Nuôi ong lấy mật thu 2 tỉ mỗi năm

Nuôi ong lấy mật thu 2 tỷ mỗi năm

Anh Trần Xuân Phong ở thành phố Tuyên Quang hiện có 1.700 đàn ong mật khắp Nam - Bắc, thu lãi gần 2 tỷ đồng mỗi năm.
Khởi nghiệp từ những đồng vốn vay mượn, chàng trai Trần Xuân Phong (sinh năm 1984) ở xã An Khang, thành phố Tuyên Quang đã mạnh dạn mở mô hình nuôi ong lấy mật. Đến nay, anh Phong đã có 1.700 đàn ong khắp Nam - Bắc với thu nhập gần 2 tỷ đồng mỗi năm.
mat-ong1.jpg

Đứng lên sau thất bại
Vượt quãng đường rừng hàng trăm km, tôi tới trang trại nuôi ong của gia đình anh Phong. Hàng nghìn thùng nuôi ong đặt khắp vườn, mùi thơm của mật ong phảng phất ngay từ ngoài cổng. Trần Xuân Phong sinh ra và lớn lên ở xã An Khang, học xong THPT, Phong thi đại học nhưng không đỗ. Lớn lên gắn liền với những ong, sáp mật mà gia đình nuôi nên anh nghĩ ngay tới việc sẽ làm giàu từ việc mở mô hình nuôi ong lấy mật.

“Lúc đầu tôi băn khoăn về việc chọn nghề. Bạn bè cùng trang lứa rời quê đi học tập, làm ăn hết, mỗi mình ở nhà bám lấy mấy đàn ong liệu có tương lai? Nhưng chính lúc đó bố tôi đã động viên và khuyên tôi cố gắng theo nghề nuôi ong làm giàu trên chính mảnh vườn gia đình”, Phong kể.



Năm 2002, Phong được bố giao lại 150 đàn ong mật giống nội để nuôi. Bước đầu vào nghề, anh luôn vấp phải khó khăn, thiếu đủ thứ, từ kinh nghiệm, vốn và đầu ra, nên chịu nhiều thất bại.

Lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang trực tiếp tham quan và đánh giá cao mô hình nuôi ong của gia đình Phong. Thành phố Tuyên Quang đã đầu tư 6 tỷ đồng giúp anh Phong xây dựng nhà xưởng, dây chuyền vừa sản xuất vừa chế biến mật ong, tiến tới xây dựng thương hiệu mật ong rừng Tuyên Quang và xuất khẩu mật ong ra nước ngoài.

Phong chia sẻ: “Nuôi ong chỉ để lấy mật dùng thì khá dễ nhưng nuôi số lượng lớn để làm giàu rất khó, phải am hiểu thời tiết, các vùng địa lý nhiều nơi và thấu hiểu được bản chất của con ong. Sống với nó như bạn thì mới nuôi nó được. Muốn ong cho mật tốt phải đem ong đến những vùng có mùa hoa nở rộ. Lúc đầu, tôi đưa đàn ong đến những nơi có hoa để hút mật thì hoa đã tàn. Khi trở về, ong bị đói, cắn nhau chết hàng đàn, mật thì không có. Những lúc đó nhiều người khuyên nên chuyển sang nghề khác chứ nuôi ong không làm giàu được, nhưng tôi nghĩ do mình chưa thật sự hiểu về ong, mỗi lần thất bại là một bài học kinh nghiệm để mình phát triển sự nghiệp sau này”. Đầu năm 2005, anh Phong mạnh dạn vay ngân hàng để mua sắm vật tư, con giống, nâng số lượng đàn ong lên. Đầu năm 2006, thị trường tiêu thụ mật ong dần ổn định, bước đầu đem lại thu nhập kinh tế để Phong mạnh dạn mở rộng mô hình.
Vào Nam ra Bắc cùng ong
Để nâng cao năng suất và chất lượng mật cho ong, Phong không ngừng học tập và tìm cách lai giống chúng. Năm 2006, anh đã tìm ra cách lai tạo giữa giống ong vàng của miền Bắc với giống ong Ý của miền Nam, tạo thành giống ong lai, vừa cho lượng mật cao, vừa chống chọi được với cái lạnh của miền Bắc. Năm 2008, anh đã ký hợp đồng chăn nuôi và tiêu thụ sản phẩm với công ty Ong Đắk Lắk, sản phẩm ra đến đâu được tiêu thụ ngay đến đó, vừa lấy mật vừa nhân đàn, đến nay anh đã có 1.700 đàn ong.

Tuyên Quang là tỉnh có diện tích rừng, cây ăn quả, cây trồng vụ đông rất lớn, đầy tiềm năng để phát triển nghề nuôi ong mật (thức ăn chính là mật và phấn hoa tự nhiên). Nhưng để đàn ong có sản lượng mật quanh năm thì phải di chuyển đi đón những mùa hoa ở cả các tỉnh miền Nam.

“Cứ vào đầu tháng 12 hàng năm là tôi phải di chuyển đàn ong vào tỉnh Bình Phước đón hoa điều, tháng 2 lên Gia Lai hưởng hoa cà phê, tháng 3 quay về tỉnh Bắc Giang đón vụ hoa vải, sau đó chuyển về đón hoa nhãn tại tỉnh Hưng Yên. Tháng 7 chuyển ong lên Sơn La đón vụ hoa càng cua, tháng 10, 11 về tỉnh Hà Giang có hoa bạc hà”. Việc di chuyển ong phải làm trong đêm, vì thời gian này là đàn ong về tổ ngủ, không bị phân tán đàn và bị chết do thay đổi khí hậu đột ngột. Đàn ong của Phong cho 4 vụ mật/năm.

Đến nay, đàn ong của Phong đã thu trên 100 tấn mật/năm, trị giá trên 3 tỷ đồng, trừ đầu tư chi phí anh còn thu lãi gần 2 tỷ đồng, góp phần tạo việc làm thường xuyên cho 10 lao động là đoàn viên thanh niên trên địa bàn, với mức thu nhập 4 - 5 triệu đồng/người/tháng.

Xuất khẩu
Để tạo điều kiện cho những hộ nuôi ong trong vùng trao đổi kinh nghiệm, giúp nhau tiêu thụ sản phẩm, tháng 5/2013, anh Phong đứng ra thành lập hợp tác xã (HTX) nuôi ong Phong Thổ gồm 25 xã viên là những hộ nuôi ong trên địa bàn xã, trong đó có 70% là đoàn viên thanh niên, nâng tổng số đàn ong của HTX lên trên 4.000 đàn.

Khát vọng của Phong không chỉ là mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước mà anh còn muốn mang sản phẩm mật ong của mình xuất khẩu sang cả những thị trường khó tính như Hoa Kỳ. Anh chia sẻ: “Sản lượng mật ong của HTX thì không ngừng tăng nhưng ngoài bắc chưa có nhà máy chế biến nên phải mang sản phẩm thô vào Tây Nguyên để chế biến xuất khẩu ra nước ngoài.Tốn chi phí xe cộ, lại không mang được thương hiệu mật ong của HTX mình. Khi xây dựng thành công nhà máy chế biến mật ong ở đây sẽ giảm được nhiều chi phí, không những thuận lợi cho phát triển mô hình nuôi ong trong tỉnh mà cả các tỉnh miền núi phía bắc nữa”.

Theo Tiền Phong
 


Tính xác thực & thuyết phục của bài viết này không cao bạn ah...
Vì 1.700 đàn ong rải từ Bắc vào Nam, mà chỉ lãi có 2 tỉ đồng/năm. Vậy 1 đàn ong chỉ lãi có 1.176.470 đ/năm...vậy mỗi tháng chưa lời tới 100.000đ...ai mà dám nuôi...???
_ Bạn hãy xem lại là 1.700 đàn ong, hay là 1.700 thùng ong...???
_ Nếu 1.700 thùng ong, thì chia ra khoảng 5 đàn (mỗi miền 2 đàn). Vì chỗ tôi thấy 1 đàn ong ít nhất thì 200 thùng/đàn. Có nhà nhiều thì 300 thùng/đàn.
Nếu có 5 đàn ong mà lãi 2 tỉ thì đúng là lãi "khủng" vì gần = 400 tr/năm, vậy mõi tháng lãi gần 30 tr/tháng...!
.......
_ Còn nếu là 1.700 đàn ong rải từ Bắc đến Nam, mà chỉ lãi có 2 tỉ...!!!
Thì bài báo này chưa ráo mực là anh này đã "ra đi" rồi...!
_ Tôi nghĩ phải lời từ 50 tỉ đến gần 100 tỷ...
* Tôi nghĩ anh này đang đùa với lửa chứ hay ho gì mà "khuyến nông", lởi 2 tỷ/năm...có khi nào anh ta sẽ nghĩ lỗ 20 tỷ/năm ko...!!!
_ Tôi rán đọc cho xong bài báo, rồi lấy máy tính ra làm phép chia:
2.000.000.000đ : 1.700 đàn ong = 1.176.470đ./năm
....! Làm tôi quá sững sờ & sốt lên phát run....vì sao có người "hùng" trên đất Việt như vậy...!
....& cũng sững sờ là có nhà báo viết bài mà không cần tính thực tế, quên làm phép tính, hay vì nghĩa vụ phải viết, đến cuối tháng nhận lương để khỏi ngại...!
 
nhà báo chỉ giỏi văn thôi các bác à, tính toán thì......chỉ tiền tỉ trở lên thôi, còn mổi tháng bao nhiêu thì ,,,
nếu liệt kê ra thì ai mà đọc hết bài báo nè.
nếu lấy tựa:" nuôi ong mổi tháng lời 1 triệu " thì ai mà đọc,
 
Tôi không biết giá tiền, nên không biết tính toán con số ra sao.

Ngày xưa ở làng tôi, một tổ ong tốt có thể cho 4-5 ký mật ong
mỗi lần lấy mật, và một năm có thể lấy 8 lấn, chứ không chỉ 4
lần như trong bài báo nói đâu. Vậy một tổ có thể cho hơn 3 chục
ký mật. Ba tổ cho 1 tạ mật một năm. Ba chục tổ thì được 1 tấn.
Lấy con số đó thì tính ra bao nhiêu tiền một người nuôi ong lúc
ấy thu được. Lúc ấy, sức người chỉ nuôi được 30 tổ thôi, chứ
không có sức nuôi hàng trăm hàng nghìn tổ.

Tôi không tin chuyện Lai Ong. Thứ nhất, Ong không phải dễ lai,
vì nếu dễ lai, thì không còn giống ong cho đến ngay nay. Ví dụ
như Gà chẳng hạn. Gà ở nhà quê Việt Nam thì lai hàng chục giống
khác nhau, không phải gà thuần. Thế nhưng Cá hay Rắn thì khác.
Con Cá nào là con cá ấy, nuôi chung ao hồ, nhưng nghìn năm vẫn
không có lai. Thứ hai, nếu lai nhân tạo, anh học sinh này sức
mấy có phòng thí nghiệm cho tinh và trứng ong kết hợp với nhau
để thành bào thai ong lai được? Trong tự nhiên, con ong cái bay
vút lên rất nhanh, rất cao, chỉ có vài con ong đực khỏe nhất,
tinh nhanh nhất mới bay lên kịp mà phối với nó ở tận trên tầng
mây mà thôi.

Chuyện thứ hai, là đưa ong đi đến chỗ có nở bông để thu mật và
phấn, thì cũng không dễ. Phải có nhiều công nhân để trong vài giờ
đưa hàng trăm tổ (thùng, hay đàn) ong lên xe tải, và trong vài
giờ đưa chúng vào chỗ đã định. Cộng với tiền xe nữa, thì số tiền
đó nhiều hơn số tiền bán mật mà ong thu được trong chuyến vừa rồi.
Tôi đã từng sống trong vùng nuôi ong, mỗi nhà nuôi 30 tổ ong, đều
tự đi mua bằng xe đạp (chừng chục tổ thôi) và tỷ lệ hao hụt không
đáng kể, nhưng công ty ong của nhà nước chở mấy lần bằng xe tải,
thì lần nào chở thì lần ấy chết sạch. Ong không chết ngay, nhưng
chết dần, rồi chết sạch. Một người làm chủ nhiều đàn ong ở khắp
Nam Bắc, thì tiền đi coi sóc các tổ ong cũng mất gần hết số mật
rồi, lại còn sức người khỏe đến đâu để đi khắp nơi như vậy? Không
biết mệt sao?

Còn chuyện đàn ong có nhiều thùng thì không có đâu. Mỗi đàn ong là
một thùng, còn gọi là một tổ nữa. Mỗi đàn ong có một con chúa. Đôi
khi có 2 con chúa thì chốc lát chúng sẻ đàn bay đi làm tổ mới, ở
trong thùng mới, và là thêm một đàn nữa. Không thể nào một đàn ong
lại chẻ ra làm nhiều thùng được. Có thể nói một đàn ong lớn thì to
về kích thước, trọng lượng, và số lượng ong gấp nhiều lần đàn ong
nhỏ, nhưng không thể nói một đàn ong ở nhiều thùng, nhiều tổ được.
Nói như vậy, thì ong chúa làm sao đi ra ngoài trời để bay đến các
thùng khác nhau để đẻ sao?
 

Tính xác thực & thuyết phục của bài viết này không cao bạn ah...
Vì 1.700 đàn ong rải từ Bắc vào Nam, mà chỉ lãi có 2 tỉ đồng/năm. Vậy 1 đàn ong chỉ lãi có 1.176.470 đ/năm...vậy mỗi tháng chưa lời tới 100.000đ...ai mà dám nuôi...???
_ Bạn hãy xem lại là 1.700 đàn ong, hay là 1.700 thùng ong...???
_ Nếu 1.700 thùng ong, thì chia ra khoảng 5 đàn (mỗi miền 2 đàn). Vì chỗ tôi thấy 1 đàn ong ít nhất thì 200 thùng/đàn. Có nhà nhiều thì 300 thùng/đàn.
Nếu có 5 đàn ong mà lãi 2 tỉ thì đúng là lãi "khủng" vì gần = 400 tr/năm, vậy mõi tháng lãi gần 30 tr/tháng...!
.......
_ Còn nếu là 1.700 đàn ong rải từ Bắc đến Nam, mà chỉ lãi có 2 tỉ...!!!
Thì bài báo này chưa ráo mực là anh này đã "ra đi" rồi...!
_ Tôi nghĩ phải lời từ 50 tỉ đến gần 100 tỷ...
* Tôi nghĩ anh này đang đùa với lửa chứ hay ho gì mà "khuyến nông", lởi 2 tỷ/năm...có khi nào anh ta sẽ nghĩ lỗ 20 tỷ/năm ko...!!!
_ Tôi rán đọc cho xong bài báo, rồi lấy máy tính ra làm phép chia:
2.000.000.000đ : 1.700 đàn ong = 1.176.470đ./năm
....! Làm tôi quá sững sờ & sốt lên phát run....vì sao có người "hùng" trên đất Việt như vậy...!
....& cũng sững sờ là có nhà báo viết bài mà không cần tính thực tế, quên làm phép tính, hay vì nghĩa vụ phải viết, đến cuối tháng nhận lương để khỏi ngại...!
chuyện nhà báo là vậy đó bác chí ơi....tôi nuôi con gà phải cho nó ăn nó mới lớn.nếu tôi lười hay không tiền tôi nhổ lung tung rau cỏ cơm nguội cho nó ăn ..."cầm xác"con nào chết kệ nó ,báo củng vậy không có bài không phải báo kẹt quá nói láo "ai chết mặt ai nghề ông là báo",tôi từng mắc vỏng ngủ chung với nhiều anh em nuôi ong họ nhờ đất tôi đề đặt thùng ong và làm rại trú quân cho anh em nuôi ong.mệt quá đi báo ơi....nhà báo này viết về nuôi ong mà không biết câu lời ong tiếng ve.
 
Tính xác thực & thuyết phục của bài viết này không cao bạn ah...
Vì 1.700 đàn ong rải từ Bắc vào Nam, mà chỉ lãi có 2 tỉ đồng/năm. Vậy 1 đàn ong chỉ lãi có 1.176.470 đ/năm...vậy mỗi tháng chưa lời tới 100.000đ...ai mà dám nuôi...???
_ Bạn hãy xem lại là 1.700 đàn ong, hay là 1.700 thùng ong...???
_ Nếu 1.700 thùng ong, thì chia ra khoảng 5 đàn (mỗi miền 2 đàn). Vì chỗ tôi thấy 1 đàn ong ít nhất thì 200 thùng/đàn. Có nhà nhiều thì 300 thùng/đàn.
Nếu có 5 đàn ong mà lãi 2 tỉ thì đúng là lãi "khủng" vì gần = 400 tr/năm, vậy mõi tháng lãi gần 30 tr/tháng...!
.......
_ Còn nếu là 1.700 đàn ong rải từ Bắc đến Nam, mà chỉ lãi có 2 tỉ...!!!
Thì bài báo này chưa ráo mực là anh này đã "ra đi" rồi...!
_ Tôi nghĩ phải lời từ 50 tỉ đến gần 100 tỷ...
* Tôi nghĩ anh này đang đùa với lửa chứ hay ho gì mà "khuyến nông", lởi 2 tỷ/năm...có khi nào anh ta sẽ nghĩ lỗ 20 tỷ/năm ko...!!!
_ Tôi rán đọc cho xong bài báo, rồi lấy máy tính ra làm phép chia:
2.000.000.000đ : 1.700 đàn ong = 1.176.470đ./năm
....! Làm tôi quá sững sờ & sốt lên phát run....vì sao có người "hùng" trên đất Việt như vậy...!
....& cũng sững sờ là có nhà báo viết bài mà không cần tính thực tế, quên làm phép tính, hay vì nghĩa vụ phải viết, đến cuối tháng nhận lương để khỏi ngại...!
Cháu cá là 90% 1700 thùng chứ hok phải đàn. :)). Và nuôi ông này cần chỗ có nhiều hoa để hạn chế cho ăn đi nhưng nhìn chung là hok đơn giản vì đến mùa hok có hoa hok cho nó ăn đủ là nó đi :(
 
Cháu cá là 90% 1700 thùng chứ hok phải đàn. :)). Và nuôi ông này cần chỗ có nhiều hoa để hạn chế cho ăn đi nhưng nhìn chung là hok đơn giản vì đến mùa hok có hoa hok cho nó ăn đủ là nó đi :(
bạn này ở đâu vậy ?biết nhân giống ong ko chỉ mình với ?
 
bạn này ở đâu vậy ?biết nhân giống ong ko chỉ mình với ?
Oài. Mình HN nhưng nuôi ong lâu lắm rồi. Trước nhà nuôi ong là do bắt ở núi về nên chỉ nuôi lấy mật ăn nên hok dành lắm. Chỉ biết nếu có ong chúa ta cho vào cái lò xo chân chống xe đạp rồi bít 2 đầu lại thì đàn ong sẽ bu lại thôi. :)
Còn đây mình copy về:
1. Tạo chúa: Khi đàn ong xung mãn, Khi nguồn phấn, mật dồi dào hoặc ong chúa đã già thì đàn ong có khuynh hướng tạo những nụ để nuôi chúa mới để thay thế hoặc chia bay. Đây là đặc điểm sinh học nhằm bảo vệ nòi giống, luôn có ong chúa dự trữ trong đàn. Có hai phương pháp tạo chúa nhân tạo: a. Phương pháp đàn không chúa: Chọn một đàn ong từ 6 --> 7 cầu tiêu chuẩn, bỏ bớt đi cầu trứng và trùng nhỏ, con chúa có thể nhốt lại hoặc đem đi chổ khác. Sau đó đưa vào giữa tổ 1 khung có gắn 2 thang nụ chúa có khoảng 20 --> 25 nụ chúa. - Ngày thứ nhất: Dùng kim di trùng đưa vào mỗi nụ chúa 1 con ấu trùng từ 1 một đến 2 ngày tuổi. - Ngày thứ hai: Lấy thang chúa này ra gắp bỏ các con ấu trùng đã đưa vào hôm trước. Lấy tăm chấm vào sữa trong nụ và bôi vào các nụ ong không tiếp thu. Sau đó dùng kim di trùng đưa vào mỗi ấu chúa một con ấu trùng một ngày tuổi (càng nhỏ càng tốt). Dĩ nhiều các con ấu trùng này được lấy ở đàn ong giống tốt nhất (nay là phương pháp di kép). - Bốn ngày sau, đàn ong bắt đầu vít nắp các nụ chúa này. - Ngày thứ sáu, ta sẽ đưa vào một đàn ong không có chúa để bảo ôn các nụ này. b. Phương pháp đàn có chúa: Chọn đàn ong có 8 hoặc 9 cầu quân thật đông (có thể quân bu cả trên nắp). Dùng một ván ngắn đặt vào giữa 4 cầu nhộng, như vậy 2 cầu nhộng và cầu mật sẽ ở bên ngoài và ở đây không có ong chúa, bên kia ong chúa vẫn đẻ bình thường. Đưa khung tạo chúa vào giữa hai cầu nhộng và làm công việc như ở phương pháp đàn không chúa. 2. Chia đàn: Những đàn từ 7 cầu đông quân trở lên đều có thể chia đàn. - Lấy 2 cầu nhộng và 1 cầu mật cả quân (9 --> 12, 18 --> 21) đưa vào một thùng không đặt ở chổ thoáng đường bay. Chọn đàn ong đang ra đời có nhiều ong non giũ hết số quân này vào thùng mới (đã có 2 cầu nhộng và một cầu mật). Đóng cửa để nhốt ong lại. Khoảng 5 giờ chiều mở cửa cho số quân già bay về và lấy nụ chúa ở ngày tạo chúa thứ 11 (phương pháp di kép) hoặc ngày thứ 10 nếu di đơn (di một cầu). Cắt rời các nụ này khỏi thang nụ chúa (phải làm nhẹ nhàng và trong thao tác luôn luôn để đầu nụ chúa trúc xuống). Sau đó gắn vào phần trên của cầu nhộng. Tối đó cứ tiếp tục đóng cửa đến 5 giờ chiều hôm sau mới mở của (chắn cửa nhỏ lại, chỉ để khoảng 2cm cho ong ra vào nhằm chống bị cướp mật). - See more at: http://elib.hcmuaf.edu.vn/elib-8831-1/ky-thuat-nuoi-ong.html#sthash.LLiMLWAp.dpuf
 
Tôi thì không tham gia phân tích bài báo nhưng cũng có hiểu biết chút ít về ong nên cũng tham gia cùng mọi người tí cho vui
trước đây tôi nuôi khoảng 20-30 đàn ong ( chỗ tôi gọi đàn hay thùng cũng như nhau) nhưng 5 năm trở lại đây tôi chỉ nuôi 10 đàn nhờ anh em họ giúp là chính mình không có thời gian để làm
mỗi năm 1 đàn ong có thể thu 10-15 lít mật = 2tr tùy theo loại mật mà có giá khác nhau nhưng thông thường mình vẫn bán đc 2tr /1 đàn tiền mật - 700k tiền chi phí cho 1 đàn , tiền đó tính cẩ tiền thuê người nuôi rồi, tự nuôi chỉ mất 400k
-Chỗ mình có 1 người có 200đàn tất nhiên họ vẫn cần có vài người hỗ trợ , những trại ong lớn có 4-500 đàn ong là bình thường
- Việc những người nuôi ong chuyên ngjhiệp họ di cư đi theo các nguồn hoa là chuyện bình thường và cũng đơn giản , mình đã gặp khá nhiều người sống du mục trên ô tô cùng những đàn ong đi khắp miền đất nước
-Tôi đã làm khá nhiều việc nhưng tôi thấy việc nuôi ong là việc làm ít rủi ro nhất và lãi suất cũng khá ,chỉ có điều là số lượng mật bán chỉ có hạn không bán đc nhiều vì vậy bạn nào vốn ít có thể tham khảo việc nuôi ong.
 
Tôi thì không tham gia phân tích bài báo nhưng cũng có hiểu biết chút ít về ong nên cũng tham gia cùng mọi người tí cho vui
trước đây tôi nuôi khoảng 20-30 đàn ong ( chỗ tôi gọi đàn hay thùng cũng như nhau) nhưng 5 năm trở lại đây tôi chỉ nuôi 10 đàn nhờ anh em họ giúp là chính mình không có thời gian để làm
mỗi năm 1 đàn ong có thể thu 10-15 lít mật = 2tr tùy theo loại mật mà có giá khác nhau nhưng thông thường mình vẫn bán đc 2tr /1 đàn tiền mật - 700k tiền chi phí cho 1 đàn , tiền đó tính cẩ tiền thuê người nuôi rồi, tự nuôi chỉ mất 400k
-Chỗ mình có 1 người có 200đàn tất nhiên họ vẫn cần có vài người hỗ trợ , những trại ong lớn có 4-500 đàn ong là bình thường
- Việc những người nuôi ong chuyên ngjhiệp họ di cư đi theo các nguồn hoa là chuyện bình thường và cũng đơn giản , mình đã gặp khá nhiều người sống du mục trên ô tô cùng những đàn ong đi khắp miền đất nước
-Tôi đã làm khá nhiều việc nhưng tôi thấy việc nuôi ong là việc làm ít rủi ro nhất và lãi suất cũng khá ,chỉ có điều là số lượng mật bán chỉ có hạn không bán đc nhiều vì vậy bạn nào vốn ít có thể tham khảo việc nuôi ong.
Nhà bác e ở Hòa Bình năm nào cũng có 1 ng ở Thanh Hóa về gửi 100 đàn ong. Sau họ trả tiền hoặc mật. Còn thị trường tiêu thụ mật cũng hơi khó thật.
 
Nhà bác e ở Hòa Bình năm nào cũng có 1 ng ở Thanh Hóa về gửi 100 đàn ong. Sau họ trả tiền hoặc mật. Còn thị trường tiêu thụ mật cũng hơi khó thật.
Năm nay chỗ mình ở phú thọ mất mùa mật nhãn vì mưa nhiều đành phải chuyển lên văn trấn -nghĩa lộ nơi đó có những rừng nhãn bạt ngàn , nhưng ong các nơi cũng mang về nhiều vô kể hàng ngàn đàn , ong mình mới mang lên đc 3 ngày mà các anh bảo là đã nhiều mật sắp dc vắt mật rồi , nếu thời tiết tốt thì cũng sẽ kiếm đc vài vòng mật
 
bạn này ở đâu vậy ?biết nhân giống ong ko chỉ mình với ?
nhân giống ong cũng dễ thôi bạn theo cách của mình thì có 2 cách
cách thứ nhất tốn thời gian theo giõi khi ong có ong đực và có mú chúa trong vòng nữa tháng thường xuyên theo giỏi ong tách đàn chia tổ thì nó sẽ nghỉ chân lên cây cối khu vực quanh nhà.lấy bao hốt về bỏ hết trong màn bắt chúa bỏ trong cái lò so xe đã kéo dãn sao cho ong chúa không ra ngoài được và bỏ vào thùng ong khi đó ong sẽ chui hết vào tổ và không bay ra ngoài dc.vài ngày khi ong ở thả chúa ra( nếu bắt chúa ở ngoài không cho vào màn thì trong khi ong mất chúa sẽ tự bay về tổ củ chứ không đi tìm con chúa mà mình nhốt)
cách thứ 2 dễ hơn không tốn thời gian theo giỏi nhưng tổ ong pải đẹp thùng kín khích thước đều nhau pải có cầu mật gọn gàng...chẳng hạn trong 1 tổ ong của bạn có 10 cầu khi ong có mú chúa bạn muốn tách nó ra thành 3 đàn thì bạn để 3 cầu có mấu chúa lại còn đâu mấy mú chúa kia mình hủy đi đễ ong chăm sóc mú chúa tầm 10 ngày rồi bạn tách đàn.tách đàn về đêm khi đó ong bu đều trên bánh mật, mỗi thùng bạn bỏ 3 cầu mật+cầu có nhiều ong,ong non nhộng ong và 1 mú chúa.bạn bịt thùng lại sao ong không ra ngoài dc trong vòng 3 ngày bạn mở cửa ra đễ cho ong ra vào.thế là bạn đã có đàn ong mới ( khuyết điểm của nó là không bít cái mú chúa kia ấu trùng tốt hay bị hư ^^) mình hiện tại nui 1 2 thùng ong cho vui
bạn ở thành phố nên nuôi con ong dú đi ong này các nước ấn độ malay indo đang nuôi mình thấy trên đó loài ong này cũng sống được đó..ong này theo mình thì mật rất đắt nuôi 5 7 100 đàn thì kinh tế cũng khá đó bạn ,cái lợi của nó là không pải di cư dời đàn đi kiếm mật và diện tích nuôi không cần rộng thùng nuôi không pải đầu tư nhiều...việc tách đàn thì theo mình khá dễ.mình đang nui thử loài này nếu được thì sẽ mạnh dạn đầu tư con giống...con giống theo mình biết ở khánh hòa có bán nhưng giá hơi cao 2tr/1 tổ..mình đang gầy được 10 tổ rồi và đang tìm kiếm con giống ở rừng về đễ mở rộng...nếu cần pít cách nuôi gầy đàn thì liên hệ với mình mình sẽ chia sẽ cho kinh nghiệm mà mình pit dc chút ít..
 
Last edited by a moderator:
nhân giống ong cũng dễ thôi bạn theo cách của mình thì có 2 cách
cách thứ nhất tốn thời gian theo giõi khi ong có ong đực và có mú chúa trong vòng nữa tháng thường xuyên theo giỏi ong tách đàn chia tổ thì nó sẽ nghỉ chân lên cây cối khu vực quanh nhà.lấy bao hốt về bỏ hết trong màn bắt chúa bỏ trong cái lò so xe đã kéo dãn sao cho ong chúa không ra ngoài được và bỏ vào thùng ong khi đó ong sẽ chui hết vào tổ và không bay ra ngoài dc.vài ngày khi ong ở thả chúa ra( nếu bắt chúa ở ngoài không cho vào màn thì trong khi ong mất chúa sẽ tự bay về tổ củ chứ không đi tìm con chúa mà mình nhốt)
cách thứ 2 dễ hơn không tốn thời gian theo giỏi nhưng tổ ong pải đẹp thùng kín khích thước đều nhau pải có cầu mật gọn gàng...chẳng hạn trong 1 tổ ong của bạn có 10 cầu khi ong có mú chúa bạn muốn tách nó ra thành 3 đàn thì bạn để 3 cầu có mấu chúa lại còn đâu mấy mú chúa kia mình hủy đi đễ ong chăm sóc mú chúa tầm 10 ngày rồi bạn tách đàn.tách đàn về đêm khi đó ong bu đều trên bánh mật, mỗi thùng bạn bỏ 3 cầu mật+cầu có nhiều ong,ong non nhộng ong và 1 mú chúa.bạn bịt thùng lại sao ong không ra ngoài dc trong vòng 3 ngày bạn mở cửa ra đễ cho ong ra vào.thế là bạn đã có đàn ong mới ( khuyết điểm của nó là không bít cái mú chúa kia ấu trùng tốt hay bị hư ^^) mình hiện tại nui 1 2 thùng ong cho vui
bạn ở thành phố nên nuôi con ong dú đi ong này các nước ấn độ malay indo đang nuôi mình thấy trên đó loài ong này cũng sống được đó..ong này theo mình thì mật rất đắt nuôi 5 7 100 đàn thì kinh tế cũng khá đó bạn ,cái lợi của nó là không pải di cư dời đàn đi kiếm mật và diện tích nuôi không cần rộng thùng nuôi không pải đầu tư nhiều...việc tách đàn thì theo mình khá dễ.mình đang nui thử loài này nếu được thì sẽ mạnh dạn đầu tư con giống...con giống theo mình biết ở khánh hòa có bán nhưng giá hơi cao 2tr/1 tổ..mình đang gầy được 10 tổ rồi và đang tìm kiếm con giống ở rừng về đễ mở rộng...nếu cần pít cách nuôi gầy đàn thì liên hệ với mình mình sẽ chia sẽ cho kinh nghiệm mà mình pit dc chút ít..
mình ko biết mủ chúa nó như thế nào? 1 ổ ở ghế salon nhà mình , 1 ổ thì mình tự làm thùng cho tụi nó ở , mình làm cầu , nhưng tụi nó làm bám trên thùng ko àh /
 
nhân giống ong cũng dễ thôi bạn theo cách của mình thì có 2 cách
cách thứ nhất tốn thời gian theo giõi khi ong có ong đực và có mú chúa trong vòng nữa tháng thường xuyên theo giỏi ong tách đàn chia tổ thì nó sẽ nghỉ chân lên cây cối khu vực quanh nhà.lấy bao hốt về bỏ hết trong màn bắt chúa bỏ trong cái lò so xe đã kéo dãn sao cho ong chúa không ra ngoài được và bỏ vào thùng ong khi đó ong sẽ chui hết vào tổ và không bay ra ngoài dc.vài ngày khi ong ở thả chúa ra( nếu bắt chúa ở ngoài không cho vào màn thì trong khi ong mất chúa sẽ tự bay về tổ củ chứ không đi tìm con chúa mà mình nhốt)
cách thứ 2 dễ hơn không tốn thời gian theo giỏi nhưng tổ ong pải đẹp thùng kín khích thước đều nhau pải có cầu mật gọn gàng...chẳng hạn trong 1 tổ ong của bạn có 10 cầu khi ong có mú chúa bạn muốn tách nó ra thành 3 đàn thì bạn để 3 cầu có mấu chúa lại còn đâu mấy mú chúa kia mình hủy đi đễ ong chăm sóc mú chúa tầm 10 ngày rồi bạn tách đàn.tách đàn về đêm khi đó ong bu đều trên bánh mật, mỗi thùng bạn bỏ 3 cầu mật+cầu có nhiều ong,ong non nhộng ong và 1 mú chúa.bạn bịt thùng lại sao ong không ra ngoài dc trong vòng 3 ngày bạn mở cửa ra đễ cho ong ra vào.thế là bạn đã có đàn ong mới ( khuyết điểm của nó là không bít cái mú chúa kia ấu trùng tốt hay bị hư ^^) mình hiện tại nui 1 2 thùng ong cho vui
bạn ở thành phố nên nuôi con ong dú đi ong này các nước ấn độ malay indo đang nuôi mình thấy trên đó loài ong này cũng sống được đó..ong này theo mình thì mật rất đắt nuôi 5 7 100 đàn thì kinh tế cũng khá đó bạn ,cái lợi của nó là không pải di cư dời đàn đi kiếm mật và diện tích nuôi không cần rộng thùng nuôi không pải đầu tư nhiều...việc tách đàn thì theo mình khá dễ.mình đang nui thử loài này nếu được thì sẽ mạnh dạn đầu tư con giống...con giống theo mình biết ở khánh hòa có bán nhưng giá hơi cao 2tr/1 tổ..mình đang gầy được 10 tổ rồi và đang tìm kiếm con giống ở rừng về đễ mở rộng...nếu cần pít cách nuôi gầy đàn thì liên hệ với mình mình sẽ chia sẽ cho kinh nghiệm mà mình pit dc chút ít..
Bác này có KN nuôi ong ne :p
 


Back
Top