Kỹ thuật nuôi dòi làm thức ăn chăn nuôi

Nguyên văn "Nuôi dòi quá dễ, rất ít tốn kém, chu kỳ ngắn. Cứ 2.000g phân tươi có thể sản xuất 500g dòi. 1m3 lồng có thể sản xuất 150g dòi/ngày. Nếu dùng lồng nuôi 3 tầng, trong 10 tháng, mỗi ngày có thể thu được 20-25kg dòi. Giá thành 1 kg dòi sống chưa tới 500 đồng. Nếu tính quy đổi 4kg dòi sống thành 1kg bột cá, thì giá thành không bằng 30% bột cá"

Các bác có biết ở đâu bán giòi (dòi) chỉ cho em với ạ? Em ở Hà Nội, có trang trại,cần nguồn cung cấp giòi để làm thức ăn cho gia cầm ạ!

Kỹ thuật nuôi dòi làm thức ăn chăn nuôi


Nuôi dòi quá dễ, rất ít tốn kém, chu kỳ ngắn. Cứ 2.000g phân tươi có thể sản xuất 500g dòi. 1m<sup>3</sup> lồng có thể sản xuất 150g dòi/ngày. Nếu dùng lồng nuôi 3 tầng, trong 10 tháng, mỗi ngày có thể thu được 20-25kg dòi. Giá thành 1 kg dòi sống chưa tới 500 đồng. Nếu tính quy đổi 4kg dòi sống thành 1kg bột cá, thì giá thành không bằng 30% bột cá.


Ấu trùng của ruồi, nhặng gọi là dòi. Dòi sử dụng thức ăn là phân tươi của vật nuôi, sinh sản cực nhanh, nuôi nhân tạo rất đơn giản, bà con nhà nông đều có thể tự làm.
Thành phần dinh dưỡng trong dòi rất phong phú: protein thô 56-63% (bình quân 59,5%), chất béo thô 13%, tro 7%, đường 3,1% là thức ăn giàu protein, thành phần dinh dưỡng ngang ngửa với bột cá Pêru. Dòi tươi sống có hàm lượng protein 15%, chất béo thô 5,8%, đủ chất dinh dưỡng làm thức ăn nuôi trực tiếp cho lợn, gà, vịt, cá, đồng thời là thức ăn sống tốt nhất, có giá thành thấp nhất để nuôi các động vật đặc sản như tôm, cua, cá trình, lươn, ếch, cá song, ba ba, rùa…
Nuôi dòi quá dễ, rất ít tốn kém, chu kỳ ngắn. Cứ 2.000g phân tươi có thể sản xuất 500g dòi. 1m<sup>3</sup> lồng có thể sản xuất 150g dòi/ngày. Nếu dùng lồng nuôi 3 tầng, trong 10 tháng, mỗi ngày có thể thu được 20-25kg dòi. Giá thành 1 kg dòi sống chưa tới 500 đồng. Nếu tính quy đổi 4kg dòi sống thành 1kg bột cá, thì giá thành không bằng 30% bột cá. Có một gia đình nông dân, dùng lồng tre nuôi dòi, với 14 lồng mỗi ngày sản xuất được 30kg dòi sống, đủ nuôi 1.000 con ba ba. Nếu nuôi dòi trở thành một chuỗi sinh học để sản xuất thức ăn, giá thành nuôi ba ba giảm gần một nửa, năng suất lại tăng gấp bội.
Nuôi dòi có 2 khâu quan trọng: nuôi ruồi bố mẹ và gây nuôi dòi thành phẩm, kỹ thuật khác nhau nhiều. Nhưng nuôi dòi chỉ để làm thức ăn thì không cần nuôi ruồi bố mẹ, mà sử dụng ruồi bố mẹ trong thiên nhiên để đẻ trứng, rồi nuôi thành dòi, đỡ tốn kém hơn nhiều.

Trích đoạn :
Thùng Bug Barrack kích thước 240x80x40cm, hoạt động được hơn nửa tháng nay:





Thức ăn là phân bò tươi và hỗn hợp hèm-xác mì. Mỗi ngày cho vào khoảng 15.000 con giống (ấp từ 30 ổ trứng trong 7 ngày). Từ vài ngày nay đã bắt đầu cho thu hoạch khoảng 500-600g/ngày. Nhộng đen thu được có kích thước nhỏ, có lẽ do thùng nuôi còn trong quá trình ổn định và mình cũng cho tụi nó ăn chưa đủ. Mỗi ngày mình hớt bớt lớp dư chất trên cùng để lọc đem bón rau, và giúp giữ cho lớp dư chất trong thùng không dày lên quá nhanh, chỉ ở mức trên dưới 20cm.
Khi thùng hoạt động ổn định mình sẽ thông báo tiếp.

@ANH AQ101: Mai hay mốt em post hình cách gắn bìa cac tông thu trứng nhé.

Hai chuồng lưới. Một nửa lộ thiên, một nửa có tôn che mưa nắng. Mỗi chuồng có kích thước khoảng 2x4x2m. Kéo ống tưới phun sương (dùng béc tưới lan). Khi có nắng thì tưới 2h một lần, mỗi lần vài chục giây, làm đọng nước trên lá và vách lưới để ruồi uống và làm tăng độ ẩm bên trong.

Hướng nào có gió lùa phải che bớt lại, hạn chế ruồi đẻ lung tung trên vách lưới, góc lưới.


Trong chuồng cần trồng cây để có chỗ ruồi đậu và ổn định độ ẩm.

Thùng chứa nhộng đen (80x80x40cm), được che mưa che nắng tuyệt đối, mỗi ngày cho vào đó 1kg nhộng đen.

Xô thu trứng: chứa những thứ bốc mùi càng hôi càng tốt (ruột, đầu cá, máu heo, đầu tôm, phân heo...), treo các mảnh cac tông lên vách xô, cách lớp rác bên dưới khoảng 5cm. Trứng được thu hằng ngày vào chiều tối, cho vào hộp nhựa phun ẩm trong 40-45h sau đó cho vào thùng chứa thức ăn. Sau 5-6 ngày mới trút vào bể nuôi (đang nuôi ấu trùng). Nếu trứng chưa nở mà trút vào bể nuôi, ấu trùng trong đó sẽ xơi luôn trứng.
 


Last edited by a moderator:
@all mọi người: theo dõi mô hình này đã lâu, hay quá. Nhưng sao đến hôm nay vẫn chưa có lời kết? Có chăng các bác sau khi gặp nhau, trao đổi kinh nghiệm, tính toán....và dấu luôn nghề? thế thì tội anh em quá???hu hu ...
 


Mình thì đã có khoảng 2 năm nghiên cứu về ruồi lính đen (RLĐ) vì sở thích, nhưng chưa thực sự đầu tư nhiều công sức cho nó. Nay thì mình quyết định lập nghiệp với giống vật nuôi mới này, vì đã hội đủ nhiều điều kiện thuận lợi về mặt bằng, nguồn thức ăn, nhân công, vốn, thời gian, thông tin...
Thời gian qua mình tham khảo trên diễn đàn blacksoldierflyblog.com, thu thập được khá nhiều kinh nghiệm hay. Bạn nào biết chút đỉnh về tiếng Anh cũng có thể tìm được rất nhiều thông tin về giống ruồi này, với công cụ google tìm trang web, tìm hình ảnh, và dịch ngôn ngữ, dùng các từ khóa black soldier fly, rearing, hermetia illucens, adult, pupae, ...
Với tinh thần chia sẻ kinh nghiệm chăn nuôi cho các anh chị em trên diễn đàn có quan tâm đến giống vật nuôi mới này, mình sẽ mô tả quá trình nuôi RLĐ của mình từ đầu đến cuối, hoàn toàn đầy đủ kể cả những thử nghiệm, những thất bại, số liệu kết quả... Có được bao nhiêu đăng lên bấy nhiêu. Trong quá trình đăng bài, mình hy vọng nhận được những lời góp ý đối với những khó khăn mình gặp phải, đôi khi chỉ là cung cấp cho mình biết một địa chỉ mua vật tư rẻ hơn, mình xin chân thành cảm ơn.
Những điều mình đăng là kinh nghiệm của bản thân mình và kinh nghiệm của một số người nước ngoài nuôi RLĐ. Họ cũng như mình, đều mày mò thử nghiệm, chia sẻ thảo luận với nhau để cùng giảm bớt công sức, thời gian và thiệt hại. Có thể các bạn cũng thử nghiệm và rút ra những kinh nghiệm hoàn toàn khác.
Với giống RLĐ, các bạn có thể yên tâm về vấn đề con giống. Ở VN, con giống có sẵn ngoài thiên nhiên để chúng ta thu thập. Dĩ nhiên là mất thời gian cho việc đó. Một ông ở Braxin vừa làm vừa rút kinh nghiệm đã mất khoảng 1 năm để gầy dựng một trại RLĐ. Mình đi sau ông ấy nhặt nhạnh kinh nghiệm nên hy vọng chỉ mất khoảng 3-4 tháng.
Có thể có những lúc mình ngưng đăng bài một thời gian, vì bận rộn hoặc vì công việc chưa có tiến triển gì mới đáng để thông báo.

Giờ thì bắt đầu!
Thời gian: từ ngày 22/2/2013
Địa điểm: TP Thủ Dầu Một, Bình Dương.
Vật nuôi: ấu trùng của ruồi lính đen (gọi tắt là sâu đen)
Nguồn thức ăn: rau, củ, quả... thải loại từ chợ đầu mối nông sản. Dùng ít thì tự hốt miễn phí, dùng nhiều phải thuê người thu gom.
Diện tích trại: 200m vuông, trong khuôn viên 3000m vuông, địa hình thoáng gió, có một số cây cao xung quanh, có sẵn mái che 20m vuông.
Giai đoạn 1 là gây giống, thời gian 3-4 tháng, kinh phí 3 triệu đồng. Mục tiêu: sản lượng đạt 1-2kg sâu đen/ngày, từ đó hình thành chuồng nuôi RLĐ bố mẹ để có nguồn thu trứng ổn định.
Giai đoạn 2 là tăng sản lượng, thời gian 3 tháng, kinh phí 50 triệu đồng. Mục tiêu: sản lượng đạt 100kg/ngày, với giá thành sản xuất tối đa là 10.000đ/kg.

Ngày 22/2 mình đã sử dụng 7 thùng nhựa tròn, loại thùng đựng sơn 20 lít, giá 27k, , đục vài chục lỗ nhỏ cỡ đầu đũa dưới đáy, rồi đựng đầy rau dập, trái cây hư, đặt dưới mái che trong trại. Dùng ván gỗ đậy thùng cho nước mưa khỏi vào, kê ván tạo khe hở để RLĐ vào đẻ trứng. Dự kiến mất 10-20 ngày sẽ có được sâu đen nhỏ ở đáy các thùng.
 
hôm nay ra e cũng mới nuôi dòi , ra bãi hái dưa hấu bỏ đi ai ngờ hái phải dưa hấu còn đang trồng , k bik thế nào đây , hix hix , nên nuôi bằng rau cũ quả phế phẩm , dụ ruồi lính đen bằng nội tạng động vật chết thì hay hơn , ruồi thích thế . e nuôi bằng trùng xốp đựng trái cây, 10k 1 trùng
 
Chào bạn jnbgyu! (tên của bạn hơi khó 1 tí)

Rất vui vì biết bạn bắt đầu kế hoạch này.
Mình cũng đã bắt đầu thử nghiệm nuôi cái này, rất mong được trao đổi với bạn.
Mình cũng đã đọc rất nhiều ở diễn đàn bạn vừa nói tới. Trên ấy người ta cũng là những cá nhân nuôi ở quy mô rất nhỏ hoặc thử nghiệm là chính.
ở đây organicvaluerecovery.com, người ta có nuôi với quy mô công nghiệp, tách chất béo làm dầu biodiesel thương hiệu Magfuel (mag = maggot) và phần còn lại để thay thế thành phần bột cá trong thức ăn chăn nuôi. nhưng ở đó thì chẳng có thông tin gì có thể học hỏi ngoại trừ mình có order được 1 ít dòi từ Ts. Craig Sheppard dưới dạng thức ăn tươi cho bò sát. Hiện tại mình đang có khoảng 100 con dòi vừa mang từ US về tới nhà đêm qua. Hành lý ký gửi bị thất lạc toàn bộ chưa tìm thấy nhưng dòi thì xách tay qua tất cả máy soi ở Mỹ, Hàn và VN chẳng bị sao cả dù trước đó Ts. Paul Olivier cảnh báo sẽ gặp rắc rối khi lên máy bay với nó, đừng mang về vì ở VN có nhiều ruồi lính đen lắm. trên diễn đàn bạn nêu có cái BioPod được thiết kế bởi Ts. Paul, nhưng chỉ áp dụng cho quy mô gia đình thôi (thiết kế không có phần để lấy dư chất (residue) ra, nếu dùng trong hộ gia đình sử dụng thức ăn thừa thì ok vì residue thì là 5% khối lượng thức ăn đưa vào, nhưng trong trường hợp thức ăn là phân động vật thì residue =50% khối lượng đưa vào <= đây là vấn đề nếu nuôi ở quy mô lớn hơn). Mình có email trao đồi và được biết hiện TS Paul hiện đang ở Đà Lạt.

Trong quá trình nuôi thử nghiệm, có vấn đề gì mình cũng sẽ post lên đây để mọi người cùng rút kinh nghiệm. công đoạn khó nhất theo mình biết thì sẽ là quá trình tạo môi trường để ruồi đẻ trứng. Một vài ngày tới mình sẽ bắt đầu giai đoạn này.



Thời gian qua mình tham khảo trên diễn đàn blacksoldierflyblog.com, thu thập được khá nhiều kinh nghiệm hay. Bạn nào biết chút đỉnh về tiếng Anh cũng có thể tìm được rất nhiều thông tin về giống ruồi này, với công cụ google tìm trang web, tìm hình ảnh, và dịch ngôn ngữ, dùng các từ khóa black soldier fly, rearing, hermetia illucens, adult, pupae, ...
Với tinh thần chia sẻ kinh nghiệm chăn nuôi cho các anh chị em trên diễn đàn có quan tâm đến giống vật nuôi mới này, mình sẽ mô tả quá trình nuôi RLĐ của mình từ đầu đến cuối, hoàn toàn đầy đủ kể cả những thử nghiệm, những thất bại, số liệu kết quả... Có được bao nhiêu đăng lên bấy nhiêu. Trong quá trình đăng bài, mình hy vọng nhận được những lời góp ý đối với những khó khăn mình gặp phải, đôi khi chỉ là cung cấp cho mình biết một địa chỉ mua vật tư rẻ hơn, mình xin chân thành cảm ơn.
 
Mình thì đã có khoảng 2 năm nghiên cứu về ruồi lính đen (RLĐ) vì sở thích, nhưng chưa thực sự đầu tư nhiều công sức cho nó. Nay thì mình quyết định lập nghiệp với giống vật nuôi mới này, vì đã hội đủ nhiều điều kiện thuận lợi về mặt bằng, nguồn thức ăn, nhân công, vốn, thời gian, thông tin...
Thời gian qua mình tham khảo trên diễn đàn blacksoldierflyblog.com, thu thập được khá nhiều kinh nghiệm hay. Bạn nào biết chút đỉnh về tiếng Anh cũng có thể tìm được rất nhiều thông tin về giống ruồi này, với công cụ google tìm trang web, tìm hình ảnh, và dịch ngôn ngữ, dùng các từ khóa black soldier fly, rearing, hermetia illucens, adult, pupae, ...
Với tinh thần chia sẻ kinh nghiệm chăn nuôi cho các anh chị em trên diễn đàn có quan tâm đến giống vật nuôi mới này, mình sẽ mô tả quá trình nuôi RLĐ của mình từ đầu đến cuối, hoàn toàn đầy đủ kể cả những thử nghiệm, những thất bại, số liệu kết quả... Có được bao nhiêu đăng lên bấy nhiêu. Trong quá trình đăng bài, mình hy vọng nhận được những lời góp ý đối với những khó khăn mình gặp phải, đôi khi chỉ là cung cấp cho mình biết một địa chỉ mua vật tư rẻ hơn, mình xin chân thành cảm ơn.
Những điều mình đăng là kinh nghiệm của bản thân mình và kinh nghiệm của một số người nước ngoài nuôi RLĐ. Họ cũng như mình, đều mày mò thử nghiệm, chia sẻ thảo luận với nhau để cùng giảm bớt công sức, thời gian và thiệt hại. Có thể các bạn cũng thử nghiệm và rút ra những kinh nghiệm hoàn toàn khác.
Với giống RLĐ, các bạn có thể yên tâm về vấn đề con giống. Ở VN, con giống có sẵn ngoài thiên nhiên để chúng ta thu thập. Dĩ nhiên là mất thời gian cho việc đó. Một ông ở Braxin vừa làm vừa rút kinh nghiệm đã mất khoảng 1 năm để gầy dựng một trại RLĐ. Mình đi sau ông ấy nhặt nhạnh kinh nghiệm nên hy vọng chỉ mất khoảng 3-4 tháng.
Có thể có những lúc mình ngưng đăng bài một thời gian, vì bận rộn hoặc vì công việc chưa có tiến triển gì mới đáng để thông báo.

Giờ thì bắt đầu!
Thời gian: từ ngày 22/2/2013
Địa điểm: TP Thủ Dầu Một, Bình Dương.
Vật nuôi: ấu trùng của ruồi lính đen (gọi tắt là sâu đen)
Nguồn thức ăn: rau, củ, quả... thải loại từ chợ đầu mối nông sản. Dùng ít thì tự hốt miễn phí, dùng nhiều phải thuê người thu gom.
Diện tích trại: 200m vuông, trong khuôn viên 3000m vuông, địa hình thoáng gió, có một số cây cao xung quanh, có sẵn mái che 20m vuông.
Giai đoạn 1 là gây giống, thời gian 3-4 tháng, kinh phí 3 triệu đồng. Mục tiêu: sản lượng đạt 1-2kg sâu đen/ngày, từ đó hình thành chuồng nuôi RLĐ bố mẹ để có nguồn thu trứng ổn định.
Giai đoạn 2 là tăng sản lượng, thời gian 3 tháng, kinh phí 50 triệu đồng. Mục tiêu: sản lượng đạt 100kg/ngày, với giá thành sản xuất tối đa là 10.000đ/kg.

Ngày 22/2 mình đã sử dụng 7 thùng nhựa tròn, loại thùng đựng sơn 20 lít, giá 27k, , đục vài chục lỗ nhỏ cỡ đầu đũa dưới đáy, rồi đựng đầy rau dập, trái cây hư, đặt dưới mái che trong trại. Dùng ván gỗ đậy thùng cho nước mưa khỏi vào, kê ván tạo khe hở để RLĐ vào đẻ trứng. Dự kiến mất 10-20 ngày sẽ có được sâu đen nhỏ ở đáy các thùng.
Cảm ơn bạn nhiều. Qua các bài đăng trong mục này mình biết bạn cũng có thời gian "thân thiết" với RLD này lâu rồi. Nếu tiện, bạn cho bọn mình xin số điện thoại và tên để tiện học hỏi khi cần thiết với. Thân!
 
hôm nay mình bắt đầu nhử ruồi mà gặp phải trời mưa , k biết địa phương em có RLĐ k nữa, e ở miền trung . đợi 21 ngày nữa xem kết quả như thế nào . bác nào nuôi ruồi giống đẻ trứng được thì chia sẽ thông tin về độ ẩm ,ánh sáng , nhiệt độ với nhé , mới đầu thì chỉ là làm quen với con ruồi trước đã, e chưa từng thấy nó bao giờ ..... có thông tin gì mới e cũng úp . mong nhận được thông tin từ quá trình nghiên cứu từ mọi người . ^^!

--------

Ngày 22/2 mình đã sử dụng 7 thùng nhựa tròn, loại thùng đựng sơn 20 lít, giá 27k, , đục vài chục lỗ nhỏ cỡ đầu đũa dưới đáy, rồi đựng đầy rau dập, trái cây hư, đặt dưới mái che trong trại. Dùng ván gỗ đậy thùng cho nước mưa khỏi vào, kê ván tạo khe hở để RLĐ vào đẻ trứng. Dự kiến mất 10-20 ngày sẽ có được sâu đen nhỏ ở đáy các thùng.
em nghĩ bacs đục nhiều lỗ phía dưới k tốt , em nghĩ chỉ nên đục 1 lỗ sát đáy bên hông hoặc trên mặt đáy , đường kính khoảng 1-2 cm ,sau đó lót 1 miếng lưới vào . sau đó mình dùng con mươn để hứng cho cả dãy thùng , chứ để nó chạy tự do thế thì con ruồi lính đen mẹ nó đẻ trứng nhầm xuống đất thì lãng phí lắm vì con rld có tập tính đẻ trứng theo 1 loại pheromone tiết ra từ con giòi , ô nhiễm nữa,nên dùng nước đó tưới cây . vài lời góp ý, hjhj bác nghiên cứu đã 2 năm mà làm như thế chắc bác đang nuôi rld bố mẹ qui mô nhỏ hả . e đọc hết từ đầu tới cuối và thấy khó khăn duy nhất của mô hình nuôi ấu trùng RLD đó là khâu tự tạo nguồn giống . mây năm qua mà vẫn chưa có ai thành công , hiện nay,cả nền công nghiệp nuôi giòi chỉ còn trông đợi vào bác , xem bác có đặt nền móng được cho mô hình " nghe dễ , làm khó " này k. còn bác kmnhi nữa ... chúc các bác thành công ... hôm nay e cũng bắt tay vào sọ sát để tích luỹ kinh nghiệm thực tế đây
 
Last edited by a moderator:
@chuyennghiep: diễn đàn nước ngoài cũng phản ánh rằng những chỗ nuôi quy mô công nghiệp thì không tiết lộ thông tin gì. Cái này cũng dễ hiểu, vì đó là chuyện làm ăn của người ta, họ có những bí quyết công nghệ riêng.
Bạn xách về 100 con thì chỉ có giá trị nghiên cứu, chứ nhân giống thì chưa đủ. Thế nó màu nâu đen hay còn màu trắng? Nếu vào mùa mưa, thời tiết nóng ẩm thì chỉ cần một tháng là có thể dễ dàng gom được số lượng đó, chỉ với một cái xô nhựa 20 lít.
Hình như bạn ở Hà Nội? Nuôi RLĐ ở miền Bắc thì khó khăn hơn ở miền Nam vì lý do thời tiết. Mùa lạnh thì ấu trùng ăn ít hơn, sản lượng giảm.
Mình cũng biết ông TS Paul đang ở Đà Lạt, nhưng tiếng Anh của mình bết quá nên cũng không dám email hỏi han gì. Có điều thú vị là Biopod được sản xuất ngay tại Sài Gòn, và cũng có loại chuyên dụng cho nuôi công nghiệp (dung tích gần cả mét khối), nhưng cũng không có mẫu nào thuận lợi cho việc lấy dư chất ra. Mình tìm trên mạng hồi giờ cũng chỉ thấy có một mẫu thùng nuôi công nghiệp có tính năng lấy dư chất ra dễ dàng, nhưng đầu tư khá tốn kém, không dám nghĩ tới luôn. Cho nên cách duy nhất là hễ thấy đầy thì hớt lớp ấu trùng bên trên bỏ qua thùng khác, xúc dư chất ra bón cây, rồi nuôi lại từ đầu. Nuôi công nghiệp thì làm thùng nuôi lớn, rồi dọn thùng kiểu cuốn chiếu.
Dạo trước, trong khi nghiên cứu RLĐ, mình đã tạo ra nguồn cung sâu đen ổn định ở mức vài ngày thu được nửa kg, mình đã làm chuồng lưới chứa RLĐ bố mẹ, nhưng ruồi bố mẹ thì nhiều mà ấu trùng con thu được thì ít. Gần đây đọc trên diễn đàn blacksoldierflyblog.com, thấy có ông agropisa kể rằng hồi đó ông cũng nghĩ khâu khó nhất là làm sao có được trứng ruồi, nhưng hóa ra nó lại khá dễ, và chuyện khó là nuôi dưỡng sâu mới nở cho tốt.
Mình nghĩ trước kia mình vướng là do hai chuyện này có liên quan với nhau. Hồi đó mình cho ruồi bố mẹ đẻ trứng vào thùng rác trong chuồng lưới, cho nở trong đó, rồi định sẽ xúc ấu trùng nhỏ đem qua thùng khác nuôi. Nhưng ông agropisa thì thu trứng rồi đem ấp riêng ở một môi trường thuận lợi, sau đó mới cho vào thùng nuôi.
Tạo môi trường để ruồi bố mẹ đẻ trứng khi nuôi nhốt thì không khó. Người ta nói trong một chuồng lưới rộng khoảng 2x2x8m ở ngoài trời hoặc che nắng một phần, trồng một ít cây xanh nhỏ bên trong (hồi trước mình không trồng cây nào), và đặt vài cái biopod (mình thì nghĩ là đặt vài cái xô rác có gắn bìa các tông dưới nắp cũng được). Quan trọng là tạo mùi hấp dẫn RLĐ. Tốt nhất là có một ổ ấu trùng RLĐ lớn nhỏ lủ khủ bên trong xô, còn không thì phải tạo mùi chua, kiểu như ngũ cốc lên men, trái cây hư dập bỏ trong xô đậy gần kín khoảng 1 tuần...
Nếu bạn bắt đầu gây giống từ thiên nhiên, thì nên đặt nhiều xô rác ở càng nhiều nơi càng tốt, nhưng phải ở trong bóng râm, được che mưa che nắng. Nên đậy xô gần kín, chỉ có một khe hở khoảng 2-3cm, để thoát bớt hơi ẩm và mùi tỏa ra thu hút ruồi.

@doan_tuanvn204: Mình tên Phương, 32t, 0918 201070.

@huydaika13: RLĐ là loài ưa khí hậu nhiệt đới, phát triển tốt nhất ở nhiệt độ 25-35 độ C, độ ẩm 70-90%, giao phối cần ánh nắng trực tiếp. Có thể bạn đã từng thấy nó nhưng tưởng nó là một loại ong. Bạn vào trang google.com gõ từ khóa "ruồi lính đen" sẽ thấy.
Mình đang tiến hành gây giống nên dùng xô nhựa, khi nuôi công nghiệp mình sẽ dùng mẫu thùng nuôi khác.
Thoát nước cho thùng nuôi là một vấn đề quan trọng. Kinh nghiệm của mình là phải đục càng nhiều lỗ nhỏ dưới đáy thùng càng tốt. Dư chất rất đa dạng và khá nhuyễn, có khả năng bít lỗ và làm đọng đầy nước trong thùng, làm ấu trùng bỏ trốn hoặc chết sạch. Đôi khi nước rỉ không nhiều nhưng lại đọng đầy trên bề mặt, giống như bạn đổ nước vào xô bùn. Nhiều người phải bỏ thêm mùn cưa vào thùng khi có tình trạng đọng nước.
Bạn định thu gom nước rỉ là rất tốt, nhưng vấn đề này không đơn giản nếu kinh phí hạn hẹp. Dưa hấu ủng thối sẽ chảy ra rất nhiều nước, bạn nên kiểm tra thùng thường xuyên. Thùng đọng nước thì ruồi cũng sợ đẻ trứng vào. Giống RLĐ có tập tính đẻ ở khe kẽ nào đó phía trên đống rác, chứ không đẻ trực tiếp vào đống rác, nên người ta hay kẹp vài mảnh bìa cactong có dợn sóng (lấy từ thùng mì tôm chẳng hạn) vào mặt dưới nắp đậy thùng nuôi để ruồi đẻ vào.
Để vài hôm nữa mình sẽ đưa hình chụp lên cho dễ hình dung.
 

Last edited by a moderator:
@chuyennghiep: diễn đàn nước ngoài cũng phản ánh rằng những chỗ nuôi quy mô công nghiệp thì không tiết lộ thông tin gì. Cái này cũng dễ hiểu, vì đó là chuyện làm ăn của người ta, họ có những bí quyết công nghệ riêng.
Bạn xách về 100 con thì chỉ có giá trị nghiên cứu, chứ nhân giống thì chưa đủ. Thế nó màu nâu đen hay còn màu trắng? Nếu vào mùa mưa, thời tiết nóng ẩm thì chỉ cần một tháng là có thể dễ dàng gom được số lượng đó, chỉ với một cái xô nhựa 20 lít.
Hình như bạn ở Hà Nội? Nuôi RLĐ ở miền Bắc thì khó khăn hơn ở miền Nam vì lý do thời tiết. Mùa lạnh thì ấu trùng ăn ít hơn, sản lượng giảm.
Mình cũng biết ông TS Paul đang ở Đà Lạt, nhưng tiếng Anh của mình bết quá nên cũng không dám email hỏi han gì. Có điều thú vị là Biopod được sản xuất ngay tại Sài Gòn, và cũng có loại chuyên dụng cho nuôi công nghiệp (dung tích gần cả mét khối), nhưng cũng không có mẫu nào thuận lợi cho việc lấy dư chất ra. Mình tìm trên mạng hồi giờ cũng chỉ thấy có một mẫu thùng nuôi công nghiệp có tính năng lấy dư chất ra dễ dàng, nhưng đầu tư khá tốn kém, không dám nghĩ tới luôn. Cho nên cách duy nhất là hễ thấy đầy thì hớt lớp ấu trùng bên trên bỏ qua thùng khác, xúc dư chất ra bón cây, rồi nuôi lại từ đầu. Nuôi công nghiệp thì làm thùng nuôi lớn, rồi dọn thùng kiểu cuốn chiếu.
Dạo trước, trong khi nghiên cứu RLĐ, mình đã tạo ra nguồn cung sâu đen ổn định ở mức vài ngày thu được nửa kg, mình đã làm chuồng lưới chứa RLĐ bố mẹ, nhưng ruồi bố mẹ thì nhiều mà ấu trùng con thu được thì ít. Gần đây đọc trên diễn đàn blacksoldierflyblog.com, thấy có ông agropisa kể rằng hồi đó ông cũng nghĩ khâu khó nhất là làm sao có được trứng ruồi, nhưng hóa ra nó lại khá dễ, và chuyện khó là nuôi dưỡng sâu mới nở cho tốt.
Mình nghĩ trước kia mình vướng là do hai chuyện này có liên quan với nhau. Hồi đó mình cho ruồi bố mẹ đẻ trứng vào thùng rác trong chuồng lưới, cho nở trong đó, rồi định sẽ xúc ấu trùng nhỏ đem qua thùng khác nuôi. Nhưng ông agropisa thì thu trứng rồi đem ấp riêng ở một môi trường thuận lợi, sau đó mới cho vào thùng nuôi.
Tạo môi trường để ruồi bố mẹ đẻ trứng khi nuôi nhốt thì không khó. Người ta nói trong một chuồng lưới rộng khoảng 2x2x8m ở ngoài trời hoặc che nắng một phần, trồng một ít cây xanh nhỏ bên trong (hồi trước mình không trồng cây nào), và đặt vài cái biopod (mình thì nghĩ là đặt vài cái xô rác có gắn bìa các tông dưới nắp cũng được). Quan trọng là tạo mùi hấp dẫn RLĐ. Tốt nhất là có một ổ ấu trùng RLĐ lớn nhỏ lủ khủ bên trong xô, còn không thì phải tạo mùi chua, kiểu như ngũ cốc lên men, trái cây hư dập bỏ trong xô đậy gần kín khoảng 1 tuần...
Nếu bạn bắt đầu gây giống từ thiên nhiên, thì nên đặt nhiều xô rác ở càng nhiều nơi càng tốt, nhưng phải ở trong bóng râm, được che mưa che nắng. Nên đậy xô gần kín, chỉ có một khe hở khoảng 2-3cm, để thoát bớt hơi ẩm và mùi tỏa ra thu hút ruồi.

@doan_tuanvn204: Mình tên Phương, 32t, 0918 201070.

@huydaika13: RLĐ là loài ưa khí hậu nhiệt đới, phát triển tốt nhất ở nhiệt độ 25-35 độ C, độ ẩm 70-90%, giao phối cần ánh nắng trực tiếp. Có thể bạn đã từng thấy nó nhưng tưởng nó là một loại ong. Bạn vào trang google.com gõ từ khóa "ruồi lính đen" sẽ thấy.
Mình đang tiến hành gây giống nên dùng xô nhựa, khi nuôi công nghiệp mình sẽ dùng mẫu thùng nuôi khác.
Thoát nước cho thùng nuôi là một vấn đề quan trọng. Kinh nghiệm của mình là phải đục càng nhiều lỗ nhỏ dưới đáy thùng càng tốt. Dư chất rất đa dạng và khá nhuyễn, có khả năng bít lỗ và làm đọng đầy nước trong thùng, làm ấu trùng bỏ trốn hoặc chết sạch. Đôi khi nước rỉ không nhiều nhưng lại đọng đầy trên bề mặt, giống như bạn đổ nước vào xô bùn. Nhiều người phải bỏ thêm mùn cưa vào thùng khi có tình trạng đọng nước.
Bạn định thu gom nước rỉ là rất tốt, nhưng vấn đề này không đơn giản nếu kinh phí hạn hẹp. Dưa hấu ủng thối sẽ chảy ra rất nhiều nước, bạn nên kiểm tra thùng thường xuyên. Thùng đọng nước thì ruồi cũng sợ đẻ trứng vào. Giống RLĐ có tập tính đẻ ở khe kẽ nào đó phía trên đống rác, chứ không đẻ trực tiếp vào đống rác, nên người ta hay kẹp vài mảnh bìa cactong có dợn sóng (lấy từ thùng mì tôm chẳng hạn) vào mặt dưới nắp đậy thùng nuôi để ruồi đẻ vào.
Để vài hôm nữa mình sẽ đưa hình chụp lên cho dễ hình dung.
Ở Tp HCM biopod bán chỗ nào vậy bạn? bạn hướng dẫn cụ thể cho mình cách ấp trứng RLD với, mình nghĩ: thu trứng, ấp nở rồi mới nuôi thành phẩm là một giải pháp hay đó. Vì khi đó mình chủ động được lượng thức ăn ( khống chế mùi hôi ), thời gian và sản phẩm thu hoạch, xử lý ô nhiễm ( nếu có )và quay ngược lại chu trình mới...

Mình tên Tuấn, 46t. 0916687168. Hân hạnh được làmm quen với bạn
 
@doan_tuanvn204: Rất vui được làm quen với anh, một đồng chí, và có thể sẽ là đồng nghiệp.
Em chỉ tham khảo trên mạng và biết Biopod được sản xuất tại Sài Gòn, còn muốn mua thì không tìm thấy chỗ bán ở VN. Anh muốn mua thì chỉ còn cách liên hệ với họ qua trang chủ thebiopod.com để họ chỉ mình tới mua tận nhà máy.
Khi nhìn mẫu thiết kế Biopod thì quả là rất ưu việt, nhưng nhìn cái giá thì quả là rất ... muốn liệt. Loại nhỏ, đường kính 60cm, giá 189,5 đô Mỹ, loại lớn đường kính 120cm, giá 350 đô Mỹ. Thôi thà tự đóng lấy thùng nuôi theo các mẫu khác trên mạng thì rẻ hơn.
Anh vào trang web http://publication.ctu.edu.vn/en/in...owth-of-black-soldier-flies-hermetia-illugens
Nhấn vào dowload để tải về một tài liệu dạng pdf, trong đó có mô tả cách ủ nhộng thành ruồi, cho ruồi đẻ và thu trứng, viết bằng tiếng Việt.
 
Nuôi thành phong trào thì kiểm soát sao nhỉ, em sợ nó thành dịch ruồi thì nguy.
 
@doan_tuanvn204: Rất vui được làm quen với anh, một đồng chí, và có thể sẽ là đồng nghiệp.
Em chỉ tham khảo trên mạng và biết Biopod được sản xuất tại Sài Gòn, còn muốn mua thì không tìm thấy chỗ bán ở VN. Anh muốn mua thì chỉ còn cách liên hệ với họ qua trang chủ thebiopod.com để họ chỉ mình tới mua tận nhà máy.
Khi nhìn mẫu thiết kế Biopod thì quả là rất ưu việt, nhưng nhìn cái giá thì quả là rất ... muốn liệt. Loại nhỏ, đường kính 60cm, giá 189,5 đô Mỹ, loại lớn đường kính 120cm, giá 350 đô Mỹ. Thôi thà tự đóng lấy thùng nuôi theo các mẫu khác trên mạng thì rẻ hơn.
Anh vào trang web http://publication.ctu.edu.vn/en/in...owth-of-black-soldier-flies-hermetia-illugens
Nhấn vào dowload để tải về một tài liệu dạng pdf, trong đó có mô tả cách ủ nhộng thành ruồi, cho ruồi đẻ và thu trứng, viết bằng tiếng Việt.
Cảm ơn Phương nhiều lắm! Có dịp nào anh em mình gặp nhau làm vài ly nha.
 
em ko biết liệu nhà nước biết nó có cấm ko. em thấy nhà nước cấm mấy cái mà như chuột nuôi để lấy thức ăn cho răn mà hình như cũng cấm thì phải.
 
@tanchaufarm: nếu nuôi RLĐ thì không phải lo, nó rất dễ kiểm soát. Bản thân con ruồi chỉ sống vài ngày, ở ngoài trời chứ hiếm khi vào nhà, không ăn gì nên không bu vào thức ăn của chúng ta. Nói chung RLĐ là côn trùng có ích hơn là có hại, giống như loài ong vậy. Nếu nuôi các loại ruồi khác thì buộc phải kiểm soát kỹ.
@kinhdienpr: nhà nước không cấm mà còn khuyến khích nuôi RLĐ. Bạn dùng google tìm "ruồi lính đen" sẽ thấy một vài hoạt động tái chế/xử lý rác hữu cơ cho cộng đồng có sự hỗ trợ của nhà nước, trong đó có ứng dụng RLĐ. Các loại ruồi khác thì có lẽ sẽ bị cấm thiệt, nếu làm ảnh hưởng xung quanh và bị hàng xóm phản ánh.
 
hôm qua trời bắt đầu có nắng do cơn bão ngoài biển đông tan đi , mình có đặt 3 cái thùng xốp để thử ruồi tới đẻ , trong đó có 1 thùng đặt giữa vườn chuối , ngồi đó 1 tí thì thấy có 2 con giống con RLĐ , bên ngoài thì mình rất giống trên mạng , mình chỉ sợ nhầm với con vò vò thôi , mình thấy nó chạy trên mặt đất rất nhanh , chạy chứ k phải bò , thỉnh thoảng bay 1 tí , vậy thì đặc điểm chạy nhanh đó có phải là đặc điểm của RLĐ k vậy , nếu thật là RLĐ thì đúng là tin vui , khu vực mình cũng có ^^! , bác @jnbgyu cho ý kiến với ?????
cái thùng xốp đầu tiên mình làm thì cũng được 4 ngày , lúc sáng khui dưới đáy lên thì thấy có vài con giòi màu trắng , thân tròn, dài khoảng 1,5-2 cm , đường kính khoảng 3-5mm , có lẻ là giòi ruồi nhà trưởng thành , mình thấy số lượng có vẻ ý nên mình làm 1 cái bẫy ruồi theo mấy bài trước đã phổ biến, mình bắt ruồi nhà và ruồi xanh vào đó , đặt 1 cái ly nhựa uống nước , sau đó bỏ dưa hấu vào để cho ruồi ăn rồi đẻ trứng , cứ 1 ngày mình lấy cái đó ra cho vào thùng nuôi giòi và thay thức ăn mới vào . trước khi có giòi RLĐ thì mình nuôi ruồi nhà như thế có ổn k, nếu may mắn thì sao 1 tháng nữa mình có ấu trùng RLĐ đầu tiên , mình sẽ cho thành ruồi toàn bộ để thí nghiệm cho sin sản trong môi trường nuôi nhốt . vậy có ổn k mấy bác hè, góp ý cho mình với ^^! :9^::9^:
 
@huydaika13: Mình thấy RLĐ nhiều lần rồi nhưng chưa thấy nó chạy bao giờ. Nó khá lười biếng và chậm chạp, có thể bắt bằng tay. Nhưng bạn yên tâm, hầu như RLĐ có mặt khắp nơi ở VN. Để thu hút nó thì bạn có thể dùng vỏ thơm, vỏ bắp, hoặc rác gì đó lên men có mùi chua. Nếu chỗ bạn có bãi rác lộ thiên nào thì ra đó kiếm và tìm cách thu trứng cũng tốt lắm.
Mới 4 ngày thì khó mà có dòi dài 1,5-2cm, mình nghĩ là 2mm chứ? Dòi ruồi nhà lớn lắm cũng khoảng 1cm thôi.
Hôm nay mình làm thêm 5 xô nhựa chứa rác, nhồi đầy rau cải và bổ sung rau vào các xô khác cho đầy. Có lẽ vài ngày tới phải hạn chế việc bổ sung rau, chỉ nên theo dõi để xô không khô quá là được.
 
Last edited by a moderator:
èo , nó k chạy ah. chắc nhầm với con khác rồi ,hjx hjx , còn con giòi mình nói dài 2cm là chắc nhầm , chắc khoảng 1-1,2 cm thôi, chắc nó lớn hết cỡ rồi phải k nhỉ , nó trắng non, đầu nhọn, đuôi thì có cái lỗ để thải phân hay sao ấy .còn giòi con thì thấy cũng nhiều nhưng chưa tới nỗi chen chúc nhau như các clip trên mạng mà mình làm mỗi thùng xốp như thế ứ hự thức ăn ( là trái cây phế phẩm ) nhưng lại ít giòi nên mình định nuôi 1 chuồn ruồi bắt được tại nhà rồi bỏ trứng vào thùng xốp , trong thùng xốp mình có đặt giấy cát tông để nhử RLD vào đẻ và nhờ người kiểm tra hằng ngày rồi. mình vừa từ quê lên lại Đà Nẵng rồi nên chưa biết ở nhà thế nào. chắc có lẻ sáng mai ra bãi rác tìm thử , ở TP k biết có RLD k nhỉ , ở đây mà làm cái lồng nuôi giòi chắc ăn chửi như cơm bửa quá @@ . tìnhah hình bạn thế nào rồi . tình hình bạn thế nào rồi . có thấy trứng của RLD chưa
 
@huydaika13: theo mô tả thì nó giống con dòi của ruồi nhà. Bạn đặt nghiêng thùng một góc hai mươi đến ba mươi độ cho nó bò ra, kiếm thùng hứng để thu nó rồi cho vào chuồng lưới để nó thành ruồi bố mẹ.
Mình có kiểm tra trong xô thì thấy có dòi ruồi nhà. Điều này là bình thường vì ruồi nhà nó nhanh nhạy hơn RLĐ nhiều. Phải đợi khoảng 10 ngày nữa mới hy vọng thấy dòi RLĐ trong xô.
 
Hôm qua mình gắn cactong ba lớp vào các xô đựng rác. Hôm nay trong các xô rác làm từ ngày 22/2 đã thấy trứng RLĐ. Khoảng 4 ngày nữa sẽ nở ra sâu non, và thêm một tuần sau nó sẽ đủ lớn để nhận dạng và chụp hình rõ ràng. Trong hình chụp rất dễ nhận ra hai ổ trứng của RLĐ (có màu vàng nằm trong các khe sóng cactong):
IMG_4155a_zpsa1cc14d7.jpg
IMG_4153a_zps3da27956.jpg
Mình cắt thùng mì tôm thành các dải khoảng 5x1cm, đính vào nắp nhựa, kê dưới ván gỗ. Như vậy mặt dưới ván gỗ sẽ có rất nhiều ống giấy nhỏ hướng xuống đống rác. RLĐ có thói quen chổng đuôi lên trên mà đẻ vào các khe kẽ giống như vậy.Cũng có thể trong xô đã có sâu non mà do nó nhỏ quá mình chưa nhận ra, và mình cũng không muốn đào xới nhiều trong xô rác, làm xáo trộn môi trường sống của nó.
 
chúc mừng nhé ,bước đầu tiên đã thành công , chỉ còn 2 bước nữa thôi , đó là nuôi ấu trùng mới nở và nuôi ruồi bố mẹ làm giống .
chỗ mình có lẻ RLĐ k được nhiều , thùng mà bạn thu được trứng đặt ở đâu vậy , có gần bãi rác hay là trong vườn , chỉ 1 ngày là có trứng rồi thì thật là thuận lợi
 


Back
Top