THỰC PHẨM BẨN TRÀN LAN - LỖI TẠI AI?

Hôm trước, xem chương trình hội thảo trên VTV, có vị quan chức ngành Nông nghiệp PTNT cho biết: Sắp tới sẽ trình Chính phủ ra nghị định mới quy định: Địa phương nào để xảy ra tình trạng thực phẩm bẩn, chính quyền địa phương đó phải chịu trách nhiệm.

Tôi thầm nghĩ: Rồi. Vậy là sắp có thêm chính sách “máy lạnh” nữa ra đời!

Người nông dân hàng ngày sử dụng thuốc BVTV gì, cho vật nuôi ăn chất cấm gì, vào lúc nào, chính quyền địa phương sở tại có ba đầu sáu tay cũng không thể nào kiểm tra, giám sát nỗi. Quy trách nhiệm cho chính quyền địa phương là không đúng và không khả thi.

Tôi có trang trại trồng rau và thanh long nên rất hiểu nguyên nhân của thực trạng này.

Theo quy trình Vietgap, trước khi thu hoạch sản phẩm một thời gian theo quy định, phải ngừng bón phân hóa học và phun thuốc trừ sâu hoặc ngưng sử dụng thuốc kháng sinh. Phân hóa học có chứa hàm lượng nitrat (NO3) tồn dư, nó không gây hại ngay mà tích tụ trong cơ thể gây bệnh ung thư. Ngưng tưới phân u rê lá rau sẽ ngả sang màu hơi vàng, không xanh mướt như dùng phân hóa học. Trong thời gian cách ly đó, sâu bệnh cũng tấn công mạnh làm lá rau úa vàng, thủng rách, phải tốn nhiều công sức để lặt bỏ.
Nông sản sạch mẫu mã xấu, giá thành cao; thương lái chê, không mua. Làm ra sản phẩm mà không bán được thì để làm gì?

Không thể quy trách nhiệm cho người nông dân vì họ cũng hiểu về tác hại của thực phẩm bẩn; nhưng lực bất tòng tâm. Họ không đủ khả năng tài chính và kỹ thuật để ứng dụng công nghệ cao, dùng phân hữu cơ đậm đặc, thuốc trừ sâu sinh học; sản xuất rau an toàn trong nhà lưới, nhà kính, chăn nuôi sạch được. Hơn nữa, giá thành làm ra nông sản sạch cũng đắt hơn; không cạnh tranh nỗi với thực phẩm bẩn vì giá thành cao; thị trường không chấp nhận.

Vậy lỗi này do thương lái chăng? Người ta đi buôn kiếm lời thì phải bán cái gì xã hội cần chứ không thể bán cái mình đang có. Thương lái thu mua thực phẩm an toàn mà không bán được, lổ vốn thì đi buôn làm gì?

Quan sát những người đi chợ, hầu hết các bà nội trợ cầm món hàng rồi lật lên, đặt xuống. Ai cũng muốn chọn được mớ rau non mướt, xanh mởn; ai cũng muốn chọn miếng thịt nhiều nạc, ít mở. À, thì ra thủ phạm là chính chúng ta – những người tiêu dùng. Các Thượng đế ơi! Tự mình gây ra tai họa thì phải chịu, chứ còn kêu ai nữa?

Tôi làm thực nghiệm sản xuất rau an toàn giá rẻ, cụ thể là trong thời gian cách ly không sử dụng phân hóa học, thay bằng phân hữu cơ siêu đậm đặc. Không sử dụng thuốc BVTV mà dùng lưới muỗi phủ lên (có khung bằng tre chống đở -không phải nhà lưới). Nếu phát sinh sâu bệnh cũng chỉ dùng thuốc BVTV có nguồn gốc sinh học hoặc tự chế (hạt cau già, ớt, tỏi vv…). Vì làm thực nghiệm nên có lô đối chứng và ghi chép tỉ mỉ về nhân công, vật liệu. So sánh mẫu mã, giá thành thì làm rau sạch giá rẻ này, chi phí tăng cao hơn khoảng 20%; mẫu mã sản phẩm hơi vàng, xấu hơn so mẫu đối chứng.

Lãi ít, hơi khó bán, nhưng cũng có thể chấp nhận được! An tâm. (Xem hình)

Riêng trái cây và củ quả, tình hình có khá hơn. Ví dụ như thanh long, người ta bón phân NPK một lần rồi cả tháng sau mới thu hoạch.Lúc đó, lượng nitrat tồn dư không đáng kể. Khi gần thu hoạch người ta vuốt tai, phun thuốc tùm lum, thấy phát ớn! Nhưng thực ra đó là chất kích thích tăng trưởng, chủ yếu là GA3 và một số thuốc kích thích tăng trưởng khác. Các loại thuốc kích thích tăng trưởng này vô hại, thế giới người ta vẫn dùng và nằm trong danh mục được bộ Nông nghiệp PTNT cho phép.

Vậy thì, các bà nội trợ ơi! Khi đi chợ cứ chọn rau xấu, thịt nhiều mở, giá đắt mà mua. Nếu tất cả người tiêu dùng đều chọn thực phẩm sạch thì nông sản bẩn sẽ không còn đất sống.
13177306_637554009730545_3371876533248483371_n.jpg
13173642_637554029730543_5579550896671843123_n.jpg
 


Rất hay chú ạ. Cháu cũng đồng tì h với ý kiến của chú. Lối ở ng tiêu dùng
 
cũng có vẻ đúng, nhưng cũng còn nhiều nguyên nhân nữa, như chính sách quản lý, rồi việc tuyên truyền nữa............
 
Thực sự chúng ta cần thực phẩm sạch giá không chát quá thì mới là có lương tâm. Nhưng tôi nghĩ thực phẩm sạch thì như thế nào mới là sạch.
 
Lỗi ở người tiêu dùng? Em thấy chẳng đúng! Trên các phương tiện truyền thông chẳng ai dám nói đến lí do thực sự cả!

Thực phẩm nếu nhìn tổng thể sẽ qua ba khâu : sản xuất - phân phối -tiêu dùng. Nếu góc nhìn hạn hẹp thì người ta sẽ đổ lỗi cho từng khâu.

Khâu sản xuất bẩn! Đúng! Không làm bẩn thì làm sao tôi sống được?

Khâu phân phối bẩn! Đúng! Không phân phối hàng bẩn làm sao tôi bán được hàng và sống được?

Người tiêu dùng hàng bẩn nên nó mới sản xuất và bán được! Đúng! Nhưng không dùng hàng bẩn thì lấy cái gì mà ăn? Nếu có sự lựa chọn thì không biết đâu là sạch đâu là bẩn để mà lựa chọn?

Nếu chỉ nhìn vào ba khâu này tất nhiên là sẽ bế tắc, tất cả đều có lỗi, có thể đổ lỗi cho nhau và cuối cùng đều là nạn nhân của thực phẩm bẩn!

Đa số đều không nhìn thấy (hoặc thấy mà không dám nói) đến nguyên nhân thực sự đó là sự buông lỏng hoặc không có sự quản lý của nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm. Họ được nhân dân trao quyền, đóng thuế để nuôi, có nhân sự và tiền bạc, phương tiện để giải quyết các vấn đề. Để biến 1 thị trường toàn thực phẩm bẩn thành sạch.

Có cái gì khó đâu nếu họ làm triệt để.

Định ra tiêu chuẩn thế nào là sạch là bẩn. Quá đơn giản! Họ thừa sức làm.

Phân phối thực phẩm bẩn. Phạt nặng. Tái phạm. Biến khỏi ngành phân phối hoặc đi tù. Lúc đó bố thằng nào dám phân phối? Nếu có phân phối thì phải tinh vi và bị trừng phạt bất cứ lúc nào rồi sẽ phải trả giá!

Sản xuất thực phẩm bẩn. Phạt nặng. Tái phạm. Biến khỏi ngành sản xuất hoặc đi tù. Lúc đó bố thằng nào dám sản xuất? Mà có sản xuất thì cũng phải tinh vi và bị trừng phạt bất cứ lúc nào rồi sẽ phải trả giá!

Đó mới là nguyên nhân thực sự của tình trạng thực phẩm bẩn. Nó là nhân tố quyết định độ sạch hay bẩn của thực phẩm tại 1 quốc gia.
 
Lỗi ở người tiêu dùng? Em thấy chẳng đúng! Trên các phương tiện truyền thông chẳng ai dám nói đến lí do thực sự cả!

Thực phẩm nếu nhìn tổng thể sẽ qua ba khâu : sản xuất - phân phối -tiêu dùng. Nếu góc nhìn hạn hẹp thì người ta sẽ đổ lỗi cho từng khâu.

Khâu sản xuất bẩn! Đúng! Không làm bẩn thì làm sao tôi sống được?

Khâu phân phối bẩn! Đúng! Không phân phối hàng bẩn làm sao tôi bán được hàng và sống được?

Người tiêu dùng hàng bẩn nên nó mới sản xuất và bán được! Đúng! Nhưng không dùng hàng bẩn thì lấy cái gì mà ăn? Nếu có sự lựa chọn thì không biết đâu là sạch đâu là bẩn để mà lựa chọn?

Nếu chỉ nhìn vào ba khâu này tất nhiên là sẽ bế tắc, tất cả đều có lỗi, có thể đổ lỗi cho nhau và cuối cùng đều là nạn nhân của thực phẩm bẩn!

Đa số đều không nhìn thấy (hoặc thấy mà không dám nói) đến nguyên nhân thực sự đó là sự buông lỏng hoặc không có sự quản lý của nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm. Họ được nhân dân trao quyền, đóng thuế để nuôi, có nhân sự và tiền bạc, phương tiện để giải quyết các vấn đề. Để biến 1 thị trường toàn thực phẩm bẩn thành sạch.

Có cái gì khó đâu nếu họ làm triệt để.

Định ra tiêu chuẩn thế nào là sạch là bẩn. Quá đơn giản! Họ thừa sức làm.

Phân phối thực phẩm bẩn. Phạt nặng. Tái phạm. Biến khỏi ngành phân phối hoặc đi tù. Lúc đó bố thằng nào dám phân phối? Nếu có phân phối thì phải tinh vi và bị trừng phạt bất cứ lúc nào rồi sẽ phải trả giá!

Sản xuất thực phẩm bẩn. Phạt nặng. Tái phạm. Biến khỏi ngành sản xuất hoặc đi tù. Lúc đó bố thằng nào dám sản xuất? Mà có sản xuất thì cũng phải tinh vi và bị trừng phạt bất cứ lúc nào rồi sẽ phải trả giá!

Đó mới là nguyên nhân thực sự của tình trạng thực phẩm bẩn. Nó là nhân tố quyết định độ sạch hay bẩn của thực phẩm tại 1 quốc gia.
+Bạn nói đúng.
+Nhưng sao nhà nước không làm vậy? (Phạt thật nặng, hoặc bỏ tù những kẻ làm ra và tiếp tay phân phối lưu thông thực phẩm bẩn?)
-Về pháp lý, các quy định xử phạt đã có. Việc xử phạt cũng đã làm:
http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/tp-hcm-xu-phat-thuc-pham-ban-hon-20-ty-dong-3137589.html
Nhưng...
Một nhà nước, không thể như một gia đình, muốn quy định như thế nào cũng được. Khi lượng giá mức độ phạt một hành vi nào đó; người ta cân nhắc, nâng lên đặt xuống, cãi nhau ó chóe rồi đi đến thống nhất giá trị khung phạt. Tài định mức phạt phải xem xét nhiều khía cạnh; đặc biệt là hoàn cảnh xã hội, trình độ dân trí...nếu cái gì cũng vung gươm chém, xã hội đại loạn...dân nỗi lên lật đổ cái chế độ hà khắc mất. Đây còn là khía cạnh đạo đức, nhân quyền.
+Nhiều nước tiên tiến đã đề ra các mức phạt rất nghiêm cho lỗi nhỏ: Ở Singapore, nếu phát hiện hành vi xả rác ra chỗ công cộng, cảnh sát sẽ còng tay, nhốt. Ở Úc, Canađa, Mỹ...nếu để chó ị ngoài đường, chủ sẽ bị nhốt vài ngày đến 1 tuần...
Họ làm được như vậy do họ là nước tiên tiến; trình độ nhận thức của dân rất cao nên đồng thuận. Còn ở VN?
+Đã quy định nếu anh kinh doanh mà không đăng ký sẽ bị phạt từng này, từng này...nếu anh bị phạt mà tái phạm thì bị khởi tố...Vậy mà khi ông chủ quán xin chào vi phạm, công an Bình Chánh làm đúng quy định, bị báo chí, cả nước lên án...trưởng công an bị cách chức...
+Ông nọ bán nhà, đến nơi mới "dựng chòi nuôi vịt"; đã xử lý nhưng vẫn tiếp tục làm."Để lâu cứt trâu hóa bùn". Từ cái chòi vịt sẽ dần dần thành nhà xây, nơi ở mấy hồi? Kết quả cũng như ông "Xin chào!"
Khung xử phạt phải phù hợp với trình độ dân trí và khả năng phát triển của quốc gia. Kỷ trị là vậy. Bqạn nghiên cứu bộ môn quản trị hành chính công sẽ biết...
 
+Bạn nói đúng.
+Nhưng sao nhà nước không làm vậy? (Phạt thật nặng, hoặc bỏ tù những kẻ làm ra và tiếp tay phân phối lưu thông thực phẩm bẩn?)
-Về pháp lý, các quy định xử phạt đã có. Việc xử phạt cũng đã làm:
http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/tp-hcm-xu-phat-thuc-pham-ban-hon-20-ty-dong-3137589.html
Nhưng...
Một nhà nước, không thể như một gia đình, muốn quy định như thế nào cũng được. Khi lượng giá mức độ phạt một hành vi nào đó; người ta cân nhắc, nâng lên đặt xuống, cãi nhau ó chóe rồi đi đến thống nhất giá trị khung phạt. Tài định mức phạt phải xem xét nhiều khía cạnh; đặc biệt là hoàn cảnh xã hội, trình độ dân trí...nếu cái gì cũng vung gươm chém, xã hội đại loạn...dân nỗi lên lật đổ cái chế độ hà khắc mất. Đây còn là khía cạnh đạo đức, nhân quyền.
+Nhiều nước tiên tiến đã đề ra các mức phạt rất nghiêm cho lỗi nhỏ: Ở Singapore, nếu phát hiện hành vi xả rác ra chỗ công cộng, cảnh sát sẽ còng tay, nhốt. Ở Úc, Canađa, Mỹ...nếu để chó ị ngoài đường, chủ sẽ bị nhốt vài ngày đến 1 tuần...
Họ làm được như vậy do họ là nước tiên tiến; trình độ nhận thức của dân rất cao nên đồng thuận. Còn ở VN?
+Đã quy định nếu anh kinh doanh mà không đăng ký sẽ bị phạt từng này, từng này...nếu anh bị phạt mà tái phạm thì bị khởi tố...Vậy mà khi ông chủ quán xin chào vi phạm, công an Bình Chánh làm đúng quy định, bị báo chí, cả nước lên án...trưởng công an bị cách chức...
+Ông nọ bán nhà, đến nơi mới "dựng chòi nuôi vịt"; đã xử lý nhưng vẫn tiếp tục làm."Để lâu cứt trâu hóa bùn". Từ cái chòi vịt sẽ dần dần thành nhà xây, nơi ở mấy hồi? Kết quả cũng như ông "Xin chào!"
Khung xử phạt phải phù hợp với trình độ dân trí và khả năng phát triển của quốc gia. Kỷ trị là vậy. Bqạn nghiên cứu bộ môn quản trị hành chính công sẽ biết...

heee.... nếu làm nghiêm khắc quá . triệt để quá thì mấy cán bộ. thanh tra,kiểm tra, quản lý thị trường sẻ lắm việc. lương ilại ít vì không ccó lậu lấy gì mà mua nhà lầu xe hơi ha mấy bác?????..... mình thấy cán bộ rất dàu.lâu lâu có 1 vụ tự nhiên bải nhiêm. miễn nhiệm không biết vì lý do gì heeee..... cứ như Trung Quấc tham ô, hôi lộ tơi mức độ nào đó kéo ra bắn bỏ vây mà còn không kiểm soát được huông hồ gì Việt Nam .....bó tay rồi .....
 

chỉ kêu to chứ chưa ai đưa ra được một giải pháp nào khả thi ,hay là chấp nhận sống chung với lũ,cứ làm cho tợn tiền sẽ vào túi bác sỹ hết chẳng thấy ai mặc cả thuốc này đắt hay rẻ,còn mua bó rau thì giơ lên đặt xuống trả giá .cái ngu của người việt ,đã thế lại thích ra thành phố nông nghiệp o chịu làm.vì thấy lâu ăn khó giàu khổ vậy ,nhanh chết là đúng thôi đừng kêu ca lắm.
 
+Bạn nói đúng.
+Nhưng sao nhà nước không làm vậy? (Phạt thật nặng, hoặc bỏ tù những kẻ làm ra và tiếp tay phân phối lưu thông thực phẩm bẩn?)
-Về pháp lý, các quy định xử phạt đã có. Việc xử phạt cũng đã làm:
http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/tp-hcm-xu-phat-thuc-pham-ban-hon-20-ty-dong-3137589.html
Nhưng...
Một nhà nước, không thể như một gia đình, muốn quy định như thế nào cũng được. Khi lượng giá mức độ phạt một hành vi nào đó; người ta cân nhắc, nâng lên đặt xuống, cãi nhau ó chóe rồi đi đến thống nhất giá trị khung phạt. Tài định mức phạt phải xem xét nhiều khía cạnh; đặc biệt là hoàn cảnh xã hội, trình độ dân trí...nếu cái gì cũng vung gươm chém, xã hội đại loạn...dân nỗi lên lật đổ cái chế độ hà khắc mất. Đây còn là khía cạnh đạo đức, nhân quyền.
+Nhiều nước tiên tiến đã đề ra các mức phạt rất nghiêm cho lỗi nhỏ: Ở Singapore, nếu phát hiện hành vi xả rác ra chỗ công cộng, cảnh sát sẽ còng tay, nhốt. Ở Úc, Canađa, Mỹ...nếu để chó ị ngoài đường, chủ sẽ bị nhốt vài ngày đến 1 tuần...
Họ làm được như vậy do họ là nước tiên tiến; trình độ nhận thức của dân rất cao nên đồng thuận. Còn ở VN?
+Đã quy định nếu anh kinh doanh mà không đăng ký sẽ bị phạt từng này, từng này...nếu anh bị phạt mà tái phạm thì bị khởi tố...Vậy mà khi ông chủ quán xin chào vi phạm, công an Bình Chánh làm đúng quy định, bị báo chí, cả nước lên án...trưởng công an bị cách chức...
+Ông nọ bán nhà, đến nơi mới "dựng chòi nuôi vịt"; đã xử lý nhưng vẫn tiếp tục làm."Để lâu cứt trâu hóa bùn". Từ cái chòi vịt sẽ dần dần thành nhà xây, nơi ở mấy hồi? Kết quả cũng như ông "Xin chào!"
Khung xử phạt phải phù hợp với trình độ dân trí và khả năng phát triển của quốc gia. Kỷ trị là vậy. Bqạn nghiên cứu bộ môn quản trị hành chính công sẽ biết...
Chắc bác chưa biết có hai loại luật.

Loại đề ra một phát có hiệu lực là thực hiện triệt để, nghiêm minh, bất kể ai vi phạm vào bất cứ lúc nào sẽ bị xử lý. Tỷ lệ chốn thoát được rất thấp. Cái này em chỉ thấy ở nước ngoài chưa thấy ở việt nam.

Loại đề ra có thể chỉ để treo cho đẹp, thích thì thực hiện, không thích thì thôi nên hiện tượng vi phạm nhan nhản ngoài xã hội. Cái này em thấy rất nhiều ở mình. Thậm chí lực lượng thi hàng pháp luật còn bao che cho vi phạm để kiếm tiền. Lúc đó mình không đổ lỗi cho có luật có giải quyết được gì đâu, luật không có giá trị. Lỗi ở đây là bộ phận thi hành pháp luật mà dân mình phải đóng thuế để nuôi. Nó không làm việc tốt, nó bị biến chất chứ nó không phải do trình độ dân trí đâu bác ạ.
 
Chào mọi người!
Mình rất thích chủ đề nóng bỏng " thực phẩm bẩn" và "cách trị". Theo cách nhìn của mình thì hầu như ai cũng biết cả nhưng không làm được ở đất nước của mình đâu các bác ạ.
Mình không đồng tình với bác vodinhtien mà thấy bác votinhke mới là người nói đúng. Thật ra để xảy ra hiện trạng này thì ai cũng có lỗi cả : người sản xuất, người phân phối, pháp Luat va cả người mua. Vậy có thể nói lỗi ở nền văn hoá của mình của người Việt Nam mình. Nó hình thành hàng trăm năm, bây giờ thì được nuôi dưỡng nữa thì làm sao thay đổi được. Nước ngoài họ làm được vì họ có văn hoá tiến bộ. Thượng tầng họ tốt thì văn hoá họ tốt. Mình thì ngược lại. Mình mạn phép phân tích một chút nhé.
1.Nếu nói về người sản xuất: từ anh thanh niên cho đến các bô lão đều biết mình sản xuất là đúng hay sai, có độc hay không độc. Nếu họ không biết thì họ bị lừa, người lừa họ cũng do văn hoá lưu manh nên mới đi lừa. Các bạn có thấy họ bán BVTV hoặc phân bón hoá học mà có khuyến cáo an toàn không. Tất cả không. Đó là vì lợi nhuận. Còn người sản xuất thực phẩm bẩn hầu hết là do họ. Có những hợp chất ví dụ: BVTV, chất bảo quản, phân bón... Mà các độc tốt mạch vòng, borate, nitrite...thiên hạ đều biết nhưng người sản xuất thực phẩm họ vẫn sử dụng với liều lượng mà nếu ai là nhà nghiên cứu độc tố đều phải sợ hãi. Họ quá độc ác, quá can đảm để làm điều đó. Trong trái tim họ không có tổ quốc này, không có đồng bào thân thương này. Họ nghĩ là mọi thứ trong cuộc sống đều độc hại, họ thêm vào một ít thì có sao đâu. Chính họ, với lòng tham và văn hoá đó đã và đang đầu độc xã hội, giống nòi và ngay cả gia đình, bản thân họ - do người khác đầu độc trong chuỗi cung cấp.
Vẫn có một số nhỏ con người tốt họ làm thực phẩm sạch nhưng một là họ sẽ phá sản chuyển nghề hai là sản phẩm của họ chỉ đến tay người giàu có mà thôi.
Vậy làm gì để ngăn việc này. Theo mình là phải xây dựng văn hoá. Chúng ta nhìn sang Nhật thấy họ làm việc thế nào: khi làm việc gì cũng nghĩ đến có lợi ích cho quốc gia hay không, sau đó nghĩ đến con người Nhật. Họ mà làm sai thì rất xấu ho va tự tìm cách trừng phạt mình. Xã hội họ căm ghét kẻ xấu. Họ xấu cũng không sống được. Hoặc ít nhất cũng như các nước Âu mỹ, singapore văn minh, khi họ làm việc họ sẽ nghĩ đến hậu quả, nếu họ làm tốt môi trường họ tốt.
Cho nên dù là trí thức hay ít học, khi làm thực phẩm mỗi con người cần nghĩ đến luật nhân quả. Họ tàn ác với người khác rồi cũng có ngày họ nhận sự tàn ác. Vì văn hoá cá nhân, không có tính cộng đồng nên chúng ta chưa bao giờ có môi trường tốt. Và người làm thực phẩm thường đầu độc người khác để cạch tranh, để kiếm lợi nhuận.
2. Người phân phối. Vì văn hoá cá nhân nên họ vì lợi ích lợi nhuận nên dù biết thực phẩm đó độc hại họ vẫn lờ đi như không biết để phân phối. Thậm chí họ lấy quảng cáo để loè người ta, làm thực phẩm từ bẩn sang sạch sẽ. Họ pha trộn hàng nguy hiểm vào hành sạch làm hàng sạch không còn đường sống nữa. Như vậy họ làm thị trường hỗn loạn. Từ đó người tiêu dùng tha hồ và nếm trải. Dần dần người tiêu đung mất tin tưởng rồi buông xuôi. Vì đằng nào cũng chết.
3. Người quản lý. Pháp luật, chế tài, kiểm định...chỉ cần làm đúng là được. Nhưng ai cũng biết được. Văn hoá cá nhân dễ dãi làm không có luật nào làm đúng, không có cái chỉ tiêu nào đúng ( nói chung nha). Họ biết hết chứ nhưng không cản đâu. Có lợi ích gì mà cản. Cái bề nổi lột ra không thấm thía với cái vô số đang âm thầm.
4. Văn hoá người tiêu dùng quá dễ dãi. Chúng ta đi vệ sinh vô tội vạ, vut rác vô tội vạ... Phá hoại vô tội vạ. Nên ai cũng thoải mái và dễ dãi. Tâm lý là "thêm một ít không sao" . Tiêu biểu như công ty nọ xả thải ô nhiễm. Dân chung vẫn ăn bột ngọt của họ. Vì bột ngọt với xả thải có gì liên quan. Hoặc công ty giải khát nọ lừa một anh tham tiền vào tù. Người tiêu dùng vẫn uống nước giải khát của Cty đó. Rõ ràng đạo đức họ xấu thì có liên quan gì đến sản phẩm của họ đâu.
Vậy đến đây chúng ta thấy rằng vấn đề nan giải nhỉ. Mình thấy không quá khó.
Đầu tiên phải lập lại kỷ cương và xây dựng văn hoá nhân quả.
Như bạn votinhke có nêu đó. Kỷ cương là gì: 1. Anh sản xuất. Tôi không biết được anh làm đúng hay sai vì không thể ở mãi bên cạnh giám sát anh được. Nhưng nếu tôi phát hiện được là xong anh ngay. Việc làm của anh không đơn giản là làm bẩn thực phẩm mà phải coi là tội ác. Cần cầm tù hoặc hình phạt cao hơn để răn đe. Vậy là xong. Những anh khác cứ nhìn vào mà làm gương nhé.
2. Anh phân phối. Con buôn rất cần nhưng nếu sai cũng như anh sản xuất. Vào chuồng hết cho tôi. Thị trường chỉ còn anh đàng hoàng thì chẳng ai phân phối cho anh bẩn cả.
3. Anh kiểm soát. Kiếm các anh giỏi ấy, anh ấy phân tích theo chỉ tiêu thế giới. Những chất mà trước giờ chưa làm được anh ấy làm được. Đi đến đâu vạch ra được đúng sai đến đó. Xử phạt thật đúng là ổn.
4. Anh tiêu dùng. Chúng ta xem xét một sản phẩm dựa vào chất lượng sản phẩm, đạo Đức nhà sản xuất. Cái gì không đúng chính ta coi như tội ác và tẩy chay. Vậy mới không có ai dam làm điều xấu.
Cuối cùng, với bất kỳ ai, khi làm liên quan đến thuc phẩm thì hãy nghĩ về giống nòi, về tổ quốc. Nếu không làm được thì nên từ bỏ. Đó chính là văn hoá. Văn hoá chính là tài sản lớn nhất của quốc gia không chỉ là thực phẩm. Không khí, nước, thực phẩm bị đầu độc đều do văn hoá.
Mình thấy người giàu nhờ tài năng đều có văn hoá. Trí thức đã có văn hoá...
Mỗi người khi suy nghĩ xây dựng văn hoá tốt cho bản thân thì từ từ sẽ làm xã hội tốt lên. Thực phẩm bẩn cũng bớt dần. Chỉ có hy vọng ở con đường như vậy mà thôi.
Mình tin rằng nếu có một đấng siêu nhiên nào tồn tại mà phân biệt được tốt xấu và trừng phạt họ thì có lẽ vô số người bị trừng phạt. Thực phẩm bẩn Sẽ hết liền. Còn bây giờ thì hãy lo bảo vệ bản thân, gia đình bạn rồi xây dựng văn hoá tốt cho bản thân để tình hình đỡ tệ đi. Giải pháp là vậy. Vì đa số dân nghèo sẽ không như bạn mà hưởng được đồ sạch đâu.
 
Chào mọi người!
Mình rất thích chủ đề nóng bỏng " thực phẩm bẩn" và "cách trị". Theo cách nhìn của mình thì hầu như ai cũng biết cả nhưng không làm được ở đất nước của mình đâu các bác ạ.
Mình không đồng tình với bác vodinhtien mà thấy bác votinhke mới là người nói đúng. Thật ra để xảy ra hiện trạng này thì ai cũng có lỗi cả : người sản xuất, người phân phối, pháp Luat va cả người mua. Vậy có thể nói lỗi ở nền văn hoá của mình của người Việt Nam mình. Nó hình thành hàng trăm năm, bây giờ thì được nuôi dưỡng nữa thì làm sao thay đổi được. Nước ngoài họ làm được vì họ có văn hoá tiến bộ. Thượng tầng họ tốt thì văn hoá họ tốt. Mình thì ngược lại. Mình mạn phép phân tích một chút nhé.
1.Nếu nói về người sản xuất: từ anh thanh niên cho đến các bô lão đều biết mình sản xuất là đúng hay sai, có độc hay không độc. Nếu họ không biết thì họ bị lừa, người lừa họ cũng do văn hoá lưu manh nên mới đi lừa. Các bạn có thấy họ bán BVTV hoặc phân bón hoá học mà có khuyến cáo an toàn không. Tất cả không. Đó là vì lợi nhuận. Còn người sản xuất thực phẩm bẩn hầu hết là do họ. Có những hợp chất ví dụ: BVTV, chất bảo quản, phân bón... Mà các độc tốt mạch vòng, borate, nitrite...thiên hạ đều biết nhưng người sản xuất thực phẩm họ vẫn sử dụng với liều lượng mà nếu ai là nhà nghiên cứu độc tố đều phải sợ hãi. Họ quá độc ác, quá can đảm để làm điều đó. Trong trái tim họ không có tổ quốc này, không có đồng bào thân thương này. Họ nghĩ là mọi thứ trong cuộc sống đều độc hại, họ thêm vào một ít thì có sao đâu. Chính họ, với lòng tham và văn hoá đó đã và đang đầu độc xã hội, giống nòi và ngay cả gia đình, bản thân họ - do người khác đầu độc trong chuỗi cung cấp.
Vẫn có một số nhỏ con người tốt họ làm thực phẩm sạch nhưng một là họ sẽ phá sản chuyển nghề hai là sản phẩm của họ chỉ đến tay người giàu có mà thôi.
Vậy làm gì để ngăn việc này. Theo mình là phải xây dựng văn hoá. Chúng ta nhìn sang Nhật thấy họ làm việc thế nào: khi làm việc gì cũng nghĩ đến có lợi ích cho quốc gia hay không, sau đó nghĩ đến con người Nhật. Họ mà làm sai thì rất xấu ho va tự tìm cách trừng phạt mình. Xã hội họ căm ghét kẻ xấu. Họ xấu cũng không sống được. Hoặc ít nhất cũng như các nước Âu mỹ, singapore văn minh, khi họ làm việc họ sẽ nghĩ đến hậu quả, nếu họ làm tốt môi trường họ tốt.
Cho nên dù là trí thức hay ít học, khi làm thực phẩm mỗi con người cần nghĩ đến luật nhân quả. Họ tàn ác với người khác rồi cũng có ngày họ nhận sự tàn ác. Vì văn hoá cá nhân, không có tính cộng đồng nên chúng ta chưa bao giờ có môi trường tốt. Và người làm thực phẩm thường đầu độc người khác để cạch tranh, để kiếm lợi nhuận.
2. Người phân phối. Vì văn hoá cá nhân nên họ vì lợi ích lợi nhuận nên dù biết thực phẩm đó độc hại họ vẫn lờ đi như không biết để phân phối. Thậm chí họ lấy quảng cáo để loè người ta, làm thực phẩm từ bẩn sang sạch sẽ. Họ pha trộn hàng nguy hiểm vào hành sạch làm hàng sạch không còn đường sống nữa. Như vậy họ làm thị trường hỗn loạn. Từ đó người tiêu dùng tha hồ và nếm trải. Dần dần người tiêu đung mất tin tưởng rồi buông xuôi. Vì đằng nào cũng chết.
3. Người quản lý. Pháp luật, chế tài, kiểm định...chỉ cần làm đúng là được. Nhưng ai cũng biết được. Văn hoá cá nhân dễ dãi làm không có luật nào làm đúng, không có cái chỉ tiêu nào đúng ( nói chung nha). Họ biết hết chứ nhưng không cản đâu. Có lợi ích gì mà cản. Cái bề nổi lột ra không thấm thía với cái vô số đang âm thầm.
4. Văn hoá người tiêu dùng quá dễ dãi. Chúng ta đi vệ sinh vô tội vạ, vut rác vô tội vạ... Phá hoại vô tội vạ. Nên ai cũng thoải mái và dễ dãi. Tâm lý là "thêm một ít không sao" . Tiêu biểu như công ty nọ xả thải ô nhiễm. Dân chung vẫn ăn bột ngọt của họ. Vì bột ngọt với xả thải có gì liên quan. Hoặc công ty giải khát nọ lừa một anh tham tiền vào tù. Người tiêu dùng vẫn uống nước giải khát của Cty đó. Rõ ràng đạo đức họ xấu thì có liên quan gì đến sản phẩm của họ đâu.
Vậy đến đây chúng ta thấy rằng vấn đề nan giải nhỉ. Mình thấy không quá khó.
Đầu tiên phải lập lại kỷ cương và xây dựng văn hoá nhân quả.
Như bạn votinhke có nêu đó. Kỷ cương là gì: 1. Anh sản xuất. Tôi không biết được anh làm đúng hay sai vì không thể ở mãi bên cạnh giám sát anh được. Nhưng nếu tôi phát hiện được là xong anh ngay. Việc làm của anh không đơn giản là làm bẩn thực phẩm mà phải coi là tội ác. Cần cầm tù hoặc hình phạt cao hơn để răn đe. Vậy là xong. Những anh khác cứ nhìn vào mà làm gương nhé.
2. Anh phân phối. Con buôn rất cần nhưng nếu sai cũng như anh sản xuất. Vào chuồng hết cho tôi. Thị trường chỉ còn anh đàng hoàng thì chẳng ai phân phối cho anh bẩn cả.
3. Anh kiểm soát. Kiếm các anh giỏi ấy, anh ấy phân tích theo chỉ tiêu thế giới. Những chất mà trước giờ chưa làm được anh ấy làm được. Đi đến đâu vạch ra được đúng sai đến đó. Xử phạt thật đúng là ổn.
4. Anh tiêu dùng. Chúng ta xem xét một sản phẩm dựa vào chất lượng sản phẩm, đạo Đức nhà sản xuất. Cái gì không đúng chính ta coi như tội ác và tẩy chay. Vậy mới không có ai dam làm điều xấu.
Cuối cùng, với bất kỳ ai, khi làm liên quan đến thuc phẩm thì hãy nghĩ về giống nòi, về tổ quốc. Nếu không làm được thì nên từ bỏ. Đó chính là văn hoá. Văn hoá chính là tài sản lớn nhất của quốc gia không chỉ là thực phẩm. Không khí, nước, thực phẩm bị đầu độc đều do văn hoá.
Mình thấy người giàu nhờ tài năng đều có văn hoá. Trí thức đã có văn hoá...
Mỗi người khi suy nghĩ xây dựng văn hoá tốt cho bản thân thì từ từ sẽ làm xã hội tốt lên. Thực phẩm bẩn cũng bớt dần. Chỉ có hy vọng ở con đường như vậy mà thôi.
Mình tin rằng nếu có một đấng siêu nhiên nào tồn tại mà phân biệt được tốt xấu và trừng phạt họ thì có lẽ vô số người bị trừng phạt. Thực phẩm bẩn Sẽ hết liền. Còn bây giờ thì hãy lo bảo vệ bản thân, gia đình bạn rồi xây dựng văn hoá tốt cho bản thân để tình hình đỡ tệ đi. Giải pháp là vậy. Vì đa số dân nghèo sẽ không như bạn mà hưởng được đồ sạch đâu.
Quả thật là em cực ngán khi nghe đến đạo đức, văn hóa, trình độ dân trí... vv và vv. Những thứ đó rất quý, rất đáng chân trọng và ai cũng muốn có nó nhưng nó không phải là nguyên nhân của mọi vấn đề. Trong bất kỳ đất nước nào cũng luôn tồn tại hai thành phần đạo đức- vô đạo đức, có văn hóa- vô văn hóa, bộ phận dân trí cao- dân trí thấp... vv và vv. Đất nước để tốt đẹp cần có pháp luật để điều chỉnh mọi thứ trong xã hội và lực lượng thi hành nó! Luật phải nghiêm, thi hành triệt để thì cái xấu cái các mới bị kiềm chế loại bỏ. Luật không nghiêm, thi hành nửa vời thì xã hội sẽ loạn, cái xấu cái ác lộng hành.

Em thấy buồn khi phương tiện truyền thông đưa tin về thực phẩm bẩn trong khu vực sản xuất chẳng hạn thì dư luận chửi rủa lên án thằng sản xuất thôi mà chẳng ai dám đề cập đến trách nhiệm của cơ quan công quyền, đến luật pháp? Trách nhiệm của họ là quản lý, phát hiện và tiêu diệt cái xấu, cái ác. Chúng ta đóng thuế để xây trụ sở, mua xe, trả lương... nuôi họ làm việc. Chỉ có ăn với làm những việc đó mà làm chẳng ra hồn. Nhưng chẳng ai dám lên tiếng trì chích, truy cứu trách nhiệm mà lại hoặc là cam chịu hoặc là tự đi sản xuất hoặc là đi rao giảng đạo đức? Thật là chuyện nực cười! Làm như vậy chẳng giải quyết được gì cả.
 
Nếu có ai đi làm công ty mà thường đại diện công ty đi hội thảo sẽ rõ. Các Sở ban nghành, các cục mở ra để tổ chức hô hào. Nhưng trong con mắt của doanh nghiệp họ không tôn trọng cán bộ đâu. Do đó các ban nghành không hô hào được gì vì không ai tin, nhất là doanh nghiệp. Những người hô hào bản thân họ phải đàng hoàng trước đã thì mới kêu gọi được mọi người làm theo. Thì bạn thấy đấy, trong câu trên vế đầu đã không có thì đời nào có vế sau. Nếu mình làm thực phẩm sạch mà nhìn thấy người ta bao che cho thực phẩm bẩn thì bạn sẽ nản thôi. Muốn làm, phát hiện thì không khó, cái khó là mình không có lợi cho bản thân nên không làm.
 
Em vẫn mơ cái viễn cảnh việt nam như nước ngoài.

Cán bộ thi hành pháp luật mà để sai phạm tràn nan thì cấp cao nhất từ chức, cấp dưới nhẹ thì kỷ luật nặng biến khỏi ngành.

Cán bộ thi hành pháp luật bao che cho sai phạm ăn hối lộ thì nhẹ nhất là biến khỏi ngành nặng thì đi tù.

Nhưng nằm ngủ chả thấy giấc mơ nào thế cả. Mà giấc mơ đó không thành hiện thực thì thực phẩm bẩn nó vẫn mãi bẩn thôi
 
mỗi người phải tự nghĩ ra một cách trước tiên là cứu mình ,lớn rộng hơn nữa là cứu dân tộc chẳng lẽ cứ kêu ca và nằm mơ để chờ chết.
 
Theo tôi thì lỗi tại lòng tham của con người. Người trồng trọt, chăn nuôi thì muốn tăng lợi nhuận => tham tiền, người mua tham rẻ => tham tiền. Lòng tham giết chết lương tâm trong mỗi con người, họ đang tăng dần tính con và giảm đi tính người chỉ để đạt được mục đích là nhiều tiền.
 
nhiều để làm gì khi chết sớm.vì có ai làm ra đầy đủ đồ sạch để sử dụng đâu . chẳng lẽ đi đám cưới hay du lịch lại mang mo cơm ,ấm chè xanh để ăn,uống đồ sạch.
 
Mới bắt tay vào làm mà sao nhiều khó khăn để có được sản phẩm sạch...! có người tư vấn sử dụng thốc trừ sâu sinh học nhưng mình rất đắn đo mong mọi người cho chút ý kiến.
 
Thực phẩm bẩn đang là nỗi lo của tất cả mọi người, không biết đến bao giờ Việt Nam mình mới kiểm soát được thực trạng này. Giờ ko ăn cũng chết mà ăn cũng chết, chạ biết ăn gì an toàn bây giờ?
 
Thực phẩm bẩn đang là nỗi lo của tất cả mọi người, không biết đến bao giờ Việt Nam mình mới kiểm soát được thực trạng này. Giờ ko ăn cũng chết mà ăn cũng chết, chạ biết ăn gì an toàn bây giờ?
Chắc còn lâu lắm mới khắc phục được...thôi thì tự mình lo kiếm thực phẩm sạch mà ăn chứ không trong chờ vào nhà nước được đâu....khi nào tham nhủng còn khủng khiếp thế này thì thực phẩm còn bẩn là bình thường....
 


Back
Top