Đôi điều cần suy nghĩ khi quyết định nuôi vật nuôi mới

Trong các bản báo cáo, bản kế hoạch của các cơ quan Nông Nghiệp các cấp, và trong các bài phát biểu của các vị Lãnh đạo, cụm từ “nuôi con gì ,trồng cây gì” thường rất hay được nhắc tới. Có lẽ cụm từ này có sức ám ảnh ghê gớm, nếu không vì thế, bà con nông dân đã không đổ xô đi tìm kiếm những con giống mới về nuôi, những cây trồng mới về trồng. Trên thực tế cũng có nhiều người thành công với những vật nuôi, mô hình mới giúp họ xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế. Vậy số còn lại thì sao, số còn lại chiếm bao nhiêu %?

Với công cụ rất thông dụng là google, tôi bắt đầu tìm kiếm các bài viết về những con vật được coi là hàng hot bây giờ và những vật nuôi truyền thống trong một năm trở về đây. Click enter:
- Vật nuôi “hot”
+ Cụm từ “Chồn nhung đen”: được 1680 kết quả
Và “cung cấp giống chồn nhung đen”: 1 kết quả
+ Cụm từ “nhím giống”: 9880 kết quả<o:p></o:p>
Và “cung cấp nhím giống”: 1510 kết quả<o:p></o:p>
+ Cụm từ “Gà sao”; 10200 kết quả<o:p></o:p>
Và “cung cấp gà sao giống”: 4kết quả<o:p></o:p>
+ Cụm từ “Heo rừng”: 40100 kết quả<o:p></o:p>
Và “cung cấp giống heo rừng”: 6 kết quả<o:p></o:p>
- Vật nuôi truyền thống:<o:p></o:p>
+ Cụm từ “heo giống”: 4080 kết quả<o:p></o:p>
Và “cung cấp heo giống”: 294 kết quả<o:p></o:p>
+ Cụm từ “ gà giống”: 4730 kết quả<o:p></o:p>
Và “cung cấp gà giống”: 295 kết quả<o:p></o:p>
Như vậy ta thấy những quan tâm về các giống vật nuôi mới rất nhiều, có thể nhiều hơn là các giống vật nuôi truyền thống, nhưng những bài viết có cụm từ “ cung cấp giống thì lại không nhiều, có thể cho thấy người chăn nuôi ít có cơ hội về lựa chọn nhà cung cấp”. Trong khi đó các vật nuôi truyền thống có số môi quan tâm tương đồng và những nơi cung cấp giống cũng nhiều hơn thấy rõ.<o:p></o:p>
Vậy những mối quan tâm đến các vật nuôi mới nói chung thì sao?<o:p></o:p>
- “Giống vật nuôi mới”: 408 kết quả, nếu trả kết quả vào bất cứ thời gian nào ta có:860 kết quả.<o:p></o:p>

Trong đó tôi tìm được một đường link rất quan trọng: http://irv.moit.gov.vn/News/PrintView.aspx?ID=18426
Đường link về Pháp lệnh giống vật nuôi, trong đó những quy định về giống vật nuôi mới cũng được đề cập tới (hình như rất ít người biết đến việc này)
Câu hỏi đặt ra là hình như bà con nông dân đã có thể hình dung hết được các vấn đề có thể xảy ra khi bắt tay vào nuôi một vật nuôi mới nào đó hay không hay là quyết định của họ chịu ảnh hưởng rất nhiều từ đám đông, liệu họ có thực sự hiểu được hết những khó khăn họ sẽ gặp phải. Sự thiếu hiểu biết có thể sẽ là cơ hội cho những người khác trục lợi.
Đây là một topic mở để tât cả mọi người có thể cùng nhìn lại những cơ hộicũng như thách thức của các giống vật nuôi đó đem lại. Tôi mong rằng mọi người có thể đóng góp ý kiến của mình về từng loại vật nuôi mới hiện nay, về con giống, về kỹ thuật, về kinh tế và về thị trường tiêu thụ.:p

Liệu con vật nào phù hợp với người nông dân dể giúp họ vươn lên xóa đói giảm nghèo?
Chúc ACE luôn luôn mạnh khỏe và thành công!
 


Last edited by a moderator:
sao không thấy bác nào bàn về con rắn hết vậy
---------------
các bác có thể nói đôi điều về tương lai của con rắn(rắn hổ vện và rắn ri voi) cho em tham khảo thêm được không. Em đang tính nuôi mong các bác giúp đỡ
 


Last edited by a moderator:
Qua tìm hiểu và đi thực tế mình thấy những người thành công trong việc nuôi nhím hiện này đều bắt đầu nuôi cách đây 4-5 năm, thậm chí là 10 năm trước (nhờ bán con giống). Nhưng nếu hôm nay bắt đầu nuôi nhím chắc chắn là lỗ, vì
- Một cặp nhím giống 3 tháng tuổi là 12tr, nuôi sau 1 năm (12 tháng) mới cho ra 2 con nhím con, nếu là 2 con đực thì giá trị kinh tế sau 1 năm là =0, chưa kể chi phí chăn nuôi, lãi vay ngân hàng
- Nếu may mắn được 1 cái ,1 đực và chăn nuôi tốt và gặp khách thì bán được 12 tr(giá hiện nay), trừ chi phí thức ăn tính ra tiền công chăn nuôi trong 1 năm được 5-7 triệu/ cặp nhím.
- Trường hợp không bán được nhím giống, hoặc giá nhím giống sau 1 năm không còn cao như hiện nay hoặc phải bán nhím thịt, muốn bán được nhím thịt phải nuôi thêm 6 đến 10 tháng nữa, như vậy chi phí chăn nuôi tăng lên nhưng giá trị so với dự tính ban đầu giảm đi,
- Thịt nhím không thiết yếu như thịt gia cầm hay thịt lợn, thịt bò..., nó cũng không phải là thực phẩm thay thế, thị trường tiêu thụ cũng chỉ là một số nhà hàng đặc sản, hay các khu du lịch, một số thành phố lớn,vì thế ở những vùng nông thôn hay các tĩnh lẽ hầu như không có thị trường tiêu thụ.
- Nếu nuôi nhím thương phẩm cũng có lời nhưng phải nuôi số lớn theo kiểu công nghiệp, còn nuôi nhỏ lẽ manh mún chắc chắn sẽ lỗ.
- Hiện nay giá con giống quá cao (12tr/cặp), nếu nuôi nhỏ lẽ ít nhất là 2-3 cặp, một số vốn khá lớn, chưa kể chi phí chuồng trại và các hệ lụy của thủ tục nuôi động vật rừng. Nếu số tiền này đầu tư để nuôi gia cầm, lợn, bò... thì hiệu quả hơn và an toàn hơn.
- Hiện nay những người chăn nuôi nhỏ lẽ đã giải nghệ, hoặc có ý định bán hết toàn bộ không còn hứng thú nuôi loại vật này nữa loại trừ những người chăn nuôi lớn.
Mình chắc chắn nói thế vì mình đã trực tiếp đến tận những nhà nuôi nhím và đã chứng kiến thực trạng như vậy. Do đó các bạn đang có ý định nuôi nhím phải hết sức tỉnh táo và phải tìm hiểu thật kỹ trước khi quyết định. Nếu nuôi chơi thì được còn để làm giàu tại thời điểm này thì không khả thi.
 
các bác cứ nói vòng vo thôi. vấn đề chính là người dân chúng ta chủ yếu là nuôi tự phát. nghe người ta nói nuôi nhím có lời nhiều thì cứ thế mua về nuôi. thất bại nằm ở đó. người dân Việt Nam chưa có thói quen nghiên cứu một cách khoa học trước khi làm một việc gì nên đến khi gặp khó khăn không trở tay kịp.
nếu người ta chịu khó nghiên cứu kĩ về con giống, đầu ra, kỹ thuật và quy mô nuôi thì làm gì đến nỗi thất bại nặng nề.
 
Vậy theo ACE diễn đàn bây giờ với quy mô hộ gia đình thì nuôi con gì là kinh tế nhất?
Điều kiện thổ nhưỡng sẽ theo những vùng ACE đóng góp!
 
levuong79!
Với quy mô hộ gia đình thì theo tôi là nuôi gà đá là kinh tế nhất. Vì dể nuôi giá bán lại cao gấp nhiều lần so với gà thịt.
 
Mình hỏi thật bạn zonenuong nhé! Bạn đã từng nuôi gà đá chưa? Mà biết nó dễ nuôi, dễ chơi và dễ bán :D
 

em mạo muội thế này đụng chạm tới bác nào xin thứ lỗi cho em !
không phải trong chăn nuôi mà trong nông nghiệp nói chung đều diễn ra tình trạng như vậy và nó xuất phát từ cái gốc chung là do chíng sách quản lý của chúng ta trong nông nghiệp mà thôi, nó xuất phát từ sự nóng vội thấy cái lợi trước mắt rôi đổ xô vào mà không cân đối bài toán kinh tế của các vị lãnh đạo ngành nông nghiệp, hướng dẫn cho người nông dân làm mà chính mình cũng không biết thức trang tuơng lai nó thế nào và hậu quả tương lai sẽ đi về đâu.
không phải con nhím con đà điểu mà con gi cũng thế thôi không tính toán kĩ bài toán kinh tế đầu tư ào ào thì hậu quả như trên là tất nhiên thôi việc gì phải bàn bạc cho mệt nữa
 
cùng ý

Mình hỏi thật bạn zonenuong nhé! Bạn đã từng nuôi gà đá chưa? Mà biết nó dễ nuôi, dễ chơi và dễ bán :D


nếu ai dã tùng nuôi gà dá thì thời gian ở bên gà còn nhiều hơn ở bện vợ con dó bác .thân chào
 
Mình hỏi thật bạn zonenuong nhé! Bạn đã từng nuôi gà đá chưa? Mà biết nó dễ nuôi, dễ chơi và dễ bán :D
Em chào bác Trường Giang!
Dạ em xin báo cáo với bác Trường Giang là: Em từng có hai trại gà đá, vấn đề này em rất có kinh nghiệm (về tay nghề, chất lượng con giống, kỹ thuật nuôi, đầu ra...). Em sẵn sàng chia sẽ kinh nghiệm cho những ai có nhu cầu (lời nói chân thành). Nếu ai có nhu cầu thì có thể liên hệ với em theo số ĐT: 0908607278 (Nê). Em sẽ tư vấn rất chân tình. Nghề chính của em là KS xây dựng, nhưng nguồn thu nhập chính của em là trại gà đá và vườn chanh không hạt. Khi nào có dịp em kính mời bác Trường Giang đến Bình Minh - Vĩnh Long để tham quan trại gà đá và vườn chanh không hạt nhà em. Thân chào bác, em chúc bác nhiều sức khỏe.
 
Gà nuôi để đem đi đá được thì rất khó, nhưng nuôi bán "bỏi" thì rất dễ, nó chính là gà nòi thả vườn đó các bác. Chổ em cũng có nhiều người nuôi, chỉ cần săn được vài con gà mái thật ngon với mấy con gà trống tốt tốt chút, cho chúng sinh sản rồi thả rong trong vườn đợi chúng lớn, đủ lông đủ cánh là bán đi (thấy người ta chỉ bán con trống thôi, con mái vật đầu từ nhỏ hoặc nuôi lớn rồi ăn thịt chứ không bán). Gà trống con dở thì 500k, con ngon chừng 1-2 triệu. Dân chơi gà mua về tỉa lông, vô nghệ... chừng vài tháng mới đem đi đá được. Những con gà 500-1triệu đó mà chỉ cần ăn vài trận là giá trị tăng lên chục lần.
---------------
Nuôi gà đá vần đề khó nhất là tìm được bầy gà mái thật ngon, vì dân nuôi gà chuyên nghiệp không bao giờ để lọt con mái ra ngoài. Kế đến là kỹ thuật lót ổ, sao cho nở nhiều con trống nhất, những người có kinh nghiệm thì tỉ lệ trống có thể đạt 70 - 80%.
 
Last edited by a moderator:
Hì hì, bạn Rắn ơi,
Đọc bài bạn tôi nhớ Cha tôi quá! Đi làm về thì cứ thoa nghệ, phun nước... Gà đá về, nếu không sống được, ông không bao giờ ăn thịt. "Chiến tướng" thì ông để dành đạp mái. Nhưng thằng con nầy của ổng thì bù trất vụ xem vảy mấy con gà "hường tâm". Đọc bài bạn thích qua, nhớ lại chi-tiết nầy, kể chuyện bù-khú với nhau chơi :
- Gà công-nghệ nuôi thịt thì phải nuôi gà trống mới có lợi nhiều. Bởi cùng thời-gian nuôi, gà trống nặng cân hơn. Người nuôi không thể chờ gà con nở rồi lựa trống, mái bằng cách vạch đít, mà phải biết trống mái từ lúc... chưa ấp!

Đây là cách của người Nhật : Họ áp-dụng nguyên-tắc âm-dương. Theo nguyên-tắc nầy :
- Hễ âm thì vươn cao, dài - cây trong bóng mát, vươn cao nên trong trạng-thái "âm", bón phân đạm cây vươn cao, vậy phân đạm tính "âm".
- Hễ dương thì cây cứng cáp, lùn - cây ngoài nắng lùn, nên ánh-sáng thuộc dương, phân bồ-tạt làm cây cứng, lùn vậy phân kali tính "dương".
Trứng gà, vịt :
- Nếu nhọn, dài thuộc âm thì theo nguyên-tắc quân-bình âm-dương "trong Âm có Dương", trứng đó sẽ nở ra con gà trống.
- Nếu trứng tròn đầu, mập thì mang dương-tính sẽ nở ra gà mái.
Thợ lựa trứng Nhật rất chuyên-nghiệp, họ không phải cầm từng trứng, mà bốc xuống 1 cái là mổi tay 3 trứng, 2 tay 6 trứng, bỏ qua 2 bên trái phải tùy theo trống mái. Trứng mái đưa đi ấp nuôi gà đẻ lấy trứng, và trứng trống nuôi gà lấy thịt. Họ bào chỉ có khoảng 2-3% nở... lộn ổ thôi!
Thưa bạn,
Tài-liệu đọc hồi nhỏ, nên không kiểm-chứng được, cũng chưa từng lựa như vậy lần nào nên viết lên như vậy để bạn đọc cho vui thôi.
Thân.
 
nếu ai dã tùng nuôi gà dá thì thời gian ở bên gà còn nhiều hơn ở bện vợ con dó bác .thân chào
TanThanh!
Bác nói chỉ đúng một phần thôi. Chúng ta sẽ không khổ nhọc như thế đâu bác, vì chúng ta làm kinh tế... Nuôi gà đá để bán chứ không nuôi để đi đá độ. Cho nên ta nuôi cho gà cứng ở mức tương đối thôi, sổ đá vài mặt là bán được( em bán thấp nhất là 1tr đồng 1 con gà trống).
Như bác Rắn đã nói ở trên, đề nuôi gà đá thì thật là dễ, chỉ cần nuôi thả như nuôi gà thịt thả vườn thôi nhưng mật độ nuôi thưa hơn. Nhưng khâu then chốt quyết định sự thành bại là ở chỗ làm sao mua được con gà mái giống tốt (đá cựa) để làm giống. Điều này trước đây thì hơi khó, nhưng bây giờ thì không khó. Nếu các bác có nhu cầu thì tôi sẵn lòng giới thiệu và chia sẽ kinh nghiệm cho các bác. Thân chào.
 
Thật tình là tôi không phải người chơi gà đá. Tôi chỉ nhìn những người hàng xóm nuôi gà đá đi đá độ, và thấy chăm con gà thật công phu. Không biết công nghệ nuôi gà đá "thô" thế nào? Chứ theo tôi quan sát nuôi gà đá đãi khái như vầy:

- Trống không cho đạp mái, có bội riêng để nhốt. Theo ý các bác ấy, gà đạp mái sẽ bị suy gà (Chắc cho nó luyện đồng tử công)
- Gà tơ nhổ lông, tỉa tót gọn gàng. Con nào có 2 miếng thịt tai dài, thì thấy ng ta cắt bỏ. Mài nghệ đỏ với muối hột, thoa cho gà mỗi ngày. Cho đến khi da đỏ, cứng ngắt.
- Ban đêm ngâm lúa trong gáo dừa, những hạt lép loại bỏ hết. Sáng ra vắt ráo rồi cho gà ăn, có gáo nước sạch kế bên.
- Bồi dưỡng thể lực gà bằng cá kèo, hột vịt lộn. Bóp cổ nó rồi nhét vào.

Sáng sáng, tầm 9 giờ, thả gà ra sân cho nó đi bộ, sưởi nắng. Ng nuôi đứng kế bên trông chừng. Con gà vỗ cánh phải mạnh, phành phạch như trực thăng ấy. Đảm bào lực 1 hít là lút cựa.

Chân phải cho mang chì, tập luyện đi lại, để cho quen độ nặng khi mang cựa. Giống như ng ta đào tạo võ sĩ ấy:blink:.

Tập xổ, coi chân cẳng, miếng đá của gà thế nào mà lựa. Coi lông gà, coi vảy chân cũng là 1 bài dài và ko ai chỉ ai. Con gà có cú đá hiểm, 1 phát là chết, đc ưu tiên.

Trước khi ra trận, cho uống sâm. Dính cựa về nhà, cho uống ampi.

Theo tôi biết, con gà để đá được phải là gà trưởng thành, thường là 2 năm tuổi. Cứ thế mà chăm, tập luyện cho nó. Ngày luyện tháng luyện, trăm ngày như 1.

Có con gà xịn rồi, để cắp vào trường đá thì phải biết gà nào là gà âm dương, giờ nào là giờ âm dương. Để cáp độ vào ko bị thua thiệt. Còn phải biết mánh lới ở trường gà nữa. Cá biệt có 1 số ng chơi đá bùa.

Theo tôi biết ở miền Tây, có một số nơi nuôi gà đá bán, thường những ng làm ăn nghề này đều là tay đá gà có kinh nghiệm, có tiếng. Để mà có tiếng đc 1 vùng thì... không biết bao nhiêu tiền đổ ra. Theo tôi nghĩ, cờ bạc là bác thằng bần. Đá gà là 1 hình thức cờ bạc (có ai đá gà ăn dây thun đâu), trong nghề này khó và cũng chẳng thấy ai giàu lên được. Cao tay lắm thì chỉ gọi là cái nghiệp hơn cái nghề.

Như các bác đã nói, sản xuất gà đá phải có mái bổn. Có lẽ bây giờ mái bổn dễmua (?) nhưng giá rất cao, 10 tr con mái bổn là chuyện thường. Lắm khi ng ta còn ko chịu bán.

Nghe nói thời nay, dân chơi gà thích gà Phi, dữ dằn, lực khỏe.

Nếu bác zonenuong xây dựng được mô hình gà đá thô làm kinh tế và chia sẻ cho mọi ng nào quan tâm thì đó là việc làm đáng quý, đáng hoa nghênh.
Nuôi gà đá để bán chứ không nuôi để đi đá độ. Cho nên ta nuôi cho gà cứng ở mức tương đối thôi, sổ đá vài mặt là bán được( em bán thấp nhất là 1tr đồng 1 con gà trống).
Mọi người trên diễn đàn đều ở rải rác khắp vùng miền đất nước. Nếu có thể, bác hãy chụp hình, làm 1 chủ đề tham quan trực tuyến bằng hình ảnh "Bình Minh - Vĩnh Long để tham quan trại gà đá và vườn chanh không hạt nhà em" đồng thời chia sẻ những ý kiến của bác cho mọi người học hỏi thì đó là một việc chia sẻ kiến thức đáng hoan nghênh và nhân rộng.
Rắn đã viết:
Kế đến là kỹ thuật lót ổ, sao cho nở nhiều con trống nhất, những người có kinh nghiệm thì tỉ lệ trống có thể đạt 70 - 80%.
Nội kỹ thuật này không thôi, đã là 1 ẩn số cần thử nghiệm và thất bại nhiều lần, dĩ nhiên phải hao phí tiền của để trả cho thất bại.

Còn theo thiển ý của tôi, nghề gà đá này hơi căng. Với hiểu biết của tôi, nuôi gà ta thịt, bán giá mấy chục ngàn kg nó thực dụng hơn. Nếu có vốn và kiến thức, dễ bước chân vào ngành chăn nuôi công nghiệp hóa. Chưa kể việc, dễ cuốn vào dòng cờ bạc khi tiếp xúc hằng ngày với đá độ, đàn ông thường máu me lắm :D. Còn việc giáo dục con cái như thế nào khi ông cha/anh suốt ngày bo bo ôm con gà chăm chút.

Vài lời mạo mụi, xin thưa cùng các bác.
 
Last edited by a moderator:
gà đá nuôi lời thật...nhưng không bằng gà kiểng..vì khách hàng đông...nhưng gà kiểng vẫn chưa lời nhiều...bằng cá kiểng..vì cá đẻ rất nhiều...nhưng nên nuôi loại bình dân.. cá ông tiên , cá đá..cá 7 màu...trẻ em cũng mua được...
Nhưng bạn phải biết tự bán lấy...mỗi chợ thường đều có 2 điểm bán cá kiểng...bán không kịp
 
Bác Thuy-canh: kỹ thuật lựa trứng của bác thì tôi không rành, nhưng lúc trước đi chợ mua trứng về ăn tôi hay lựa trứng, lựa xong mua 10 trứng về đập ra phải hơn 11 cái lòng đỏ mới chịu.
 
"Nếu bác zonenuong xây dựng được mô hình gà đá thô làm kinh tế và chia sẻ cho mọi ng nào quan tâm thì đó là việc làm đáng quý, đáng hoa nghênh.
Mọi người trên diễn đàn đều ở rải rác khắp vùng miền đất nước. Nếu có thể, bác hãy chụp hình, làm 1 chủ đề tham quan trực tuyến bằng hình ảnh "Bình Minh - Vĩnh Long để tham quan trại gà đá và vườn chanh không hạt nhà em" đồng thời chia sẻ những ý kiến của bác cho mọi người học hỏi thì đó là một việc chia sẻ kiến thức đáng hoan nghênh và nhân rộng".

Chào bác Trường Giang!
Em đồng ý với ý kiến của bác. Khi về nhà dưới Vĩnh Long, em sẽ chụp hình gửi lên diễn đàn. Hiện em đang làm việc tai Sài Gòn.
 
Last edited by a moderator:
Em chào các Bác.
Các Bác làm ơn giúp em với. Em đang chuẩn bị đầu tư chăn nuôi khoảng 100 lợn nái móng cái. Chăn nuôi theo phương thức dùng đàn nái móng cái để làm nền. Em sử dụng đực ngoại để tạo con lai F1 và xuất bán.
Vậy mong các bác tư vấn giúp em việc xây dựng chuồng trại như thế nào cho hợp lý nhất.
Mọi góp ý xin gửi về Email: conghuong83@gmail.com Yahoo Chat: nchvp
Chân thành cảm ơn!
ban thu nuoi con lon nit xem sao no hieu qua hon rat nhieu so voi con lon mong cai do
 
Tui đọc hết 5 trang trong topic này mà cũng chưa thấy chọn con gì nuôi là triển vọng chắc ăn cả và tới đây hình như mọi người cũng cảm thấy mệt rồi nên từ 27 tháng 6 tới nay chưa thấy ai tham gia.

Vậy cho tui tham gia vài ý kiến nhé, tranh thủ lúc các bạn nghỉ mệt hoặc tìm kiếm ý tưởng mới.

Có nhiều cách chăn nuôi cũng như chọn lựa vật nuôi mà hình như ở đây tui cảm nhận được rằng các bạn thảo luận nuôi như thế nào để có thể làm giàu? chứ còn nuôi tành tành thì chắc nuôi con gì cũng được.

Chủ đề đầu tiên đưa ra là lựa chọn nuôi động vật mới. Cái mới bao giờ cũng khó dự đoán, do đó phải làm sao dự đoán được một tương lai cho vật nuôi đó, cái này các bạn cũng phân tích nhiều tử giá thành sản xuất đến giá đầu ra, từ đó kết luận lỗ lời và quyết định nên nuôi hay không? theo tui giá cả thị trường là quyết định tất cả và công tác phân tích thị trường là không thể bỏ qua, nhưng làm sao ta có thể phân tích được khi vấn đề này là quá khả năng của chúng ta vì chúng ta chỉ là người sản xuất đơn thuần mà thôi, không giống như những cty sx lớn có đội ngủ chuyên gia nghiên cứu thị trường, vậy là chúng ta lại cũng tiếp tục dự đoán, mà dự đoán thì đúng sai là thường tình. Nhu cầu thị trường thỉ không thay đổi và ngày càng tăng lên do dân số tăng, thu nhập tăng...vậy nếu có thời diểm nào đó giá rớt thì do đâu, yếu tố còn lại chỉ là cung vượt quá cầu, cung vượt có thể do người nuôi tập trung cùng lúc một sản phẩm nào đó ví dụ như tới mùa chôm chôm, xoài, sầu riêng chẳng hạn do đó mới có việc người ta làm cho trái cây ra trái mùa. Yếu tố kế đến là trúng năng xuất, cạnh tranh từ sản phẩm cùng loại của nước ngoài, nhất là của những nước lân cận.

Vậy chúng ta phải dự đoán các yếu tố cơ bản sau cho một quy trình nuôi:

- Thời điểm nuôi có hợp lý không, cùng thời điểm đó có thể có bao nhiêu người nuôi giống như chúng ta?

- Dự đoán năng suất của chu kỳ nuôi dựa vào các yế tố kinh nghiệm, thời tiết, chính sách...

- Dự đoán tình hình nhập khẩu của sản phẩm cùng loại, nhất là các nước lân cận.

Tất cả cái này thì phải theo dõi qua các phương tiện thông tin, truyền thông đồng thời quan sát qua các năm trước đây để dự đoán.

Có một phương pháp nữa là phân tích theo chu kỳ hình sin qua quan sát nhiều thời kỳ, từ đó xác định điểm cực đại, cực tiểu của giá thành sản phẩm trong những thời điểm trong năm.

Tất cả cái này nói ra thật phức tạp phải không các bạn? và chắc có lẽ nhiều nông dân chúng ta chưa từng nghỉ đến hoặc có nghỉ cũng không biết bắt đầu từ đâu và làm thế nào? nhưng tui nghỉ chúng ta phải tập thôi, từ từ dần dà tạo thành thói quen cũng như phản xạ có nghề nghiệp trong chăn nuôi. Như vậy trong chăn nuôi những vật nuôi mới, giai đoạn đầu là thời kỳ tăng cũa đường hình sin, ai chớp được chổ này sẽ có cơ hội vươn lên, có lãi lớn, tới điểm cực đại thì dừng lại, ai bắt đầu từ chổ này thì khó, có khẳ năng bị lỗ lớn do giá thành con giống cao cực đại, nhiều người bắt đầu có xu thế giải phóng tạo hiệu ứng cung vượt cầu, giá tiêu thụ vì thế càng giảm, tới điểm cực tiểu nên bắt đầu cho chu kỳ mới khả năng có lời ở giai đoạn đầu tư này. Nói thì nói vậy chứ thực hiện được là một điều không dể, đòi hỏi người nuôi phải chuyên nghiệp, và có kinh nghiệm( không phải kinh nghiệm nuôi mà là kinh nghiệm thị trường). Một yếu tố nữa là khi một sản phẩm mới ra thường có giá cao do hiếu kỳ của người sử dụng cho nên không lấy giá đó làm giá tính toán cho sản phẩm của mình, phải chờ cho giá ở mức bảo hòa mới tính. như giá heo giá gà trên thị trường vậy.

Vì thế không thể nói nuôi con này lời con kia lổ được, lời hay lỗ chỉ là trong một giai đoạn nào đó, một tương lai gần nào đó. Nên phát triển theo hướng chuyên nghiệp, chì có như thế mới có cơ hội thắng nhiều hơn, vì chuyên nghiệp mới nắm được sự lên xuống của thị trường, mới có khách hàng truyền thống, tạo sự ổn định trong tiêu thụ sản phẩm, chi phí sản xuất thấp...chứ còn chạy theo thị trường, nay nuôi con này mai nuôi con kia là khó thắng lắm và làm mất nhiều thời gian. Trong chăn nuôi thắng năng suất là quan trọng nhưng thắng giá cả còn quan trọng hơn, mà dân ta lâu nay cứ rơi vào vòng xoáy được mùa mất giá hoài không thoát ra được cũng vì chạy theo thị trường mà ra. Nếu chăn nuôi mà thắng một vụ, thua một vụ coi là tạm, thắng 1 vụ thua 2 vụ thì mệt, không thắng vụ nào mà chỉ thua là chết luôn, ngược lại thua 1 vụ thắng 2 vụ là khá, thua 1 vụ thắng 3, 4 vụ là ngon rồi, không thua mà thắng không là tuyệt vời. Còn làm sao nữa thì nhờ các bạn góp ý.

Xin chào.
 


Back
Top