Đua nhau bán trại heo vì đổ nợ

Hơn nửa năm qua, giá heo hơi liên tục đứng ở mức thấp. Nhiều chủ trại, hộ chăn nuôi buộc phải treo chuồng, bán đổ bán tháo trại chăn nuôi vì đổ nợ. Trước đây nuôi heo cho lợi nhuận “khủng” thì nay con heo đang “ăn” dần vào đất đai, nhà cửa của nhiều hộ gia đình.
images1860922_7A.jpg

Dù thua lỗ hàng trăm triệu đồng nhưng ông Nguyễn Văn Bàng (ấp Đồi Rìu, xã Hàng Gòn, TX.Long Khánh) vẫn phải tái đàn vì heo con bán không ai mua.

Theo những chuyên gia trong ngành chăn nuôi, giá heo hơi sẽ khó phục hồi trong thời gian tới. Người chăn nuôi phải mạnh tay giảm đàn, đầu tư chăn nuôi theo hướng chuyên nghiệp, tăng năng suất, chất lượng chăn nuôi. Những người đầu tư nuôi heo chạy theo phong trào hoặc chăn nuôi nhỏ lẻ không đủ sức chuyển đổi thì nên tính đến việc ngưng chăn nuôi để giảm lỗ.

Mất sổ đỏ vì heo

Ông Nguyễn Kim Đoán, Phó chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, cho biết: “Người chăn nuôi đang đứng trên bờ vực phá sản. Nhiều hộ chăn nuôi nhỏ lẻ đã treo chuồng vì không còn sức giữ đàn. Không ít chủ trại heo quy mô lớn “cắn răng” đem giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) thế chấp cho ngân hàng, sổ đỏ trại thì thế chấp cho đại lý cám. Dự đoán giá heo khó khởi sắc trong vài tháng tới càng khiến người chăn nuôi khốn đốn”.

Hiện nay người có nhu cầu mua trại chăn nuôi, đất vườn tại Đồng Nai chỉ cần lên mạng tìm kiếm là có hàng loạt các trại chăn nuôi đang rao bán. Có trại do chính chủ bán, nhưng không ít người bán là các chủ đại lý cám siết nợ từ người chăn nuôi. Ông Nguyễn Văn Bàng, chủ trại nuôi heo tại ấp Đồi Rìu (xã Hàng Gòn, TX. Long Khánh), than thở: “Nửa năm qua, gia đình tôi lỗ hàng trăm triệu đồng do giá heo thấp, buộc phải cầm sổ đỏ vay vốn ngân hàng duy trì đàn. Nhưng đợt nào xuất heo cũng phải đi vay nợ thêm để bù vào do lỗ”. Theo ông Bàng, rất nhiều trại trong khu vực này phải treo chuồng vì không còn vốn để duy trì đàn. Nhiều hộ chăn nuôi bị đại lý cám siết heo, siết sổ đỏ trại nuôi vì không đủ sức trả nợ. Hiện tại, nhiều nơi rao bán trại heo nhưng tìm không ra người mua.

Ông Nguyễn Hoàng Yên, chủ trại heo ấp Tân Phong (xã Hàng Gòn, TX. Long Khánh), lo lắng: “Mấy tháng nay, gia đình tôi rao bán trại heo quy mô nuôi khoảng 500 con heo thịt mà vẫn chưa tìm được người mua. Trại heo này gia đình tôi mới xây vào cuối năm 2016, cả tiền đất và đầu tư trại khoảng 1,5 tỷ đồng. Trại chưa nuôi lứa heo nào vì xây xong, heo liên tục rớt giá nên tôi quyết định bán trại”. Để giảm lỗ, gia đình ông Yên cũng đã giảm 50% sản lượng đàn heo thịt đang nuôi tại trại cũ. Gia đình ông hiện như “ngồi trên đống lửa” vì phải vay vốn ngân hàng đầu tư, giờ rơi vào cảnh treo chuồng mà chưa biết xoay xở ra sao.​
Mạnh tay giảm đàn


Ông Phạm Nhất Huy, Giám đốc thương mại Hợp tác xã dịch vụ chăn nuôi Xuân Phú (huyện Xuân Lộc), cảnh báo: “Thời gian qua, nhiều trại nuôi có giảm đàn heo thịt nhưng vẫn cố gắng giữ đàn nái với hy vọng qua giai đoạn khó khăn gầy dựng lại đàn. Như vậy, việc giảm tổng đàn để cân bằng cán cân cung cầu của thị trường heo vẫn chưa giải quyết được phần gốc”. Theo ông Huy, tình trạng thua lỗ, heo tồn khó bán ra khiến nhiều người nuôi heo cắt giảm khẩu phần ăn của đàn nái nhằm giảm bớt chi phí. Nhưng đây là cách làm sai lầm vì sẽ làm suy con nái, đồng thời gây ảnh hưởng đến chất lượng đàn heo giống. Đây là giai đoạn người chăn nuôi nên mạnh tay loại bỏ đàn nái kém chất lượng vì trong giai đoạn khó khăn hiện nay, chăn nuôi kém năng suất thì càng nuôi càng lỗ.

Cùng quan điểm trên, bà Phan Thị Hồng, Giám đốc Công ty TNHH Kim Ngọc Phan (TX.Long Khánh), so sánh: “Thời heo “sốt” giá, heo nái già vẫn có thể bán được 6-7 triệu đồng, giờ chỉ còn bằng 1/3 thôi. Giá heo giống cũng giảm hơn một nửa so với cùng kỳ năm ngoái nhưng vẫn không bán được. Trong khi đó, tôi đặt con giống ở công ty sản xuất giống có thương hiệu nhờ chất lượng nổi bật phải chờ hàng tháng mới có, giá vẫn không hạ”. Bà Hồng chia sẻ thêm, để tồn tại trong khó khăn, người nuôi heo phải đi theo hướng năng suất, chất lượng bằng cách chọn con giống tốt, đầu tư mạnh về dinh dưỡng. Ai không đủ sức nên chuyển sang nghề khác để tránh đổ nợ. Đây là thời điểm rất cần Nhà nước đưa ra những chính sách hỗ trợ thiết thực, nhất là về vốn tín dụng để người chăn nuôi tái đầu tư lại đàn theo hướng chuyên nghiệp, đạt năng suất cao.
Bình Nguyên
Báo Đồng Nai​
 


Giá heo hơi liên tục giảm nhưng thịt heo ở chợ và siêu thị thì chẳng thấy giảm đồng nào. Người chăn nuôi và người tiêu dùng bị thiệt. Ai được lợi nhỉ?
Bọn thịt lợn
 
"Giau nuoi ca, kha nuoi heo" gio tinh the thay doi biet lam gi. Nhu cau thuc pham van rat lon, bo lam nong nghiep se co ngay bi phu thuoc. Nguoi da chon nghe va dam me no tat se co ngay no du, vuot duoc kho khan luc nay se co nhieu hy vong trong tuong lai.
 
heo nhà nuôi thì chẳng thấy đâu. toàn heo của bọn nào tuồn về
 
Năm nay là năm con gà mà . Nông dân chết , chăn nuôi chết , kéo theo nền kinh tế nước nhà đi xuống. haiza.
 
dân mình vẫn làm theo phong chào không có quy hoạch cụ thể nên mãi khổ vậy
 

dân mình vẫn làm theo phong chào không có quy hoạch cụ thể nên mãi khổ vậy
O đâu mà chẳng vậy, cứ cái gì có lợi nhuận cao là làm, nhưng do nhà nước ko có khả năng điều chỉnh dc thị trường nên để dân sống chết mặc bay
 
Nhà quê tôi có 1000 con hiện đang được 30 kg. Không biết có xuất đi nổi không ?
 
Nếu muốn phát triển phải theo hướng chăn nuôi tập trung quy mô lớn, chủ động nguyên liệu đầu vào nhằm giảm giá thành, có quy hoạch định hướng đầu ra rõ ràng... Ở mình chủ yếu hiện nay vẫn là chăn nuôi nhỏ lẻ, tự phát theo phong trào, giá thành đầu vào vẫn cao. Hiện tại nếu giá lợn hơi 30k/kg đã là lỗ, vậy mà theo thông tin là hiện giá thịt lợn đông lạnh của nhiều nước khi nhập về VN mình giá có 27k/kg, giá thịt gà nhập có 20k/kg. Như vậy cạnh tranh ngay trong nước đã rất khó khăn
http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-...g-thit-lon-nhap-khau-ve-viet-nam-3568661.html
 
Hơn nửa năm qua, giá heo hơi liên tục đứng ở mức thấp. Nhiều chủ trại, hộ chăn nuôi buộc phải treo chuồng, bán đổ bán tháo trại chăn nuôi vì đổ nợ. Trước đây nuôi heo cho lợi nhuận “khủng” thì nay con heo đang “ăn” dần vào đất đai, nhà cửa của nhiều hộ gia đình.
images1860922_7A.jpg

Dù thua lỗ hàng trăm triệu đồng nhưng ông Nguyễn Văn Bàng (ấp Đồi Rìu, xã Hàng Gòn, TX.Long Khánh) vẫn phải tái đàn vì heo con bán không ai mua.

Theo những chuyên gia trong ngành chăn nuôi, giá heo hơi sẽ khó phục hồi trong thời gian tới. Người chăn nuôi phải mạnh tay giảm đàn, đầu tư chăn nuôi theo hướng chuyên nghiệp, tăng năng suất, chất lượng chăn nuôi. Những người đầu tư nuôi heo chạy theo phong trào hoặc chăn nuôi nhỏ lẻ không đủ sức chuyển đổi thì nên tính đến việc ngưng chăn nuôi để giảm lỗ.

Mất sổ đỏ vì heo

Ông Nguyễn Kim Đoán, Phó chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, cho biết: “Người chăn nuôi đang đứng trên bờ vực phá sản. Nhiều hộ chăn nuôi nhỏ lẻ đã treo chuồng vì không còn sức giữ đàn. Không ít chủ trại heo quy mô lớn “cắn răng” đem giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) thế chấp cho ngân hàng, sổ đỏ trại thì thế chấp cho đại lý cám. Dự đoán giá heo khó khởi sắc trong vài tháng tới càng khiến người chăn nuôi khốn đốn”.

Hiện nay người có nhu cầu mua trại chăn nuôi, đất vườn tại Đồng Nai chỉ cần lên mạng tìm kiếm là có hàng loạt các trại chăn nuôi đang rao bán. Có trại do chính chủ bán, nhưng không ít người bán là các chủ đại lý cám siết nợ từ người chăn nuôi. Ông Nguyễn Văn Bàng, chủ trại nuôi heo tại ấp Đồi Rìu (xã Hàng Gòn, TX. Long Khánh), than thở: “Nửa năm qua, gia đình tôi lỗ hàng trăm triệu đồng do giá heo thấp, buộc phải cầm sổ đỏ vay vốn ngân hàng duy trì đàn. Nhưng đợt nào xuất heo cũng phải đi vay nợ thêm để bù vào do lỗ”. Theo ông Bàng, rất nhiều trại trong khu vực này phải treo chuồng vì không còn vốn để duy trì đàn. Nhiều hộ chăn nuôi bị đại lý cám siết heo, siết sổ đỏ trại nuôi vì không đủ sức trả nợ. Hiện tại, nhiều nơi rao bán trại heo nhưng tìm không ra người mua.

Ông Nguyễn Hoàng Yên, chủ trại heo ấp Tân Phong (xã Hàng Gòn, TX. Long Khánh), lo lắng: “Mấy tháng nay, gia đình tôi rao bán trại heo quy mô nuôi khoảng 500 con heo thịt mà vẫn chưa tìm được người mua. Trại heo này gia đình tôi mới xây vào cuối năm 2016, cả tiền đất và đầu tư trại khoảng 1,5 tỷ đồng. Trại chưa nuôi lứa heo nào vì xây xong, heo liên tục rớt giá nên tôi quyết định bán trại”. Để giảm lỗ, gia đình ông Yên cũng đã giảm 50% sản lượng đàn heo thịt đang nuôi tại trại cũ. Gia đình ông hiện như “ngồi trên đống lửa” vì phải vay vốn ngân hàng đầu tư, giờ rơi vào cảnh treo chuồng mà chưa biết xoay xở ra sao.​
Mạnh tay giảm đàn


Ông Phạm Nhất Huy, Giám đốc thương mại Hợp tác xã dịch vụ chăn nuôi Xuân Phú (huyện Xuân Lộc), cảnh báo: “Thời gian qua, nhiều trại nuôi có giảm đàn heo thịt nhưng vẫn cố gắng giữ đàn nái với hy vọng qua giai đoạn khó khăn gầy dựng lại đàn. Như vậy, việc giảm tổng đàn để cân bằng cán cân cung cầu của thị trường heo vẫn chưa giải quyết được phần gốc”. Theo ông Huy, tình trạng thua lỗ, heo tồn khó bán ra khiến nhiều người nuôi heo cắt giảm khẩu phần ăn của đàn nái nhằm giảm bớt chi phí. Nhưng đây là cách làm sai lầm vì sẽ làm suy con nái, đồng thời gây ảnh hưởng đến chất lượng đàn heo giống. Đây là giai đoạn người chăn nuôi nên mạnh tay loại bỏ đàn nái kém chất lượng vì trong giai đoạn khó khăn hiện nay, chăn nuôi kém năng suất thì càng nuôi càng lỗ.

Cùng quan điểm trên, bà Phan Thị Hồng, Giám đốc Công ty TNHH Kim Ngọc Phan (TX.Long Khánh), so sánh: “Thời heo “sốt” giá, heo nái già vẫn có thể bán được 6-7 triệu đồng, giờ chỉ còn bằng 1/3 thôi. Giá heo giống cũng giảm hơn một nửa so với cùng kỳ năm ngoái nhưng vẫn không bán được. Trong khi đó, tôi đặt con giống ở công ty sản xuất giống có thương hiệu nhờ chất lượng nổi bật phải chờ hàng tháng mới có, giá vẫn không hạ”. Bà Hồng chia sẻ thêm, để tồn tại trong khó khăn, người nuôi heo phải đi theo hướng năng suất, chất lượng bằng cách chọn con giống tốt, đầu tư mạnh về dinh dưỡng. Ai không đủ sức nên chuyển sang nghề khác để tránh đổ nợ. Đây là thời điểm rất cần Nhà nước đưa ra những chính sách hỗ trợ thiết thực, nhất là về vốn tín dụng để người chăn nuôi tái đầu tư lại đàn theo hướng chuyên nghiệp, đạt năng suất cao.
Bình Nguyên
Báo Đồng Nai​
Cứ làm theo cái nghề truyền thống nhưng ko có cái đầu ra và giá cả ổn định thì nông dân chỉ có chết. hết heo rùi sẽ tới bò giá mỗi ngày mỗi rẽ
 
Hiện các cơ quan Nhà nước vẫn nói rằng đang tích cực xúc tiến để phía TQ cho nhập thịt lợn của ta. Nhưng theo tôi sẽ không khả thi. Hiện phía họ chỉ chấp nhận cho nhập lợn con, lợn thịt đã giết mổ (với điều kiện đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật của phía họ). Còn với lợn sống thì chưa cho phép. Cái này là chắc chắn sẽ không thể đàm phán được và cả với bất kỳ nước nào khác, ngay cả nước mình cũng sẽ không bao giờ cho phép một nước khác nhập lợn tươi sống vì nhiều yếu tố. Với những con vật nuôi phổ biến như lợn, gia cầm... thì đừng hy vọng cứ nuôi được là có thể xuất đi nước nào đó, vì chính họ cũng phải bảo vệ ngành chăn nuôi của nước họ, nước mình cũng vậy. Vì vậy hiện nếu phải giết mổ rồi bảo quản mới được xuất đi thì hiện tại mình mới chỉ có ít DN làm được với số lượng rất hạn chế, mà giá cả cũng chưa thể cạnh tranh. Không riêng gì với con lợn mà cả ngành chăm nuôi của mình hiện mới chỉ làm được khâu chăn nuôi, còn khâu chế biến và tiêu thụ vẫn còn quá kém.
 
Last edited:
Cũng bởi bà con mình hay chạy theo phong trào. Trước khi đợi Nhà nước có chính sách hỗ trợ thì mình hãy chủ động giúp mình trước đi.
 
Hiện các cơ quan Nhà nước vẫn nói rằng đang tích cực xúc tiến để phía TQ cho nhập thịt lợn của ta. Nhưng theo tôi sẽ không khả thi. Hiện phía họ chỉ chấp nhận cho nhập lợn con, lợn thịt đã giết mổ (với điều kiện đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật của phía họ). Còn với lợn sống thì chưa cho phép. Cái này là chắc chắn sẽ không thể đàm phán được và cả với bất kỳ nước nào khác, ngay cả nước mình cũng sẽ không bao giờ cho phép một nước khác nhập lợn tươi sống vì nhiều yếu tố. Với những con vật nuôi phổ biến như lợn, gia cầm... thì đừng hy vọng cứ nuôi được là có thể xuất đi nước nào đó, vì chính họ cũng phải bảo vệ ngành chăn nuôi của nước họ, nước mình cũng vậy. Vì vậy hiện nếu phải giết mổ rồi bảo quản mới được xuất đi thì hiện tại mình mới chỉ có ít DN làm được với số lượng rất hạn chế, mà giá cả cũng chưa thể cạnh tranh. Không riêng gì với con lợn mà cả ngành chăm nuôi của mình hiện mới chỉ làm được khâu chăn nuôi, còn khâu chế biến và tiêu thụ vẫn còn quá kém.
Chờ đàm phán xong thì 80% đã yên nghỉ. Theo thông tin vỉa hè mình biết Trung Quốc đang mua lợn từ 10-20kg. Vậy là xong một hồi, 3-4 tháng sau mời xem tiếp hồi sau sẽ rõ
 
Tôi thấy bạn Đỗ Mến nói đúng, đừng đổ lỗi cho nhà nước mà sao không nghĩ là chính tại chúng ta. Mà nói luôn là ngay cả thịt lợn Việt Nam giờ có giết mổ rồi mới xuất cũng không có nhiều cơ sở đủ tiêu chuẩn xuất khẩu, thị trường Trung Quốc là thị trường dễ tính mà còn không vào được thì xin hỏi thị trường nào chúng ta vào được
 
Tôi thấy bạn Đỗ Mến nói đúng, đừng đổ lỗi cho nhà nước mà sao không nghĩ là chính tại chúng ta. Mà nói luôn là ngay cả thịt lợn Việt Nam giờ có giết mổ rồi mới xuất cũng không có nhiều cơ sở đủ tiêu chuẩn xuất khẩu, thị trường Trung Quốc là thị trường dễ tính mà còn không vào được thì xin hỏi thị trường nào chúng ta vào được
thế mấy ông cán bộ nông nghiệp làm gì, khi thấy nông dân làm ồ ạt thì phải tư vấn cho họ chứ, phải nắm tình hình kinh tế để phổ biến cho nông dân, đằng này dân thích làm gì làm, các ông có quan tâm đâu, chỉ việc ăn rồi họp vs báo cáo.
 
thế mấy ông cán bộ nông nghiệp làm gì, khi thấy nông dân làm ồ ạt thì phải tư vấn cho họ chứ, phải nắm tình hình kinh tế để phổ biến cho nông dân, đằng này dân thích làm gì làm, các ông có quan tâm đâu, chỉ việc ăn rồi họp vs báo cáo.
Qua vụ khủng hoảng này để thấy các nhà làm chính sách ở ta quá lúng túng. Thị trường TQ nhu cầu thịt lợn vẫn rất lớn, hiện họ tiêu thụ hàng năm bằng một nửa nhu cầu tiêu thụ toàn thế giới. Tôi có biết 1 thông tin là đầu năm 2016 đã có đoàn DN của TQ sang mình khảo sát để nhập khẩu thịt lợn chính ngạch, tuy nhiên khi làm việc với các DN chế biến của mình thì cơ sở giết mổ và kho cấp đông không đạt yêu cầu, yêu cầu kho cấp đông của họ phải đạt âm 18oC. Tiếc thay lúc đó các bộ ngành của mình không cùng các DN trong nước bàn bạc mà giải quyết. Tôi nghĩ chỉ cần Nhà nước hỗ trợ ví dụ như cho vay ưu đãi giúp các DN xây dựng cơ sở giết mổ và kho cấp đông thì giải quyết được ngay. Để đến bây giờ khủng hoảng cứ họp ngành liên miên và hô hào suông, lại còn nào là công văn hỏa tốc gì gì chẳng có biện pháp nào thiết thực cả
 


Back
Top