Kỹ thuật nuôi dòi làm thức ăn chăn nuôi

Nguyên văn "Nuôi dòi quá dễ, rất ít tốn kém, chu kỳ ngắn. Cứ 2.000g phân tươi có thể sản xuất 500g dòi. 1m3 lồng có thể sản xuất 150g dòi/ngày. Nếu dùng lồng nuôi 3 tầng, trong 10 tháng, mỗi ngày có thể thu được 20-25kg dòi. Giá thành 1 kg dòi sống chưa tới 500 đồng. Nếu tính quy đổi 4kg dòi sống thành 1kg bột cá, thì giá thành không bằng 30% bột cá"

Các bác có biết ở đâu bán giòi (dòi) chỉ cho em với ạ? Em ở Hà Nội, có trang trại,cần nguồn cung cấp giòi để làm thức ăn cho gia cầm ạ!

Kỹ thuật nuôi dòi làm thức ăn chăn nuôi


Nuôi dòi quá dễ, rất ít tốn kém, chu kỳ ngắn. Cứ 2.000g phân tươi có thể sản xuất 500g dòi. 1m<sup>3</sup> lồng có thể sản xuất 150g dòi/ngày. Nếu dùng lồng nuôi 3 tầng, trong 10 tháng, mỗi ngày có thể thu được 20-25kg dòi. Giá thành 1 kg dòi sống chưa tới 500 đồng. Nếu tính quy đổi 4kg dòi sống thành 1kg bột cá, thì giá thành không bằng 30% bột cá.


Ấu trùng của ruồi, nhặng gọi là dòi. Dòi sử dụng thức ăn là phân tươi của vật nuôi, sinh sản cực nhanh, nuôi nhân tạo rất đơn giản, bà con nhà nông đều có thể tự làm.
Thành phần dinh dưỡng trong dòi rất phong phú: protein thô 56-63% (bình quân 59,5%), chất béo thô 13%, tro 7%, đường 3,1% là thức ăn giàu protein, thành phần dinh dưỡng ngang ngửa với bột cá Pêru. Dòi tươi sống có hàm lượng protein 15%, chất béo thô 5,8%, đủ chất dinh dưỡng làm thức ăn nuôi trực tiếp cho lợn, gà, vịt, cá, đồng thời là thức ăn sống tốt nhất, có giá thành thấp nhất để nuôi các động vật đặc sản như tôm, cua, cá trình, lươn, ếch, cá song, ba ba, rùa…
Nuôi dòi quá dễ, rất ít tốn kém, chu kỳ ngắn. Cứ 2.000g phân tươi có thể sản xuất 500g dòi. 1m<sup>3</sup> lồng có thể sản xuất 150g dòi/ngày. Nếu dùng lồng nuôi 3 tầng, trong 10 tháng, mỗi ngày có thể thu được 20-25kg dòi. Giá thành 1 kg dòi sống chưa tới 500 đồng. Nếu tính quy đổi 4kg dòi sống thành 1kg bột cá, thì giá thành không bằng 30% bột cá. Có một gia đình nông dân, dùng lồng tre nuôi dòi, với 14 lồng mỗi ngày sản xuất được 30kg dòi sống, đủ nuôi 1.000 con ba ba. Nếu nuôi dòi trở thành một chuỗi sinh học để sản xuất thức ăn, giá thành nuôi ba ba giảm gần một nửa, năng suất lại tăng gấp bội.
Nuôi dòi có 2 khâu quan trọng: nuôi ruồi bố mẹ và gây nuôi dòi thành phẩm, kỹ thuật khác nhau nhiều. Nhưng nuôi dòi chỉ để làm thức ăn thì không cần nuôi ruồi bố mẹ, mà sử dụng ruồi bố mẹ trong thiên nhiên để đẻ trứng, rồi nuôi thành dòi, đỡ tốn kém hơn nhiều.

Trích đoạn :
Thùng Bug Barrack kích thước 240x80x40cm, hoạt động được hơn nửa tháng nay:





Thức ăn là phân bò tươi và hỗn hợp hèm-xác mì. Mỗi ngày cho vào khoảng 15.000 con giống (ấp từ 30 ổ trứng trong 7 ngày). Từ vài ngày nay đã bắt đầu cho thu hoạch khoảng 500-600g/ngày. Nhộng đen thu được có kích thước nhỏ, có lẽ do thùng nuôi còn trong quá trình ổn định và mình cũng cho tụi nó ăn chưa đủ. Mỗi ngày mình hớt bớt lớp dư chất trên cùng để lọc đem bón rau, và giúp giữ cho lớp dư chất trong thùng không dày lên quá nhanh, chỉ ở mức trên dưới 20cm.
Khi thùng hoạt động ổn định mình sẽ thông báo tiếp.

@ANH AQ101: Mai hay mốt em post hình cách gắn bìa cac tông thu trứng nhé.

Hai chuồng lưới. Một nửa lộ thiên, một nửa có tôn che mưa nắng. Mỗi chuồng có kích thước khoảng 2x4x2m. Kéo ống tưới phun sương (dùng béc tưới lan). Khi có nắng thì tưới 2h một lần, mỗi lần vài chục giây, làm đọng nước trên lá và vách lưới để ruồi uống và làm tăng độ ẩm bên trong.

Hướng nào có gió lùa phải che bớt lại, hạn chế ruồi đẻ lung tung trên vách lưới, góc lưới.


Trong chuồng cần trồng cây để có chỗ ruồi đậu và ổn định độ ẩm.

Thùng chứa nhộng đen (80x80x40cm), được che mưa che nắng tuyệt đối, mỗi ngày cho vào đó 1kg nhộng đen.

Xô thu trứng: chứa những thứ bốc mùi càng hôi càng tốt (ruột, đầu cá, máu heo, đầu tôm, phân heo...), treo các mảnh cac tông lên vách xô, cách lớp rác bên dưới khoảng 5cm. Trứng được thu hằng ngày vào chiều tối, cho vào hộp nhựa phun ẩm trong 40-45h sau đó cho vào thùng chứa thức ăn. Sau 5-6 ngày mới trút vào bể nuôi (đang nuôi ấu trùng). Nếu trứng chưa nở mà trút vào bể nuôi, ấu trùng trong đó sẽ xơi luôn trứng.
 


Last edited by a moderator:
gửi hapylove.!

Các bác có biết ở đâu bán giòi (dòi) chỉ cho em với ạ? Em ở Hà Nội, có trang trại,cần nguồn cung cấp giòi để làm thức ăn cho gia cầm ạ!
Cám ơn các bác nhiều!
Chào bạn, bạn cũng là ngừơi nhanh nhạy đó, nếu mua con giòi thì giá thành sẽ rẻ hơn trùn quế ( giun ) nếu muốn tôi có thể giúp bạn sản xuất tại chỗ khỏi phải mua, mà bạn tên thật là gì và ở đâu vậy, nói tôi nghe điều kiện môi trường nơi bạn sống và làm việc đi, nếu đủ điều kiện tôi hứa sẽ giúp, cách đây 2 năm tôi mới ko sản suất giòi nữa vì điều kiện môi trường, nhưng nó thật sự là nguồn lợi vô cùng lớn đó, đủ khả năng làm giầu từ nó đó bạn, mà nói thật nếu dùng giòi để nuôi gia cầm và nuôi cá thì không còn gì bằng. thân chào.!
 
Last edited by a moderator:
Dòi ?? Thức ăn cho gia súc gia cầm thì chỉ có trùn thôi? Lần sau đăng tin rõ ràng tí nhá bạn . Ghi rõ phương thức liên hệ vào ,chung chung dễ bị close lắm.
Vttgiang không biết rồi, giòi là 1 thứ thức ăn giàu chất đạm và khoáng không thua kém trùn là bao đâu, mà giá thành sx cũng cực kỳ thấp, nếu quản lý tốt thì so sánh với nuôi trùn sẽ thấp hơn rất nhiều, mà sản lượng tính trên m2 thì gấp 10-15 lần so với nuôi trùn đó, cách đây 3 năm tôi nuôi và tính chi phí giá thành chưa tới 4000đ/kg, mà 1m2/ tháng có thể cho ra 30-45kg/tháng, bạn thấy nuôi trùn liệu được bao nhiêu.???
 
tôi cũng là chăn nuôi nhưng chưa hề nghĩ đến việc này. Thật là ý kiến hay,tôi sẽ tìm hiểu thêm và mong được biết nhiều hơn qua lời tư vấn của mọi người
 
qua la trên dien đàn có nhiều điều hay quá, tôi chưa từng nghe nói có người nuôi dòi , cái này rất hay!mong các bác nói rõ hơn cho nông dân tui học hỏi
 
chào anh MẠNH giòi này là ấu trùng của ruồi phải không anh
Vâng đúng vậy mọi người nhìn hình ảnh như vậy thấy sao? nếu muốn nuôi đc nhiều giòi thì có rất nhiều vấn đề cần làm nữa, tuy nhiên nắm vững rồi thì lại thật đơn giản.
 

[FONT=Tahoma,Arial,Verdana] Kỹ thuật nuôi dòi làm thức ăn chăn nuôi Nuôi dòi quá dễ, rất ít tốn kém, chu kỳ ngắn. Cứ 2.000g phân tươi có thể sản xuất 500g dòi. 1m<sup>3</sup> lồng có thể sản xuất 150g dòi/ngày. Nếu dùng lồng nuôi 3 tầng, trong 10 tháng, mỗi ngày có thể thu được 20-25kg dòi. Giá thành 1 kg dòi sống chưa tới 500 đồng. Nếu tính quy đổi 4kg dòi sống thành 1kg bột cá, thì giá thành không bằng 30% bột cá.
(Bài viết của [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Th.S Triệu Minh Đức - ĐH Thành Tây)[/FONT]


Ấu trùng của ruồi, nhặng gọi là dòi. Dòi sử dụng thức ăn là phân tươi của vật nuôi, sinh sản cực nhanh, nuôi nhân tạo rất đơn giản, bà con nhà nông đều có thể tự làm.<o:p></o:p>
Thành phần dinh dưỡng trong dòi rất phong phú: protein thô 56-63% (bình quân 59,5%), chất béo thô 13%, tro 7%, đường 3,1% là thức ăn giàu protein, thành phần dinh dưỡng ngang ngửa với bột cá Pêru. Dòi tươi sống có hàm lượng protein 15%, chất béo thô 5,8%, đủ chất dinh dưỡng làm thức ăn nuôi trực tiếp cho lợn, gà, vịt, cá, đồng thời là thức ăn sống tốt nhất, có giá thành thấp nhất để nuôi các động vật đặc sản như tôm, cua, cá trình, lươn, ếch, cá song, ba ba, rùa…<o:p></o:p>
Nuôi dòi quá dễ, rất ít tốn kém, chu kỳ ngắn. Cứ 2.000g phân tươi có thể sản xuất 500g dòi. 1m<sup>3</sup> lồng có thể sản xuất 150g dòi/ngày. Nếu dùng lồng nuôi 3 tầng, trong 10 tháng, mỗi ngày có thể thu được 20-25kg dòi. Giá thành 1 kg dòi sống chưa tới 500 đồng. Nếu tính quy đổi 4kg dòi sống thành 1kg bột cá, thì giá thành không bằng 30% bột cá. Có một gia đình nông dân, dùng lồng tre nuôi dòi, với 14 lồng mỗi ngày sản xuất được 30kg dòi sống, đủ nuôi 1.000 con ba ba. Nếu nuôi dòi trở thành một chuỗi sinh học để sản xuất thức ăn, giá thành nuôi ba ba giảm gần một nửa, năng suất lại tăng gấp bội.<o:p></o:p>
Nuôi dòi có 2 khâu quan trọng: nuôi ruồi bố mẹ và gây nuôi dòi thành phẩm, kỹ thuật khác nhau nhiều. Nhưng nuôi dòi chỉ để làm thức ăn thì không cần nuôi ruồi bố mẹ, mà sử dụng ruồi bố mẹ trong thiên nhiên để đẻ trứng, rồi nuôi thành dòi, đỡ tốn kém hơn nhiều.<o:p></o:p>
1. Lựa chọn thức ăn nuôi dòi<o:p></o:p>
Cách phối chế: tốt nhất là kết hợp phân gà với phân lợn. Dùng phân trâu bò kém hiệu quả. Có 3 cách thức phối chế:<o:p></o:p>

-Phân lợn, gà mỗi loại 50%, thêm chút ít nước, độ ẩm 80%.<o:p></o:p>
-Phân lợn 1 phần, phân gà 2 phần, thêm nước, độ ẩm 80%.<o:p></o:p>
-Phân lợn 2 phần, phân gà 1 phần, thêm nước, độ ẩm 80%.<o:p></o:p>

2. Kỹ thuật nuôi dòi<o:p></o:p>
a. Dùng chậu nhựa: <o:p></o:p>
Mỗi chậu nhựa sản xuất 1-1,5kg dòi, có thể nuôi 50-75 con rùa cá sấu. Sử dụng nội tạng động vật, chuột chết, đặt vào nơi có nhiều ruồi, nhặng để nhử chúng đến đẻ trứng. Thu trứng dòi vào sáng và tối, đưa trứng vào chậu nhựa đường kính 60cm, hoặc thùng nhựa đường kính 30cm, cho thêm chút ít rượu vào chậu, giữ độ ẩm, đậy nắp, sau 2-3 ngày sẽ có dòi. Cách làm này có thể làm ngoài trời, không cần giống. Thức ăn nuôi dòi, từ ít đến nhiều, sử dụng phân gà, lợn trộn theo tỉ lệ 1/1 cho vào chậu. Một chậu nhựa đường kính 60cm, cho 1kg phân, cho thêm 100cc nước đường có 3% rượu (hoặc nước dỉ đường), sau 4-5 ngày là có dòi. Khi thu dòi, cho nước vào chậu dùng gậy đập nhẹ vào chậu, dòi sống sẽ nổi lên mặt nước, dùng vợt vớt ra rửa sạch, khử trùng rồi đem nuôi. Nước bã cho vào bồn khí sinh học hoặc hố phân để phân huỷ. Cũng có thể sử dụng nước bã này đưa vào ao để nuôi rùa, ba ba, lươn, cá…<o:p></o:p>
b. Nuôi trên đất ngoài trời: <o:p></o:p>
Là cách nuôi phù hợp phương thức nuôi quy mô lớn.<o:p></o:p>

-Chọn nơi nuôi: chọn nơi đất bằng phẳng xa nhà, gần trại chăn nuôi, diện tích khoảng 4m<sup>2</sup>.<o:p></o:p>
-Làm lồng nuôi: dùng cọc sắt hoặc gỗ để làm lồng nuôi, cao 50cm, phía trên lồng và 2 bên có lớp các tông để che nắng. Xung quanh lồng có 1 lớp vải nhựa che phủ để giữ nhiệt, giữ ẩm. Lồng có kích cỡ nhỏ, có thể di chuyển.<o:p></o:p>
-Trên lớp đất phẳng được rải phân gà trộn phân lợn theo tỉ lệ 1/1. Cho thêm nước, đảm bảo độ ẩm phân, giữ lớp phân tơi xốp, dầy 5-10cm. Sau đó đậy lồng lên lớp đất đã rải phân, dỡ vải nhựa 2 bên, trên lớp phân rải bỏ thêm vài con chuột chết hoặc nội tạng động vật để nhử ruồi.<o:p></o:p>
-Sau khi rải phân, giữ phân đủ ẩm, để ruồi đẻ trứng và nở. Với phân gà chỉ cần giữ ẩm là được, nhưng nếu dùng phân lợn thì cho thêm nước amôniac 0,03% để nhử ruồi đến đẻ trứng. Sau ngày đầu tiên ruồi đẻ trứng, bỏ vải nhựa xung quanh lồng, nén nhẹ lớp phân, để trứng ruồi nở. Sau 8-12 giờ, trứng ruồi sẽ nở. Sau khi trứng nở, không được để đọng nước. Sau khi nở 6-9 ngày, có thể thu dòi. Phải đảm bảo không để dòi hoá nhộng. Do dòi sợ nắng, khi thu dòi, rỡ chụp lồng, để ánh nắng chiếu thẳng vào lớp phân, dòi sẽ chui xuống đáy, sau đó gạt lớp phân phía trên, rồi gom phân và dòi ở phía dưới, có thể thu được dòi, phân còn lại sẽ bổ sung phân tươi rồi san ra tiếp tục nuôi dòi đợt sau. <o:p></o:p>

c. Cách nuôi trong chậu ven ao: <o:p></o:p>
Dùng 1 chậu đường kính 40cm treo trên mặt ao nuôi rùa đặt cách nhau 1-2m. Chậu đặt cách mặt nước 20cm. Cho phân vào chậu, trộn chút ít nước amoniac, trên đó bỏ vài con chuột chết hoặc nội tạng động vật để nhử ruồi đẻ trứng. Ruồi nhặng sẽ kéo nhau vào đẻ, chỉ sau 7 ngày là có dòi bò ra trong chậu. Khi đó, đổ lớp phân có dòi xuống ao để rùa ăn. <o:p></o:p>
Cách làm này rất đơn giản, cứ 2 kg phân thu được 500g dòi. Cần lưu ý, chậu không sâu quá, khoảng 10-15cm, nên dùng chậu nhựa, đáy có 2-3 lỗ thoát nước để không đọng nước khi gặp mưa. Khi cho phân vào chậu, dùng giấy các tông che 3/4 chậu, còn chừa lại 1/4 để nhử ruồi, nhặng. Việc che nắng còn có lợi cho sinh trưởng của ruồi. Trong quá trình nuôi, phải giữ độ ẩm vừa phải.<o:p></o:p>
d. Nuôi trên giá đặt trong nhà<o:p></o:p>
Cách nuôi này phù hợp phương thức nuôi trang trại lớn. Cấu trúc giá nuôi đảm bảo tự động tách dòi, giảm nhân công, thao tác thuận tiện, quản lý dễ.<o:p></o:p>

-Làm nhà nuôi dòi: sử dụng nhà cũ, kho cũ, xa dân cư, gần chuồng trại, để tiện lấy phân tươi. Một gian rộng 30-50m<sup>2</sup>, có cửa kính hoặc lưới thép. Xung quanh gian nhà có rãnh ngăn kiến.<o:p></o:p>
-Giá nuôi dòi: trong gian phòng làm giá phẳng xây bằng gạch rộng 1,5m<sup>2</sup>, cao 30cm. Trên giá phẳng có xây gờ xung quanh, cao 10cm, xung quanh giá có rãnh rộng 3cm, sâu 2cm để thu dòi. Trên giá phẳng dùng xi măng láng mặt trơn nhẵn. Ở 2 góc hai bên có lỗ thu dòi, đường kính 3cm, phía dưới lỗ này có đặt bình hứng dòi.<o:p></o:p>
-Cho ăn, nhử dòi và thu dòi: phân tươi (lợn và gà) được sử dụng tương tự các cách làm trên. Phân được trộn nước, rải thành đống nuôi dòi ở giữa, phía trong dầy 15cm, xung quanh 3-4cm. Trên giá có bỏ chuột chết, nội tạng động vật khoảng 500g. Sau khi đưa trứng vào 4-5 ngày là có dòi. Khi dòi trưởng thành sẽ tự động bò ra khỏi đống phân, tìm nơi để hoá nhộng. Chúng sẽ bò tập kết vào rãnh rồi rơi xuống bình hứng dòi. Vào mùa hè mỗi ngày đổi bình hứng dòi 2 lần, dòi tươi lấy ra, rửa bằng KMnO<sub>4</sub> 0,1% trong 3 phút có thể để nuôi.<o:p></o:p>
-Đổi thức ăn: lần cho ăn đầu tiên sau khi gây nuôi 5 ngày là có dòi. Khi đó, thức ăn ở phía trên vẫn chưa sử dụng, phía dưới cũng sử dụng chưa hết. Do đó, sau khi thu dòi lần 1 cho thêm 40% thức ăn mới trộn vào thức ăn cũ, rồi gây dòi lần 2. Lần 3 thêm 50% thức ăn mới, những lần sau đó bổ sung thức ăn mới theo tỉ lệ cao hơn và vẫn tận dụng thức ăn cũ.<o:p></o:p>

Trường Đại học Thành Tây đã phối hợp với một số doanh nghiệp ứng dụng công nghệ sản xuất dòi làm thức ăn cao đạm, rẻ tiền để nuôi rùa, ba ba, tiếp tục hoàn thiện quy trình kỹ thuật để chuyển giao cho nông dân, góp phần nâng cao hiệu quả ngành chăn nuôi, nâng cao thu nhập cho nông dân.
[/FONT]
 
Dòi ?? Thức ăn cho gia súc gia cầm thì chỉ có trùn thôi? Lần sau đăng tin rõ ràng tí nhá bạn . Ghi rõ phương thức liên hệ vào ,chung chung dễ bị close lắm.


Nuôi trùn vừa lâu mà lách cách nào là nhiệt độ , độ ẩm ph sàng lọc lấy trùn đầu tư sân bãi vv và vv

Trong khi nuôi GIòi vừa nhanh mà chi phí lại thấp

Tôi dùng mắm tôm để dụ ruồi nuôi thử vài lần thấy nó lớn nhanh thích lắm . Ai muốn nuôi thì lấy ít phần cho vào chậu rải ít mắm tôm pha loãng lên làm mồi nhử có điều kiện thì mang ra bãi rác trong vùng mình sống để lấy giống . đảm bảo 3 ngày sau cả chậu phân toàn là giòi lúc đó san ra cho tiếp phân để nuôi cũng đủ cho vài chục con gà ăn thoải mái


Nhân tiện bác nào biết địa chỉ bán giống chim cút ở miền bắc pm em địa chỉ chung_khoanvn@yahoo.com em xin chân thành cảm ơn
 
em thấy tụi Trung Quốc nhốt Ruồi xanh vào màn ngủ và nuôi lấy trứng rồi cho nở thành dòi

đàn anh nào biết tụi nó cho Ruồi ăn j để sống và sinh sản ko ạ
Em đang rất cần thông tin này
kính mong mấy Bác giup!
 
Nhốt trong màn mình đã làm bạn lấy đường pha với chút nước để trong một chiếc bát đúc bằng xi măng . Nước để ít tránh ruồi bị ngộp chết . Ngoài ra mình cho ăn vỏ quả ngọt
chuối , đu đủ , cá, phân

Thường thì những thức ăn thô mình cho vào chiếc khay nhựa . Mình làm 2 loại một loại phân ruột cá tưới mắm tôm , và một loại thức ăn hoa quả . Cùng với bát nước đường như đã nó ở trên . Cứ 1 ngày lại mang 2 khay thức ăn đó ra trộn chung lại đổ vào thùng nuôi .Đến ngày thứ 2 đã thấy giòi lúc nhúc rồi
Hôm sau thay hai khay thức ăn tự chế như trên vào là ok . lúc đầu chưa có nhặng xanh nhử ở bãi rác được vài thùng ruồi thì bạn cho bọn đấy mọc cánh hết đi . Đó sẽ là những con ruồi sinh sản còn bọn giòi mình đã thử một thùng nuôi ( loại thùng sơn tường ) nuôi vớ vẩn thôi cũng đủ làm thức ăn cho cả đàn gà vài chục con . Mình lấy luôn phân gà để nuôi . Sau 6 hôm là đổ ra máng cho gà ăn lúc đấy chỉ có giòi và giòi . Nước dịch từ nuôi giòi chắt ra tưới cây cực tốt vì nó chứa rất nhiều amoniac . Vì thế nếu nuôi giòi trong thùng nắp thùng phải chọc thủng và làm một cái thoát khí như ống thoát khí bể phốt để đỡ bị sốc vì mùi bùn mùi khai . Còn nếu nuôi mà ko đậy nắp cho ăn thiếu phân nó bò lổm ngổm lên thành thùng rồi thoát ra ngoài vừa gây thất thoát mà lại bẩn nữa
 
ở phần trên bác kia post có nói đến việc dùng phân trâu ko tốt . nhưng mình đọc tài liệu của thằng Nhật thì lại nói phần trâu nhiều vitamin C . Nuôi giòi là tốt nhất . Còn theo mình thì phân nào nó cũng chén tất chẳng cần phải tỉ lệ gì cả . Điểm mấu chốt và quan trọng nhất chính là bạn phải làm sao thu được nhiều trưnng nhất - cho ăn đầy đủ phân - Bác tài ở biên hòa nuôi giòi là nhất đấy vì trong nam trời Nóng nực nuôi 3 đến 4 hôm nó đã to như que diêm rồi mình ở miền bắc mùa đông lớn chậm hơn mùa hè
 
Last edited by a moderator:
Xin hỏi dòi có phải là mấy con mình để thiu nó lên dòi ko vậy?Ở nhà tôi hay bị mấy con dòi nhiều lắm,nhất là mấy bữa trời mưa.Tôi hay phơi vỏ tôm khô để làm thức ăn cho heo,cái vỏ tôm với râu đầu ng ta vứt đi.Trời nắng thì phơi 2 ngày là nó khô,bữa nào mưa liên tục 2 ngày,ngày thứ 3 dòi nó to bằng đầu đũa,bò lúc nhúc ở trong cái vỏ đầu tôm,lắc nó rớt cả đống,ghê quá trời ạ.Không biết có phải loịa này không?
 
Vttgiang không biết rồi, giòi là 1 thứ thức ăn giàu chất đạm và khoáng không thua kém trùn là bao đâu, mà giá thành sx cũng cực kỳ thấp, nếu quản lý tốt thì so sánh với nuôi trùn sẽ thấp hơn rất nhiều, mà sản lượng tính trên m2 thì gấp 10-15 lần so với nuôi trùn đó, cách đây 3 năm tôi nuôi và tính chi phí giá thành chưa tới 4000đ/kg, mà 1m2/ tháng có thể cho ra 30-45kg/tháng, bạn thấy nuôi trùn liệu được bao nhiêu.???

Theo tôi biết thì dòi là ấu trùng của con ruồi , thường thấy trên xác động vật phân hủy . Dòi anh Mạnh đang nói đến có phải nó? Hay là một dạng khác? Hình anh đăng tải hơi mờ , và không biết có phải đc nuôi đầy đủ thức ăn không mà tấy con dòi mập hơn trong tự nhiên.

Bổ sung : Thì ra nó đúng là ấu trùng ruồi ! Hôm nay mới được biết thêm vấn đề này, nhưng em chắc không dám nuôi .Nhìn thấy đám dòi là nổi da gà rồi !!
 
Last edited by a moderator:
Tôi ở Phú Yên.Tài liệu tôi củng có mua nhưng củng còn mù mờ quá.Mong anh chỉ giùm
 
Tôi ở Phú Yên.Tài liệu tôi củng có mua nhưng củng còn mù mờ quá.Mong anh chỉ giùm

Thực hiện Dễ thôi mà bạn nếu có tài liệu thì nuôi thử vài lần với quy mô nhỏ cho biết
Muốn nuôi giòi thì liên hệ với mấy bà bán cá ở chợ để mua lòng,mang cá ,phân cá về làm mồi nhử . đăt mồi nhử ở nơi nhiều ruồi để thu trứng . sau khi thấy giòi nở cho thêm phần ẩm là nuôi được thôi . ko khó lắm
 
em đọc tài liệu thấy tụi nhật nuôi dòi để nuôi gà công nghiệp,đọc thấy rất tuyệt mấy anh ạ.tụi nó chi nuôi gà độc bằng dòi.co hai khu:1 khu nuôi dòi,1 khu nuôi gà.Họ nuôi dòi bằng cách rất khác mấy bác chỉ bảo:đào hố cỡ 1m3.lớp rơm rạ cắt khúc 10cm xen kẽ lớp phân bò khô 10cm đến khi đầy hố.trên cùng là lớp rơm.sau đó nấu cháo gạo loãng để nguội tưới lên cho thấm đều xuông dưới,trên cùng đặt chừng 3-4kg long lợn,cá ương...sau ngày đầu thì tưới nước hàng ngày.10 ngay sau đươc gần 0.5m3 dòi!!!!em mê mẩn làm thử ngay! .......thất bại ngay lần đầu tiên và vài lần sau đó mà ko hiểu tại sao????có lẽ còn bí quyết !em nghĩ nếu thành công kỹ thuật này với sản lượng đúng như sách vở thi nông dân quê mình
đươc cứu khỏi nghèo đói.qua diễn đàn mong mọi người có nhiều sáng kiến cùng đóng góp,
em ở miền trung,mê con trùn quế va dòi ,ôm ấp ước mơ có một trang trại trùn ,dòi va rau sạch từ phân trùn kiểu mẩu!từ đó tạo điều kiện cho nông dân quê mình thay đổi cách làm ăn cũ!mong các bác cùng tâm huyết thảo luận thêm cho em học hỏi với

số của em: 0935 490 944
 
Last edited by a moderator:
em đọc tài liệu thấy tụi nhật nuôi dòi để nuôi gà công nghiệp,đọc thấy rất tuyệt mấy anh ạ.tụi nó chi nuôi gà độc bằng dòi.co hai khu:1 khu nuôi dòi,1 khu nuôi gà.Họ nuôi dòi bằng cách rất khác mấy bác chỉ bảo:đào hố cỡ 1m3.lớp rơm rạ cắt khúc 10cm xen kẽ lớp phân bò khô 10cm đến khi đầy hố.trên cùng là lớp rơm.sau đó nấu cháo gạo loãng để nguội tưới lên cho thấm đều xuông dưới,trên cùng đặt chừng 3-4kg long lợn,cá ương...sau ngày đầu thì tưới nước hàng ngày.10 ngay sau đươc gần 0.5m3 dòi!!!!em mê mẩn làm thử ngay! .......thất bại ngay lần đầu tiên và vài lần sau đó mà ko hiểu tại sao????có lẽ còn bí quyết !em nghĩ nếu thành công kỹ thuật này với sản lượng đúng như sách vở thi nông dân quê mình
đươc cứu khỏi nghèo đói.qua diễn đàn mong mọi người có nhiều sáng kiến cùng đóng góp,
em ở miền trung,mê con trùn quế va dòi ,ôm ấp ước mơ có một trang trại trùn ,dòi va rau sạch từ phân trùn kiểu mẩu!từ đó tạo điều kiện cho nông dân quê mình thay đổi cách làm ăn cũ!mong các bác cùng tâm huyết thảo luận thêm cho em học hỏi với

Chào bạn . Tôi cũng đã từng đọc cuốn sách đó . cuốn " kĩ thuật nuôi trùn nuôi giòi đúng ko bạn "Thú thật với bạn cuốn sách đó tác giả viết chỉ để bán lấy tiền . vì nó thiếu các con số hay những biện pháp kỹ thuật . Tất cả đều nói một cách rất chung chung .
Việc tác giả chỉ dẫn nuôi gà hoàn toàn bằng giòi là một sai lầm vì ổng có hiểu thế nào là nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi đâu. ko cho ăn tinh bột ko cho ăn rau xanh và các khoáng chất khác làm sao mà gà đẻ được . Thế mà ông tác giả còn viện dẫn hùng hồn nuôi gà hoàn toàn bằng giòi :lol:. Tôi ghét nhất cái cách kéo dài tập của ông tác giả đó . Để cho sách được nhiều trang ông ta viết lung ta lung tung chẳng giống sách kĩ thuật tẹo nào cả.

Mình thấy trang http://trunque.net/ giới thiệu về nuôi trùn rất chi tiết bạn thử xem nhé

Để nuôi được giòi số lượng lớn " nuôi công nghiệp" anh phải nuôi được giòi bố mẹ . để thu trứng . Nuôi trong màn để thu lấy trứng . sau khi có trứng ruồi bạn đổ vào sô chậu thùng nuôi công nghiệp. hoặc bạn xây ô như trong hình dưới đây để nuôi
http://t2.gstatic.com/images?q=tbn:...tri.com.vn/Uploaded/nguyenhuong/nuoiruoi1.jpg
 
thật sự Ông Nguyễn việt chương đó viết sách ko hay tẹo nào cả!ngoài cuốn đó ra Ông con nhiều cuốn sach ko hay khác nữa.Nhưng nhờ Ông mà mình biết đến nuôi dòi cũng là nghề ra tiền,sau đó lên mạng thì thấy tụi TQ làm,tụi Mỹ làm ....đau xót cho dân ta cái j cung lẽo đẽo theo sau người ta cả,họ làm mấy chục năm nay ,thấy họ làm mình thèm http://www.spokesman.com/video/2008/jul/17/maggot-farm/
trong kỹ thuật nuôi trùn,nuôi theo trunque.net minh ko hài long vì còn nhiều chỗ theo minh ko hay.nếu cho tụi trùn quế xử lý rác hữu cơ thành phân vi sinh đươc và năng xuất hơn nuôi băng phân bò thi đó là kết quả tốt,vấn đề mình gap kho khan :khi chất đống các loại rác lai thi sinh nhiệt,rất nóng trùn ko chịu ở hoặc chết,ủ rác cho hoai muc thì ta ko thuân lợi về thời gian va tốn dien tích,....minh dang tim tòi,anh chi nào đi trước cho Đệ học hỏi với
 


Back
Top