Ồ ạt trồng hồ tiêu, nhiều hiểm họa tiềm ẩn

Những năm gần đây giá hồ tiêu liên tục tăng cao đến nay đã ở mức trên 200 nghìn đồng/kg. Vì thế nên nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai đang ồ ạt mở rộng diện tích, bất kể là am hiểu về kỹ thuật trồng tiêu hay không.

Mở rộng diện tích “vô tội vạ”

Hồ tiêu là loại cây kén chọn đất và khá nhạy cảm với thời tiết khí hậu, do đó nếu trồng không đúng quy trình kỹ thuật, chăm sóc không tốt thì cây rất dễ bị nhiễm bệnh và chết hàng loạt. Nhưng vì giá trị kinh tế mà cây hồ tiêu hiện nay mang lại lớn hơn rất nhiều so với các loại cây trồng khác như càphê, cao su... nên việc người dân đổ xô trồng tiêu là điều không tránh khỏi.

Thời tiết ngày càng khắc nghiệt, hiện nay đã là tháng 8, Tây Nguyên nói chung và Gia Lai nói riêng đang ở mùa mưa nhưng năm nay thì trời cứ “nắng rát”. Chưa bao giờ người dân nơi đây lại cầu mong mưa xuống ở mùa mưa. Hồ tiêu là cây chịu hạn kém nên những diện tích tiêu non mới trồng cần lượng nước nhiều hơn để có thể bén rễ, vươn dây nên nhiều gia đình tại huyện Chư Pưh đã phải kéo ống tưới cây, một số hộ gia đình còn phải chở từng bồn nước từ 500-1000 lít nước để tưới vì ở rẫy giếng không có nước.

55d3be000e64b.jpg

Thiếu kinh nghiệm chăm sóc hồ tiêu dẫn đến tình trạng tiêu chết hàng loạt.​
Ảnh Minh Trang​

Diện tích cây hồ tiêu trên địa bàn hiện đang được người dân mở rộng một cách ồ ạt đến mức khó kiểm soát. Người dân tự mở rộng diện tích hồ tiêu bằng việc xen canh, xâm canh, mở mới theo hình thức trồng cuốn chiếu, tức thay thế từ từ. Điều này sẽ dẫn đến việc cơ cấu cây trồng bị phá vỡ. Sản xuất không bền vững do sản lượng gia tăng đột biến gây mất cân bằng cung cầu dẫn đến giá cả biến động khó lường. Chưa kể đến nay chưa có địa phương nào trong tỉnh có quy hoạch cụ thể, chi tiết về vùng phù hợp trồng cây hồ tiêu để người dân còn biết mà tránh khỏi thất thu.

Theo Quyết định số 681/QĐ-UBND của UBND tỉnh Gia Lai, tỉnh quy hoạch diện tích cây hồ tiêu đến năm 2015 là 6.000ha. Tuy nhiên, theo thống kê mới nhất thì diện tích hồ tiêu trong toàn tỉnh đã ở con số hơn 11.734ha, diện tích mở rộng vẫn đang tiếp diễn và chưa có dấu hiệu dừng lại. Trong đó, tiêu kinh doanh là 7.530ha, tiêu kiến thiết cơ bản là 3.715ha, tiêu trồng mới là 489ha. Nếu tình trạng này vẫn tiếp diễn, nguy cơ mất cân bằng cung cầu, dịch bệnh tràn lan là điều không tránh khỏi và đương nhiên những người nông dân sẽ trở thành khổ chủ và con nợ.

Chọn giống, chăm cây không dễ chút nào!

Thiếu kiến thức về cây hồ tiêu nên nhiều người dân đã bị lừa mua phải giống tiêu kém chất lượng. Và trong thực tế, việc mua bán tiêu giống hiện nay, giữa người bán và cả người mua đều không có bất cứ thoả thuận hay cam kết nào về yêu cầu chất lượng giống sau khi cây đã bán tiền đã trao. Người dân cũng không mua giống từ trạm khuyến nông mà chỉ mua của những người quen…

55d3bd8843fd2.jpg

Chị Nay H’Lú chọn mua giống tiêu của người quen.
Ảnh Minh Trang

Việc chọn giống chủ yếu bằng kinh nghiệm cá nhân nên chất lượng không bảo đảm. Tình trạng sâu bệnh cũng theo đó phát sinh mạnh trên diện rộng như đã xảy ra khiến gây chết tiêu hàng loạt.

Có những trường hợp khác dở khóc dở cười như gia đình anh T.Q.H, thôn Hòa Thuận, xã IaPhang, huyện Chư Pưh mua phải giống tiêu kém chất lượng, trồng được hơn 3 năm, dây tiêu đã phủ trụ và rất xanh tốt nhưng trái thì không có. Bao nhiêu vốn liếng, công chăm bón của gia đình anh coi như mất trắng.

Trước những hiểm họa trên rất mong chính quyền nhanh chóng có những quy hoạch giúp cho cây hồ tiêu phát triển bền vững để giải quyết vấn đề này cho người dân.

Minh Trang
 


Trồng Tiêu ồ ạt, có thể làm giá thấp xuốn
chỉ còn một nửa. Vậy giá 100K một ký thì
trồng tiêu còn hơn các cây khác nữa không?

Bài viết nói về tiêu bị chết vì hạn, thì
là chuyện khác, không phải vì trồng nhiều
tiêu gây nên hạn và thiếu nước ở những nơi
vốn đã ít nước rồi. Những nơi này trồng
không được, thì sẽ thôi, không trồng nữa,
và không tính vào diện tích trồng tiêu.

Nói về tiêu chết vì bệnh, cũng không phải
vì trồng ồ ạt. Nói về tiêu không có trái,
cũng không phải vì trồng ồ ạt. Những lý do
này có thể vượt qua được. Tiêu là giống cây
nhạy cảm với ánh nắng mặt trời. Nếu số giờ
chiếu sáng quá nhiều hay không đủ so với
giống của nó, thì nó không có trái. Lấy giống
ấy mang đến đúng nơi có số giờ chiếu sáng
thích hợp thì ra trái thật nhiều. Không nên
nói là giống xấu, mà phải nói là giống sai.
 
Giá tiêu e chỉ cần 50k/1kg thôi cũng mừng lắm rồi còn tiêu ra trái chủ yếu do quá trình siết nước, k mưa cây cũng bung trái nên vấn đề mưa hay không cũng k quan trọng lắm, vấn đề là mưa nhiều hay nắng gắt quá sẽ dẫn đến hiện tượng rụng quả thui ak.
 
Giá tiêu xuống 100k/kg thì chỉ đủ trả tiền phân bón, công chăm sóc, công hái tiêu thôi chứ nông dân ko có lãi.
 
Không những chỉ riêng là cây tiêu, mà là tất cả sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam, chịu chung cảnh như cây tiêu. Có ít thì giá lên cao, có nhiều thì giá hạ, và bán không được. Đây là câu hò phá sản của nhà nông mà " Được mùa mất giá, được giá mất mùa "
 
Giá tiêu xuống 100k/kg thì chỉ đủ trả tiền phân bón, công chăm sóc, công hái tiêu thôi chứ nông dân ko có lãi.
Mình ví dụ nhá giá tiêu 50k thì 1000 trụ bình quân 5 tấn là 250 triệu, tiền đạm cho 1000 trụ tiêu trong 1 năm hết 50 bao đi là 25 triệu, tiền phân bò là 10 triệu, tiền hái tiêu giỏi lắm cho 20 triệu đi, tiền thuốc 20 triệu, tiền tưới 10 triệu, cộng lại là 85 triệu. giá 50k còn lời chán chứ đừng nói 100k/1kg
 
xl bây giờ tôi trồng gừng thì bán ở đâu
 

Mình ví dụ nhá giá tiêu 50k thì 1000 trụ bình quân 5 tấn là 250 triệu, tiền đạm cho 1000 trụ tiêu trong 1 năm hết 50 bao đi là 25 triệu, tiền phân bò là 10 triệu, tiền hái tiêu giỏi lắm cho 20 triệu đi, tiền thuốc 20 triệu, tiền tưới 10 triệu, cộng lại là 85 triệu. giá 50k còn lời chán chứ đừng nói 100k/1kg
Tất nhiên là có lời nếu trồng 1000 trụ mà thu được 5 tấn.
Mình thấy trồng tiêu đạt năng suất cao khó lắm, nên nếu giá thấp mà tiêu ko ra trái nhiều thì lỗ chắc.
 
Giá tiêu xuống 100k/kg thì chỉ đủ trả tiền phân bón, công chăm sóc, công hái tiêu thôi chứ nông dân ko có lãi.
Đúng là tham lam.

Cách đây 4 năm, khi giá tiêu đạt ngưỡng 60.000 đồng/kg thì tất cả mọi người từ nông dân cho tới thương nhân, tới cả hiệp hội hồ tiêu VN đều xác nhận đây là mức giá quá tốt rồi. Làn sóng trồng tiêu bắt đầu manh nha rồi. Giá tiêu tiếp tục nhảy lên 80k, 100k đến đỉnh điểm 120k thì đi tới đâu ai ai cũng bàn về tiêu, phá cà trồng tiêu, trồng tiêu trên những khu vực đất đai mà trước giờ trồng không sống nổi, rồi trồng tiêu xen canh với đủ loại cây... tóm lại lúc đó nhà nông mình sáng chế ra 1001 cách trồng tiêu.
Tới giờ thì nhà nhà trồng tiêu, người người trồng tiêu rồi, giá tiêu cũng nhảy lên mức 200k thì có người lại vô phán rằng giá tiêu 100k thì không có lãi. ĐÚNG LÀ LÒNG THAM KHÔNG ĐÁY.
 
Nhất trí cao với bài viết, đó là chưa kể đến diện tích hồ tiêu phát triển cũng đồng nghĩa với diện tích rừng thu hẹp lại khi lâm tặc khai thác các loại gỗ quý từ nhóm 1 đến nhóm 3 để bán cho các hộ gia đình mua làm trụ tiêu. Ở tại địa phương tôi cũng có khá nhiều hộ điêu đứng vì tiêu. Việc phát triển ồ ạt các loại cây trồng theo phong trào sẽ trở thành vấn nạn nếu nhà nước, chính quyền địa phương không sớm đề ra quyết sách đúng đắn.
 
Cảm ơn vì bài viết hay và xúc tích. Em cũng ở gia lai nên em rất rõ tình hình lúc này. Vì tiêu nhiều nên trại trùn quế gia lai của em rất chạy hàng. Giải quyết việc làm cho nông dân. Thêm thu nhập cho con em đi học. Nên không thể nói trồng tiêu ko mang lại lợi ích. Chỉ có điều mấy a tay ngang thì nếm trái tiêu đắng thôi. Em dân gia lai 0969049268
 
mình xin đóng góp chút ý kiến vào bài viết, bà con trồng hồ tiêu có thể tới em qua trang phanbokho.com bảo đảm giá phân bò tốt nhất thị trường hiện nay
 
Những năm gần đây giá hồ tiêu liên tục tăng cao đến nay đã ở mức trên 200 nghìn đồng/kg. Vì thế nên nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai đang ồ ạt mở rộng diện tích, bất kể là am hiểu về kỹ thuật trồng tiêu hay không.

Mở rộng diện tích “vô tội vạ”

Hồ tiêu là loại cây kén chọn đất và khá nhạy cảm với thời tiết khí hậu, do đó nếu trồng không đúng quy trình kỹ thuật, chăm sóc không tốt thì cây rất dễ bị nhiễm bệnh và chết hàng loạt. Nhưng vì giá trị kinh tế mà cây hồ tiêu hiện nay mang lại lớn hơn rất nhiều so với các loại cây trồng khác như càphê, cao su... nên việc người dân đổ xô trồng tiêu là điều không tránh khỏi.

Thời tiết ngày càng khắc nghiệt, hiện nay đã là tháng 8, Tây Nguyên nói chung và Gia Lai nói riêng đang ở mùa mưa nhưng năm nay thì trời cứ “nắng rát”. Chưa bao giờ người dân nơi đây lại cầu mong mưa xuống ở mùa mưa. Hồ tiêu là cây chịu hạn kém nên những diện tích tiêu non mới trồng cần lượng nước nhiều hơn để có thể bén rễ, vươn dây nên nhiều gia đình tại huyện Chư Pưh đã phải kéo ống tưới cây, một số hộ gia đình còn phải chở từng bồn nước từ 500-1000 lít nước để tưới vì ở rẫy giếng không có nước.

55d3be000e64b.jpg

Thiếu kinh nghiệm chăm sóc hồ tiêu dẫn đến tình trạng tiêu chết hàng loạt.
Ảnh Minh Trang

Diện tích cây hồ tiêu trên địa bàn hiện đang được người dân mở rộng một cách ồ ạt đến mức khó kiểm soát. Người dân tự mở rộng diện tích hồ tiêu bằng việc xen canh, xâm canh, mở mới theo hình thức trồng cuốn chiếu, tức thay thế từ từ. Điều này sẽ dẫn đến việc cơ cấu cây trồng bị phá vỡ. Sản xuất không bền vững do sản lượng gia tăng đột biến gây mất cân bằng cung cầu dẫn đến giá cả biến động khó lường. Chưa kể đến nay chưa có địa phương nào trong tỉnh có quy hoạch cụ thể, chi tiết về vùng phù hợp trồng cây hồ tiêu để người dân còn biết mà tránh khỏi thất thu.

Theo Quyết định số 681/QĐ-UBND của UBND tỉnh Gia Lai, tỉnh quy hoạch diện tích cây hồ tiêu đến năm 2015 là 6.000ha. Tuy nhiên, theo thống kê mới nhất thì diện tích hồ tiêu trong toàn tỉnh đã ở con số hơn 11.734ha, diện tích mở rộng vẫn đang tiếp diễn và chưa có dấu hiệu dừng lại. Trong đó, tiêu kinh doanh là 7.530ha, tiêu kiến thiết cơ bản là 3.715ha, tiêu trồng mới là 489ha. Nếu tình trạng này vẫn tiếp diễn, nguy cơ mất cân bằng cung cầu, dịch bệnh tràn lan là điều không tránh khỏi và đương nhiên những người nông dân sẽ trở thành khổ chủ và con nợ.

Chọn giống, chăm cây không dễ chút nào!

Thiếu kiến thức về cây hồ tiêu nên nhiều người dân đã bị lừa mua phải giống tiêu kém chất lượng. Và trong thực tế, việc mua bán tiêu giống hiện nay, giữa người bán và cả người mua đều không có bất cứ thoả thuận hay cam kết nào về yêu cầu chất lượng giống sau khi cây đã bán tiền đã trao. Người dân cũng không mua giống từ trạm khuyến nông mà chỉ mua của những người quen…

55d3bd8843fd2.jpg

Chị Nay H’Lú chọn mua giống tiêu của người quen.
Ảnh Minh Trang

Việc chọn giống chủ yếu bằng kinh nghiệm cá nhân nên chất lượng không bảo đảm. Tình trạng sâu bệnh cũng theo đó phát sinh mạnh trên diện rộng như đã xảy ra khiến gây chết tiêu hàng loạt.

Có những trường hợp khác dở khóc dở cười như gia đình anh T.Q.H, thôn Hòa Thuận, xã IaPhang, huyện Chư Pưh mua phải giống tiêu kém chất lượng, trồng được hơn 3 năm, dây tiêu đã phủ trụ và rất xanh tốt nhưng trái thì không có. Bao nhiêu vốn liếng, công chăm bón của gia đình anh coi như mất trắng.

Trước những hiểm họa trên rất mong chính quyền nhanh chóng có những quy hoạch giúp cho cây hồ tiêu phát triển bền vững để giải quyết vấn đề này cho người dân.

Minh Trang
mình thấy diện tích tiêu tăng cực nhanh trong giai đoạn gần đây, tăng nhanh đến nỗi lúc trước mình bán phân bò lượng hàng đi đều đều mỗi ngày 1-2 xe thì giờ 3-4 xe mà vẫn không đủ, luôn cháy hàng. Mình hy vọng giá tiêu vẫn cao để cuộc sống bà con được sung túc hơn.
 
Hiện tại bên đại lý bao bì và phân bón KIEN DUNG cung cấp nguồn phân bò khô chất lượng,đảm bảo với nhà vườn uy tín,giá cả hợp lý....và chúng tôi mong được hợp tác cùng các đại lý phân bón ở các tỉnh Tây nguyên .SDT01679461479
26303168940_2d3d05845a_o.jpg
 
Quả thật em thấy nực cười với cái thứ được gọi là quy hoạch trên đất nước Việt Nam mình! Chính quyền giao đất cho dân trên sổ thường ghi cho phép sử dụng là đất trồng cây hằng năm hoặc trồng cây lâu năm cộng với thời hạn. Việc quyết định trồng cây gì là quyền của người dân. Thế nên việc lập ra bản quy hoạch vùng này trồng cây này quy mô bao nhiêu ha, cây kia bao nhiêu ha là việc làm vô ích. Nó chỉ là đống giấy lộn phí tiền lập ra nó. Nông dân trồng cây gì là quyền của nông dân miễn họ không phạm luật là được.

Kinh tế thị trường sản xuất theo nhu cầu thị trường nên em thấy cái tình hình sản xuất cây hồ tiêu hiện nay chẳng có gì lạ. Giá bán cao thế, lợi nhuận cao thế ai mà chẳng ham. Trong bất kỳ ngành kinh doanh nào cũng vậy luôn đối mặt với sự lên xuống của giá sản phẩm đầu ra. Được ăn thua chịu đã là quy luật.
 


Back
Top