Kỹ thuật nuôi dòi làm thức ăn chăn nuôi

Nguyên văn "Nuôi dòi quá dễ, rất ít tốn kém, chu kỳ ngắn. Cứ 2.000g phân tươi có thể sản xuất 500g dòi. 1m3 lồng có thể sản xuất 150g dòi/ngày. Nếu dùng lồng nuôi 3 tầng, trong 10 tháng, mỗi ngày có thể thu được 20-25kg dòi. Giá thành 1 kg dòi sống chưa tới 500 đồng. Nếu tính quy đổi 4kg dòi sống thành 1kg bột cá, thì giá thành không bằng 30% bột cá"

Các bác có biết ở đâu bán giòi (dòi) chỉ cho em với ạ? Em ở Hà Nội, có trang trại,cần nguồn cung cấp giòi để làm thức ăn cho gia cầm ạ!

Kỹ thuật nuôi dòi làm thức ăn chăn nuôi


Nuôi dòi quá dễ, rất ít tốn kém, chu kỳ ngắn. Cứ 2.000g phân tươi có thể sản xuất 500g dòi. 1m<sup>3</sup> lồng có thể sản xuất 150g dòi/ngày. Nếu dùng lồng nuôi 3 tầng, trong 10 tháng, mỗi ngày có thể thu được 20-25kg dòi. Giá thành 1 kg dòi sống chưa tới 500 đồng. Nếu tính quy đổi 4kg dòi sống thành 1kg bột cá, thì giá thành không bằng 30% bột cá.


Ấu trùng của ruồi, nhặng gọi là dòi. Dòi sử dụng thức ăn là phân tươi của vật nuôi, sinh sản cực nhanh, nuôi nhân tạo rất đơn giản, bà con nhà nông đều có thể tự làm.
Thành phần dinh dưỡng trong dòi rất phong phú: protein thô 56-63% (bình quân 59,5%), chất béo thô 13%, tro 7%, đường 3,1% là thức ăn giàu protein, thành phần dinh dưỡng ngang ngửa với bột cá Pêru. Dòi tươi sống có hàm lượng protein 15%, chất béo thô 5,8%, đủ chất dinh dưỡng làm thức ăn nuôi trực tiếp cho lợn, gà, vịt, cá, đồng thời là thức ăn sống tốt nhất, có giá thành thấp nhất để nuôi các động vật đặc sản như tôm, cua, cá trình, lươn, ếch, cá song, ba ba, rùa…
Nuôi dòi quá dễ, rất ít tốn kém, chu kỳ ngắn. Cứ 2.000g phân tươi có thể sản xuất 500g dòi. 1m<sup>3</sup> lồng có thể sản xuất 150g dòi/ngày. Nếu dùng lồng nuôi 3 tầng, trong 10 tháng, mỗi ngày có thể thu được 20-25kg dòi. Giá thành 1 kg dòi sống chưa tới 500 đồng. Nếu tính quy đổi 4kg dòi sống thành 1kg bột cá, thì giá thành không bằng 30% bột cá. Có một gia đình nông dân, dùng lồng tre nuôi dòi, với 14 lồng mỗi ngày sản xuất được 30kg dòi sống, đủ nuôi 1.000 con ba ba. Nếu nuôi dòi trở thành một chuỗi sinh học để sản xuất thức ăn, giá thành nuôi ba ba giảm gần một nửa, năng suất lại tăng gấp bội.
Nuôi dòi có 2 khâu quan trọng: nuôi ruồi bố mẹ và gây nuôi dòi thành phẩm, kỹ thuật khác nhau nhiều. Nhưng nuôi dòi chỉ để làm thức ăn thì không cần nuôi ruồi bố mẹ, mà sử dụng ruồi bố mẹ trong thiên nhiên để đẻ trứng, rồi nuôi thành dòi, đỡ tốn kém hơn nhiều.

Trích đoạn :
Thùng Bug Barrack kích thước 240x80x40cm, hoạt động được hơn nửa tháng nay:





Thức ăn là phân bò tươi và hỗn hợp hèm-xác mì. Mỗi ngày cho vào khoảng 15.000 con giống (ấp từ 30 ổ trứng trong 7 ngày). Từ vài ngày nay đã bắt đầu cho thu hoạch khoảng 500-600g/ngày. Nhộng đen thu được có kích thước nhỏ, có lẽ do thùng nuôi còn trong quá trình ổn định và mình cũng cho tụi nó ăn chưa đủ. Mỗi ngày mình hớt bớt lớp dư chất trên cùng để lọc đem bón rau, và giúp giữ cho lớp dư chất trong thùng không dày lên quá nhanh, chỉ ở mức trên dưới 20cm.
Khi thùng hoạt động ổn định mình sẽ thông báo tiếp.

@ANH AQ101: Mai hay mốt em post hình cách gắn bìa cac tông thu trứng nhé.

Hai chuồng lưới. Một nửa lộ thiên, một nửa có tôn che mưa nắng. Mỗi chuồng có kích thước khoảng 2x4x2m. Kéo ống tưới phun sương (dùng béc tưới lan). Khi có nắng thì tưới 2h một lần, mỗi lần vài chục giây, làm đọng nước trên lá và vách lưới để ruồi uống và làm tăng độ ẩm bên trong.

Hướng nào có gió lùa phải che bớt lại, hạn chế ruồi đẻ lung tung trên vách lưới, góc lưới.


Trong chuồng cần trồng cây để có chỗ ruồi đậu và ổn định độ ẩm.

Thùng chứa nhộng đen (80x80x40cm), được che mưa che nắng tuyệt đối, mỗi ngày cho vào đó 1kg nhộng đen.

Xô thu trứng: chứa những thứ bốc mùi càng hôi càng tốt (ruột, đầu cá, máu heo, đầu tôm, phân heo...), treo các mảnh cac tông lên vách xô, cách lớp rác bên dưới khoảng 5cm. Trứng được thu hằng ngày vào chiều tối, cho vào hộp nhựa phun ẩm trong 40-45h sau đó cho vào thùng chứa thức ăn. Sau 5-6 ngày mới trút vào bể nuôi (đang nuôi ấu trùng). Nếu trứng chưa nở mà trút vào bể nuôi, ấu trùng trong đó sẽ xơi luôn trứng.
 


Last edited by a moderator:
@plvtrung: Thời gian đầu thì như vậy là bình thường, vì trong tự nhiên số lượng RLĐ ít hơn rất nhiều so với ruồi nhà. Hồi trước mình đặt rải cả chục xô rác quanh vườn mà vài ngày mới thu được một ổ trứng RLĐ, còn tháng đầu tiên thu được vô số dòi ruồi nhà. Mãi sau này nuôi lâu rồi thì mới thấy một hai con RLĐ lượn quanh thùng nuôi.
 


@plvtrung: Thời gian đầu thì như vậy là bình thường, vì trong tự nhiên số lượng RLĐ ít hơn rất nhiều so với ruồi nhà. Hồi trước mình đặt rải cả chục xô rác quanh vườn mà vài ngày mới thu được một ổ trứng RLĐ, còn tháng đầu tiên thu được vô số dòi ruồi nhà. Mãi sau này nuôi lâu rồi thì mới thấy một hai con RLĐ lượn quanh thùng nuôi.

Agriviet.Com-DSC00012.JPG

Agriviet.Com-DSC00016.JPG

Agriviet.Com-DSC00017.JPG

Agriviet.Com-DSC00019.JPG

Agriviet.Com-DSC00020.JPG

Agriviet.Com-DSC00021.JPG


hôm nay thăm cái thùng dụ RLD thì thấy có 1 con ak
còn lại là ruồi gì vậy không biết nữa
 
Hiện nay thùng Biopod vẫn cho thu hoạch đều đặn 200-300g nhộng đen mỗi ngày. Tuy mép thùng được thiết kế đặc biệt để chống nhộng bò ra, nhưng vẫn không triệt để. Ban đêm độ ẩm tăng cao vẫn có nhiều con bò ra được. Sau nhiều ngày chỉ cho vào thức ăn có độ ẩm thấp, thùng đã bớt hôi hẳn.
Chuồng lưới vẫn còn hiện tượng RLĐ đẻ lung tung, chủ yếu ở hai góc trên, hướng Nam. Dùng miếng cao su ruột xe lót ở góc đó thì chỉ vài ngày thôi đã có hằng trăm ổ trứng đẻ ở chỗ tiếp giáp giữa miếng cao su và thanh sắt. Sau này có lẽ phải làm chuồng lưới kiểu giống như cái mùng, treo lên bằng dây, hạn chế các bề mặt vật liệu khác áp vào lưới.
Mình đang thử nghiệm nuôi theo kiểu tương tự mô hình ở Inđô. Trứng RLĐ được cho vào hộp nhựa, phun ẩm, đậy kín 48h. Sau đó cho khoảng 30 ổ trứng này vào xô đựng chất nền. Chất nền là 200g cám gạo với 200g nước trong xô nhựa 20 lít. Sau 8-10 ngày cho thêm 3,5kg khoai tươi xắt vụn, là nguồn thức ăn chính, và theo dõi xem bao lâu tụi nó ăn hết sẽ cho thêm. Khoai tươi có độ ẩm rất phù hợp với sâu non. Vừa rồi thử nghiệm các kiểu chất nền và độ ẩm khác nhau, hư hết mấy lô trứng.
Tạm thời dùng công thức như trên. Sau này có thể thay đổi chất nền bằng thứ khác cho rẻ, hoặc giảm số lượng cám và nước xuống. Nuôi trong xô kiểu này, hy vọng sau 30 ngày thu hoạch được 1kg nhộng mỗi xô. Nếu đạt được kết quả đó thì mình sẽ đúc kết được một quy trình nuôi đơn giản. Có thể nuôi trong các vật chứa lớn hơn như thau, thùng nhựa dung tích 50 lít, hoặc làm giá gỗ, giá sắt để tăng diện tích nuôi.
 
Bạn thử trộn cơm nguội với phân gà làm chất nền dụ sâu đẻ và nuôi sâu non xem sao ? độ ẩm sền sệt thôi ... Ngày trước mình có nuôi một thời gian thì thấy ... con ruồi thích đẻ trong môi trường cơm nguội ẩm chua chua ... còn độ chua của quả thối nhặt ở các vựa rau củ đầu mối rất hay bị tụi ruổi dấm tụ tập ... nuôi ít còn đỡ ... chứ nuôi nhiều ... mấy em này tập trung thành đàn bay vào mắt vào mũi mỗi lần ta tiếp cận khu vực nuôi đã thấy ngán rồi
 
@nuoide: nhà mình có vài con gà, mà lại thả rông nên không lấy được phân. Nói về mùi chua thì dư chất của sâu non RLĐ là chua vô địch và rất bền mùi, giống như dưa cải ủ chua vậy đó. Hiện giờ mình chỉ dùng món này để thu trứng.

Mấy hôm nay trời mưa bão không có nắng làm lượng trứng giảm thảm hại. Mình bận mấy bữa không thu hoạch nhộng, bọn thằn lằn bò vô xô nhựa ăn mất một mớ nhộng đen.
Cối nghiền khoai: (đặt làm hết 1.700.000)

mrw7.jpg


Tự ráp khung và cho hoạt động:

iaur.jpg


Khoai xắt lát mỏng cỡ 1-1,5cm:

c3q4.jpg


Sau đó cho vào cối nghiền thì nát ra như vầy:

vr43.jpg


Món khoai nghiền này được bỏ vô rổ để qua đêm cho ráo hẳn nước. Cả xắt và nghiền khoai, mất 20 phút thì được khoảng 4,5kg. Nếu gắn mô tơ thì chắc tăng năng suất lên, cứ 1-2 phút được 1kg.

Rồi rải các ổ trứng lên:

ojtj.jpg


Sau khoảng 20 ngày:

Agriviet.Com-IMG_4419a.jpg


Hiện giờ mình đang thử nghiệm với các số lượng 4-5-6kg khoai nghiền cho mỗi xô có 30 ổ trứng. Có lẽ đến cuối tháng này mới có một số kết quả bước đầu.
 

sao ở nhà mình có 2 thùng để nuôi dòi mà sao mới 5 ngày mà con dòi đã to và đen rồi, có con còn chui vào các lỗ ruồi đẻ trứng để làm nhộng nữa
 
Một số hình ảnh về Kỷ thuật , Công nghệ liên kết nuôi Giòi , Trùn theo kiểu thương mại không ô nhiễm dành cho các Bạn có hứng thú nghiên cứu quy trình Kỷ thuật , Công nghệ nuôi thủy sản , nhất là nghề nuôi lươn không bùn .

Năng xuất thu hoạch
Agriviet.Com-T%25E1%25BA%25ADp_s%25C3%25A2u_non_k%25E1%25BB%25B9_thu%25E1%25BA%25ADt_nu%25C3%25B4i_l%25C6%25B0%25C6%25A1n_1_snapshot_00.44_%255B2013.10.10_18.37.02%255D.jpg

Agriviet.Com-T%25E1%25BA%25ADp_s%25C3%25A2u_non_k%25E1%25BB%25B9_thu%25E1%25BA%25ADt_nu%25C3%25B4i_l%25C6%25B0%25C6%25A1n_1_snapshot_00.56_%255B2013.10.10_18.37.30%255D.jpg




Trại nuôi có hoa thơm cỏ lạ Hi,,Hi... phía trên là mùng nuôi ruồi bố mẹ
Agriviet.Com-T%25E1%25BA%25ADp_s%25C3%25A2u_non_k%25E1%25BB%25B9_thu%25E1%25BA%25ADt_nu%25C3%25B4i_l%25C6%25B0%25C6%25A1n_1_snapshot_02.21_%255B2013.10.10_18.40.12%255D.jpg

Agriviet.Com-T%25E1%25BA%25ADp_s%25C3%25A2u_non_k%25E1%25BB%25B9_thu%25E1%25BA%25ADt_nu%25C3%25B4i_l%25C6%25B0%25C6%25A1n_1_snapshot_02.46_%255B2013.10.10_18.40.50%255D.jpg


Kiểu hình hồ nuôi
Agriviet.Com-T%25E1%25BA%25ADp_s%25C3%25A2u_non_k%25E1%25BB%25B9_thu%25E1%25BA%25ADt_nu%25C3%25B4i_l%25C6%25B0%25C6%25A1n_1_snapshot_02.52_%255B2013.10.10_18.41.04%255D.jpg

Agriviet.Com-T%25E1%25BA%25ADp_s%25C3%25A2u_non_k%25E1%25BB%25B9_thu%25E1%25BA%25ADt_nu%25C3%25B4i_l%25C6%25B0%25C6%25A1n_1_snapshot_05.26_%255B2013.10.10_18.45.44%255D.jpg


Nuôi ruồi bố mẹ cho sinh sản trứng
Agriviet.Com-T%25E1%25BA%25ADp_s%25C3%25A2u_non_k%25E1%25BB%25B9_thu%25E1%25BA%25ADt_nu%25C3%25B4i_l%25C6%25B0%25C6%25A1n_3_snapshot_02.55_%255B2013.10.10_19.07.27%255D.jpg

Agriviet.Com-T%25E1%25BA%25ADp_s%25C3%25A2u_non_k%25E1%25BB%25B9_thu%25E1%25BA%25ADt_nu%25C3%25B4i_l%25C6%25B0%25C6%25A1n_3_snapshot_03.03_%255B2013.10.10_19.07.48%255D.jpg

Agriviet.Com-T%25E1%25BA%25ADp_s%25C3%25A2u_non_k%25E1%25BB%25B9_thu%25E1%25BA%25ADt_nu%25C3%25B4i_l%25C6%25B0%25C6%25A1n_3_snapshot_01.16_%255B2013.10.10_19.04.35%255D.jpg

Agriviet.Com-T%25E1%25BA%25ADp_s%25C3%25A2u_non_k%25E1%25BB%25B9_thu%25E1%25BA%25ADt_nu%25C3%25B4i_l%25C6%25B0%25C6%25A1n_3_snapshot_02.33_%255B2013.10.10_19.07.00%255D.jpg


Ngành nuôi lươn bán công nghiệp cùa TQ đều phải kết hợp với mô hình này để tăng hiệu quả KT , các phế phẩm sau nuôi dòi sẽ đưa ra công đoạn nuôi trùn , mình sẽ gửi tiếp ảnh sau nhé .
 
Last edited by a moderator:
* Với ruồi bố mẹ họ cho ăn với : 1 đĩa đựng nước đường tán và 1 đĩa đựng máu động vật trộn với cám gạo ( đĩa này sẽ thu trứng ruồi )
* Với giòi :
- giai đoạn 1 : sau khi thu trứng ruồi họ cho vào 1 cái khay đựng cám gạo , trộn đều lên rồi cho hổn hợp vào những thùng cacton có lớp túi nilon ( giống túi đựng rác ) bên trong sau đó giử chế độ ấm bằng bóng đèn tròn cho trứng nở ra giòi con .
- giai đoạn 2 : sau khi giòi đã phát triển đều hết , đem hổn hợp rải lên hố nuôi có chứa sẳn phân chuồng ( phân chuồng khi đưa vào hố có tưới dung dịch EM pha loãng để hạn chế mùi hôi ) .
- Giai đoạn 3 : sau khi giòi mập tròn họ làm bẩy thu hoạch giòi bằng một cái sô nhựa có chứa một ít dung dịch nước đường tán ( như hình trên ) , giòi sẽ theo mùi mà tự chui vào thùng sau đó họ rải sơ một ít cám gạo cho ráo đáy thùng ( giòi không bị chết ngộp ) và sẳn có thức ăn nó sẽ không bò lên thành thùng để thoát ra .

Agriviet.Com-T%25E1%25BA%25ADp_s%25C3%25A2u_non_k%25E1%25BB%25B9_thu%25E1%25BA%25ADt_nu%25C3%25B4i_l%25C6%25B0%25C6%25A1n_3_snapshot_00.35_%255B2013.10.10_19.02.44%255D.jpg


Agriviet.Com-T%25E1%25BA%25ADp_s%25C3%25A2u_non_k%25E1%25BB%25B9_thu%25E1%25BA%25ADt_nu%25C3%25B4i_l%25C6%25B0%25C6%25A1n_3_snapshot_00.37_%255B2013.10.10_19.03.03%255D.jpg


Agriviet.Com-T%25E1%25BA%25ADp_s%25C3%25A2u_non_k%25E1%25BB%25B9_thu%25E1%25BA%25ADt_nu%25C3%25B4i_l%25C6%25B0%25C6%25A1n_3_snapshot_00.38_%255B2013.10.10_19.03.22%255D.jpg


Agriviet.Com-T%25E1%25BA%25ADp_s%25C3%25A2u_non_k%25E1%25BB%25B9_thu%25E1%25BA%25ADt_nu%25C3%25B4i_l%25C6%25B0%25C6%25A1n_3_snapshot_01.05_%255B2013.10.10_19.04.14%255D.jpg


Agriviet.Com-T%25E1%25BA%25ADp_s%25C3%25A2u_non_k%25E1%25BB%25B9_thu%25E1%25BA%25ADt_nu%25C3%25B4i_l%25C6%25B0%25C6%25A1n_3_snapshot_05.06_%255B2013.10.10_19.10.56%255D.jpg


Agriviet.Com-T%25E1%25BA%25ADp_s%25C3%25A2u_non_k%25E1%25BB%25B9_thu%25E1%25BA%25ADt_nu%25C3%25B4i_l%25C6%25B0%25C6%25A1n_3_snapshot_06.06_%255B2013.10.10_19.12.06%255D.jpg
 
Thằng cu con mình nằm viện liên tục nên mình phải chăm nó trong đó suốt ngày đêm. Bỏ bê trại cả tuần chả biết chó hay gà gì đó hất đổ xô thu hoạch của mình. Chắc cả ký nhộng trốn thoát hoặc bị gà xơi hết.
Đợt trời âm u vừa rồi, RLĐ trong chuồng lưới có hiện tượng bị chết mà xác vẫn còn bám trên lưới. Chắc là do một loại bệnh gì đó. Thông thường thì nó đuối sức dần, rơi xuống đất chết. Nay bám lưới chết cả đám. Mà mình thì bận việc nên không theo dõi kỹ để tìm hiểu. Cũng may là lượng trứng đã phục hồi lại mức khoảng 150 ổ/ngày. Đủ để tiếp tục thí nghiệm nuôi bằng khoai nghiền trong xô nhựa.

@namekct: RLĐ và ruồi nhà đều màu đen, nhưng có kích thước và tập tính khác nhau.

@Dfruit: Thông tin của bạn rất lý thú. Không thấy người nuôi đeo khẩu trang, vậy chắc mùi hôi trong trại ở trong mức chấp nhận được. Bạn có thể cung cấp thêm thông tin về năng suất của cách nuôi này không?
 
mình nuôi trong một cái chậu hoa đường kính hơn 1m, cao 0,5 m, ai bày cách thu hoạch với,

--------

mình dùng sơn nhũ bạc quét 1 lớp dày ở miệng chậu nhưng nó vẫn bò ra ngoài như thường
 
Last edited by a moderator:
Mình kiểm tra một số tư liệu về nuôi giòi bổ sung thức ăn chăn nuôi thì thấy một số tài liệu giống như thế này .

Giòi bột hàm lượng protein thô như cao như 56% ~ 63% (trung bình 59,5%), chất béo 13%, tro 7%, đường 3,1%. Như một chế độ ăn uống giàu protein, mức độ dinh dưỡng của Giòi với hàng nhập khẩu bột cá Peru tốt nhất 1,3 lần , so sánh với Cám là 1,9 lần , . Đặc biệt protein thô 15% chất béo thô 5,8%, không chỉ thức ăn thông thường trực tiếp của các giống lợn, gà, vịt, cá, mà còn là một động vật đặc biệt tôm, cua, cá chình, lươn, ếch Mỹ, ếch, cá mú , rùa và chúng là mồi sống tốt nhất so với những chủng loại khác.

  Giòi dễ nuôi, chi phí thấp, chu kỳ ngắn hạn. 2000 gam phân có thể sản xuất 500 gram Giòi. 1 mét khối bay xung quanh lồng một ngày có thể sản xuất 150 gram. Với 10 con ruồi với trưởng thành trong 1 ngày đẻ trứng có chăn nuôi sản xuất được 20-25 kg giòi tươi. Sản xuất 1.000 gram giòi tươi, tất cả chi phí chỉ 0,14 nhân dân tệ. 4 kg giòi tươi tương đương với 1000 g các loại vật nuôi : lươn , ếch , cá chình ...khi chăn nuôi , giá thành chỉ cở 30% của giá bột cá. Theo Viện Bắc Kinh của nguồn cấp dữ liệu thực nghiệm, khu vực chăn nuôi của 18 mét vuông, trung bình hàng ngày sản xuất 9,75 kg Giòi . Các sử dụng cho ăn với giòi để kiểm tra gà đẻ , với 10% trong thức ăn Giòi nhóm đối chứng, 10% bột cá thức ăn phụ, kết quả tăng tỷ lệ đẻ 20,3%, 15,8%, cải thiện chuyển hoá thức ăn. 100 gram với một lợn con ăn Giòi ăn cùng một lượng hơn mức tăng trọng lượng của bột cá Peru 7% giảm chi phí là 13,2%.
hoặc :
* [FONT=宋体,Verdana]Liên hệ: ông Trần Điện thoại: 18949513698
[FONT=宋体,Verdana]sâu non kỹ thuật canh tác hiệu quả: [/FONT][FONT=宋体,Verdana]Chúng tôi sử dụng công nghệ tiên tiến hiện lồng, một loạt các loại cây trồng và chất thải chăn nuôi , gia cầm phân vào thức ăn protein động vật chất lượng cao. [/FONT][FONT=宋体,Verdana]Đến 100 kg môi trường mới có thể sản xuất phế liệu của sâu non 20 --- 25 kg, trong khi chi phí sản xuất một kg giòi tươi 0,8 nhân dân tệ. [/FONT][FONT=宋体,Verdana]Do đó hiệu quả giảm chi phí. [/FONT][FONT=宋体,Verdana]Protein chất lượng sâu non ăn ra khỏi động vật kinh tế (gà, vịt, ngỗng, lợn, cá chình, vv) hệ thống miễn dịch của họ mạnh mẽ, ít bệnh tật, làm giảm quá trình phát triển kháng sinh động vật, đảm bảo ô nhiễm môi trường xanh của sản phẩm. [/FONT][FONT=宋体,Verdana] Các công ty sử dụng công nghệ tiên tiến hiện nay bị giam cầm.[/FONT][FONT=宋体,Verdana]Việc sử dụng các lồng lớn được tiêu chuẩn hóa, nhãn hiệu tổng thể của 30-40 vuông[/FONT]
[/FONT]
Cũng quá hấp dẫn phải không các Bạn ???

Nuôi giòi cho chăn nuôi mà dư thừa có thể sấy giòi khô cung cấp cho các đối tác không tiện nuôi cũng hay chứ
6cto.jpg


q787.jpg
 
mình đang nuôi dòi,thức ăn 100% là rau hư, thấy cũng không cần thiết phải dòi của ruồi lính đen lắm, mình cho lon sơn + ít cám ngô, để ở sát mép chậu hoa, thấy rớt vào cũng nhiều lắm,đủ các loại dòi luôn.
 


Back
Top