những con Đuông được chính nuoide nuôi từ mía.

IMG0367A.jpg


Hiện tạy thì ko dám nuôi nữa vì lý do: Thời tiết,mùa đông lạnh nó cũng giống như đa phần các loại côn trùng khác trong tự nhiên ko phát triển mà chỉ trốn trong thân cây,trứng thì ko nở,Ngoài ra kiếm thức ăn khó

còn với người trong Nam thì nuôi được, Đơn giản nhất là dùng thân cây dừa chặt thành từng đoạn nửa mét ,che phủ bên trên bằng rơm và một miếng gỗ . Kiến ngửi mùi chui vào đẻ . Hơn tháng sau áp tai sát vào nghe lọc cọc bên trong . Đuông to thì tiếng gặm gỗ sẽ rất to ,con nhỏ thì nghe bé tí . Tùy vào kinh nghiệm của từng người mà xác định có nên thi hoạch ngay không .. Trong điều kiện ăn khỏe . nhiều con sống trong cùng một hốc . Sau khi khoét sạch . Chúng sẽ chui xuống đất tại chính khúc cây dừa đó để trú ẩn . Vì khi khúc dừa bị khoét sạch ko còn thức ăn nữa chúng phải chui xuống đất để giữ độ ẩm cần thiết cho da. Lúc này một là đục cái khúc cây dừa ra . Hai là nhấc nó lên vào bới đất tìm đuông . Đây là cách phổ biến trên toàn thế giới : Malay,indo,viet nam,trung quoc,Srilanca ... đều làm như thế để lấy đuông

Cách nuôi nữa: dùng bột,sữa,đường,cùng một vài chất phụ gia tạo bánh thức ăn . cách này dùng trong công nghệ sinh học . Cách nhà khoa học dùng phương pháp này để lưa trữ ,nghiên cứu sự phát triển của tất cả các loại côn trùng trong tự nhiên ... Phương pháp này gọi là nuôi côn trùng trong thạch AGA ... hồi xưa nuoide có mua thạch aga về và nghiên cứu thử vài đợt ... Nhưng chưa thành công . Có thể do kinh nghiệm chưa có ,Mặt khác với điều kiện nhiệt độ phòng . Hầu như những loại thạch mà nuoide tạo ra nhanh chóng bị lên men và hỏng . không quá 7 ngày là tiêu ... Trong khi đó các nhà khoa học nuôi côn trùng trong lọ kính với nhiệt độ ổn định trong phòng thí nghiệm

Bên thái thì người ta nuoi đuông bằng đọt cây ... Phương pháp thì em chịu bơi vì ko ai dại đưa công nghệ sản xuất lên mạng cả . Hồi xưa em có nói . Nếu có một vườn cây 3000 cây cọ như anh kynongdan thì em sẽ nghiên cứu nuôi đuông là thế .. Có thể nuoi đuông bằng đọt cây chứ ko nhất thiết phải nuoi bằng cổ hũ nhé các bác.

IMG0358A.jpg


IMG0364A.jpg
 


Chó cứ sủa, đoàn lữ hành cứ đi.

Bạn Hoangkhoi1986 có công thức nuôi thật độc đáo hôm nào tôi sẽ thử, còn phương thức của tôi thì dùng 100% mía.

Qua thực nghiệm của trường Đại học U.A.E (tìm trên mạng :lol:) thì việc nuôi Đuông bằng thức ăn tổng hợp và nuôi bằng mía có kết quả như nhau. Tôi xin trình bày phương pháp nuôi bằng mía trước.

Bước 1: Bắt ấu trùng max kích cỡ bỏ vào lọ đựng mía chờ cho đóng kén, hóa vũ.

Bước 2: Bắt thành trùng ra chăm sóc, cho bắt cặp.

Bước 3: Thu trứng, chờ nở và chăm sóc ấu trùng. Xong!

(mạng chậm quá, không up ảnh lên nổi). Chờ tôi chút

--------

312f46ec1d6e9336afc2d2c871d1d981_35995432.1.bmp

0c8d0c9d36a356aeab57e519b6ec9b67_35995450.2.bmp

484974e0f64b15e44daa6e86b281d8b0_35995464.3.bmp

875aefa86ec322456a8e4f7f4429608f_35995481.4.bmp

6df5380da12b5af2f94f1bbf8762ce43_35995492.5.bmp

328ba9693042c756270197d1a190c6e6_35995423.6.bmp


--------

Lưu ý: Nuôi thành trùng bằng mật ong pha loãng (thấm vô miếng bông gòn)hoặc thạch aga.

--------

Xong! bộ phim về con đuông dừa đến đây là kết thúc.
 
Last edited:
Vấn đề giữ thạch AGA hay thức ăn chế biến không cho bị hư mình thấy đơn giản thôi mà.
Ra chợ Kim Biên mua bịch 1kg chất bảo quản potassium sunfat (Ráng mua hàng nhập của Nhật nha) thì có mà xài cả chục năm.
Chất bảo quản này được phép sử dụng trong ngành thực phẩm. Tỷ lệ dùng rất thấp, chỉ 1 hay 2 phần triệu thì phải.
 
Cám ơn các bạn về nuôi đuông dừa bằng Mía và Mạt gỗ Cao su.
Mấy bài của các bạn chưa xong đâu.
Bài nuôi bằng mạt gỗ cần có hình ảnh nữa, cho biết con
đuông nó thế nào.
Cả hai bài cần cho biết tiền thức ăn, và số lượng Đuông thu
hoạch.
*
 
Bước 3: Thu trứng, chờ nở và chăm sóc ấu trùng. Xong!

Link: http://agriviet.com/home/threads/41662-Cong-Nghe-Nuoi-duong-Dua/page6#ixzz1ZiUXdmwR

Tại sao lại thu trứng? Con Kiến Dương đẻ vào thân mía theo rất nhiều phía vì vậy thu trứng là không thể,chắc tại do phần mềm dịch ko đúng. Con kiến khoét một lỗ thẳng tưng . Nhưng cách vài điểm nó chọc vòi và đẻ vào thành mía. KHoảng 1 tuần . Cầm khúc mía lên .Để vào lỗ tai nghe sột soạt nghĩa là có đuông. Nhưng đừng tách ra lấy đuông vội kẻo những quả khác bị vỡ.

Cứ để khúc mía tầm trên 10 ngày lúc đó phải làm một việc cực kỳ chán. Đó là tách thân mía ra lấy đuông con màu trắng để đưa vào thân mía khác . Nếu đưa vào thân mía khác cũng rất phí. nó cứ đục thẳng,xung quanh thừa nó cũng mặc kệ. Và chỉ được vài ngày lại phải chuyển.....

Chính vì vậy: Phương pháp nuôi trong Mía. Chỉ dành để phục vụ cho giai đoạn hóa vũ thành kiến dương mà thôi. Khi nào Đuông có màu cà rốt đậm và to nhất . Để vài khúc mía trông chậu...Trong chậu bỏ thêm chút mùn cưa ẩm.... Con Đuông tự khắc chui vào mía và quấn kén hóa Kiến Dương.

Túm lại: Nuôi mía chỉ làm để nghiên cứu giữ giống. Làm công nghiệp mang tính thương mại không khả thi. Aga vẫn là sự lựa chọn hay nhất.
 
còn vấn đề này nữa, tiền thức ăn thì mình kô thể tính vì 1 xe mạt cưa (loại 3 càng) chất đầy cứng có 12triệu àh, mà một xe đó chất gần đầy cái nhà diện tích 60m2, đống cao cỡ đầu người, vì trên xe nó nén lại, cào xuống nó xổm xổm thôi nên thấy nhiều hơn, 1 xe đó mà nuôi thì không biết là nuôi bao nhiêu con mới hết nữa, trong khi đó thì ở mình bí đỏ, bí ngô, và vài loại nông sản khác không đạt tiêu chuẩn khá nhiều, vì người dân trồng hợp đồng với cty, loại nào nhỏ quá thì bỏ ra, đa số người ta lấy cho bò sữa ăn, nếu tính ra thì mọi thứ nuôi con này khá là rẻ, và nếu bán được từ 4.000 đến 8.000 một con thì mình nuôi liền, chỉ sợ đến lúc nuôi rồi không có ai mua thì chết, trước giờ toàn bắt cho gà ăn, hi

Link: http://agriviet.com/home/threads/41662-Cong-Nghe-Nuoi-duong-Dua#ixzz1ZjFGusOQ

Lại thêm một người nhầm nữa

Đó là con Sùng,Ấu trùng của Bọ cánh cứng khác : Bọ Hung

Đuông là ấu trùng của Kiến Dương

Sùng màu trắng và Đuông thì màu vàng.... Sùng ăn cũng được và còn được coi là viagra ...nhưng nói thật ... Nhìn nó hơi khiếp so với Đuông
 

Bạn hoangkhoi 1986 lại nhầm đuông dừa (Red palm Weevil) với kiến vương (Bọ hung) rồi.

Còn vì sao phải chuyển trứng thì là do cách nuôi. Cách của tôi là nuôi theo từng cặp đuông riêng biệt, cho ăn mật ong pha loãng và đặt giấy thấm nước để cho đuông đẻ trứng vào. Sau khi thấy trứng nở thành ấu trùng thì chuyển ấu trùng ra thân cây mía. Cách này có hơi thủ công nhưng kiểm soát được. Còn cho đẻ tự do tôi vẫn chưa làm được.

Mời các bạn xem qua lứa đuông mới tui đang ươm:



3b8ffe4971c3eb4f80adbe327ba8b504_36024761.1.jpg

6e5677dd91f150b76ad66a0ba12dd337_36024772.3.jpg

8132faabfe9775a12846e9d3c78933e7_36024801.4.jpg

8bfe6c6e673cbc1d01f3f986d18c3e0b_36024837.5.jpg

e294235171ec1d1938eb5883a5fd8626_36024860.6.jpg

0cc7b5bf58f7c348678b87b19b5943f7_36024894.7.jpg


492001e9b25cfa556489538f063522d9_36024737.9.jpg


e0c6141ee471a0bb2f468f6e4ffb155a_36024908.8.jpg


--------

Còn về chi phí thì chỗ tôi tính như sau:

- Mía đường: 1000 đ/kg (giá ở Kiên Giang)
- Đuông bán giá sĩ: 5000 đ/con
- 1kg mía ra tối thiểu 2 con đuông vậy lời được 9000 đ
Còn 1 phương án nữa là nuôi bằng đọt mía (phần bỏ đi), mấy cái này thì xe nước mía cho không. Vậy là chỉ có lấy công làm lời không tốn xu nào :lol:
 
Last edited:
Sau khi thấy trứng nở thành ấu trùng thì chuyển ấu trùng ra thân cây mía. Cách này có hơi thủ công nhưng kiểm soát được

Link: http://agriviet.com/home/threads/41662-Cong-Nghe-Nuoi-duong-Dua#ixzz1ZjXJGmrK
Cách của bạn mình đã thử và thấy lượng trứng nở ko bằng cho nó đẻ trong mía. . Mình cũng đã từng để mút xốp lau bảng tẩm ẩm

Nhưng . Cái chính công đoạn chuyển qua chuyển lại đó. Rất lách cách ...

Bạn nhử làm một cách nữa.... Bạn để vào đó miếng mía khoảng 3cm thôi ... Cho nhiều Kiến vào một thùng như nuôi Dế vậy ... Sau vài ngày để vào một cái rổ ... Khi nó nở đục hết cùi mía sẽ chui ra và rơi vào ổ nuôi bên dưới.

Nếu chế được hỗn hợp nuôi chuẩn ... Chỉ cần thu nhiều khúc mía để trong một cái rổ là sẽ có nhiều Đuông ....

Bạn thử mua chất bảo quản mà baby giới thiệu bên trên rồi trộn tìm ra công thức công nghiệp xem

Nuôi như kiểu thái .Thả mấy cặp vào một chuồng ... Kích cỡ Đuông cũng ko đồng nhất .... Phải thu trứng như nuôi dế thì mới có nhiều lứa đồng đều bạn ạ
 
Last edited by a moderator:
Cái vụ di chuyển con đuông từ phần thức ăn này tới phần thức ăn khác thì theo mình nghĩ có vài vấn đề sau:
1> Nói gì thì nói, Đuông cũng là 1 loại sâu, nó ưa tối. Nếu ta làm vậy dễ làm cho tụi nó "xì trét", tốc độ lớn có thể chậm hơn và thể trạng có thể thấp bé nhẹ cân hơn tự nhiên chăng?
2> Nuôi vài chục một trăm con ăn chơi thì chuyển qua chuyển lại ko thành vấn đề lớn. Nhưng nếu nuôi số lượng lớn thì coi bộ tốn tiền nhân công ko ít. Tự làm thì tốn tiền ... mua thuốc đau lưng ah nha. Hehe

Rồi bàn về thức ăn nuôi chúng nó:
1> Chất bảo quản mà baby giới thiệu có chút nhược điểm: khi chế biến, nếu thức ăn để ở ngoài, có không khí trao đổi thì vẫn tương đối gọi là dễ bị vi khuẩn tấn công. Trời càng nóng thì càng mau hư và ngược lại. Cái này thì cũng ko hẳn là có vấn đề vì ta có thể tăng hàm lượng dùng lên gấp 2 hoặc 3 lần hàm lượng mà mình nói ở trên vẫn bảo đảm về mặt an toàn sinh học. Để mai mình gọi lại cho sếp hỏi kỹ hơn về liều dùng cái này rồi sẽ thông báo chính xác tới từng phần tỷ cho. Hehe
2> Theo tối kiến (tự suy diễn) thì bọn sâu này cứ cái gì có thành phần tinh bột + xenlulo + đường là nó ăn tuốt luốt. Vì vậy để tiết kiệm chi phí thì ta nên nuôi thời gian đầu bằng thứ gì đó rẻ nhất. Ví dụ, bên Thái có nhánh cọ thì bên ta có nhánh dừa. Kẹt kẹt thì chạy đi tìm đại lý mía, ở đó người ta chỉ lấy phần giữa róc vỏ đem bán, phần ngọn với phần đít thì gần như bỏ ko. Ta vào xin đổ rác giùm ko chừng họ còn cám ơn ko hết.
3> Theo mình biết, bên Thái khi họ xay nhành lá cọ thì họ chỉ dùng phần non mềm màu trắng. Sau đó họ xay thêm vào hỗn hợp đó thức ăn gia súc loại giàu dinh dưỡng. Nuôi kiểu này đuông ko béo tốt thì cũng lạ.
4> Tới khi sắp thu hoạch chừng 7 - 10 ngày thì đem ra bồi bằng những thứ thơm ngon như mía chẵng hạn. Ko rảnh thì chế biến theo kiểu công nghiệp, cho vào nuôi nguyên xô, nguyên chậu. Rảnh thì ... bắt từng con nhét vào 1 khúc mía.

Vì sao mình xúi phải tẩm bổ giai đoạn cuối? Có 3 nguyên do:
1> Vận chuyển xa và bảo quản tại bên mua dễ dàng vì ko lo mất môi trường sống của nó.
2> Vào nhà hàng, kêu món đuông bơi nước mắm mà người ta đem ra khúc mía với cây dao. Muốn ăn bao nhiêu, tự chẻ bấy nhiêu - tươi sống cỡ đó ai dám chê?
3> Ngày xưa cách nay mấy mươi năm có ông "hội đồng Điều - xứ Bạc Liêu" là tay giàu có tiếng và sành ăn thứ thiệt cũng chơi trò bắt đuông dừa về nhét vô khúc mía để tẩm cho con đuông thêm ngon ngọt. Đó là sự thực và đã được xem là 1 giai thoại mà dân sành ăn đuông ko ít người biết đến. Chơi kiểu đó ai hổng ham?

Xí nữa quên. Nuoide kêu dùng mía làm tổ đẻ rồi mới dùng cái tổ đó cho vào thùng nuôi công nghiệp <= ý tưởng rất tốt. Nhưng xin lỗi, vẫn hơi lách cách. Ông bạn đã từng nuôi SW rồi thì ứng dụng quy trình đẻ trứng đó vào con đuông này luôn có phải đỡ phiền hơn không? Người Thái cũng dùng cách đó, chỉ khác là nó ko xài rổ nhựa ngăn cách mà chỉ che ko cho con cha mẹ bay đi ngay trên thùng nuôi chứa giá thể + pheromone (có thể họ làm biếng hoặc sợ tăng chi phí).

Lưu ý thêm 1 điểm nữa: Dù nuôi bằng cách nào thì người Thái cũng dùng pheromone. Mà theo mình biết thì đây là cách để dụ dỗ bọn cha mẹ "yên tâm mà đẻ" - giống như dụ ruồi lính đen vào ổ đẻ mà thôi (cái này bên nuôi dòi mình có nói). Trong phần kiến thức này baby bị hổng 1 lỗ: Thực ra chất pheromone đó là gì? 1 loại chất tổng hợp hay là chất nước vắt ra được trong giá thể nuôi sau khi thu hoạch đuông?? Cái vụ này lại giông giống bên vụ nuôi BSF. Hehe

Từ ngày đầu theo dõi bài viết này đã mang máng mượn tượng sẽ chơi những trò này. Định bụng sống để dạ chết mang theo. Vậy mà ... bụng bảo dạ không nghe mới ngồi đây huỵt toẹt. Thiệt khùng. Hahaha
 
Last edited:
Nhưng xin lỗi, vẫn hơi lách cách. Ông bạn đã từng nuôi SW rồi thì ứng dụng quy trình đẻ trứng đó vào con đuông này luôn có phải đỡ phiền hơn không? Người Thái cũng dùng cách đó, chỉ khác là nó ko xài rổ nhựa ngăn cách mà chỉ che ko cho con cha mẹ bay đi ngay trên thùng nuôi chứa giá thể + pheromone (có thể họ làm biếng hoặc sợ tăng chi phí)

Link: http://agriviet.com/home/threads/41662-Cong-Nghe-Nuoi-duong-Dua/page7#ixzz1ZmUjqW00

Phần mô tả bên trên của mình có thể hiểu như thế này...

Cần thu hoạch hàng loạt trứng trong các khúc mia cùng một thời điểm . 2 ngày là phải thu rồi

Sau đó tập trung lại trong một rổ khác ... Nếu có hàng ngàn Kiến Dương cái ... Số lượng trứng thu được một ngày là rất lớn

Sau khi trứng nở ... Trong một chậu nuôi sẽ có rất nhiều Đuông. Số đuông này sẽ chiến hết số thức ăn mà ta đưa vào trong một khoảng thời gian ngắn ... Và nếu hết ta sẽ bổ sung thêm .... Như vậy nếu nuôi bằng hỗn hợp thạch aga . ta sẽ ko lo nhiều vấn đề dư thừa thiu mốc..... Và quan trọng hơn cả sẽ có những lứa đuông thương phẩm đúng kích cỡ

Làm như kiểu thái cho vài cặp vào chậu kín ... Sau này họ phải bới và phân loại rác ... Con nào trưởng thành đem đi bán .. Con nào nhỏ lại phải nuôi thêm ... Với vòng đời của Kiến Dương là trên hai tháng đẻ được trên dưới 200 trứng ... chúng sẽ đẻ rất chi là rải rác ...

Giải pháp của mình còn hạn chế việc Kiến Dương mẹ bị chết giữa chừng ... Con nào bị chết ... đực hay cái tại nhiều tổ khác nhau ... ta có thể quản lý,thu gom chúng lại ... Nếu thấy yếu quá thanh lý cho tắc kè và chú tâm vào những lứa mới hơn ... Không nhất thiết phải khai thác đến hai tháng .... Vì sự thực giai đoạn cuối chúng đẻ ít lắm ...
 
He he! đúng là không gì khó chịu bằng nhìn thằng khác làm cà trật cà vuột cái việc mà mình sành sỏi. Định bày cho anh em nuôi chơi thôi ai dè chọc ngứa 2 lão thành Nuoide và baby_plm thành ra có hướng nuôi thiệt. Quả là thu lợi không ít a! Thank you, thank you!

--------

Tặng anh Nuoide và baby_plm thêm 1 thông tin:

Đó là Đuông cái chỉ cần giao phối 1 lần là có thể đẻ liền tù tì cho đến chết.
 
Last edited:
Bạn man_kg77:
Bạn đã đạt được thành tựu rất lớn.
*
Tôi nghĩ ngọn mía có nhiều chất bổ hơn thân mía.
Tôi nghĩ thế vì ngọn mía đang lớn lên, có nhiều
chất đạm, còn thân mía đã ngừng lớn, có nhiều chất
đường hơn. Chăn nuôi động vật đang lớn thì cần
nhiều chất đạm, còn vỗ béo thì mới cần nhiều đường.
Ngoài ra, Vitamin (có trong cây tươi) cũng rất cần
cho vật nuôi lớn khoẻ. Người Thái nuôi bằng cọ,
tuy cũng ngọt, nhưng nhiều đạm và vitamin hơn mía.
*
Bạn lắng nghe lời khuyên của nuoide va baby_plm rồi
thử nghiệm, chắc sẽ trở nên Vua Đuông ViệtNam, có
thể cạnh tranh thắng cả nghề Đuông của Thái đấy.
*
 
Xin chào mọi người

tôi là thành viên mới gia nhập vào diễn đàn này,trước tiên xin gởi lời chúc sức khỏe và thành công đến với mọi người.
tôi vào trang này là để tìm đối tác phân phối đuông dừa mà tôi nhập khẩu từ Malaysia về giá rất rẻ so với ở VN.
tôi thấy mọi người bàn tán sôi nổi về con đuông này quá nên góp phần cho vui.
Xin giới thiệu tôi là Trí đang là người nuôi đuông dừa.
Xin có vài ý kiến với mọi người.Theo tôi nghĩ tùy mõi người sẽ chọn cách riêng cho mình.
Hiện tôi chỉ nuôi đuông bằng củ hủ dừa.Vì đó là cách duy nhất mà sau khi thử nghiệm trong 4 năm dài bằng mọi cách có cả những cách mà mọi người đang bàn luận ở trên.Nhưng có thể nói là thất bại.
Nuôi bằng mía,bằng thức ăn công nghiệp,thậm chí sang cả thái lan vào cái trang trại trên youtube để mua công nghệ nhưng xin thua.
Thứ nhất: nuôi bằng mía thì cha ông ta đã nuôi từ lâu nhưng con đuông đã lớn rồi thì mới bỏ vô mía cho nó ăn mía vì làm như vậy đuông sẽ có vị ngọt,ngon lạ mà đuông ăn củ hủ kg có.chứ nếu nuôi bằng mía từ nhỏ thì con đuông nó kg thể lớn đến kích thước bán cho nhà hàng vì nhà hàng họ cần con bằng ngón tay cái,độ dài là trên 5cm.
Thứ hai : khi nuôi bằng thực phẩm,thực phẩm rất mau bị hỏng.cho dù có dùng chất bảo quản nhưng con đuông nó đùn trong đó thì kg có chất nào quá 3 ngày đâu.phải thay thức ăn liên tục cực kỳ tốn kém.Nhưng sau khi nuôi gặp một điều nữa là con đuông đó ăn có vị rất hôi mùi thực phẩm ôi thiu.
Thứ ba: cách nuôi bên thái ở đây chúng ta kg có cành cọ như họ.mà cành dừa thì rất chát và đắng với lại kg ai cho bạn chặt cành dừa non đâu vì mỗi cành là một quày dừa chặt cành non thì nơi đó sẽ kg ra trái.với bạn thử xem kỹ lại đi con đuông nuôi bên thái chỉ bằng một nữa con đuông đạt chuẩn bán cho nhà hàng thôi.
Cuối cùng chỉ còn cách nuôi bằng củ hủ dừa.
Tôi có vài dòng để mọi người đừng lầm đường như tôi.Ngày xưa khi nuôi bằng những cách trên tôi nghĩ rằng mình cũng nuôi được rồi nên đầu tư rất nhiều tiền vào mở trang trại nhưng cuối cùng kg bán được phải thử đi thử lại rất nhiều lần.rồi lại bỏ hết.
Các bạn cứ làm theo cách của mình nhưng sau khi làm thử hãy xem thị trường có chấp nhận cỡ đuông của bạn không và mùi vị nó nữa.
nuôi nhiều vào mà kg có thị trường thì mệt lắm đó.
Vài điều chia sẽ cùng mọi người.
 
nuôi bằng mía thì cha ông ta đã nuôi từ lâu nhưng con đuông đã lớn rồi thì mới bỏ vô mía cho nó ăn mía vì làm như vậy đuông sẽ có vị ngọt,ngon lạ mà đuông ăn củ hủ kg có.chứ nếu nuôi bằng mía từ nhỏ thì con đuông nó kg thể lớn đến kích thước bán cho nhà hàng vì nhà hàng họ cần con bằng ngón tay cái,độ dài là trên 5cm.

Link: http://agriviet.com/home/threads/41662-Cong-Nghe-Nuoi-duong-Dua#ixzz1ZpGsuChU

Mình nuôi thì thấy . Con nuôi bằng măng,mía,khoai tây,bí đỏ ... có kích thước bằng với ngoài tự nhiên... Anh cứ xem hình thì cũng thấy

phải thay thức ăn liên tục cực kỳ tốn kém

Link: http://agriviet.com/home/threads/41662-Cong-Nghe-Nuoi-duong-Dua#ixzz1ZpHexL4V

Nếu ta cho ít một,hết lại cho thêm thì không tốn kém nữa

Nhưng sau khi nuôi gặp một điều nữa là con đuông đó ăn có vị rất hôi mùi thực phẩm ôi thiu.

Link: http://agriviet.com/home/threads/41662-Cong-Nghe-Nuoi-duong-Dua#ixzz1ZpHquM1q

Ngoài tự nhiên... Đuông sống trong những thân cọ,dừa ... chúng đục trong đó ... Mùi gỗ sau cả tháng có mùi thum thủm ...những chỗ chúng đục sẽ có một lớp mùn ....Muốn cho chúng thơm dễ lắm ... cái này tôi thử rồi ... lấy ít thân dừa,cọ già làm chất giữ ẩm... thả nó vào trong ... Cho nó ăn vài miếng cùi dừa là xong ...

Cái này bên malay cũng làm thế ... họ cho cùi dừa trộn với loại sữa thường gì đó quên mất tên rồi thường dùng để làm kẹo sữa ... Nếu ta ko có sữa đó .. cứ lấy kẹo sữa làm cho chảy nước ra .... chúng sẽ bò trong môi trường ẩm và đầy mùi sữa đó ... Ko có mùi hôi gì đâu.Công nghệ chế biến và bảo quản Đuông thương phẩm khi đến nhà hàng là vậy mà .

trước mắt . Ai thích thì cứ nghiên cứu thêm để làm chủ công nghệ đã. Tiếp đến mới tính chuyện thương mại sau.Cho dù chưa tìm ra được thì cũng thỏa sức mà vui nhậu cùng bạn bè...

mà anh Trí nói nuôi Đuông . Sao lại nhập khẩu từ Malay về làm gì ... Phải chăng sản lượng anh nuôi ko đủ bán?????
 
cho mình hỏi ngoài lề chút nha, mình hiện tại có vài chục con sùng đất đang thử nuôi thí nghiệm tính nuôi được thì nhân giống lên nuôi, làm thức ăn cho gà kg bít có ai nuôi loại này chưa?

--------

loại sùng này nuôi cũng dễ y như nuoide nói vậy đó, bỏ gì vào nó cũng ăn nhưng khoái nhất là nó ăn phân gà vịt heo... mà tốc độ ăn các loại phân đó rất nhanh nó ăn và đi phân ra hơi giống như phân trùn nhưng dài hơn một chút, mình nghĩ có thể phân nó cũng như phân trùn có thể làm phân bón cho cây được.
 
Last edited by a moderator:
Chỉ có thực nghiệm mới có câu trả lời chính xác. Đọc topic này lâu rồi, về nhà làm thử mới được chừng này (đến giai đoạn hóa vũ, bắt cặp), để theo dõi tiếp xem thế nào khi nào có kết quả sẽ đăng đàn tám tiếp.

Tôi vẫn trung thành với phương pháp nuôi bằng mía vì chỗ tôi (U Minh Thượng) là vùng nguyên liệu mía. Bác anhmytran đã khích lệ thì khả năng rủi ro là rất thấp (bác này tính toán rủi ro kỹ lắm). Mí lại có tốn kém gì đâu toàn đi lượm đồ bỏ về nuôi thui mà.
 
Xin trả lời anh nuoide là tôi nhập khẩu đuông từ Malaysia về kg phải là nuôi kg đủ bán mà con đuông dừa của mình giá thành tạo ra một con rất cao.Nhưng con rất to chỉ dành cung cấp cho những nhà hàng lớn ở quận 3 và quận 1 tp,hcm.Vì hao hụt và ít người dùng nên nhà hàng họ bán ra con đuông với giá rất cao nên dẫn đến ít người sử dụng.Thú thật tôi bán đuông dừa kg lời đâu chỉ dùng nó để làm bàn đạp đưa những món khác vào nhà hàng thôi.
Tôi muốn nhập về để có thể cung cấp cho những quán ăn bình dân.Nhưng chỉ nhập con đông lạnh chưa biết thị trường có chấp nhận kg.Vì có người bạn đi tàu viễn dương anh ấy sách tay về chứ nếu nhập khẩu thì kg được đâu.bên đó một cây cọ dầu có vài trăm con là chuyện thường.

Xin lỗi anh nuoide nhưng con đuông của anh kg to đâu.Anh thấy nó bằng con đuông ngoài tự nhiên nhưng con đuông tự nhiên cũng có nhỏ có lớn đó.Nếu cây dừa hay cây cọ mà bị đốn xuống rồi sau đó đuông mới ăn thì con đuông đó kg to đâu vì cây đó kg còn tươi nữa.Chỉ những con ăn cây còn sống nó mới lớn vì cả đời nó chỉ ăn chất tươi,bổ.mà một cây có quá nhiều đuông con đuông nó cũng kg lớn.những con nở sau ăn sau cũng kg lớn.vì những con trước đã ăn gần hết rồi.
Còn về phần thực phẩm anh nói để ít rồi cho thêm từ từ vào thì tôi cũng thử rồi,cách đó cũng kg được vì khi thực phẩm bị ôi thiu tức là nó đã lên men và nấm bắt đầu phát triển nếu anh bồi thêm vô thì cái mới chỉ cần nữa ngày là nó sẽ hỏng ngay.vì nó lây nấm từ cái cũ.phải đổ hết rửa sạch,sát trùng cái hủ rồi đổ cái mới vào thì may ra được vài ngày.
Tôi kg bàn ra cũng kg muốn làm các anh nản chí.Ai thấy được thì cứ tiếp tục tôi chỉ chia sẽ những trải nghiệm mà mình có được.Mong mọi người đừng giận!Vì ngày xưa tôi cũng hấp tấp đầu tư thật nhiều rồi cuối cùng phải bỏ tốn kém rất nhiều.Cùng là người đam mê chăn nuôi với nhau nên tôi có vài lời để mọi người xuy xét thôi.
 
Xin lỗi anh nuoide nhưng con đuông của anh kg to đâu.Anh thấy nó bằng con đuông ngoài tự nhiên nhưng con đuông tự nhiên cũng có nhỏ có lớn đó.Nếu cây dừa hay cây cọ mà bị đốn xuống rồi sau đó đuông mới ăn thì con đuông đó kg to đâu vì cây đó kg còn tươi nữa.Chỉ những con ăn cây còn sống nó mới lớn vì cả đời nó chỉ ăn chất tươi,bổ.mà một cây có quá nhiều đuông con đuông nó cũng kg lớn.những con nở sau ăn sau cũng kg lớn.vì những con trước đã ăn gần hết rồi.


Link: http://agriviet.com/home/threads/41662-Cong-Nghe-Nuoi-duong-Dua/page7#ixzz1Zxz7KJNIAnh nuoiduongdua

Anh nuoiduongdua đã không ngại tốn kém trồng dừa để nuôi đuông vậy sao anh em mình không trồng mía để nuôi đuông hỉ.
 


Back
Top