Nuôi bồ câu đạt lãi cao 100%???

  • Thread starter maison79
  • Ngày gửi
Thật vậy nuôi bồ câu không phải dễ, như tôi đã thử nghiệm 20 cặp bồ câu pháp.
1ngày 1 đôi ăn hết 1 lạng cám và như vậy hết 2kg x 13000 (cám cargill như ngọc điền đã nói) = 26000x45ngay=1170000.
Ti lệ sinh sản được 60% được 12 cặp con. Bán ra 100000đ/ cặp = 1200000đ lãi 30000đ (chưa tính công chăm sóc, tiền lãi xuất bỏ vốn làm chuồng trại, tiền hao mòn chuồng trại theo thời gian rủi ro chim chết bệnh v.v.v)
Tính riêng: đầu tư mua giống 500000 /1 cặp x 20 cặp = 10000000 đ(Lãi theo ngân hàng 1 tháng 2% cả tiền bo cho cán bộ tín dụng = 200000đ/tháng = 1,5 tháng = 300000. đến đây là lỗ 270000đ chưa tính công và chuồng nuôi. Vì nuôi ít nên tự chăm sóc.
Còn nếu nuôi với mức độ ấp đẻ đạt 80 - 90% hay như các bác rao trên 100% thì vô cùng khó, phải có bí quyết mà bí quyết thì ai dại gì mà chỉ cho mình vì biết bao công sức mồ hôi nước mắt mới tìm ra được.
Riêng các bác Ngọc Điền, Bác sáng tạo, bác Tuấn thu, bác gì gì đó có lời là do bán bồ câu giống là chính, các bác nuôi khoảng một vài tháng rồi bán cho anh em nông dân với giá cắt cổ 300000-400000/cặp anh em về còn phải nuôi chán mới đẻ (thời gian này lỗ nặng).

Chính vì vậy mà sức tiêu thụ bồ câu ra ràng trên thị trường hiện nay còn rất hút hàng nhưng thị trường bồ câu giống lại nhiều. Đây là đặc điểm khó nhận thấy của chúng ta, chúng ta cứ nghe rêu rao là cung cấp giống bồ câu tốt, đẻ nhiều, dễ nuôi chỉ một vài người nói có bán bồ câu ra ràng nhưng số lượng nhiều thì không có vì không ai dại gì bán loại bồ câu này vì sẽ bị lỗ. Làm gì cũng cần thấy kết quả là chính chứ đừng tin lời thật thà lái trâu. Tôi cũng nghe truyền hình ra rả giới thiệu mô hình nuôi bồ câu với lợi nhuận cao nhưng thời buổi giờ mà tin truyền hình thì dễ chết như chơi, bởi vì nhà báo chỉ tìm hiểu ở khía cạnh bán bồ câu giống chứ không tìm hiểu ở khía cạnh bán bồ câu ra ràng.
Thử hỏi khi thị trường bồ câu giống bảo hòa thì sẽ ra sao? Vài lời tâm sự của bản thân đã nuôi thử nghiệm để anh em nghiên cứu. Tất nhiên bác nào có bí kíp hoặc tìm ra được bí kíp cho nó đẻ nhiều ấp đạt trên 100% thì có lời. Đề nghị amin đừng xóa bài hay cho rằng đây là bài báo tiêu cực. Chỉ là kinh nghiệm bản thân thôi.
 


Last edited by a moderator:
Máy ấp trứng thì dễ, nhưng ấp ra rồi thì
chết hết, vì không có ai nuôi. Bạn có tấm
hình nào chụp máy ấp trứng bồ câu đang
có con nở ra thì đưa lên cho bà con coi.
Không có, tức là nói xạo. Chuyện máy ấp
trứng và nuôi bồ câu mới nở bằng máy chỉ
có ở Trung quốc thôi, và cũng chỉ là chuyện,
chứ chưa thực hành được. Chuyện này đã
bàn ở AgriViet mấy năm rồi. Không phải
chuyện mới.

Bồ câu thịt là bồ câu 15 ngày tuổi. Cộng
với thời gian ấp 20 ngày, và có thể một
vài ngày chậm trễ nữa, thì là 40 ngày là
cùng. Những đôi nào chậm đẻ, hay đẻ không
đều, phải băm ra nấu cháo, không nên nuôi.
Đó là kinh nghiệm tôi đã trải qua, khi nuôi
bồ câu bay thả tự do.

Đây là chim thịt. Để càng lâu hơn, thì lông
cánh càng mọc nhiều hơn, và tổng số thịt
không thêm lên đáng kể, nhưng số thức ăn
thì tăng vọt. Các nhà hàng chuyên mua bồ
câu thịt không chịu mua chim có lông cánh
dài hơn, mà chịu mua chim có lông cánh
ngắn hơn. Tuy vậy chim có lông cánh ngắn
hơn thì bé nhỏ, không có lợi cho người nuôi.

Pigeon%20squab%20wing%2014%20days%20old.jpg


Nuôi Gà, Vịt nhiều, cũng đều phải chọn con
mái như vậy. Người mới nuôi bồ câu, thường
không có những cặp đôi đẻ dều. Việc tạo ra
những cặp đôi đẻ đều phải trải qua thời gian
lọc, ghép, và thử nghiệm, có thể đến 2 năm
cho một đôi, và việc hoàn thành một số cặp
đôi cho tất cả trại có thể phải vài năm.
Có thể phải đến đời cháu đời chắt của đàn
bồ câu ban đầu, thì mới có những cặp đôi đẻ
đều đủ nhiều đầy công suất của trại. Chúng
ta đây chưa có ai làm được điều đó. Vì thế
những lời bàn chỉ là giả thuyết nêu ra,
chưa được chứng minh đúng sai.

Kinh nghiệm có được một cặp bồ câu đẻ đều,
người ta không nói ra cho các bạn biết.
Những khó khăn và kỹ thuật khắc phục khó
khăn không được công bố. Bà con ta cứ cho
rằng nuôi bồ câu dễ lắm, nhưng chẳng ai
biết điều này. Nó không phải là gà đâu,
mà là phải cả 2 con mới đẻ được. Có khi
cả trống cả mái đều tốt, nhưng ghép với
nhau thì đẻ chẳng ra sao, và ghép với con
khác thì đẻ rất đều. Cũng như vợ chồng
người trong xã hội vậy.

Bồ câu nuôi khó hơn gà ở:
1- Ghép được đúng đôi thì mới có năng suất.
2- Không ấp máy và nuôi con nhỏ nhân tạo
được.
Chuyện ăn, ở, phòng bệnh, dọn dẹp, thì có
lẽ không hơn kém so với nuôi gà là mấy.
Tóm lại, thì bồ câu nuôi khó hơn gà.

Bà con có ý kiến nào khác, xin mời phát
biểu để bàn cho hết lẽ.
Em thấy a nói vậy là ok 100% ròi hjhj.cái ông bán máy áp trứng nói sạo chứ biết gì về bc đâu hít
 


Vẽ ra viễn cảnh bồ câu dễ nuôi, lời cao đó là việc của mấy bác bán giống đang làm. Thực ra khi nghiên cứu về con này em thấy có mấy đặc điểm sau:
1. Giá bán bồ câu thịt tính theo con nên khi bồ câu non đủ tiêu chuẩn bán là phải bán ngay. Nuôi thêm sẽ tốn nhiều chi phí (cái này xơi vào lợi nhuận) mà lâu quá là không bán được. Nuôi để làm giống càng chuối vì mình đã vỗ béo, chất lượng con giống không đạt. Việc đảm bảo cứ có chim thịt đủ tiêu chuẩn là bán được ngay, hoặc giảm thiểu thời gian nuôi lưu đến mức chấp nhận được không phải bác nào cũng làm được. Nếu bán chim thông qua thương lái hoặc mang ra chợ thì chỉ thích hợp với quy mô 200 đôi trở xuống. Nếu quy mô lớn thì chỉ có nước sập tiệm. Chỉ nên đầu tư lớn khi chắc chắn có đầu ra. Cái này rơi vào tình trạng gà đẻ ra trứng hay trứng đẻ ra gà rất khó nói. Không có chim thịt thì tìm mối lớn thế nào được? Mà làm lớn thì liệu có chắc chắn bán được không? Hiện nay nhìn thì các bác biết, chẳng ai chịu nuôi nhiều cả!

2. Lợi nhuận cao chỉ có được khi áp dụng biện pháp tăng năng suất. Nào là ghép đôi chuẩn. Nào là gửi con nuôi hộ. Nào là theo dõi cặp nào đẻ kém để loại. Nào là bơm cám vỗ béo cho con non. Nào là sử dụng máy ấp trứng....vv và vv. Những biện pháp đó chỉ áp dụng ở trại quy mô lớn thôi. Các hộ nuôi một hai trăm con thì đừng hòng. Tỷ lệ đẻ lại quyết định đến lợi nhuận. Vênh nhau 10-20% thì rõ ràng là có bác no bụng mà có bác chẳng được miếng nào.

Tóm lại là bác nào muốn kiếm nhiều tiền, chịu được rủi ro thì em khuyên đã làm thì làm lớn hẳn. Độ 1000 cặp trở lên. Nếu các bác làm tốt thì giàu là đương nhiên thôi. Còn bác nào vốn ít, gan bé thì em khuyên hoặc là không nuôi hoặc là nuôi một hai trăm cặp thôi, kiếm tý tiền mua sữa cho cháu. Còn chuyện phát triển quy mô từ bé đến lớn thì khá là mơ hồ.
 
Nguồn vui, tháng Bảy năm ngoái:
http://www.zgxy.gov.cn/html/201407/18/184150807.html

Đầu tư hàng trăm nghìn tệ, mua mấy chục nghìn đôi.
Trại có máy cấp nước, máy xay hạt, trộn hạt, máy
ấp trứng, không mua thức ăn. Mỗi ngày xuất bồ câu
nhú lông cánh 300 con, mỗi con chừng 15 tệ. Trứng
bồ câu mỗi tháng bán gần 300 nghìn tệ.

Bây giờ trại có hơn 5000 con. Mỗi tháng kiếm gần
150,000 tệ tiền bán chim thịt và trứng chim. Mỗi
năm bán chim thịt chừng 100,000 con.

20140718103022481.jpg


Kết luận: máy ấp trứng thật sự trong chăn nuôi theo
bài báo này. Tuy thế, không tìm ra ảnh.

Đây là mớm chim bằng tay thay cho bố mẹ đẻ của nó:

[media]
 
"Bây giờ trại có hơn 5000 con." Bác cho em xin thêm mấy số 0?
Ý tưởng nuôi bồ câu trong chuồng kín hóa ra họ thực hiện rồi ạ.
Còn chuyện nuôi bộ chim bồ câu non từ 1 ngày tuổi em nghĩ chắc là làm được. Đúng là đỉnh của đỉnh!
 
Vài lời chia sẻ

Cảm ơn anh em nông đã chia sẻ nhiệt tình.
Vấn đề tôi nói ra ở đây là phải có bí kíp để đàn bồ câu sinh sản đạt 100% hoặc trên 100% thì mới có lời.
Như bác Bồ câu Minh Kha nói nuôi 1 đôi thì không có lời còn nuôi trên 100 đôi thì có lời bài toán kinh tế mà bác nói vậy thì có gì đó mâu thuẫn quá. Tất nhiên quy luật kinh doanh làm lớn thì thuế giảm (Mọi Mặt) nhưng 1 con bồ câu không biết sinh ra lợi nhuận bao nhiêu mà bảo 100 con sẽ sinh ra lợi nhuận thì thật là vô lý. Em biết bác minh kha cũng nuôi bồ câu và đang mở nhà hàng về các món bồ câu nên bác bảo thủ quan điểm của bác là phải thôi. Bác có bí kíp để cho em nó sinh sản 100% và trên 100% sau đó có vốn làm nhà hàng 1 con bồ câu ra ràng bác bán 100000d bằng giá bồ câu giống hỏi sao bác không có lời. Nếu bác bán bồ câu ra ràng mà có lời thì bác lập bài toán cho anh em cùng chia sẻ. Em cảm ơn bác nhiều.
Riêng em nếu tìm ra được bí kíp để bồ câu đẻ, ấp, nở đạt 100% hoặc trên 100% em sẵn sàng chia sẻ cho anh em ngay.
Tuyên thề trước Hội nông dân bồ câu.

--------

Bác minh kha nói không có bão hoà. Hình như bác chưa đọc bài viết của em. Em nói bão hoà là bão hoà về giống bồ câu chứ không phải bồ câu ra ràng. Còn bác nói 1 nhà hàng tiêu thụ cả ngàn cặp bồ câu ra ràng trong 1 tháng thì điều đó đâu liên quan gì đến bài toán này trong khi giá của 1 con bồ câu ra ràng cũng chỉ là 50000vnd.(theo thời điểm hiện tại). Tốt nhất bác muốn không có bão hòa thì nên chia sẻ kinh nghiệm để anh em nuôi đạt (đẻ, ấp, nở 100% hoặc trên 100%) lúc đó có nhiều anh em xuất khẩu thịt bồ câu đi các nước và thì trường thì thoải mái mà tiêu thụ.
Tôi ghét nhất những nhà nông có bí kíp mà không chia sẻ.

--------

Cảm ơn anh em nông đã chia sẻ nhiệt tình.
Vấn đề tôi nói ra ở đây là phải có bí kíp để đàn bồ câu sinh sản đạt 100% hoặc trên 100% thì mới có lời.
Như bác Bồ câu Minh Kha nói nuôi 1 đôi thì không có lời còn nuôi trên 100 đôi thì có lời bài toán kinh tế mà bác nói vậy thì có gì đó mâu thuẫn quá. Tất nhiên quy luật kinh doanh làm lớn thì thuế giảm (Mọi Mặt) nhưng 1 con bồ câu không biết sinh ra lợi nhuận bao nhiêu mà bảo 100 con sẽ sinh ra lợi nhuận thì thật là vô lý. Em biết bác minh kha cũng nuôi bồ câu và đang mở nhà hàng về các món bồ câu nên bác bảo thủ quan điểm của bác là phải thôi. Bác có bí kíp để cho em nó sinh sản 100% và trên 100% sau đó có vốn làm nhà hàng 1 con bồ câu ra ràng bác bán 100000d bằng giá bồ câu giống hỏi sao bác không có lời. Nếu bác bán bồ câu ra ràng mà có lời thì bác lập bài toán cho anh em cùng chia sẻ. Em cảm ơn bác nhiều.
Riêng em nếu tìm ra được bí kíp để bồ câu đẻ, ấp, nở đạt 100% hoặc trên 100% em sẵn sàng chia sẻ cho anh em ngay.
Tuyên thề trước Hội nông dân bồ câu.

--------

Bác minh kha nói không có bão hoà. Hình như bác chưa đọc bài viết của em. Em nói bão hoà là bão hoà về giống bồ câu chứ không phải bồ câu ra ràng. Còn bác nói 1 nhà hàng tiêu thụ cả ngàn cặp bồ câu ra ràng trong 1 tháng thì điều đó đâu liên quan gì đến bài toán này trong khi giá của 1 con bồ câu ra ràng cũng chỉ là 50000vnd.Tôi đã đem bồ câu ra ràng đi bán rong vẫn 50000/1con (theo thời điểm hiện tại) còn mang cho bác minh kha gi đó chắc chỉ được 40000 thôi.Nếu không tin các bác cứ gọi điện cho minh kha gọi bán giá bồ câu ra ràng xem sao. Tốt nhất bác muốn không có bão hòa thì nên chia sẻ kinh nghiệm để anh em nuôi đạt (đẻ, ấp, nở 100% hoặc trên 100%) lúc đó có nhiều anh em xuất khẩu thịt bồ câu đi các nước và thì trường thì thoải mái mà tiêu thụ.
Tôi ghét nhất những nhà nông có bí kíp mà không chia sẻ.
Thật sự là khó. Những người có ý định nuôi bc mà đọc được các baid thaoe luận này chắc cũng hơi nản, nhưng thôi! Việt nam mình là vây, 1 người làm thì nhà nhà đua nhau làm, ai tính toán hợp lý hơn thì người đó sống, còn ko thì ngược lại, người vn vốn ích kỷ mà. Miếng ăn của họ sao họ để mình cướp được,
 
Thật sự là khó. Những người có ý định nuôi bc mà đọc được các baid thaoe luận này chắc cũng hơi nản, nhưng thôi! Việt nam mình là vây, 1 người làm thì nhà nhà đua nhau làm, ai tính toán hợp lý hơn thì người đó sống, còn ko thì ngược lại, người vn vốn ích kỷ mà. Miếng ăn của họ sao họ để mình cướp được,
Bác lại đi chê người việt nam rồi (bác cũng là người việt nam). Đã bước chân vào kinh doanh thì bất cứ ai, ở bất cứ nước nào đều làm tất cả để lợi nhuận của mình lớn nhất mà bác. Thương trường là vậy! Bác có thể sống khác như thế được không nếu bác kinh doanh?
@maison79,Zenky: không phải ai cũng có khả năng vào web chơi mổi ngày. Các bác phải hiểu vậy.

Tôi post nhanh bài toan ở dưới, nhưng thật ra không hiểu các bác chờ điều gì. Hoàn toàn là tính toán các con số. Bác Hailuacantho đã chia sẽ rất nhiều nhưng có vẽ các bác không tin bác ấy lắm hay sao mà không thấy hỏi chi tiết ? Cho nên nhu bac amytran cũng nói ở trên, chia sẽ cũng có hạn chế: hoac thời gian và riêng tư của mình ( ví dụ: cuối tuần tôi phải có nghĩa vụ chở con đi công viên chơi, đâu có nghĩa vụ trả loi ở đây ) hoặc tâm lý thấy cái gì đạt được dể dàng và miển phí thì ít tin là thật ( ví dụ bác hailuacantho chia sẽ có ai quan tâm đâu )
Trước khi post các tính toán, 1 lần nữa tóm tắt ý tôi muốn nói qua mấy bài ở chủ đề này:với dữ liệu của bác maison79, thì bác có dk phát triển rất tốt ( giá bán cao, năng xuất không tồi với thời gian nuôi như bác ), nên thực sự tôi không hiểu bác mai son 79 đang bất mản điều gì.

trở lại bài toán giá vốn với dk: năng suất 50%, tổng số cặp bố mẹ 500 cặp.

1. số lượng chim ra ràng thu mổi tháng : 500x50%= 250 cặp.
2. Chi phí hàng tháng
2.1. Cám 1 cặp bố me tiêu thụ 1 ngày 100gr/cặp/ngày --> 1tháng = 100gr x 500 cặp x 30 ngày = 1500kg/tháng = 60 bao (25kg/bao)/tháng.
Giá cám hiện tại là 273K/bao ->tiền cám mổi tháng = 273K x 60 =~ 16.5tr. ( Nếu trộn gạo lức rẽ hơn nhiêu )
2.2 nhân công 1 người x 3tr = 3tr

Tổng cộng chi phí = 19.5

3. Thu hoạch 500 con bồ câu ra ràng mổi tháng, tổng chi phí là 19.5tr vậy giá vốn 1 con là = 19.5tr/500 = 39K con.

(cao hơn trước kia tôi tính một chút vì cám cao hơn hồi xưa)

Hết, chẳng có bí kiếp gì cả, đơn giản là tính toán thuần tuý thôi. Dĩ nhiên có mấy cái chi tiết tôi làm biếng ghi vào.
đảm bảo giá vốn thấp hơn 38K vì không phải cho ăn cám 100%.

Như vậy với bài toán trên tôi xác định điểm hòa vốn là: 1.Giá 38K, theo tiêu chí này tôi cố gắng bán trên giá 38K để khấu hao chi phí ban đầu sau do có lãi. 2. Hoặc là, tăng năng suất trên 50% là có lãi.

Các bác cũng đừng hỏi tôi ví dụ đầu ra không có thì sao. cái này mổi người phải tự giải.

Bàn thêm một tý ý nào bác nào đó đã nêu: Nếu bão hòa thì sao.
Có vẻ bác này không hiểu từ thị trường bão hòa. Tôi xin trả lời l chẳng sao cả. Vì thị trường vẫn còn đó không mất đi đâu cả. Ví du: HCM tieu thu moi thang 100K con bồ câu. Thì tt bão hòa hay không, HCM cũng tiêu thụ 100K con. Thị trường giống cũng vậy, nhu cầu giống 1 tháng 10K con thì vẫn là 10K con, vì đây là mức trung bình của thị trường.
Có điều tt bão hòa, nghĩa là nhà chăn nuôi hiện tại đã cung ứng đủ cho thị trường rồi nên người mới vào khó tham gia được ( cái này ngược lại có lợi cho bác vì bác là người củ ), mặt khác khó khăn là giá trị sẽ đúng chuẩn của nó nên nếu thị trường đã được đẩy giá cao quá thì về với giá trị thực, ngoài ra mổi 1 nhà chăn nuôi mới vào thị trường sẽ làm cạnh tranh gay gắt thêm......

Không có ý nghĩa gì khi gán ghép tt bão hòa không với con bồ câu. Bất cứ con gì cũng vậy. Nên nếu sợ cái này thì đơn giản là không nuôi con gì.



--------

---
nhìn kỹ lại tính toán bác maison79 ở trên sai tè lè.

>>
1ngày 1 đôi ăn hết 1 lạng cám và như vậy hết 2kg x 13000 (cám cargill như ngọc điền đã nói) = 26000x45ngay=1170000

1.Chi phí cám: 20 cặp tốn cám trong 1 tháng = 20 x 100gr x 30ngày = 60kg = 2.4bao = 2.4 x 273K = 655000 VND
2.chi phí vốn: 200,000VND/tháng ( ls ngân hang )
3.Tổng cp = 655,000 vnd + 200,000vnd = 855,000vnd
4. Doanh thu = 12 x 100,000 = 1,200,000vnd
5. lãi = 1,200,000 - 855,000 = 345,000
( dĩ nhiên vẫn lổ tiền nhân công vì nuôi sl it )




Em xin tham gia với bác về phần bác nói về thị trường bão hòa. Thực ra nhu cầu thị trường không bao giờ là một con số cố định mà nó sẽ biến động theo giá bán. Quy luật chung vẫn là giá cao sẽ mua ít hơn giá thấp. Tại một thời điểm cung luôn luôn bằng cầu tại 1 mức giá. Ví dụ:
- Khi giá bán hiện tại là 100k/1 cặp tại tháng này HCM tiêu 100nghìn cặp 1 tháng.
- 1 năm sau giá bán 60k/ 1 căp HCM tiêu 150 nghìn cặp 1 tháng.
- 3 năm sau giá bán 35k/ 1 cặp HCM tiêu 200 nghìn cặp 1 tháng.

Tiêu chuẩn chim thịt mà khách hàng yêu cầu giống nhau. Tất cả các trại phải làm được như thế mới bán được nên chỗ nào giá thấp người ta mua. Chim của bác CÓ GÌ KHÁC BIỆT ĐÂU mà bác đòi người ta trung thành với bác với mức giá định trước. Bán chim ra thị trường bác là người chấp nhận giá.

Nếu coi thị trường bão hòa là lúc giá bán = giá thành thì lúc đó tất cả sẽ từ hòa, lỗ ít và phá sản tùy giá thành của trại anh so với giá bán. Nhưng tóm lại là TẤT CẢ CHẲNG ĐƯỢC MIẾNG NÀO HOẶC MẤT TIỀN chứ không như bác nói CHẲNG SAO CẢ đâu!
 

Bác lại đi chê người việt nam rồi (bác cũng là người việt nam). Đã bước chân vào kinh doanh thì bất cứ ai, ở bất cứ nước nào đều làm tất cả để lợi nhuận của mình lớn nhất mà bác. Thương trường là vậy! Bác có thể sống khác như thế được không nếu bác kinh doanh?


Em xin tham gia với bác về phần bác nói về thị trường bão hòa. Thực ra nhu cầu thị trường không bao giờ là một con số cố định mà nó sẽ biến động theo giá bán. Quy luật chung vẫn là giá cao sẽ mua ít hơn giá thấp. Tại một thời điểm cung luôn luôn bằng cầu tại 1 mức giá. Ví dụ:
- Khi giá bán hiện tại là 100k/1 cặp tại tháng này HCM tiêu 100nghìn cặp 1 tháng.
- 1 năm sau giá bán 60k/ 1 căp HCM tiêu 150 nghìn cặp 1 tháng.
- 3 năm sau giá bán 35k/ 1 cặp HCM tiêu 200 nghìn cặp 1 tháng.

Tiêu chuẩn chim thịt mà khách hàng yêu cầu giống nhau. Tất cả các trại phải làm được như thế mới bán được nên chỗ nào giá thấp người ta mua. Chim của bác CÓ GÌ KHÁC BIỆT ĐÂU mà bác đòi người ta trung thành với bác với mức giá định trước. Bán chim ra thị trường bác là người chấp nhận giá.

Nếu coi thị trường bão hòa là lúc giá bán = giá thành thì lúc đó tất cả sẽ từ hòa, lỗ ít và phá sản tùy giá thành của trại anh so với giá bán. Nhưng tóm lại là TẤT CẢ CHẲNG ĐƯỢC MIẾNG NÀO HOẶC MẤT TIỀN chứ không như bác nói CHẲNG SAO CẢ đâu!

Bác phân tích máy móc và sách vở quá, đó chỉ là lý thuyết thôi! Theo mình thì thị trường Chim bồ câu có đôi chút khác so với lý thuyết. Ở khu vực mình hầu như giá đều do những Trại lớn quyết định, vì số lượng chim hầu như không đủ để đáp ứng nhu cầu thị trường. Còn nhu cầu thì chắc chắn sẽ biến động, trong cùng 1 năm thì biến động theo mùa, mùa tiệc + cưới thì nhu cầu tăng cao hơn so với các mua khác..... Còn qua các năm thì mấy năm nay nhu cầu luôn theo chiều hướng tăng lên ! Đó là thói quen sử dụng tăng lên, VD 1 nhà hàng sẽ quyết định chọn con chim BC đưa vào thực đơn khi khách hàng của họ có thói quen sử dụng thịt chim, chứ k phải vì giá con chim đó cao hay thấp, việc giá cao hay thấp chỉ ảnh hưởng đến sự lựa chọn nhà cung cấp chim của họ. Còn họ vẫn phải nhập chim để phuc vụ khách hàng. Và đến lượt khách hàng trực tiếp ăn thịt chim, Khi họ đã bước vào nhà hàng, nếu kết thịt chim thì việc giá 120 hay 130 hay 140 hay 150k mỗi con hầu như chẳng phải là lý do khiến họ ăn hay không ăn thịt chim !
 
Bác phân tích máy móc và sách vở quá, đó chỉ là lý thuyết thôi! Theo mình thì thị trường Chim bồ câu có đôi chút khác so với lý thuyết. Ở khu vực mình hầu như giá đều do những Trại lớn quyết định, vì số lượng chim hầu như không đủ để đáp ứng nhu cầu thị trường. Còn nhu cầu thì chắc chắn sẽ biến động, trong cùng 1 năm thì biến động theo mùa, mùa tiệc + cưới thì nhu cầu tăng cao hơn so với các mua khác..... Còn qua các năm thì mấy năm nay nhu cầu luôn theo chiều hướng tăng lên ! Đó là thói quen sử dụng tăng lên, VD 1 nhà hàng sẽ quyết định chọn con chim BC đưa vào thực đơn khi khách hàng của họ có thói quen sử dụng thịt chim, chứ k phải vì giá con chim đó cao hay thấp, việc giá cao hay thấp chỉ ảnh hưởng đến sự lựa chọn nhà cung cấp chim của họ. Còn họ vẫn phải nhập chim để phuc vụ khách hàng. Và đến lượt khách hàng trực tiếp ăn thịt chim, Khi họ đã bước vào nhà hàng, nếu kết thịt chim thì việc giá 120 hay 130 hay 140 hay 150k mỗi con hầu như chẳng phải là lý do khiến họ ăn hay không ăn thịt chim !

Em thì em chẳng thấy nó chẳng khác gì cả! Nhu cầu của khách hàng không phụ thuộc toàn bộ vào giá. Còn nhiều yếu tố khác ảnh hưởng nhưng giá là yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất chứ không phải là không có ảnh hưởng gì như bác nói. Tiền của khách không phải là lá cây mà 130 hay 140 hay 150 k không phải là lý do ăn hay không ăn thịt chim! Tất nhiên đã vào quán thì không có quyền mặc cả, giá do nhà hàng định trước nhưng họ có quyền lựa chọn vào hay không vào hoặc tìm đến các quán khác rẻ hơn. Quán có độc quyền đâu, vẫn phải cạnh tranh với những quán khác. Nếu chất lượng như nhau thì giá là yếu tố chính để khách hàng lựa chọn. Để tồn tại bao giờ các quán cũng hướng về việc giảm giá. Giảm được giá lượng khách vào quán của họ bao giờ cũng đông hơn và thu được lợi nhuận nhiều hơn. Từ đó họ sẽ lựa chọn nhà cung cấp chim thịt theo xu hướng giá thấp nhất thì mua. Và các trại chim ai bán giá thấp nhất họ sẽ bán được.
 
Last edited by a moderator:
Ơ cái nhà bác này. 100 cặp sao lại ko đc lời như thế đc chứ? Như em nè, nuôi chim ta thôi chứ chả Pháp phiếc gì cả, nuôi chơi 50 cặp thôi. Cũng ko thấy có gì khó hay cần bí quyết gì cho chim đẻ cả, em cũng ko làm chuồng trại cầu kỳ hay đi mua chuồng làm gì cho nó phí tiền. Vì em tận dụng chuồng, nuôi chung với heo của mẹ. Em chỉ làm 1 cái giàn chạy ngang qua chuồng để chim đậu, bên trên giàn cách 40cm thì tận dụng các cây que đóng thành chuồng và đặt ổ cho chim đẻ thôi. Tốn rất ít diện tích và rất là gọn. Thức ăn thì em cho ăn chủ yếu là thóc (cho chim ăn cơm hoặc cám nấu của heo là chim sẽ ko đẻ hoặc đẻ ít đấy các bác ak, em nói thế vì có trường hợp ko biết nên tận dụng cơm nguội bỏ cho chim ăn và nó tịt đẻ luôn), ngô nghiền cho vỡ hạt thôi chứ ko nghiền thành cám, và cám gà đẻ, em chỉ trộn 3 loại này thôi. em cũng ko cho theo tỷ lệ nào đâu, cứ trộn mỗi loại một ít, nhưng thóc thì em cho nhiều hơn và cám viên cho gà đẻ thì em cho rất ít chủ yếu để cho chim béo thôi, cho ăn nhiều cám thấy tốn cám mà có to béo hay đẻ nhiều hơn đâu. Cho chim ăn tập trung, chứ em chẳng để mỗi cửa chuồng 1 máng ăn máng uống như kiểu nuôi công nghiệp đâu, làm vậy mỗi lần đi cho chim ăn uống cũng đủ chết mệt rùi :lol:! Chỗ cho ăn em đặt 1túi muối i-ốt cho chúng tự mổ ăn, ko biết sao lại cho chim ăn muối nhưng bạn em dạy em cho nó ăn như vậy nên em cứ như vậy làm theo thôi. Chỉ như vậy thôi chim bay quanh quẩn trong hoặc ngoài cửa chuồng heo rồi chiều tối là vào hết chuồng.
Điều em lưu ý nhất đó là việc vệ sinh và để ý kiến mối lên chuồng và đặc biệt em ko động chân tay sửa soạn cái ổ đẻ của chim vì rút kinh nghiệm 1 lần thấy có kiến vào ổ em liền lấy ổ ra khỏi chuồng và thay rơm mới đuổi kiến đi vậy là chim nghỉ đẻ mất 2 lứa luôn. Thỉnh thoảng em pha 1 chút men tiêu hóa vào nước cho chim uống. Vệ sinh sạch sẽ nên chim khỏe mạnh chả thấy có bệnh gì, tạo không gian cho chim bay nhảy sức đề kháng có lẽ tốt hơn là nuôi nhốt.
Và 50 cặp chim của em trung bình đẻ cũng đều lắm, mỗi tháng ko phải bán liền một lúc nhưng cứ vài đôi một tính trung bình em bán từ 40 đến 45 cặp, giá hiện giờ là 100k/cặp. Cái chị đến mua chim của em bảo là chim cứ béo tốt như này thì thời điểm giá thấp nhất chị ấy vẫn bắt cho em với giá 80k/cặp. Vậy là mỗi tháng với 50 cặp bồ câu em đút túi 4tr đến 4,5tr. Tiền thóc và ngô hết ít lắm, em mua ít cho chim ăn dần nhưng đều ghi chép lại, mỗi tháng chỉ mất 1,5 đến 1,6tr tiền thức ăn thôi. Thế là 50 cặp em lãi ra ít nhất là 2,4 đến 2,5tr. Đủ tiền điện thoại và tiền ăn vặt với tiêu linh tinh :lol:.
>>>> Vậy thì ko lý nào các bác nuôi 100 cặp mà mỗi tháng ko lãi ra đc nổi 4tr???
Bạn giỏi thật đó, bạn nuôi như thế là tỷ lệ đạt 90%-95% rồi, tôi chưa thấy ai nuôi nhốt công nghiệp mà đạt được tỷ lệ đó cả với 50 đôi bố mẹ.
Có lẽ bạn nuôi thả và chim ta nên nó khỏe và mắn đẻ hơn. Mọi người có thể nghiên cứu và thử áp dụng cách này xem.
Nguồn vui, tháng Bảy năm ngoái:
http://www.zgxy.gov.cn/html/201407/18/184150807.html

Đầu tư hàng trăm nghìn tệ, mua mấy chục nghìn đôi.
Trại có máy cấp nước, máy xay hạt, trộn hạt, máy
ấp trứng, không mua thức ăn. Mỗi ngày xuất bồ câu
nhú lông cánh 300 con, mỗi con chừng 15 tệ. Trứng
bồ câu mỗi tháng bán gần 300 nghìn tệ.

Bây giờ trại có hơn 5000 con. Mỗi tháng kiếm gần
150,000 tệ tiền bán chim thịt và trứng chim. Mỗi
năm bán chim thịt chừng 100,000 con.

20140718103022481.jpg


Kết luận: máy ấp trứng thật sự trong chăn nuôi theo
bài báo này. Tuy thế, không tìm ra ảnh.

Đây là mớm chim bằng tay thay cho bố mẹ đẻ của nó:

[media]
Thật tuyệt khi nuôi bộ được, nhưng trong video có vẻ không phải là người TQ, không biết thức ăn đó là gì mà họ dùng máy say sinh tố, mà cũng ko thấy họ nuôi nhiều.
Tôi đã từng thử rất nhiều thức ăn khác nhau nhưng đều thất bại.
 
Bạn giỏi thật đó, bạn nuôi như thế là tỷ lệ đạt 90%-95% rồi, tôi chưa thấy ai nuôi nhốt công nghiệp mà đạt được tỷ lệ đó cả với 50 đôi bố mẹ.
Có lẽ bạn nuôi thả và chim ta nên nó khỏe và mắn đẻ hơn. Mọi người có thể nghiên cứu và thử áp dụng cách này xem.
Ko khả thi đâu.bạn ấy nói sao thì nge vậy chứ đúng hay ko thì chưa biết hjhj
 
Thật tuyệt khi nuôi bộ được, nhưng trong video có vẻ không phải là người TQ, không biết thức ăn đó là gì mà họ dùng máy say sinh tố, mà cũng ko thấy họ nuôi nhiều.
Tôi đã từng thử rất nhiều thức ăn khác nhau nhưng đều thất bại.
Chuyện ấp máy và nuôi bồ câu non, tôi vẫn
thỉnh thoảng theo giõi, tìm kiếm trên các
trang tiếng Tàu và YouTube. Đã mấy năm nay
rồi, chỉ có bài báo, nhưng không có hình
ảnh. Đúng như bạn nói, bài nói làm ăn lớn,
nhưng không thấy các máy móc hiện đại.

Riêng việc nuôi bồ câu non, cách đây chừng
2 năm, nở rộ trên các trang lưới Trung Quốc.
Người ta rao bán các máy xay trộn thức ăn
cho bồ câu non, máy mớm chim tự động, có
các trang kỹ thuật trộn thức ăn, kỹ thuật
úm, có các lớp huấn luyện mất tiền học phí,
các sư phụ nhận đi đến tận trại của bạn để
dạy, hay để làm chuyên gia trực tiếp làm và
chỉ đạo. Có hình ảnh chụp máy mớm chim tự
động 2 con một lúc, nhưng không có video
cho thấy máy ấy chạy thế nào. Thế nhưng
bây giờ thì không còn.

Theo kỹ thuật tôi còn nhớ lại, thì mớm bồ
câu non có thể bắt đầu từ khi mới ấp nở, tức
là ấp máy, để chim mẹ bắt đầu có trứng được
sớm. Thức ăn cho bồ câu non cũng luôn luôn
biến đổi theo ngày tuổi. Biến đổi ở tỷ lệ
đạm, độ xay nhuyến, và nhiệt độ thức ăn.
Chim càng non, thì độ đạm càng cao, xay càng
nhuyễn, nước càng nhiều, và càng ấm hơn. Cụ
thể chim một ngày tuổi thì thức ăn xay nhuyễn
như bột cho trẻ con người, loãng như sữa, và
nhiệt đô 35 độ. Đồng thời, ổ chim cũng phải
giữ 35-36 độ. Chim 14-15 ngày tuổi thì hạt
ngô xay vỡ đôi, hạt đậu nành để nguyên hạt,
chuồng chim 25 độ. Chú ý cho Vitamin E nhiều
và các vitamin khác vào nước ăn uống. Cụ thể
tỷ lệ thức ăn và các chất khoáng thì tôi không
nhớ được. Chim lớn tuổi, còn phải cho ăn thêm
sạn bằng đá vôi, cuội, sỏi nữa.

Tóm lại, việc ấp máy và nuôi bồ câu non vẫn
đang là giả thuyết nghi vấn, có thể làm được
với vài con thí nghiệm, nhưng chưa thấy video
nào có cả đàn một tá bồ câu nuôi bộ bao giờ
cả. Bạn nào muốn làm kỹ thuật này, tùy theo
cái gan to chừng nào, thì bỏ vốn ra mua máy
ấp, máy xay trộn thức ăn, máy mớm chim. Ai
không có gan, như tôi, thì đừng thử.

Bà con có thể coi video ở đây:

http://tv.cntv.cn/video/C10343/ea96d1ba62564574161628b1cfa53948

Tất cả hơn 23 phút, nhưng 15 phút đầu nói
về ấp trứng. Sau đó mới là mớm chim non.
Chỉ có chừng 5 phút mớm chim non thôi.
 
Last edited:
Chuyện ấp máy và nuôi bồ câu non, tôi vẫn
thỉnh thoảng theo giõi, tìm kiếm trên các
trang tiếng Tàu và YouTube. Đã mấy năm nay
rồi, chỉ có bài báo, nhưng không có hình
ảnh. Đúng như bạn nói, bài nói làm ăn lớn,
nhưng không thấy các máy móc hiện đại.

Riêng việc nuôi bồ câu non, cách đây chừng
2 năm, nở rộ trên các trang lưới Trung Quốc.
Người ta rao bán các máy xay trộn thức ăn
cho bồ câu non, máy mớm chim tự động, có
các trang kỹ thuật trộn thức ăn, kỹ thuật
úm, có các lớp huấn luyện mất tiền học phí,
các sư phụ nhận đi đến tận trại của bạn để
dạy, hay để làm chuyên gia trực tiếp làm và
chỉ đạo. Có hình ảnh chụp máy mớm chim tự
động 2 con một lúc, nhưng không có video
cho thấy máy ấy chạy thế nào. Thế nhưng
bây giờ thì không còn.

Theo kỹ thuật tôi còn nhớ lại, thì mớm bồ
câu non có thể bắt đầu từ khi mới ấp nở, tức
là ấp máy, để chim mẹ bắt đầu có trứng được
sớm. Thức ăn cho bồ câu non cũng luôn luôn
biến đổi theo ngày tuổi. Biến đổi ở tỷ lệ
đạm, độ xay nhuyến, và nhiệt độ thức ăn.
Chim càng non, thì độ đạm càng cao, xay càng
nhuyễn, nước càng nhiều, và càng ấm hơn. Cụ
thể chim một ngày tuổi thì thức ăn xay nhuyễn
như bột cho trẻ con người, loãng như sữa, và
nhiệt đô 35 độ. Đồng thời, ổ chim cũng phải
giữ 35-36 độ. Chim 14-15 ngày tuổi thì hạt
ngô xay vỡ đôi, hạt đậu nành để nguyên hạt,
chuồng chim 25 độ. Chú ý cho Vitamin E nhiều
và các vitamin khác vào nước ăn uống. Cụ thể
tỷ lệ thức ăn và các chất khoáng thì tôi không
nhớ được. Chim lớn tuổi, còn phải cho ăn thêm
sạn bằng đá vôi, cuội, sỏi nữa.

Tóm lại, việc ấp máy và nuôi bồ câu non vẫn
đang là giả thuyết nghi vấn, có thể làm được
với vài con thí nghiệm, nhưng chưa thấy video
nào có cả đàn một tá bồ câu nuôi bộ bao giờ
cả. Bạn nào muốn làm kỹ thuật này, tùy theo
cái gan to chừng nào, thì bỏ vốn ra mua máy
ấp, máy xay trộn thức ăn, máy mớm chim. Ai
không có gan, như tôi, thì đừng thử.

Bà con có thể coi video ở đây:

http://tv.cntv.cn/video/C10343/ea96d1ba62564574161628b1cfa53948

Tất cả hơn 23 phút, nhưng 15 phút đầu nói
về ấp trứng. Sau đó mới là mớm chim non.
Chỉ có chừng 5 phút mớm chim non thôi.
Cảm ơn bác rất nhiều vì bác đã tận tâm tìm hiểu những nghiên cứu ở nước ngoài để trao đổi với mọi người được biết và cũng giúp nhiều người giảm thiểu khá nhiều thời gian, công sức để nghiên cứu, thử nghiệm.
Trong nuôi bồ câu non quan trọng nhất là nuôi nó từ lúc nở đến lúc 7-10 ngày tuổi, còn lại thì nuôi khá đơn giản. Mọi điều kiện về nhiệt độ, cách cho mớm thì tôi có thể làm được vì nó cũng đơn giản, nhưng quan trọng nhất là vấn đề thức ăn nhân tạo thay thế sửa mẹ khi mớm cho con trong 7 ngày đầu đó, không biết họ chế tạo thức ăn từ những nguyên liệu gì, chỉ cần biết nguyên liệu mà ko biết hết về thành phần thì cũng có thế mày mò ra được. Tôi đã dùng rất nhiều nguyên liệu như sữa bò, sữa trẻ em, bột ngũ cốc nhưng đều thất bại, hiến hữu lắm mới có 1 con sống nhưng đó phải là những con rất khỏe.
Nếu bác lúc nào rảnh bác giúp mọi người tìm hiểu nhé, tôi không biết tiếng TQ hay tiếng Anh nên không thể tìm hiểu tài liệu nước ngoài được.
Rất cảm ơn bác.
 
Đây là một công thức của Trung Quốc:
http://wenku.baidu.com/view/8c303d3583c4bb4cf7ecd1a0.html
Trích nguyên văn và dịch một giòng làm mẫu:

5~7日龄: 奶粉40%、雏鸡料25%、蛋清20%、植物油5%、速补-14,5%、骨粉2%、酵母粉1%、蛋白消化酶1%、鱼干油1%,另加食盐0.1%。
8~10日龄: 奶粉15%、雏鸡料50%、蛋黄20%、植物油5%、速补-14,4%、骨粉3%、酵母粉1%、蛋白消化酶1%、鱼干油1%,另加食盐0.1%。
11~15日龄: 奶粉10%、雏鸡料65%、蛋黄10%、植物油5%、速补-14,3%、骨粉4%、酵母粉1%、蛋白消化酶1%、鱼干油1%,另加食盐0.2%。
Từ 5 đến 7 ngày tuổi: Sữa bột 40, Thức ăn gà con 25
Lòng trắng trứng 20, Dầu thực vật 5, Vitamin-14 5
Bột xương 2, Men rượu 1, Men tiêu đạm 1, Dầu cá 1,
Muối ăn 0,1.

Đây là hình ảnh của 速补-14 - Vitamin-14:
2c389996-36df-4819-b851-2f3c34fa9e7e.jpg


Đây là hình ảnh của 蛋白消化酶 - Men tiêu đạm:
MBM-00705-6.jpg

Đây là nhiệt độ Úm bồ câu non:
1-4 ngày tuổi: 37-38 độ
5-7 ngày tuổi: 34-36 độ
8-15 ngày tuổi: 30-33 độ.

Đây là bảng thức ăn cho bồ câu
theo ngày tuổi.

BabyPigeonFeed_zpsp4jzmaq8.jpg

À quên. Trong Video, nó nói bồ câu non
có đặc tính gom gọn vào nhau, nên ỉa cứt
dính vào nhau, dẫn đến chết chim. Vì thế
phải đặt chúng trong khay lưới thép để
cứt lọt xuống.
 
Đây là một công thức của Trung Quốc:
http://wenku.baidu.com/view/8c303d3583c4bb4cf7ecd1a0.html
Trích nguyên văn và dịch một giòng làm mẫu:

5~7日龄: 奶粉40%、雏鸡料25%、蛋清20%、植物油5%、速补-14,5%、骨粉2%、酵母粉1%、蛋白消化酶1%、鱼干油1%,另加食盐0.1%。
8~10日龄: 奶粉15%、雏鸡料50%、蛋黄20%、植物油5%、速补-14,4%、骨粉3%、酵母粉1%、蛋白消化酶1%、鱼干油1%,另加食盐0.1%。
11~15日龄: 奶粉10%、雏鸡料65%、蛋黄10%、植物油5%、速补-14,3%、骨粉4%、酵母粉1%、蛋白消化酶1%、鱼干油1%,另加食盐0.2%。
Từ 5 đến 7 ngày tuổi: Sữa bột 40, Thức ăn gà con 25
Lòng trắng trứng 20, Dầu thực vật 5, Vitamin-14 5
Bột xương 2, Men rượu 1, Men tiêu đạm 1, Dầu cá 1,
Muối ăn 0,1.

Đây là hình ảnh của 速补-14 - Vitamin-14:
2c389996-36df-4819-b851-2f3c34fa9e7e.jpg


Đây là hình ảnh của 蛋白消化酶 - Men tiêu đạm:
MBM-00705-6.jpg

Đây là nhiệt độ Úm bồ câu non:
1-4 ngày tuổi: 37-38 độ
5-7 ngày tuổi: 34-36 độ
8-15 ngày tuổi: 30-33 độ.

Đây là bảng thức ăn cho bồ câu
theo ngày tuổi.

BabyPigeonFeed_zpsp4jzmaq8.jpg

À quên. Trong Video, nó nói bồ câu non
có đặc tính gom gọn vào nhau, nên ỉa cứt
dính vào nhau, dẫn đến chết chim. Vì thế
phải đặt chúng trong khay lưới thép để
cứt lọt xuống.
Cảm ơn bác nhiều.
Đây là một công thức của Trung Quốc:
http://wenku.baidu.com/view/8c303d3583c4bb4cf7ecd1a0.html
Trích nguyên văn và dịch một giòng làm mẫu:

5~7日龄: 奶粉40%、雏鸡料25%、蛋清20%、植物油5%、速补-14,5%、骨粉2%、酵母粉1%、蛋白消化酶1%、鱼干油1%,另加食盐0.1%。
8~10日龄: 奶粉15%、雏鸡料50%、蛋黄20%、植物油5%、速补-14,4%、骨粉3%、酵母粉1%、蛋白消化酶1%、鱼干油1%,另加食盐0.1%。
11~15日龄: 奶粉10%、雏鸡料65%、蛋黄10%、植物油5%、速补-14,3%、骨粉4%、酵母粉1%、蛋白消化酶1%、鱼干油1%,另加食盐0.2%。
Từ 5 đến 7 ngày tuổi: Sữa bột 40, Thức ăn gà con 25
Lòng trắng trứng 20, Dầu thực vật 5, Vitamin-14 5
Bột xương 2, Men rượu 1, Men tiêu đạm 1, Dầu cá 1,
Muối ăn 0,1.

Đây là hình ảnh của 速补-14 - Vitamin-14:
2c389996-36df-4819-b851-2f3c34fa9e7e.jpg


Đây là hình ảnh của 蛋白消化酶 - Men tiêu đạm:
MBM-00705-6.jpg

Đây là nhiệt độ Úm bồ câu non:
1-4 ngày tuổi: 37-38 độ
5-7 ngày tuổi: 34-36 độ
8-15 ngày tuổi: 30-33 độ.

Đây là bảng thức ăn cho bồ câu
theo ngày tuổi.

BabyPigeonFeed_zpsp4jzmaq8.jpg

À quên. Trong Video, nó nói bồ câu non
có đặc tính gom gọn vào nhau, nên ỉa cứt
dính vào nhau, dẫn đến chết chim. Vì thế
phải đặt chúng trong khay lưới thép để
cứt lọt xuống.
Trong này có công thức của 1-4 ngày tuổi, bác dịch giúp e nhé. Cảm ơn bác nhiều.
 
mình nuôi bồ câu theo cách này thấy cũng có lãi nhưng không nhiều :
- Ban đầu nuôi 20 cặp trên chuồng, cho ăn max luôn, khi có bồ câu con mình bấm cánh nó xong rồi bỏ vào 1 khu, cứ thế sau hơn 1 năm mình có gần 100 cặp thả lan nuôi chung, nuôi kiểu này ko cần cho ăn nhiều , tính bình quân 1 con mỗi ngày 80 -100gram , mình pha tạp nham tùm lum thứ gạo lức, cám, cơm, lúa... năng suất cỡ 50%/tháng, bán ra dc 80k/cặp, tính ra lời vài trăm ngàn 1 tháng, phần dư là con gà con mình nuôi chung nó lớn chung với bồ câu.
 
Cảm ơn bác nhiều.

Trong này có công thức của 1-4 ngày tuổi, bác dịch giúp e nhé. Cảm ơn bác nhiều.
Tôi đã dich 1 giòng làm mẫu rồi.
Bạn cứ đối chiếu theo giòng làm
mẫu đó mà tự dịch lấy. Nhìn chữ
Tàu nào giống thì cùng nghĩa.
Tôi làm thế để bà con tự dịch lấy,
chứ tôi không có công đánh máy lặp
đi lặp lại nhiều lần.
 
Tôi đã dich 1 giòng làm mẫu rồi.
Bạn cứ đối chiếu theo giòng làm
mẫu đó mà tự dịch lấy. Nhìn chữ
Tàu nào giống thì cùng nghĩa.
Tôi làm thế để bà con tự dịch lấy,
chứ tôi không có công đánh máy lặp
đi lặp lại nhiều lần.
thanks bác, lúc vừa hỏi bác thì tôi cũng đã nhìn thấy rồi. Họ còn giấu bí kíp, mình áp dụng đúng theo công thức này cũng khó thành công lắm. Con chim BC mới nở nó không như con gà, hệ tiêu hóa của nó rất kém nên thức ăn là thành phần quan trọng nhất.
 
Giá như.....bác viết bài sớm hơn nhỉ. Bản thân e cũng nếm mùi ăn nằm với bồ câu rồi. Nhờ nghe mấy bác báo đài, mấy bác bán giống mà giờ e nhìn đời toàn màu tối, gặp ai nói nuôi cái này tốt cái kia tốt cũng đều nghi ngờ về tính chân thật. Mà e nghĩ k phải riêng e mà bất cứ ai mới bước chân vào nghiệp nông nghe những lờilời ngọt như thế ai mà k "chết".
trách người bán k có cái tâm ,trách người mua k đủ cái tầm.
 
Bài viết có nội dung tương tự
  • bồ câu đi ỉa
    • Thread starter channuoikholam
    • Ngày gửi
  • Hỏi :bồ câu chết nhiều
    • Thread starter channuoikholam
    • Ngày gửi
  • Cà Mau bán bồ câu gà mỹ
    • Thread starter Tập chăn nuôi CM
    • Ngày gửi
  • Chim bồ câu đẻ 1 trứng
    • Thread starter Minh Sơn
    • Ngày gửi
  • Xin chỉ giáo gà gì một tháng đã Gáy ?
    • Thread starter bách quãng ngãi
    • Ngày gửi


  • Back
    Top