Thảo luận Mời hợp tác ứng dụng ruồi Lính Đen xử lý phân

Mình nghiên cứu và nhân giống loại ruồi Lính Đen (RLĐ) được gần hai năm rồi. Quy trình nhân giống đã tương đối ổn, sử dụng nguồn thức ăn là hèm bia và xác mì. Giờ mình muốn thay thế bằng các nguồn phân gia súc, gia cầm để giảm chi phí sản xuất.
Nhưng do trại của mình quá nhỏ và gần khu dân cư nên không thể đem phân về thử nghiệm được. Mình cần một đối tác để cùng làm. Điều kiện như sau:
- Có trại gà hoặc trại heo đang hoạt động và còn trống một diện tích khoảng 50m vuông có mái che.
- Mỗi ngày thải ra tối thiểu 50kg phân, nhiều hơn càng tốt.
- Vị trí ở Hóc Môn, Củ Chi, Q12, Lái Thiêu hoặc Dĩ An. Mình sẽ ưu tiên chỗ nào gần trại mình.
Mình sẽ cung cấp con giống, kỹ thuật, và cái mình cần là các số liệu về năng suất, hiệu quả kinh tế...
Phía đối tác cung cấp phân, mặt bằng, và nhận được quy trình sản xuất ấu trùng, cũng là quy trình xử lý phân.
Ấu trùng thành phẩm trong quá trình hợp tác sẽ chia đều cho hai bên, hoặc nếu đối tác có gà thì mình sẽ tặng luôn để thử nghiệm nuôi gà xem hiệu quả ra sao. Mình thì chưa có kinh nghiệm nuôi gà, vừa rồi mua vài con gà con về nuôi thử bằng ấu trùng RLĐ thấy rất tốt, nhưng mình cần sự sử dụng và đánh giá của những người chuyên nghiệp hơn.
Vài nét về con RLĐ:
- Là một loài côn trùng sẵn có ngoài tự nhiên ở Việt Nam, nói chung không phải giống ngoại lai.
- Tuy xếp vào loại ruồi, nhưng được khoa học đánh giá là không mang mầm bệnh, là loài côn trùng có ích chỉ sau con ong, được nhà nước khuyến khích nuôi.
- Vòng đời khoảng 50-60 ngày, khi ở giai đoạn ấu trùng có hàm lượng dinh dưỡng cao (đạm thô 20%, béo 11%, đặc biệt hàm lượng canxi rất cao).
- Ấu trùng RLĐ rất phàm ăn. Mỗi ngày, mỗi con ăn một lượng thức ăn có trọng lượng bằng bản thân nó. Phân được xử lý sẽ hết mùi hôi rất nhanh chỉ sau 1-2 giờ đồng hồ. Tính ra mỗi m vuông chuồng nuôi sẽ xử lý 10-20kg phân mỗi ngày.
- Phân gia súc gia cầm thường có chứa vi khuẩn, nhưng sau khi được ấu trùng RLĐ xử lý bằng cách ăn, phần còn lại hầu như không còn vi khuẩn, trở thành loại phân bón hữu cơ sạch.
- Số liệu nuôi hiện tại: 4kg hèm + 4kg xác mì +1kg nước+ khoảng 3000 con giống, sau 14 ngày cho ra 500-650g ấu trùng tươi sống.
- Tốc độ nhân đàn: Cứ hai tháng tăng 8-10 lần.

Theo các tài liệu nước ngoài, cứ 10kg phân heo sẽ cho ra 1kg ấu trùng. Nhưng mình muốn thử nghiệm thực tế để có số liệu cụ thể rồi mới tiến hành sản xuất quy mô lớn. Vì thế mình cần một đối tác cùng thực nghiệm.
Các bạn có thể dùng google tìm từ khóa "ruồi lính đen" để biết thêm thông tin. Một số link tham khảo:
- Các thảo luận trong quá trình nghiên cứu, nhân giống RLĐ của mình và một số anh chị em trên agriviet trong mấy năm qua: http://agriviet.com/threads/ky-thuat-nuoi-doi-lam-thuc-an-chan-nuoi.6884/page-52
- Nuôi RLĐ quy mô lớn ở nước ngoài: http://www.radioaustralia.net.au/vietnamese/2014-06-19/trang-trại-nuôi-ruồi-–-sáng-kiến-sẽ-làm-sôi-động-giới-nông-nghiệp-quốc-tế/1329814
Anh chị em nào có hứng thú với lĩnh vực này, xin liên hệ mình, tên Phương, nam, 34 tuổi, đt 0918201070, đc: 37 Đặng Thúc Vịnh, ấp 3, Đông Thạnh, Hóc Môn, TPHCM (ngay đầu cầu Rạch Tra).
 


Last edited by a moderator:
Bên trang trại:
- mất 50 mét vuông diện tích chuồng !!
- nuôi 1 đống ruồi trong trại !!
- hàng ngày tự xúc 500-1000 kg cứt vào 50 mét nuôi giòi !!!
+ Được chia lại 1 nữa số giòi, với cái quy trình xử lí phân không khá khẩm gì hơn so với nuôi trùn quế.

Nghe ko có thơm :Haha: theo em thì bác ế hàng :eek:
 
Last edited by a moderator:
@skaterboi: Mình nói dùng 50m là trừ hao thôi. Cứ mỗi m vuông bể nuôi sẽ xử lý 10-20kg phân mỗi ngày. Do đó nếu trại thải ra 500-1000kg phân mỗi ngày mới sử dụng hết 50m vuông đó. Trại mà thải ra nhiều phân như vậy cũng là trại có diện tích không nhỏ, nên 50m chẳng thấm vào đâu.
Ban đầu thì mình phải cung cấp con giống cho đối tác, đối tác chẳng cần phải nuôi ruồi. Và quy mô thử nghiệm cũng chỉ sử dụng chừng 50kg phân mỗi ngày là cao, và chính bản thân mình xúc. Số lượng phân còn lại thì hồi giờ họ xử lý kiểu nào cứ tiếp tục xử lý kiểu đó. Chừng nào đối tác nắm vững quy trình rồi thì mới làm chuồng lưới để tự gây giống, xây bể nuôi lớn để tăng tốc độ và khối lượng phân xử lý, tiến đến mức tự xử lý hoàn toàn lượng phân thải ra mỗi ngày.
Mình so sánh một chút với trùn quế:
- Nuôi trùn quế bằng phân bò, mỗi mét vuông thu được khoảng 3kg trùn sau 45 ngày. Hiện nay mình nuôi ấu trùng RLĐ bằng hèm và xác mì, mỗi mét vuông thu được khoảng 2kg mỗi ngày, theo kiểu nuôi nhiều tầng. Mình ước tính là dùng phân heo thì năng suất cũng không thua kém bao nhiêu. Nếu nuôi dạng bể (1 tầng) giống nuôi trùn, ước tính mỗi mét vuông thu được 500-1000g ấu trùng mỗi ngày. Năng suất cao gấp từ 7 đến 30 lần.
- Mỗi ngày cứ mỗi mét vuông, trùn ăn hết 1kg phân bò. Ấu trùng RLĐ ăn hết 10-20kg phân heo. Tốc độ xử lý phân cao gấp từ 10-20 lần.
- Phân heo và phân gà khó dùng để nuôi trùn quế. Họ thường dùng phân bò. Ấu trùng RLĐ thì không hợp với phân bò lắm, vì phân bò còn ít dinh dưỡng hơn phân heo hoặc gà. Do đó mình mới đề nghị hợp tác với trại heo hoặc gà.
Hiện nay trại heo thường bán phân với giá 10.000đ mỗi bao nặng từ 15-18kg. Nếu họ dùng số phân đó để nuôi ấu trùng RLĐ, họ sẽ có được tối thiểu 1kg ấu trùng cộng thêm khoảng 7-9kg dư chất. Loại dư chất này có thể tiếp tục dùng để nuôi trùn quế hoặc bón cho cây ăn trái, cây công nghiệp... Mình coi như bán rẻ thì 1kg ấu trùng có giá 20.000đ, số dư chất có giá 2000đ. Bạn nuôi gà chắc cũng biết nếu có ai bán ấu trùng RLĐ với giá đó thì các trại nuôi gà sẽ không bỏ qua, vì hiện nay trùn quế cũng có giá từ 30-40.000đ/kg rồi.
Cái lợi lớn nhất của đối tác khi làm với mình, là họ sẽ có được quy trình xử lý phân, gia tăng giá trị của chất thải, và được mình tự tay hướng dẫn từ A-Z. Sau khi hợp tác xong, những thiết bị mình đem đến thì mình lấy về. Những gì đối tác xây dựng thì vẫn còn đó để tiếp tục quá trình xử lý phân.
Qua 2 năm nghiên cứu, mình đã dùng ấu trùng RLĐ cho rất nhiều loại vật nuôi của nhiều người, và nói chung được đánh giá là tốt: gà, cá điêu hồng, cá chình, họa mi, khướu, chó... Tuy nhiên vì không có điều kiện nên mình không có một thử nghiệm cụ thể để cho ra số liệu đối chứng giữa nuôi bằng ấu trùng và nuôi bằng cám công nghiệp. Nhưng bạn cũng là dân trong nghề chăn nuôi chắc cũng biết cái lợi của nuôi gà bằng mồi sống.
 
@phúc hóc môn: Mình chưa thử phân thỏ. Bạn cũng ở Hóc Môn thì chạy qua trại mình, Mình cho một ít ấu trùng về nuôi thử bằng phân thỏ. Chỗ bạn có nhiều không?
 
em hỏi để biết thôi nhưng mà mai mốt chắc em cũng qua anh chơi à
 

Mình nghiên cứu và nhân giống loại ruồi Lính Đen (RLĐ) được gần hai năm rồi. Quy trình nhân giống đã tương đối ổn, sử dụng nguồn thức ăn là hèm bia và xác mì. Giờ mình muốn thay thế bằng các nguồn phân gia súc, gia cầm để giảm chi phí sản xuất.
Nhưng do trại của mình quá nhỏ và gần khu dân cư nên không thể đem phân về thử nghiệm được. Mình cần một đối tác để cùng làm. Điều kiện như sau:
- Có trại gà hoặc trại heo đang hoạt động và còn trống một diện tích khoảng 50m vuông có mái che.
- Mỗi ngày thải ra tối thiểu 50kg phân, nhiều hơn càng tốt.
- Vị trí ở Hóc Môn, Củ Chi, Q12, Lái Thiêu hoặc Dĩ An. Mình sẽ ưu tiên chỗ nào gần trại mình.
Mình sẽ cung cấp con giống, kỹ thuật, và cái mình cần là các số liệu về năng suất, hiệu quả kinh tế...
Phía đối tác cung cấp phân, mặt bằng, và nhận được quy trình sản xuất ấu trùng, cũng là quy trình xử lý phân.
Ấu trùng thành phẩm trong quá trình hợp tác sẽ chia đều cho hai bên, hoặc nếu đối tác có gà thì mình sẽ tặng luôn để thử nghiệm nuôi gà xem hiệu quả ra sao. Mình thì chưa có kinh nghiệm nuôi gà, vừa rồi mua vài con gà con về nuôi thử bằng ấu trùng RLĐ thấy rất tốt, nhưng mình cần sự sử dụng và đánh giá của những người chuyên nghiệp hơn.
Vài nét về con RLĐ:
- Là một loài côn trùng sẵn có ngoài tự nhiên ở Việt Nam, nói chung không phải giống ngoại lai.
- Tuy xếp vào loại ruồi, nhưng được khoa học đánh giá là không mang mầm bệnh, là loài côn trùng có ích chỉ sau con ong, được nhà nước khuyến khích nuôi.
- Vòng đời khoảng 50-60 ngày, khi ở giai đoạn ấu trùng có hàm lượng dinh dưỡng cao (đạm thô 20%, béo 11%, đặc biệt hàm lượng canxi rất cao).
- Ấu trùng RLĐ rất phàm ăn. Mỗi ngày, mỗi con ăn một lượng thức ăn có trọng lượng bằng bản thân nó. Phân được xử lý sẽ hết mùi hôi rất nhanh chỉ sau 1-2 giờ đồng hồ. Tính ra mỗi m vuông chuồng nuôi sẽ xử lý 10-20kg phân mỗi ngày.
- Phân gia súc gia cầm thường có chứa vi khuẩn, nhưng sau khi được ấu trùng RLĐ xử lý bằng cách ăn, phần còn lại hầu như không còn vi khuẩn, trở thành loại phân bón hữu cơ sạch.
- Số liệu nuôi hiện tại: 4kg hèm + 4kg xác mì +1kg nước+ khoảng 3000 con giống, sau 14 ngày cho ra 500-650g ấu trùng tươi sống.
- Tốc độ nhân đàn: Cứ hai tháng tăng 8-10 lần.

Theo các tài liệu nước ngoài, cứ 10kg phân heo sẽ cho ra 1kg ấu trùng. Nhưng mình muốn thử nghiệm thực tế để có số liệu cụ thể rồi mới tiến hành sản xuất quy mô lớn. Vì thế mình cần một đối tác cùng thực nghiệm.
Các bạn có thể dùng google tìm từ khóa "ruồi lính đen" để biết thêm thông tin. Một số link tham khảo:
- Các thảo luận trong quá trình nghiên cứu, nhân giống RLĐ của mình và một số anh chị em trên agriviet trong mấy năm qua: http://agriviet.com/threads/ky-thuat-nuoi-doi-lam-thuc-an-chan-nuoi.6884/page-52
- Nuôi RLĐ quy mô lớn ở nước ngoài: http://www.radioaustralia.net.au/vietnamese/2014-06-19/trang-trại-nuôi-ruồi-–-sáng-kiến-sẽ-làm-sôi-động-giới-nông-nghiệp-quốc-tế/1329814
Anh chị em nào có hứng thú với lĩnh vực này, xin liên hệ mình, tên Phương, nam, 34 tuổi, đt 0918201070, đc: 37 Đặng Thúc Vịnh, ấp 3, Đông Thạnh, Hóc Môn, TPHCM (ngay đầu cầu Rạch Tra).

Chào
Mình nghiên cứu và nhân giống loại ruồi Lính Đen (RLĐ) được gần hai năm rồi. Quy trình nhân giống đã tương đối ổn, sử dụng nguồn thức ăn là hèm bia và xác mì. Giờ mình muốn thay thế bằng các nguồn phân gia súc, gia cầm để giảm chi phí sản xuất.
Nhưng do trại của mình quá nhỏ và gần khu dân cư nên không thể đem phân về thử nghiệm được. Mình cần một đối tác để cùng làm. Điều kiện như sau:
- Có trại gà hoặc trại heo đang hoạt động và còn trống một diện tích khoảng 50m vuông có mái che.
- Mỗi ngày thải ra tối thiểu 50kg phân, nhiều hơn càng tốt.
- Vị trí ở Hóc Môn, Củ Chi, Q12, Lái Thiêu hoặc Dĩ An. Mình sẽ ưu tiên chỗ nào gần trại mình.
Mình sẽ cung cấp con giống, kỹ thuật, và cái mình cần là các số liệu về năng suất, hiệu quả kinh tế...
Phía đối tác cung cấp phân, mặt bằng, và nhận được quy trình sản xuất ấu trùng, cũng là quy trình xử lý phân.
Ấu trùng thành phẩm trong quá trình hợp tác sẽ chia đều cho hai bên, hoặc nếu đối tác có gà thì mình sẽ tặng luôn để thử nghiệm nuôi gà xem hiệu quả ra sao. Mình thì chưa có kinh nghiệm nuôi gà, vừa rồi mua vài con gà con về nuôi thử bằng ấu trùng RLĐ thấy rất tốt, nhưng mình cần sự sử dụng và đánh giá của những người chuyên nghiệp hơn.
Vài nét về con RLĐ:
- Là một loài côn trùng sẵn có ngoài tự nhiên ở Việt Nam, nói chung không phải giống ngoại lai.
- Tuy xếp vào loại ruồi, nhưng được khoa học đánh giá là không mang mầm bệnh, là loài côn trùng có ích chỉ sau con ong, được nhà nước khuyến khích nuôi.
- Vòng đời khoảng 50-60 ngày, khi ở giai đoạn ấu trùng có hàm lượng dinh dưỡng cao (đạm thô 20%, béo 11%, đặc biệt hàm lượng canxi rất cao).
- Ấu trùng RLĐ rất phàm ăn. Mỗi ngày, mỗi con ăn một lượng thức ăn có trọng lượng bằng bản thân nó. Phân được xử lý sẽ hết mùi hôi rất nhanh chỉ sau 1-2 giờ đồng hồ. Tính ra mỗi m vuông chuồng nuôi sẽ xử lý 10-20kg phân mỗi ngày.
- Phân gia súc gia cầm thường có chứa vi khuẩn, nhưng sau khi được ấu trùng RLĐ xử lý bằng cách ăn, phần còn lại hầu như không còn vi khuẩn, trở thành loại phân bón hữu cơ sạch.
- Số liệu nuôi hiện tại: 4kg hèm + 4kg xác mì +1kg nước+ khoảng 3000 con giống, sau 14 ngày cho ra 500-650g ấu trùng tươi sống.
- Tốc độ nhân đàn: Cứ hai tháng tăng 8-10 lần.

Theo các tài liệu nước ngoài, cứ 10kg phân heo sẽ cho ra 1kg ấu trùng. Nhưng mình muốn thử nghiệm thực tế để có số liệu cụ thể rồi mới tiến hành sản xuất quy mô lớn. Vì thế mình cần một đối tác cùng thực nghiệm.
Các bạn có thể dùng google tìm từ khóa "ruồi lính đen" để biết thêm thông tin. Một số link tham khảo:
- Các thảo luận trong quá trình nghiên cứu, nhân giống RLĐ của mình và một số anh chị em trên agriviet trong mấy năm qua: http://agriviet.com/threads/ky-thuat-nuoi-doi-lam-thuc-an-chan-nuoi.6884/page-52
- Nuôi RLĐ quy mô lớn ở nước ngoài: http://www.radioaustralia.net.au/vietnamese/2014-06-19/trang-trại-nuôi-ruồi-–-sáng-kiến-sẽ-làm-sôi-động-giới-nông-nghiệp-quốc-tế/1329814
Anh chị em nào có hứng thú với lĩnh vực này, xin liên hệ mình, tên Phương, nam, 34 tuổi, đt 0918201070, đc: 37 Đặng Thúc Vịnh, ấp 3, Đông Thạnh, Hóc Môn, TPHCM (ngay đầu cầu Rạch Tra).

Chào anh Phương.
Em là sinh viên ở huế đã gọi điện cho anh ạ. Em có thể làm thí nghiệm để nghiên cứu sinh trưởng của ruồi lính đen này trên các nguồn phân động vật và sau này có thể kết hợp và bổ sung để có loại thức ăn phù hợp mà rẻ nhất. Anh có thể cung cấp cho em một ít trứng được không ạ. Về ô nuôi và các thiết bị cần thiết e có thể lo được.
Em gửi anh địa chỉ, khi nào anh gửi thì anh gửi cho e với ạ: Lê Văn Tòng .Sđt: 01684635122
Địa chỉ: Số 39 đoàn thị điểm, phường Thuận Thành, thành phố huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Em cảm ơn anh!!!
 
hihihihih tiếc là con rlđ nó ko chụi chơi với phân bò, còn về phân gà và phân heo thì dùng nuôi con ruồi xanh là vô đối, đứng đầu bảng về năng suất và thời gian thu hoạch. nếu mình có nguồn phân gà và phân heo nhiều thì mình sẽ chọn ngay con nhặng xanh - ruồi xanh mắt đỏ kết hợp với con giun quế, còn rlđ thì nằm ở top sau - bảng phụ hihiihicó điều nuôi nhặng xanh thì phải kín miệng 1 tí, khoe cho hàng xóm láng giềng biết thì chả mấy chốc các bác bên môi trường mò tới thôi, dù cho thực tế mùi hôi cũng chỉ tương đương như con giun quế thôi
 
@duongtri151: Mình cũng biết năng suất của nhặng xanh hoặc ruồi mắt đỏ cao hơn nhiều so với RLĐ, nhưng mà vì lo ngại vấn đề phát tán, dịch bệnh... và quan trọng hơn là về mặt pháp lý, nên mình chọn RLĐ. Mấy con kia thì có thể làm len lén nhỏ lẻ, chứ làm quy mô tính bằng tấn thì phải chọn RLĐ thôi.

@timanh: Anh sẽ thu xếp đầu tuần tới gởi cho em.
 
@jnbgyu anh giúp em gom trứng đẻ ra trong 2 ngày gần nhau để đảm bảo tính đồng đều của thí nghiệm với ạ. Về cách tiến hành và thu thập số liệu khi nào em gửi qua mail cho anh. Chào anh!!!
 
Mình đã tìm được người để hợp tác thử nghiệm, tuy nhiên không phải dùng phân mà là dùng nguồn rác rau củ quả. Phương hướng làm việc có thay đổi nhưng cũng là một lĩnh vực khả quan. Vì để dồn nguồn con giống cho công việc thử nghiệm này nên mình tạm thời chưa thử nghiệm trên phân được. Chắc phải năm sau mới lại tiếp tục thử nghiệm với phân.
@timanh: Anh sẽ gởi trứng vào sáng 27 hoặc 28/10, em sẽ nhận được trong ngày 29 hoặc 30/10. Chuẩn bị trước thùng nuôi và vật liệu ấp trứng nhé. Nếu có thay đổi anh sẽ nhắn tin cho em qua điện thoại.
 
Trước đây cũng dc bạn cho 1 ít ấu trùng về nuôi. Nhưng hôm nhận dc ấu trùng bận k lên trại đc nên nhờ bố đưa lên trại, rồi bỏ k cận thận nên gà nó xơi sạch. Mà phí gửi hàng hết bao nhiều để mình gửi tiền lại cho. :)
Hiện tại mình đang nuôi 200 con gà và 10 con heo thịt. Nhưng phân gà lẫn cã trấu có nuôi đươc không bạn? Và tỷ lệ phân heo và phân gà la bao nhiêu? Chắc phân heo có nuôi dc không? Với số lượng gà và heo như thế thì nuôi dc bao nhiêu m2? Và nuôi ruồi này có khó không? Minh xin ơn nhiêu ạ
 
@doanhatinh: Phí gởi hàng cũng chẳng bao nhiêu đâu.
Mình không có nhiều kinh nghiệm nuôi gà và heo nên không rõ số phân thải ra mỗi ngày là bao nhiêu. Có người mua trứng của mình rồi dùng phân gà nuôi rồi kết luận là khoảng 6-7kg phân gà cho ra một kg ấu trùng. Bạn thử theo dõi xem mỗi ngày trại thải ra bao nhiêu kg phân cả heo và gà rồi xây bể nuôi phù hợp. Cứ 1m vuông sẽ tiêu thụ 10-20kg phân mỗi ngày. Nếu dùng phân heo không thôi thì không ổn, tốt nhất cứ cho lẫn phân heo và gà vào nuôi luôn. Trộn 1:1 hoặc hơn kém một chút cũng được. Hình dạng bể nuôi thì bạn có thể làm theo kiểu Bug Barrack (dùng Google tìm nhé). Kiểu này đỡ tốn công chăm sóc. Hằng ngày bạn cho ấu trùng non mới nở vào bể nuôi cùng với phân. Ấu trùng trưởng thành tự động bò ra máng thu hoạch.
Nuôi ruồi này không khó, nhưng các tỉnh miền Bắc vào mùa lạnh thì sản lượng trứng ruồi sẽ rất thấp, bạn cần mua trứng thêm từ miền Nam.
 
Bạn Jnbgyu up vài tấm hình cho anh em xem thử nào. Bể nuôi nen xây thế nao? quy trình nuôi ra sao? thanks
 
Bể nuôi Bug Barrack (hình như chiếc thuyền, có hai vách dựng đứng, hai vách nghiêng 30º):

Mẫu thùng nuôi này tận dụng phân gà con:

Tùy thuộc vào loại thức ăn mà ta có thể dùng các loại thùng nuôi khác nhau và quy trình nuôi cũng như cách thu hoạch có thể thay đổi tương ứng. Bạn có thể tham khảo trong topic này để biết thêm chi tiết:
http://agriviet.com/threads/ky-thuat-nuoi-doi-lam-thuc-an-chan-nuoi.6884/page-52
 
Bể nuôi Bug Barrack (hình như chiếc thuyền, có hai vách dựng đứng, hai vách nghiêng 30º):

Mẫu thùng nuôi này tận dụng phân gà con:

Tùy thuộc vào loại thức ăn mà ta có thể dùng các loại thùng nuôi khác nhau và quy trình nuôi cũng như cách thu hoạch có thể thay đổi tương ứng. Bạn có thể tham khảo trong topic này để biết thêm chi tiết:
http://agriviet.com/threads/ky-thuat-nuoi-doi-lam-thuc-an-chan-nuoi.6884/page-52
Thùng này đóng như thế nào vậy? Đóng bằng gổ dc không? Mà sao phải đóng nghiêng 2 bên vậy? Chiều cao chiều rồng là bao nhiêu? Mà giờ e muốn nuôi 1m2 thì mua hết bao nhiêu tiền giống? Và mua đông ở đây đẻ ít thì mua giống từ miền nam như thế có kinh tế không? Cam ơn bác nhiều
 


Back
Top