Tóm tắt chăm sóc cây mai trong chậu

Để chăm sóc được cây mai sau tết cho khỏe mạnh, thì cây mai của bạn được chọn trong chợ hoa xuân phải được lựa ra từ cây mai đang khỏe mạnh đã ( đẹp nữa)

Chọn mai
:
Nhất gốc, nhì thân , tam chi. Tứ diệp
Gốc rễ càng đẹp giá càng cao, thân đẹp khúc chiết nhỏ dần theo độ cao
Rồi đến chi cành (tàng).. cân đối, không bị khuyết
Diệp ?! Cuối năm lá không còn…vậy phải coi bông nụ

1cây mai đẹp có qui ước về thẩm mỹ hay còn gọi mai thế ( mai đã vào đúng thế Long giáng) Mai Bình Định
Cây này hình như của bác pkimduc nề nếp ngiêm chỉnh, nhất nhất theo luật định :


1 cây đẹp, không qui ước..mai dáng tự do phóng khoáng, trong hội hoa xuân 2011 ( cây của anh em Miền Tây) cây này bị mất điểm do nở bông chậm



nụ, kích thước nụ tổng số nụ.. bạn nên chọn tối thiểu cây nào đã nở 1 hoa..thì chắc chắn hơn vì đã biết kích thước, màu sắc, số cánh của 1 bông cây mai này

Không nên chọn cây chưa nở 1 bông để tự giới thiệu về mình…dù cây đó có bao nhiêu nụ cũng không nên mua…nếu bạn không phải là…dân chơi thứ thật

Nên cân nhắc coi kĩ dưới gốc có bao nhiêu nụ rụng…nên nhân 10 lần thêm thì đó là số nụ nó rụng trong 1 ngày đó…vì người bán luôn tìm cách lượm bỏ hết nụ rụng để dấu khuyết điểm rụng nụ của cây…bạn có thể rung nhẹ cây sẽ phát hiện có thêm nụ sắp rụng hay không

nên chọn cây mai nào mà đất chậu nhiều cỏ, đất trông cũ kĩ vì đó là cây mai đã ở trong chậu nhiều tháng và ổn định rồi, và nếu mua ở điểm bán mai tết thì chắc chắn cây này đã được chăm sóc và sang chậu ở nhà vườn chuyên ngiệp, nên dễ chăm sóc khi bạn mang về

Đất mặt chậu mà mới toang trông đẹp mắt, là cây mai đó mới sang chậu…khó chăm sóc nhất là chọn mai nơi điểm bán mai tết…chậu bị vỡ, thương lái sang chậu mới..cẩu thả và không nắm rõ kĩ thuật lót đáy chậu..các cây này sau tết khó chăm sóc, và nhiều hiện tượng dị kì do úng nước , do chất trồng không phù hợp…v..v
Có thể sẽ có nhiều triệu chứng dị kì sẽ xảy ra….cho cây mai này sau tết đấy
nếu bạn cẩn thận sang chậu 1 lần nữa để có chất trồng vừa ý..để làm lớp đáy chậu tốt hơn…thì cây này sẽ suy kiệt ngay…rất khó hồi phục thậm chí có thể chết…vì sang chậu 2 lần trong 1 năm, cây không chịu nổi đâu.

Khi đã có cây mai vừa ý bạn mang về nhà chuẩn bị chơi tết..Bạn nên để ngoài sân nơi có nắng nhẹ..tưới vừa đủ ẩm…không nên tưới ướt sũng..rất hại cho rễ..bạn có quyền trang trí mai với đèn led để nhiệt độ được ấm hơn ai sẽ nở đẹp hơn…nếu không khí khô quá nên thỉnh thoảng phun sương cho nụ và thân cây

Tuyệt đối không nên dùng bất kì thích tố nào phun cho nụ hoặc tưới vào gốc…cũng tuyệt đối không nên “nge đồn” là tưới nước đá mai sẽ nở đẹp…không có chuyện đó đâu….nước đá lạnh sẽ làm chết rễ đấy và sau tết cây sẽ èo uột..

Cũng không bất kì chế phẩm nào gọi là làm mai lâu rụng hoặc không rụng...vì sau đó mai sẽ suy kiệt

Cũng không nên tưới bất kì phân gì vào gốc vì cây không có lá sự trao đổi chất không có, phân nằm tại chỗ sẽ làm chết rễ
Cây chỉ cần nước hút lên từ rễ và cây vận dụng toàn bộ tài nguyên tích trữ trong năm đang chứa nơi thân cành để nở hoa..
Chính vì thế sự bón phân trong năm trước, nhất là từ tháng 10 năm trước đến ngày lặt lá là điều cực kì quan trọng để cây mạnh khỏe nở hoa mạnh vào tết và phục hồi mạnh sau tết..

30 tết bạn mang cây vào nhà nơi ấm áp mai sẽ nở tốt hơn…tuyệt đối không nên dùng nhang hay trầm trong phòng có chưng mai mà đóng kín cửa…vì khí ethylen có từ khói nhang trầm sẽ làm mai rụng nụ đấy..có khi rụng sạch

Cũng không để mai bị trực tiếp gió từ 1 cái quạt..vì nụ sẽ héo hoặc bông rụngnhanh

Nếu thấy 1 điểm xanh nơi đầu cành muốn nứt ra…đó là …“lộc” đó
Nếu bạn muốn mai nở mạnh…bạn ngắt lộc đi đừng chờ đến khi nó thành lá…vì nếu nó đã thành lá mà bạn ngắt đi cây sẽ mất nhiều sức lắm đấy…ngắt ngay khi là 1 điểm xanh cây hầu như không tổn hại tài nguyên…mà chỉ mất thì giờ (15 ngày) nơi đó sẽ mọc ra lộc mới
Nếu bạn muốn vừa may vừa có lộc thì bạn để y nguyên..nhưng không nên để nhiều lộc vì nụ sẽ nở chậm đi và hoa có thể sẽ…kích thước nhỏ đi

Ngắt bỏ ngay những cuống hoa đã nở xong..không để chúng chuyển sang kết trái, để tiết kiệm tài nguyên ( carbuahydrat) cho cây

Nên chơi tết 3 ngày trong nhà thôi sang 4 tết bạn mang mai ra sân nơi có nắng nhẹ..và từ đây không ngắt bỏ lộc nữa hãy để cây ra lá..cây sẽ mạnh hơn vì có nắng nhẹ lá dù non cũng quang hợp được chút đỉnh bù vào cho khối tài nguyên đang cạn dần vì nở hoa..

Ngày 7 tết bạn đưa mai ra nắng toàn phần..tưới cho nó 1 lần phân loãng để mai thêm sức mạnh..chuẩn bị xả tàn thay đất vào rằm tháng giêng
(còn tiếp)
 


Last edited by a moderator:
Tiếp tục :

Chọn mai nào để chưng tết :

Ngoài cảm quan của bạn cũng nên có tiêu chuẩn để chọn loại mai :
Kích thước bông..tổng số nụ, không bị rụng nụ dễ chăm sóc

Nếu bạn mới chơi mai, khuyên bạn nên chọn giảo Thủ Đức vì mai Thủ Đức được nuôi rất kĩ đa số là nhà vườn chuyên ngiệp nên ít có bịnh tiềm ẩn
Chất trồng đa số là Trấu hun hạt bự, nên khó có bịnh sẵn trong đất

Bến tre nhiều sông nước và nóng ẩm , nhưng nếu giảo Bến Tre được chăm sóc bởi 1 vườn chuyên ngiệp cũng ít bịnh. Chất trồng đa số là sơ dừa, trấu

Nhưng có 1 số anh em đất rộng vườn rộng sản xuất kiểu làm thêm nên chăm sóc không kĩ…do đó nhiều bịnh tiềm ẩn trên cây mai,trong chất trồng sau tết là bộc lộ bịnh tật ra hết

Mai Bình Định..cái đẹp tiêu chuẩn của nề nếp ngiêm ngặt,,cũng như chất trồng lí tưởng là đất phù sa…nên cây khỏe..( tôi chưa thấy bịnh trên các cây mai B Đ của tôi đang có ) Rất nhiều nụ..bông đẹp nở chùm nhưng nhỏ…

Cũng có mai BĐ bông to, nhưng hiếm

Nhiều bạn e ngại mai BĐ. Nhưng với tôi sao tôi thấy rất dễ…dễ hơn các mai khác…vì chúng rất khỏe…không có bịnh lặt vặt, kết nhiều nụ

Cái khuyết điểm duy nhất của mai B Đ là … nặng quá
Năm nào còn nhớ…đi mua 1 cây bonsai Bình Định tại điểm bán mai tết chậu 4 tấc ngang…người thanh niên bán hàng có giọng nói BĐ, nhắc nhẹ nhàng cái chậu để lên xe trông rất ung dung…
Nhưng khi đem cây về nhà rồi…mới phát giác ra phải 3 người mới khiêng nổi cái chậu Bon Sai này xuống ( đừng oánh lộn với người BĐ. họ mạnh lắm đấy)

Nếu bạn thích cái nề nếp ngiêm ngặt của mai BĐ Bạn cứ yên tâm chọn 1 cặp mai B Đ, và làm theo hướng dẫn của lão mỗ trong các bài kế tiếp…cây của bạn sẽ rất đẹp…nhiều bông , không bị phá thế và ..không thấy bịnh

Nếu bạn mới bước vào thế giới của mai vàng, thì xin đừng nên chọn các loại mai đặc biệt : rất nhiều cánh..vì chúng khó chăm sóc dễ làm bạn nản chí. Khuyết điểm nhiều nhất là…rụng nụ.. khuyết điểm của di truyền. không chữa được

Hình 1 số loại mai dưới đây là mượn của bác Mai Hoa Trại Chủ , diễn đàn CCVN mỗi tấm hình túm gọn là: lá, đọt, bông của 1 loại mai:



Bạch Mai Bạch điệp, 5 cánh



Hồng điệp Phú Yên, 6 cánh


Giảo Thủ Đức, 10 cánh


Giảo Gai TĐ, 10 cánh



Mai Cam, 5 cánh


Cúc Mai, >100 cánh


Mai Nha Trang, 5 cánh (cành khỏe, lá to, bông nhiều)


Giảo miền Tây(?) 10 cánh, bông tròn

..............................

Các điều kiện phải có để chăm sóc 1 cây mai :
10 cây mai chậu đẹp,* và 1 cái sân ngập nắng…tối thiểu cũng là 5 tiếng 1 ngày

Phân bón gốc :
Phân hữu cơ đã được ủ đúng cách. NPK…Dynamic…phân dơi…super lân ( giống như ciment)..cloruakali ( giống như muối ớt)

Phân bón lá :
alaska ( phân cá để phun lá) root2 hoặc các chất kích rễ khác…
Growmore 30-10-10…. 20-20-20…6-30-30
Hoặc đầu trâu 501 và….701 ( 701 thì bác Võ Minh Không là cao thủ về cách dùng để “gia tốc” cho các cây mai bị nụ nhỏ)

Chế phẩm sinh học : agrostim..nấm trichroderma (50.000$ 1kg)..sincosin +agrispon ( 85.000$ 1 cặp, chế phẩm này trị tuyến trùng và kích sinh trưởng)

Thuốc trị sâu và rầy : actara..regen.. confidor

Thuốc trị nhện đỏ ; alfamite

Trị tuyến trùng Nokaph …mocap…thuốc nước và viên
Basudin viên

Thuốc ngừà và trị nấm :
Vivadamy 5DD hoạt chất là validamycin trị nấm hồng dùng để quét lên thân lúc xả tàn tuyệt đối không được phun vì có thể sẽ làm giảm khả năng kết nụ sau này
Các loại thuốc trị nấm phổ rộng khác nhưng luy ý nên có thuốc có gốc kẽm như dithane…Zinep vì kẽm (Zn) giúp lá xanh hơn để quang hợp tốt..kẽm là 1 vi khoáng giúp cây kết nụ nhiều

Keo liền thẹo để thoa lên vết cắt . ít nhất cũng là keo của Đài Loan

3 giai đoạn chính của chăm sóc mai vàng

Chăm sóc mai là…quanh năm, nhưng quan sát kĩ thấy chúng có 3 giai đoạn,
3 giai đọan này đều liên quan đến nhau về mặt…nhân quả ( kết quả của giai đoạn này có nguyên nhân từ giai đoạn trước ) và quay vòng liên tục, vì thế thực sự không biết cái nào là đầu cái nào là cuối. mỗi giai đoạn có cách chăm sóc khác nhau, về phân bón và cách tưới, cách bấm đọt. do đó phải chu toàn cả ….3
Tạm thời lấy cái tết làm khởi thủy cho 1 năm sinh hóa..thì :

Từ tháng giêng đến đầu tháng 5 : là giai đoan 1: tạo tàn lá mới. tích trữ tài nguyên
Từ tháng 5 đến đầu tháng 10 là giai đoạn 2… :kết nụ và nuôi nụ
Từ đầu tháng 10 đến ngày lặt lá là giai đoạn 3 : tích trữ năng lượng để chuẩn bị nở hoa

Sau khi nở hoa xong…cây bắt đầu cho 1 thời kì sanh trưởng mới, ra tược tạo tàng lá mới để bắt đầu cho 1 nhiệm kì mới

Nếu sau tết mà cây èo uột, suy thậm chí có thể chết, loại trừ luôn nguyên nhân bịnh tật. …là do giai đoạn 3 đã không bị cây bị bỏ bê, thiếu phân bón..vì thế sau khi nở hoa xong cây suy kiệt luôn
Triệu chứng đầu tiên nhận biết 1 cây sắp suy yếu rất dễ nhận ra khi thấy nở hoa nhỏ, nở không tập trung…nở từng đợt mỗi đợt cách nhau vài ngày. Rụng nụ hoa tàn sớm..v..v
Thấy những triệu chứng trên. Bạn hãy mau mau lặt bỏ hết bông nụ, để đọt lá nếu có lại..đem cây ra nắng nhẹ ( không được thay đất)
Cây không phải nở bông nên sẽ không kiệt lực…bạn để nguyên tàn lá chi cành không tỉa bất kì 1 cành nào…để cây không tổn hao tài nguyên tạo cành mới
Cây sẽ mau chóng ra lá …nuôi giữ gìn kĩ bộ lá này đến đầu tháng 5 al mới bắt đầu…xả..
---------------------------------------

Chuẩn bị Chất trồng :

Bạn ra điểm bán cây kiểng, mua về 1 bao chất trồng ẩm ẩm trông đẹp mắt được nhào trộn với nhiều chất liệu..trấu ẩm ,tro trấu, xơ dừa, phân bò bẻ nhỏ, vỏ đậu phung xay. phân rơm xe ra từng miếng …rồi bạn thay cho cây mai vàng…
chưa chắc cây đó sẽ tốt lên mà coi chừng sau đó đủ thứ triệu chứng sẽ xảy ra biểu hiện trên lá , vàng lá thậm chí thui rụi ngọn rồi chết từ từ mà bạn không biết tại sao ? cứ cho rằng bịnh nhiễm..hoặc sai sót gì đó làm đụng rễ
lên diễn đàn đăng bài cho bạn bè 4 phương để....tìm thuốc và cách chữa!!

Người xưa trồng cây , khi trồng 1 cây quý, đào 1 cái hố rồi chất củi nung hố và đất đó lên vài giờ..chờ đất nguội đập nát đất đã hun ra , để 1 tuần lễ cho các chất khí nếu có sinh tra trong quá trình gia nhiệt thoát đi hết rồi trồng cây vào… cây đó sống chắc chắn và phát triển nhanh

Ngĩa là đất đã tiệt trùng và tất cả mầm bịnh

Trồng lúa cũng phải cày ải vài lần lật đất phơi cả tuần sau đó mới cho nước vào cày tiếp rồi cấy lúa

Trồng mai chậu cũng vậy thôi , phải diệt được hết mầm bịnh , côn trùng,sâu bọ, trứng công trùng đang ẩn núp trong đất

Trấu hun là biện pháp hay nhất…

Các giá thể thêm vào như sơ dừa, đất bột…v..v cũng phải phơi trong nắng to nhiều ngày đảo nhiều lần cho khô rang ra để diệt mầm bịnh trước khi trộn vào trấu hun

chưa hết đâu sau khi phơi xong còn phải thêm basudin viên vào, thêm chút vôi bột.thêm nước cho ẩm trộn đều rồi ủ vài ngày để thuốc độc diệt các con nào còn cứng cổ chưa chịu chết sau khi trộn đều

cuối cùng thêm nấm trichroderma và phân hữu cơ đã ủ vào đống hỗn hợp đó là xong .
có nấm trichroderma này trong chất trồng, không 1 loại nấm độc nào sanh sôi nảy nở được trong đất chậu, bộ rễ được bảo vệ an toàn

đến đây chất trồng đã hoàn tất an toàn để sẵn sàng thay đất cho cây

có 1 chất trồng an toàn và bền vững lâu dài và thích hợp với mai vàng nhất đó là
Đất phù sa..nếu bạn có 1 cây mai quý,thì nên trồng bằng đất phù sa là tốt nhất

Xem người Thái Lan này hun trấu :

[video=youtube_share;qH4BzVp6wpU]

---------------------------
Trước khi thay đất , phải chuẩn bị chậu.

Nếu bạn cho rằng chậu chỉ có ý ngĩa về mặt thẩm mỹ , và chỉ để chứa đất cho cây trồng, sẽ là sai lầm.vì cấu trúc và kích thước của nó.quyết định cho sự phát triển của cây..

Yêu cầu Quan trọng là phải thoát nước tốt…nhưng đa số chậu sành lại có lỗ thoát nước quá nhỏ. Do đó cần phải đục cho to thêm và có thể đục thêm vài lỗ

đáy chậu đều phẳng do đó dễ dàng đọng nước, chỗ sũng nước sẽ làm thúi rễ và từ đó lây lan cho toàn bộ rễ…làm vàng lá rất khó chữa có thể đưa đến chết cây

Giải pháp hay nhất là dùng ciment đắp vành đáy chậu thành cái dốc như 1 cái phễu mà đáy phễu chính là lỗ thoát nước chính..như vậy nước không có chỗ nào đọng bắt buộc phải chảy về lỗ thoát

Đặt lưới lên lỗ thoát..thêm 1 ít đá san hô nhỏ rồi đổ lên 1 lớp cát hột to dày10 đến 15cm rồi tới lớp chất trồng,như thế cây của bạn sẽ an toàn vì nước thoát hết sau khi tưới chỉ còn để lại đất ẩm ôm rễ cây thôi

Các cây còn nhỏ hay đang trong thời kì cần phục hồi bộ rễ (sau khi bứng,) thì nên dùng chậu ciment đúc với cát thô hột to không quét màu, không tráng men không lớp áo ngoài…vì các chậu này nước thoát và bốc hơi nước luôn cả qua vách của chậu, rất an toàn cho rễ

Kích thước chậu so với với tàn lá là điều rất quan trọng…vì chậu to quá so với tàn lá…nước sẽ không được cây tiêu thụ hết để đất luôn ẩm ướt sẽ làm cây suy dần dần

Tàn lá nên to bề ngang hơn vành chậu 1 chút là tốt nhất…vì nếu buổi sáng mà ta tưới ướt sũng khi chiều về đất chậu khô mà lá vẫn tươi.. đó là lí tưởng nhất

Chiều về mà đất chậu vẫn ẩm ướt là chậu quá to hoặc tàn lá chưa ra đủ phải giảm tưới buổi sáng hoặc chờ vài ngày khi đất chậu khô hãy tưới lại

Mới buổi trưa mà đất chậu đã khô, chiều đến lá cây muốn héo là chậu nhỏ quá so với tàn lá trường hợp này phải thay chậu to hơn, hoặc tưới thêm 1 chút nước lúc 2 giờ chiều….hoặc dùng cách che phủ mặt chậu không đất bốc hơi nước, như thế cây sẽ đủ nước tới tối


-------------------

Nước tưới và cách tưới
Các dạng nước trong đất..và dạng thích hợp nhất cho cây trồng :


Thành phố là phải dùng nước máy rồi, chuẩn và sạch…nhưng nếu có nước giếng khoan cũng tốt nếu không phèn và không có khoáng hoà tan trong đó

Nước sông nếu không bị mặn và ô nhiễm cũng tốt vì có nhiều phù sa
Đây là lợi thế của Bến Tre do đó chất trồng của họ hoàn toàn là trấu và sơ dừa vì nước sông tưới hằng ngày đã bổ sung phù sa cho chất trồng, vì thế cây của họ rất tốt
Tưới như thế nào :
Muốn biết tưới như thế nào có lợi nhất phải biết nước ở dạng nào khi nó trong đất và dạng nào cây hấp thụ được dễ dàng:

Cụ Hoàng Đức Phương cho rằng :
Tưới nhiều quá 1 lần, tưới ồ ạt.sẽ là nước trọng lực . sức nặng của nước kéo nhau thoát nhanh xuống đáy rồi thoát đi mất qua lỗ đáy chậu mà không dính vào đất được bao nhiêu.

Tưới ít nước…sẽ nước nằm giữa các hạt đất là nước màng nó không bị ảnh hưởng của trọng lực ,do sức hút phân tử của hạt đất nó nằm giữa các hạt đất rồi từ từ thấm vào các hạt đất..biến thành nước “mao quản treo”

Nước mao quản treo là cây dùng hiệu quả nhất

Túm lại tưới vừa phải và tưới tối thiểu 2 lần cách nhau khoảng 5 đến 10phút . nước mới kịp thấm đủ và đều vào đất chậu và tưới chầm chậm cho đến khi nào thấy nước chảy qua lỗ thoát nước là xong

Chậu phải kê cao hơn mặt đất để tránh nước “mao quản leo”

Nếu kê chậu sát đất Nước đọng từ sân vườn leo lên đất chậu theo hiện tượng mao dẫn . chất trồng càng mịn nước leo càng cao đến độ đất bão hòa nước và rễ cây chết
ấy là chưa kể đến giun dế côn trùng sẽ vào chậu qua lỗ đáy làm hại rễ

Tưới lúc nào
... Rau là cây thân mọng nước cần tưới cả sáng lẫn chiều thân căng nước rau lớn nhanh

Mai là cây tiểu mộc nếu tưới như rau thì mau chết do đất luôn ngậm nước làm hư thúi rễ

vào đầu năm mùa của tăng trưởng lá non có nhiều...do đó tưới sáng và tưới ướt lá để...rửa cho sạch sương đêm và bụi bặm độc hại, lá non cần nhiều nước và rất dễ bị tổn thương...do đó chiều không cần tưới dù đất đã khô nhưng lá vẫn còn tươi…nếu cảm thấy đất khô quá nên phun 1 chút nước cho đất thôi..vì trong thời gian lá còn non đang phát triển mà héo do thiếu nước lá sẽ nhỏ lại
Ban đêm .. đất hơi khô có lợi cho rễ hơn

Mùa hè là mùa mưa..mùa mai kết nụ ,chỉ nên tưới khi thấy buổi sáng mà đất khô…nếu chiều đất khô thì ..kệ nó
Nếu thấy lá có hơi héo thì cũng mặc kệ luôn…lá hơi héo sẽ làm mai kết nụ nhiều

Mùa thu ( tháng 7al) mai sẽ ra 1 đợt đọt non rất nhiều..bộ lá tháng 7 này rất quan trọng vì nó sẽ là các lá chủ lực để kìm cho mai không nở sớm cuối năm…vì thế phải chăm sóc kĩ không được để lá héo sẽ mau già và nhỏ lại, do đó tưới sáng và chiều thấy đất chậu khô vẫn phải tưới thêm 1 chút nước để “đảm bảo” lá không bị thiếu nước quá thành héo lúc ban đêm

Mùa đông lạnh toàn bộ khối lá đã rất già.cây không cần nhiều nước...nhưng lạnh làm độ ẩm không khí thấp nên đất mau khô do tự bốc hơi nhanh..do đó vẫn phải tưới vì nếu lá già héo khi tưới lại lá sẽ vàng rồi rụng

Tốt nhất là tưới lúc giữa trưa, nước ấm bao giờ cũng tốt hơn nước lạnh ngắt…nước lạnh ngắt sẽ làm chết rễ..khi chiều tối đến đất còn hơi chút ẩm là an toàn nhất…vì mùa đông đêm rất lạnh.đất hơi khô khô sẽ không làm bộ rễ lạnh vì đất khô giống như 1 cái áo ấm bảo vệ rễ…nếu đất ướt sẽ rất lạnh và rễ chết

Dù tưới sáng hay trưa vẫn phải tưới từ lá xuống…để rửa sạch bụi bặm trên lá, sạch sẽ lá quang hợp tốt hơn . nước sẽ rửa trôi luôn bọ trĩ và nhện đỏ…chúng khó thành dịch và dễ diệt trừ hơn

Tưới đúng cách bạn thành công 1 nửa…tưới không đúng cách thất bại 100%

-----------
chăm mai tháng giêng :

Mùng 5 là hết tết rồi,

bạn ra cây ra sân chỗ có nắng nhẹ để cây từ từ thích ứng trở lại với nắng.cắt bỏ hết các nụ đã nở hoa..bỏ luôn nụ chưa nở..

- Nếu cấy đã ra lá thì ngày 8 bạn tưới cho cây 1 lần phân loãng và phun 1 lần phân bón lá 501 hoặc 30-10-10 để cây tích trữ thêm 1 ít sức mạnh chuẩn bị cho công đoạn xả tàn lúc vào rằm tháng giêng
-nếu cây chưa ra lá, thì không được tưới phân và phun phân


Cắt tỉa sau tết ( xả tàn)

Sau khi tỉa bỏ bông lá xong rồi…cây mai sẽ lộ ra tất cả chi cành trần trụi 1 bộ khung …bây giờ bạn phải tỉa cành :

Nếu là 1 cây mai đã hoàn chỉnh về dáng thế.. thí dụ như mai bình Định,,bạn chỉ nên tỉa sơ, tỉa phớt đầu cành thôi .

Hãy quan sát kĩ từ đầu ngọn của 1 cái cành, dò lần vào bên trong khoảng 1 tấc hoặc 5cm sẽ thấy vết cắt năm ngóai, đã hoặc chưa thành thẹo có màu nâu đen của gỗ khô nhích ra 2 mắt lá rồi cắt

Sở dĩ phải nhích ra 2 mắt lá là vì cành bên trong đã già rồi..nếu bạn cắt ngay vết cắt cũ có thể sẽ không nảy được mầm vì thời gian nấm bịnh đã làm các mầm ngủ chết rồi

Nhích ra 2 mắt lá…vì 2 mắt lá này thuộc cành mới mọc năm ngoái,,nên còn non mầm ngủ chắc chắc còn sống và sẽ mọc ra 2 tược mới, các tược mới này sẽ mọc ra các lá rất nhặt ( sát nhau)… như thế cây sẽ không bị phá dáng thế

Mặt bất lợi nữa nếu bạn tỉa sâu vào bên trong. Nếu mầm có mọc ra sẽ phóng rất mạnh với mắt lá rất thưa, bạn sẽ mất công phải uốn, tạo khúc chiết lại cho chi sẽ rất mất công…mà chưa chắc bạn uốn đẹp bằng cành cũ đã bị cắt mất

2 tấm hình dưới đây chụp 1 cây mai cách nhau tới 3 năm, tấm hình đầu trong hội hoa xuân năm 2011..khi cây đang nở hoa ( dáng tự do phóng khoáng)
Tấm hình dưới…là đầu năm 2013 sau khi xả tàn xong..
Bạn thấy người ta chỉ tỉa phớt thôi…để giữ mãi dáng thế đã hoàn chỉnh cũ
Đang nở hoa đầu năm 2011 Tân Mão :


Cắt tỉa xong khoảng đầu năm 2013 ( hình của dblongthanh):


Mai Bình Định sau khi xả tàn xong ( hình của Toại Nguyện ):



Với cây mai chưa hoàn chỉnh còn khuyết tàn thiếu chi…bạn có thể uốn để kéo bớt cành thừa về bên khuyết tàn..uốn cho vừa ý sau đó xả bỏ các chi tiết thừa

Cây không lá trần trụi rất dễ nhận ra các khuyết điểm và rất dễ uốn kéo cành sao cho tròn..cho đẹp

Bạn cũng có quyền cắt sâu…từ đó sẽ mọc ra cành mới và mọc rất nhanh với mắt lá thưa..bạn bấm tược để chi phân nhánh thứ cấp. cây sẽ mau chóng lấp đầy chỗ khuyết, trống..
.................

Thay chất trồng cho cây

Mai trồng chậu, tự tay chăm sóc lấy,nếu chất trồng là đất phù sa. khuyên các bạn nên dùng hữu cơ là chủ lực. vô cơ chỉ nên thêm vào trong các giai đoạn kịch yếu
Đất chậu sẽ luôn luôn phì nhiêu. Cây luôn xanh tốt, hằng năm công xuất hoa vẫn cứ cao.thì sự thay đất hầu như không cần phải lưu tâm nữa

Tuy nhiên vẫn phải quan sát :
Nếu thấy bón phân đầy đủ mà cây vẫn cằn cỗi.ít ra tược, lá mỏng đi ,bông nụ không còn nhiều nữa .có ngĩa là đất đã suy thoái , đến lúc phải thay đất

Với mai trồng bằng trấu hun, khi thấy chất trồng đã nát mịn..hoặc khó thấm nước..cây cằn cỗi , ít tược, bông giảm là đến lúc phải thay chất trồng mới rồi ( khoảng 3 hoặc hơn. có cây bền bỉ tới 7 năm )
-Với mai lớn nên thay vào lúc đầu năm
-Với mai nhỏ thay lúc đầu năm hay tháng 4 vẫn được

Với mai lớn cách thay an toàn nhất mà không ảnh hưởng đến sức phát triển của cây là thay 1/3 đất mỗi năm
Moi cạnh chậu..( đừng moi gần gốc)nếu thấy rễ đã đặc thì dùng dao bén cắt bỏ, sau đó đổ đất mới vào..
Mỗi năm làm 1 phần. sau 3 năm là giáp 1 vòng

Với mai nhỏ bạn ngiêng chậu rồi nhấc chậu lên giọng cạnh đáy xuống
Xoay chậu sang bên kia rồi cũng ngiêng chậu nhấc lên giọng cạnh đáy xuống đất..
Bầu đất sẽ tróc ra,lúc này bạn nhấc cây ra khỏi chậu dễ dàng

Nếu thấy rễ chưa thành 1 khối đặc..thì giũ bớt chất trồng lấy ra tối đa 1 nửa đất thôi ( cái lõi đất ở giữa ôm cái “rễ đuôi chuột” đã bị cắt tuyệt đối không được đụng tới)

Nếu thấy rễ đặc thành 1 khối cứng ngắc..bạn dùng dao bén cắt bỏ bớt đi, cắt thật ngọt vành ngoài của bầu đất, sau đó bới cho bung bớt đất cũ ra. vì cái màng ngoài của bầu đất có rất nhiều đầu rễ đang đan cứng lấy nhau như lưới
khi đầu rễ bị gọt mất...bên trong xốp hơn rất dễ moi đất cũ ra

Đáy chậu phải làm 1 lớp lót để chắc chắn thoát nước mạnh..đổ lên 1 lớp chất trồng mới, sau đó đặt bầu rễ cây vào, rồi đổ đất cho đầy.
Tưới nhiều lần nước cho chắc chắn chất trồng ôm kín bầu đất
Tuyệt đối không nên dùng tay ém đất, mà chỉ nên dùng tay lùa đất hoặc dùng nước để đất len kín vào tất cả các hang bọng nếu có
Để cây trong giàn có lưới che, hôm sau tưới 1 lần nước có pha chất kích rễ
15 ngày sau mầm mới sẽ mọc lên
-Với mai Bình Định : bạn nhìn kĩ cây bon sai B Đ dưới đây :


Các cây mai BĐ luôn như mọc trên 1 cái gò cao lộ rễ.

Nó được trồng bằng đất phù sa tốt bền lắm đấy…bạn đừng thay đất của nó mà hãy làm phì nhiêu thêm đất phù sa trong đó thì tốt hơn là thay mới đấy,,
làm màu mỡ thêm cho đất chậu rất đơn giản :
Cắt tole hoặc 1 miếng nhựa mỏng quay quanh vành chậu và cao hơn gốc
Sau đó đổ phân hữu cơ mục vào (cao khoảng 8cm hoặc hơn) cho lấp kín luôn cổ rễ tới sát gốc Chất màu mỡ sẽ thấm vào bầu đất…rễ cũ trong bầu đất sẽ dài ra quay đầu lên ăn vào phân hữu cơ mục này…khoảng tháng 7 rễ sẽ mọc ngẹt và nổi lên

Khoảng ngày 25 tháng chạp khi nụ xanh đã bung ra chuẩn bị nở hoa tết bạn tháo bỏ vành quanh chậu này…dùng vòi nước xả bỏ cái gò này..
Hoặc dùng dao thật bén lạng bỏ cái gò chứa rễ và phân hữu cơ mục năm ngoái này đi
Gốc cây trở lại như mọc trên cái gò như lúc bạn mới mua về

Ăn tết xong lại quây tole vành chậu, rải ít vôi + super lân rồi đổ phân mục mới vào như cũ

Với cách này, đất trong chậu luôn màu mỡ do được bồi dưỡng hằng năm..các rễ trong bầu đất dài ăn ra tới vành chậu..sẽ quay đầu lên để ăn vào chất trồng mới mà ta bổ sung phủ tới gốc..( sẽ có cả mao rễ mới mọc từ thân rễ lộ)
Mỗi năm mỗi thay phần đất lấp cổ rễ quanh gò cũng có ngĩa là mỗi năm đều cắt bỏ đầu rễ cũ..và cây mỗi năm mọc thêm ra đầu rễ mới. với chất trồng mới, mà không hề làm chựng ( giảm đà phát triển) cây

Sau khi đã xả tàn thay chất trồng hoặc thêm phân hữu cơ xong...đem cây vào giàn giảm nắng. tưới 1 lần chất kích rễ như root2....

khi thấy tược non bắt đầu phun ra thì đem cây ra nắng 100%

phun ngừa bọ trĩ 4 tới 5 ngày 1 lần

phun tưới chất kích rễ 7 ngày 1 lần

khoảng đầu tháng 2 al khi lá đã nhiều , và nhiều lá đã có màu xanh, thì bắt đầu tưới phân loãng hoặc bón phân dơi cho cây 1 tháng 1 lần 1 chén phân dơi cho chậu đường kính 0m4 rải phân dơi lên mặt chậu rồi phủ rơm rạ hoặc trộn phân dơi vào đất chậu . đồng thời phun ngùa nấm định kì 10 ngày 1 lần và luân phiên thay thuốc

Dùng alaska phun cho lá 10 ngày 1 lần vào lúc chiều
Dùng agrostim phun cho lá 15 ngày 1 lần

nếu lá có ít ngĩa là cây đó yếu. không được bón phân mà chỉ được phun tưới, chất kích rễ cho đến khi tàng lá đã nhiều, mới được quyền bón phân ( có thể phải chờ đợi đến tháng 4 cây mới đủ lá đấy) vẫn phải phun ngừa nấm

sự bón phân sớm khi cây chưa đủ lá chỉ đưa đến hư luôn cây thôi

Đặc biệt riêng cho các cây có thay đất mới ( từ trên 50%) vì sự thay đất nhiều này có chạm và có mất bớt rễ..nên phải cẩn trọng
Đất mới là phân rồi đó…do đó sự thêm phân bón cho các cây này phải từ sau tháng 3… sự thêm phân sớm quá sẽ làm hư rễ
Trong thời gian 2 tới 3 tháng đó chỉ nên phun tưới chất kích rễ khoảng 10 ngày 1 lần là đủ rồi

Bón phân thế nào là tuyệt kĩ của mỗi vườn…do đó hiếm có sự tranh cãi về kĩ thuật, công thức bón phân…vì tất cả các vườn đều có kết quả giống nhau đó là những cây mai nhiều bông rực rỡ và sau tết cây phục hồi sức khỏe mạnh mẽ
Tuy nhiên 1 công thức bón phân như hướng dẫn trên dù kết quả là đã cho những mùa hoa hoành tráng, và cây khỏe mạnh,ít bịnh và đất ít bị suy thoái

Bằng chứng là có cây trên 8 năm rồi chưa thay đất mới, cây vẫn mạnh, tược vẫn nhiều lá vẫn xanh dày nổi gân và óng ả…mùa hoa vẫn cho công xuất cao

Nhưng chưa hẳn đó đã là 1 công thức. 1 cách thức lí tưởng, do đó vẫn phải tìm tòi thêm

Với cây trong chậu thì theo tôi là bón ít phân hoặc bón loãng nhưng bón làm nhiều lần sẽ có lợi hơn là bón 1 lần nhiều ( đậm ) phân

Phân loãng là 1 hỗn hợp phân hữu cơ và vô cơ gồm :
600gram NPK + 1,2kg Dynamic hòa tan trong 1 mét khối nước ngâm 10 ngày để vi sinh có thời gian phân hủy trước…thì khi tứoi vào chậu cây hấp thụ ngay
Tưới mỗi lần cách nhau 10 ngày nếu là cây có tàng lá xum xuê
Nếu cây có bộ lá vừa phải thì 15 ngày tưới 1 lần

Tưới vào buổi sáng trong 1 ngày có nắng tốt và chắc chắn sau đó 5 ngày trời vẫn có nắng to
Nếu cây ít lá quá thì không tưới bất cứ phân gì mà dùng các chất kích rễ để tưới như root2..sorb 4 hoặc megagrowC theo liều trên bao bì
Nếu có phân dơi thì dùng phân dơi tốt hơn..
Lấy gần 1 chén ( ăn cơm) phân dơi rải đều lên mặt chậu 0m4( đường kính bên trong) hoặc trộn đều vào đất chậu
Sau đó phủ cỏ khô lên, 1 tháng bón phân dơi 1 lần cho đến đầu tháng 5 là ngưng

Túm lại về bón phân :

Bạn hãy dùng megagrowc để phun tưới cho cây mai đến khi nó được 1 tàng lá như sau mới bắt đầu bón phân :



Cây này liên tiếp 10 năm rồi, mỗi năm bông đều dày đặc

Có 3 cách bón phân bạn hãy chọn 1 :
1/…chỉ dùng phân dơi gần 1 chén, 1 tháng 1 lần cho chậu có đường kính bên trong 0m4
2/ Chỉ dùng phân loãng 15 ngày 1 lần.. nếu cây có bộ lá nhiều đến độ rậm rạp, và trời rất nắng nóng
thì tưới 10 ngày 1 lần
3/ dùng phối hợp : bón phân dơi 1 tháng , tháng sau tưới phân loãng 2 lần cách nhau 15 ngày..tháng kế tiếp dùng phân dơi trở lại

Thí dụ :
1 tháng 2 bón phân dơi..
1 tháng 3 tưới phân loãng..
15 tháng 3 tưới phân loãng
1 tháng 4 bón phân dơi.
Và trong các tháng nóng sau khi bón phân phải phủ mặt chậu bằng cỏ hay rơm rạ..
Đặc biệt trong những ngày nắng quá gắt và nóng thì thêm vào phân loãng 1 lần kali đơn liều lượng 10 gram cho 10 lít nước
Hoặc pha riêng ra tưới cho cây ngay sau khi bón phân dơi và đã phủ cỏ lên mặt chậu
Kali bổ xung này chỉ nên dùng 1 tháng 1 lần là tối đa

Dù bón phân gốc kiểu nào vẫn phải dùng định kì alaska..7 tới 10 ngày 1 lần phun lên lá.
Sau khi phun alaska.. buối chiều hoặc sáng hôm sau hãy phun ngừa nấm ngay …thì thân cây sẽ ít bị nấm mốc. hoặc rêu


.....
Bấm tược từ tháng giêng đến tháng 5al:
Đây là giai đoạn cây tạo tàng lá..chịu khó bấm tược cây sẽ có nhiều cành nhánh và lá sẽ càng nhiều… các chất bổ do các lá quang hợp được sẽ được gởi trả về cây tích trữ trong thân cành và gốc rễ Gọi là năng lượng dự trữ
Năng lượng dự trữ càng nhiều..nội lực cây càng thâm hậu..để khi tháng 5 đến 1 sự chuyển biến của quang kì…sẽ làm cây điều khiển nội lực có sẵn này…biến thành nụ…mà ta sẽ nhìn thấy từ tháng 5, 6 và 7

Bấm tược như thế nào …
Có 2 trường hợp :

1-/ Với cây mai bị cắt sâu:

Khi bị cắt sâu mầm vươn dài ra rất nhanh, với các mắt lá thưa, Nếu bác không bấm đọt. đọt cứ thế mà vươn dài lên..2 chồi nách không có ưu thế nên không vươn ra được..cây mai thành trống tàn…mà chỉ có cành dài ra

Bấm đọt ngĩa là ngắt bỏ đi cái điểm sinh trưởng…2 chồi nách lập tức vươn ra
Tàng lá mau thành um xùm …tàng lá càng nhiều là sau này cây càng nhiều nụ
Dù bác chăm cây tốt đến đâu…nếu không bấm tược..tàng lá sẽ không nhiều và không đẹp ( do cành cứ dài ra)
Và tược nhiều đến đâu mà bác không uốn, kéo, cũng bị trống tàn ( do cành phân bổ không đều)

2-/ Với cây mai chỉ tỉa phớt :
do chỉ tỉa phớt cây nên vẫn giữ được 1 bộ khung hoàn chỉnh...chỉ cần ra tược là kín tàng
và tược mọc ra với mắt lá rất nhặt…đôi khi không cần phải bấm đọt..vì tược không dài ra
Mà chỉ cắt bỏ cành "vượt" nếu có

Cành vượt là cành mọc ra từ nhánh, từ thân hay bất kì chỗ nào có thể ngay gốc nữa…nó vươn rất mạnh với mắt lá thưa và to rất nhanh
Cành này phải cắt bỏ cấp kì..vì nó tập trug hết năng lượng của cây về nó..vì thế cây sẽ bỏ chết cành khác…có khi chết 1 bên tàng lá

....nếu mình cứ bấm đọt cây lại phải bung đọt tiếp nữa ... vậy không biết cây có đủ sức không vậy bác...? cám ơn bác.

Bấm đọt là ngắt bỏ điểm sinh trưởng để tược phân thêm 2 tược nữa ..làm sao cây mất sức ? mà làm cây mạnh thêm gấp 2 thì có
khi bạn ngắt bỏ nguyên 1 cái tược...mới là làm hao tổn cho cây thôi

Bác xem cành này chỉ tỉa phớt..có chỗ không tỉa…chỉ cắt bỏ nụ…tược ra nhiều từ ngay chỗ cũ với mắt lá rất nhặt…không cần phải tỉa đọt





Câu chuyện của tháng 4

1-Tỉa tàn cuối tháng 4

Cây mai bây giờ đã xum xuê, do có bấm đọt để phân nhánh nên cành lá um xùm.
Bây giờ đến tết còn 8 tháng để cành lá triển , cành sẽ càng dài ra, tược càng thêm rậm rạp,,,cây sẽ rất xấu và nụ sẽ kết nhiều ở các đầu cành mà bỏ trống bên trong không kết nụ

Các nhà trồng mai lâu năm đều thấy rằng : nếu cuối tháng 4 tỉa tàn cho đẹp gọn lại.và ức chế sự sanh trưởng bằng cách uốn. giảm phân. Tỉa đọt ,,
Thì cây sẽ kết nụ nhiều trong bộ tàn mà ta đã tỉa gọn, đẹp
Rất nhiều người chọn bộ tàn sau khi tỉa xong này sẽ chính là vóc dáng cây mai ngày tết khi nở hoa
Bằng cách khi đến ngày lặt lá ( rằm tháng chạp) tất cả các cành mọc thêm ra từ sau tháng 5..sẽ bị cắt bỏ hết để cây mai trở lại hình dáng như hồi tỉa tàn cuối tháng 4

Mượn hình bác dovanlo để minh họa :

Hình đầu là cây mai chưa tỉa.hình giữa là tỉa tàn xong hình cuối là tỉa thưa các nhánh nhỏ chen chúc nhau, để cây được thoáng



2- Thay đất đầu mùa mưa
Đầu mùa mưa là tháng mấy không nên để ý lắm ( vì tùy năm)…nhưng đâu khoảng từ giữa tháng 3 đến giũa tháng 4. Khi thấy những cơn mưa đầu mùa đổ xuống, thì xúc tiến được rồi
Việc thay đất đầu mùa mưa có 2 công dụng chính :

1 - Vì đất cũ đã suy thoái rồi, nhưng đầu năm chưa thay được do cây yếu, thì bây giờ cây đang khỏe, thay bớt đất cũ để thêm vào chút đất mới, đủ hữu cơ cây sẽ mạnh hơn
2- và việc thay đất này, sẽ làm cây bị sock, chựng sinh trưởng lại,sẽ kích thích cây kết nhiều nụ
Và việc thay đất này chỉ dành cho các cây nhỏ, mai trung ( 1 hoặc 2 người nhấc lên dễ dàng) với điều kiện các cây mai này đã nhiều lá già, ít lá non ( lá non đầu cành phải cắt bỏ đi sau công đoạn tỉa tàn đầu mưa )

với các cây mai mà toàn bộ lá còn non hay bánh tẻ ( đang già ) thì chớ nên thay đất.hoặc lặt lá vì sau đó mai sẽ suy luôn đấy

Còn mai lớn thì khuyên bạn chớ nên làm. Mai lớn chỉ nên thay đất lúc đầu năm thôi..

Nhưng nếu bạn biết cách cải tạo đất để phì nhiêu hóa cho đất chậu. thì hầu như không cần phải thay đất cho lớn mà cây vẫn ngày càng mạnh mẽ

Cách lấy cây ra khỏi chậu để thay đất :

Ngiêng chậu dọng cạnh đáy xuống đất, và làm giáp vòng, đất trong chậu sẽ bị nén lại vào giữa, tróc không còn dính vào cạnh chậu nữa, sau đó rút nguyên bầu đất ra dễ dàng :



Chuẩn bị giúp mai kết nụ

Có 2 cách để chuẩn bị cho cây mai bước vào giai đoạn này , bác hãy chọn 1 trong 2 cách sau:

1 là : tỉa chèo : đã viết ở “tóm tắt chăm sóc cây mai trong chậu “ bài 2 khúc cuối

Tỉa chèo là cắt các cành cho ngắn lại, tỉa bỏ bớt các đọt các tược chen chúc nhau….tược mới sẽ mọc ra mang theo nụ và lá mới..

Các tược và lá mới mang theo nụ này sẽ liên tục mọc ra từ tháng 5 đến hết tháng 8

Bộ lá trong giai đọan này, đến tết sẽ vừa già hoặc rất già ( vì có 2 tháng 9) nhưng không rụng nổi đâu nếu bác giữ cho nó không bị nấm bịnh nhện đỏ tàn phá..

Như vậy sẽ an tòan đến ngày lặt lá

Tỉa chèo là để cây kết nụ tự nhiên song song với ra tược mới kèm theo nụ mỗi nách lá

Cũng có thể dùng cách bấm tược..uốn , phun hóa chất phụ thêm vào…nhưng xét cho cùng các biện pháp dùng hóa chất phụ thêm không cần thiết

2 tỉa tàn :

Bác hãy quan sát cây mai của bác đang có bộ lá rất xum xuê với cành mọc…búa xua phân bổ không đều chỗ nhiều chỗ ít, cành dài cành ngắn

Bác hãy dùng dây hoặc kẽm để kéo các cành dài hoặc đang chen chúc vào các chỗ còn trống..bổ xung cho chỗ khuyết..để cây mai tròn đều.không cành nào lấn cành nào

Sau khi đã uốn kéo cách cành xong…bãy quan sát 1 lần nữa và tưởng tượng để muốn cây này sẽ có hình khối như thế nào khi nở hoa

Sau đó bác dùng kéo cắt bỏ hết chỗ ngọn thừa..để cây mai có bộ tàn thật đẹp như bác thích

Sau khi tỉa xong thì đó sẽ là hình khối của cây mai ngày tết…nhưng chưa có nụ ,

thí dụ hãy tỉa để có 1 cây mai sẽ nở hoa tết như sau :

IMG_7540.jpg


Bây giờ.kích cho nụ mọc ra giống như hình trên trong bộ tàn này

Kích nụ có nhiều cách : thay đất. uốn ngặt dùng hóa chất, hoặc để cây kết nụ tự nhiên
1 thay đất : sau khi tỉa xong cứ để nguyên lá rồi lấy cây ra thay 1/3 đất lờm xờm quanh đầu rễ
Nếu rễ đặc ngẹt thì tỉa xen kẽ cho thoáng ra để có chỗ vào đất mới

Thay đất là 1 cú sock mạnh để mai kết nụ trong bộ tàn bạn đã tỉa các nụ này tháng 6 bắt đầu nhú ra. Tháng 7 vẫn tiếp tục nhú ra. Trong bộ tàn và trong các tược mới mọc

Nhớ kĩ là, thay đất chỉ dành cho các cây mà các lá đã già

2 uốn ngặt
Đã viết rồi ở phần trên, khi uốn ngặt mạch nhựa bị ngẽn bớt cành ngừng sinh trưởng và bắt đầu kết nụ ớ các nách lá đang có
Uốn ngặt nên kết hợp với bấm tược sẽ có hiệu quả hơn
Bấm tược ngĩa là khi có tược nào mọc ra mới được 2 lá thì lảy bỏ ngọn ( lảy bỏ điểm sinh trưởng) cây tức nhựa sẽ biến thành kết nụ

3 Hóa chất
Các chất kìm hãm sinh trưởng sẽ làm cây kết nụ….giống như điều khiển cho soài kết trái…khi thấy lá đã già phun chất kích hoa..tược sẽ không mọc ra được thì hoa trái sẽ mọc ra

Các chất này chủ yếu là kali + chất kích thích

-Các chất đặc biệt :
- như CCC rất có hiệu quả để kích thích mai kết nụ..vì công dụng của nó làm cho lá non nhỏ lại,,tược chậm ra nhỏ lại, Năng lượng dồi dào trong cây mà không giải phóng được thì mai sẽ kết nụ

-Phun Gibberelin kết hợp xiết nước..khi phun gib sẽ kích thích cây sinh trưởng nhưng do bị xiết nước,,nên đọt không thể mọc ra được…"tức mình" cây sẽ kết nụ

Xiết nước cho mai trong tháng mưa là tháng kết nụ là điều không thể..vì chỉ cần 1 cơn mưa,mai đủ nước tới mấy ngày
Vì thế hãy lợi dụng hạn bà chằng.
hạn bà chằng xảy ra trong tháng 5al, đây là 1 nhịp rất đặc biệt của thời tiết..khi mùa mưa đến mưa đều đặn nhưng trong tháng 5 al sẽ có 1 đợt khoảng 2 tuần trời khô hạn hoàn toàn

Lợi dụng cơ hội này ta để mai thiếu nước rồi phun GiB

Cách làm như sau…khi thấy trời ngưng mưa thì không tưới , để đất chậu khô luôn…khi thấy đất chậu gần khô kiệt thì ta phun gib cứ để cho đất chậu khô luôn khi thấy lá muốn héo thì nhớm cho cây chút nước lá sẽ tươi lại …rồi lại để cho đất gần khô thì phun gib..chờ khi lá muốn héo thì nhớm chút nước rồi phun gib rồi lại để đất khô cho lá héo

Chỉ cần lập lại 2 lần phun gib và xiết nước…đến bông giấy cũng phải kết nụ trái mùa đấy

Phun thuốc diệt cỏ 2,4D liều thấp

Hóa chất này dễ tìm và rất dễ áp dụng

Sau khi tỉa tàn xong tháng 5 cho thật đẹp xong và không được thay đất ( không phải là tỉa chèo). Phun cho cây 1 lần 501 để kích thích ra đọt,,đồng thời tưới 1 lần phân loãng vào gốc để gia tăng sức ra đọt

Dùng 2,4D pha loãng gấp 10 lần so với liều diệt cỏ…mỗi khi thấy đọt nhú ra nhiều thì phun 2,4D liều loãng 1 lần vào lúc chiều tối
Đụng hoá chất này đọt sẽ cằn và chột lại,,,đứng luôn không ra được nữa
-Vẫn tiếp tục tưới nước giũ cho cây tươi tốt..
-Phun 501 để nuôi lá đang có và kích thích cây ra đọt mới
- Khoảng 10 ngày sau đọt mới sẽ mọc ra…khi thấy đọt nhú ra đã nhiều thì phun 2,4D 1 lần nữa
Đọt sẽ chùng và chai lại

Năng lượng dồi dào,,,năng lượng phải được giải phóng bằng cách ra đọt…nhưng đọt không ra được thì năng lượng sẽ phải giải phóng bằng cách kết nụ

Nhưng dùng hóa chất để diệt đọt non này hãy nhớ như sau :
Mỗi khi thấy đọt mọc ra bao giờ trước nhất cũng vài cái mọc trước…thì ta hãy tay ngắt bỏ…sẽ đến 1 lúc cây ra 1 đợt đọt đồng loạt rất nhiều…thì lúc đó hãy phun 2,4D

Chớ bao giờ nên thấy đọt là phun 2,4D, trúng thuốc này 2 lần liên tiếp cách nhau vài ngày…cây sẽ….ngủm đấy
Ngĩa là chỉ nên dùng thuốc khi đọt ra đồng loạt quá nhiều
Và mỗi lần phun phải cách nhau 10 ngày
Các bác tùy hoàn cảnh hiện tại, mà chọn cho mình 1 phương pháp

Lý Thuyết về sựkết nụ, ra hoa
Tháng này là tháng mai đang chuẩn bị kết nụ. các bạn cần phải hiểu chuyện gì đang xảy ra trong cây mai
Có lí thuyết bạn sẽ hiểu và ứng biến khi gặp sự cố
Không có lí thuyết bạn sẽ không biết phải làm gì . khi gặp sự cố vì không hiểu

1- Học thuyết về tỉ lệ C/N của KNEBS
N là đạm
C là carbuahydrat*

Ngoại cảnh tác động đến tỉ lệ N và C đã tích lũy trong tế bào. Sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thực vật

- Nếu C tich lũy chỉ được ít mà tăng N…thì cây sẽ sinh trưởng ra đọt

--Nếu C đã tích lũy được nhiều. mà tăng quang kì đồng thời giảm đạm, cây sẽ ra kết nụ ( với mai ngày Hạ Chí do đó tháng 5 hoặc 6 người ta hay khuyên các bạn trồng mai thêm Kali để cây kết nụ…họ không hề khuyên thêm đạm )
Và các điều này chỉ đúng cho các cây đa niên,dài ngày thí dụ như Mai..
Với các cây ngắn ngày như cây hoa cúc thì ngược lại : tăng đạm sẽ làm cúc kết nhiều nụ

2- Học thuyết về chất ra hoa ( kích thích tố ) cuảTrailakhian (1958) : Kết nụ là Do các chất đặc biệt :
- Gibberelin có thể làm ra hoa sớm ở các cây dài ngày đã trưởng thành
có 103 GIB...đi từ Ga1 đến Ga103.. trong đó GA3 là hoạt tính sinh lí mạnh nhất...tùy ngoại cảnh tác động mà biến hóa từ GiB này sang GiB kia để phát lộc...để ra hoa...để ra rễ v..v
khác với auxin không thể tự biến hoá được

Nhưng Phun gibb không thể kết nụ được ở cây ngắn ngày *?!
- Florigen ( khai hoa Tố ) có chứa 2 chất Gibberelin và anthesin sẽ làm cây kết nụ ra hoa

Đến nay hormon ra hoa florigen vẫn đang được tiếp tục nghiên cứuGA : kích thích sinh trưởng của cuống hoa ..Anthesin: chất giả thiết kích thích sự ra mầm hoa

3- Phát triển giai đoạn của Lysenko

- giai đoạn xuân hóa ( còn nhỏ).ở giai đoạn còn nhỏ mới từ hạt nảy mầm cây phát triển rất nhanh. chống rét, chống hạn. chống mặn tốt...chỉ cần nhiệt độ thích ứng
- Giai đoạn ánh sáng : ngoài yếu tố ẩm độ. dinh dưỡng và nhiệt độ. thì ánh sáng và bóng tối là cực kì quan trọng...phải đủ sáng thì cây mới lớn, mới mạnh
Chiếu sáng không đầy đủ cây không thể bước sang giai đoạn kết nụ ra hoa
- Giai đoạn quang phổ : Cần nhiều bước sóng dài (màu đỏ) và cường độ chiếu sáng phải đủ mạnh...thiếu quang phổ đỏ đủ cường độ cây không thể tốt đẹp được để bước sang giai đoạn kết nụ

Kết luận : phải áp dụng tất cả 3 lí thuyết :
Với các cây đã trưởng thành.Sau khi đã phân bón nước tưới, sinh thái đầy đủ...cần phải làm tốt các khâu sau để cây kết nụ dễ dàng
khi đã vào thời vụ để cây kết nụ thì giảm đạm, và tăng kali để tạo 1 cú sock..
- kích thích cơ giới : thay đất ,sang chậu, nhớm gốc (khóm) ...xiết nước.xiết gốc tùy loài..v..v
- xử lí hóa chất xử dụng NAA..IAA. GIBB...nồng độ phải thật loãng quá liều sẽ tác hại, xử lí 2 lần cách nhau 1 tuần

Các lí thuyết trên trích từ sách của Nhà Nông Học Hòang Đức Phương ( cựu viện trưởng đại học nông lâm Huế )

*= ( phân bón được rễ hấp thụ thành nhựa nguyên theo mạch nhựa đưa lên lá cây. Lá cây quang hợp nhựa nguyên với ánh sáng mặt trời trở thành nhựa luyện sau đó trả lại cho cây và cây chứa nhựa luyện này ở chi. cành , thân, gốc)
--------
Các kĩ thuật kích nụ trên bằng hóa chất chỉ nên được áp dụng cho các cây mai cứng cổ mà tiền sử cứ mãi xanh tốt, không chịu kết nhiều nụ
Còn các cây mai yếu mà bạn ép nó ra nụ bằng các cách trên ( hóa chất CCC và 2,4D ) thì sẽ làm suy kiệt cây đi thôi mà nụ cũng chả ra được bao nhiêu
Các cây mai khỏe mạnh bình thường thì không nên dùng hóa chất kích nụ , vì là…thừa

Chỉ cần chăm sóc. chất trồng , bón phân ,tưới nước đúng. chúng ra đặc ngẹt nụ đến độ sau khi lảy lá vào rằm tháng chạp bạn còn phải cắt bỏ bớt nụ đi cỡ 1 nửa, để cây được nở hoa đẹp và an toàn do tiết kiệm được năng lượng dự trữ

Bón phân cho mai tháng 5 ,6 không có gì là khó…mà thực sự cũng rất khó. Vì không có công thức nào được gọi là đúng nhất. mỗi vườn đều có khác nhau, và kết quả cũng như nhau
Tất cả phải trải qua tự thực nghiệm và vườn nào cũng đúng

Vì thực ra mai kết nụ nhiều hay ít là do nội lực đã tích trữ được từ sau tết đến giờ ít hay nhiều
mà vườn nào cũng ráng chăm sóc mai tươi tốt từ sau tết đến giờ. đến thời điểm vào cao điểm của mùa hè mai chuyển mình kết nụ do chính nội lực đã tích trữ được

Sự bón phân tháng 5 đến hết tháng 9 là giai đoạn kết nụ và nuôi nụ chủ yếu chỉ là để giúp mai dễ kết nụ và tích trữ thêm được năng lượng vào thân và nuôi nụ dễ dàng và ra thêm bộ lá mới mạnh khỏe

Quan sát Những cây mai rừng mà xem : giờ này đã gieo hạt chín rơi xuống đất xong
1 số cây vì lo nuôi hột chín thuần thục nên bộ lá không phát triển được , lá hiện có rất ít..( như vậy nội lực có rất ít) do hạt đã rung xuống cây, hết gánh nặng gặp mưa ra đọt ra bộ lá mới..song song với kết nụ nhưng sẽ không kết được nhiều nụ
kết quả mùa xuân đến cây nở bông ít....chính sự nở bông ít cây không kiệt sức..ra nhiều lá cây khỏe mưa đế kết nụ nhiều và sang năm tết nở nhiều hoa
đó chính là nguyên nhân mai rừng đa số năm nay nhiều bông năm sau sẽ ít bông

mai vườn mai chậu chúng ta chủ động được phân bón và chăm sóc...nên mỗi năm mỗi...bội thu

Với các cây mới thay 1/3 đất thì không cần bón thêm phân tổng hợp nào
Vì chất trồng mới đã là phân tốt rồi đó
Phải đến đầu tháng 6 bạn mới cho vào mặt chậu 1 nắm dynamic là được rồi..
Tuy nhiên phân bón lá vẫn phải duy trì đúng lịch . bạn có thể phun 501 , hoặc 701 vừa kích đọt vừa kích nụ 1 tuần 1 lần và phun 2 lần
Giữa tháng 5 phun cho nó 1 lần rootplex để đột ngột tăng kali lên cao, cuối tháng 5 phun nhắc lại 1 lần rootplex nữa
Tháng 6 rải vào đất chậu dynamic
Rồi xem tình hình lá : nếu lá xanh tốt thì phun growmore 6.30.30 hoặc 15-30-15
Nếu lá không xanh tốt đọt ra ít quá thì phun 30,10,10, hoặc 701 ( phun cái này phải dè chừng để ngưng kẻo nụ to rồi nở bất tử)
Tháng 6 Nếu các mắt kim dưới các nách lá đã xuất hiện thì từ nay không để ý đến nụ nữa , vì nụ bắt đầu xuất hiện rồi. mà lo chăm sóc lá tùy tình hình lá mà chọn phân. Chăm sóc lá lúc này cũng chính chăm sóc nụ đấy..lá tốt nụ sẽ được nuôi tốt
Lá xấu nụ cũng không có chất lượng đâu dù nụ đã đã to

Nếu tháng 6 mà các mắt kim không xuất hiện thì đều đặn phun 6-30-30 hoặc 15-30-15 vài lần nữa

Dù thế nào cuối tháng 6 cũng phải tăng cho cây 1 lần phân loãng vào buổi sáng 1 ngày nắng ráo để
chuẩn bị Tháng 7 mưa dầm và chuẩn bị cho đợt lá tháng 7 rất mạnh mẽ
Vì bộ lá tháng 7 sẽ là chủ lực để kìm hoa đến cuối năm đấy

Với các cây không thay đất mà chỉ có tỉa chèo hoặc tỉa tàn:

Với cây tỉa chèo..

bạn nên phun 20-20-20, để cây , do bị giảm đạm để dễ kết nụ…và đồng thời đủ chất mà ra đọt và nuôi cành mới tạo bộ tàn mới
Phân bón gốc cũng phải đủ chất lượng để nuôi cành nuôi lá mới
Cụ thể : tưới phân loãng 15 ngày 1 lần tưới vào buổi sáng 1 ngày có nắng
Nếu mưa to và nhiều quá thì tăng cho cây 1 lần kali vào gốc và thay thế phân loãng bằng dynamic

Bạn yên tâm mai sẽ kết nụ nhiều lắm đấy

Cá biệt ( hiếm lắm) giữa tháng 6 mà không thấy mắt kim hoặc ít quá kim…thì dùng ….2,4D
Nếu bạn dùng hóa chất trễ đến đâu…cũng chỉ nên phun tổng cộng 2 lần
Và các nhau ít nhất 10 ngày
Và lần cuối cùng phải chấm dứt trước tháng 7, để còn chuẩn bị cho đợt lá tháng 7 là bộ lá chủ lực để giữ nụ mai ,và nuôi cây vào các tháng cuối năm


Với các cây chỉ có tỉa tàn
1 -/ Nếu cây này rất mạnh bạn thử áp dụng các dùng hóa chất để kích nụ ra trong bộ tàn này xem:
a- dùng gibberellin + xiết nước ( làm 2 lần)
b- dùng atonic + xiết nước ( làm 2 lần )
c- dùng 2,D liều loãng để hủy diệt đọt non ra trong tháng 5 hoặc 6
Dù áp dụng bất cách dùng hóa chất nào….cũng phải chấm dứt trước khi tháng 7 bắt đầu

2-/ chỉ dùng cách bón phân. phun phân bón lá đạm thấp tỉa đọt để kích thích cây ra nụ trong bộ tàn đã tỉa xong

Xin lưu ý với các bạn :
1 số cây mai bây giờ cuối tháng 4 đã lú mắt kim rồi ...đó là mầm của nụ đấy..vì thế những phương pháp kích nụ cho các cây này là….thừa. mà có thể còn có hại vì kích phát tố* trong cây đã có rồi ( nói cách khác cây đang trong giai đoạn kết nụ. vậy kích nụ thêm là thừa)

Ví dụ: bạn dùng cách diệt tược , làm cằn cỗi lá non bằng cách phun 2,4D, hoặc hạn chế độ vươn dài của cành lá bằng CCC sẽ chỉ đưa đến kết quả cây dồn năng lượng đang bị…”bí” làm cho các mắt kim này phình to ra nhanh ( ngĩa nụ lớn nhanh)

Kết quả tháng 8 sẽ nở hết, nếu tháng 6 không ngắt bỏ nụ to đi ( khi ngắt bỏ nụ…cây sẽ mọc nụ khác và các nụ mới mọc này sẽ vừa kịp tết)

Do đó : để cây kết nụ tự nhiên là có lợi nhất..


* kích phát tố :
- Học thuyết về chất ra hoa ( kích thích tố ) cuảTrailakhian (1958) :
Kết nụ là do các chất đặc biệt :
- Gibberellin có thể làm ra hoa sớm ở các cây dài ngày đã trưởng thành
có 103 GIB...đi từ Ga1 đến Ga103.. trong đó GA3 là hoạt tính sinh lí mạnh nhất...tùy ngoại cảnh tác động mà biến hóa từ GiB này sang GiB kia để phát lộc...để ra hoa...để ra rễ v..v
khác với auxin không thể tự biến hoá được


Nhưng Phun gibb không thể kết nụ được ở cây ngắn ngày *?!
- Florigen ( khai hoa Tố ) có chứa 2 chất Gibberelin và anthesin sẽ làm cây kết nụ ra hoa
Đến nay hormone ra hoa florigen vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu GA : kích thích sinh trưởng của cuống hoa Anthesin: chất giả thiết kích thích sự ra mầm hoa


theo lão mỗ nhận định thì học thuyết này chỉ đúng 1 nửa...vì nếu cho rằng kết nụ là do chất đặc biệt tác động
vậy nếu khi cây còn non như lúc đầu năm , nếu cho kích phát tố vào ,cây đâu có kết nụ mà chỉ ra tược thôi
Chính vì thế mới có học thuyết thứ 3 Phát triển giai đoạn đại ý là đến giai đoạn đã trưởng thành thì cây phải kết nụ để sinh hoa trái

Tỉa tàn đầu tháng 5 cho 1 cây mai Bình Định..clip do bác maivangbinhdinh (Toại Nguyện )cung cấp :

Uốn mai tháng 6
uốn mai tháng 6 al chỉ dành cho các cây hôm rằm tháng giêng bị tỉa sâu.
Sau 5 tháng phát triển Hôm nay cành phóng ra đã dài xum xuê

Đầu tháng 5 giảm đạm…đầu tháng 6 uốn cành…2 động tác này sẽ làm cây kết nụ trong bộ tàn đã uốn các mắt kim đã có dưới nách lá không thể biến thành tược được do tác động uốn sẽ chắc chắn phải biến thành mầm nụ

Các cây chưa có nụ thì sau 2 tác động : giảm đạm từ tháng 5 và uốn từ tháng 6 sẽ bắt cây phải kết nụ :

Cây mai nhỏ dưới đây mới uốn xong, hình dáng này sẽ chính là hình dáng cây mai ngày tết khi nở hoa

Các tược các cành mọc ra từ sau hình dáng đã uốn xong này sẽ bị cắt bỏ hết vào ngày lặt lá cuối năm,, để cây mai trỏ lại nguyên hình dáng đã tạo như hôm nay

Xin lưu ý là các tước và lá mọc ra từ hôm nay (tháng 6 đến hết tháng 7 và 8) sẽ là bộ lá chủ lực để nuôi cây nuôi nụ và kềm không cho nụ nở sớm do đó phải được chăm sóc kĩ

Vì các lá hiện tại đang có sẽ rất già rụng hết khi chưa tới cuối năm



1 cây inox được cẳm vào gốc kéo dài tới ngọn để ghị tàng bên trái cây , đang bị ngiêng vặn cho cân đối lại

Do cây mai hơi ngiêng về bên phải để hở bên trái, nên 1 cây mai trắng nhỏ thấp được trồng vào chỗ trống…để cân bằng

Thực sự ra toàn bộ cây đã cân bằng trọng lực..ngiêng cũng không đổ..nhưng nhìn vẫn có cảm giác bị lệch, không vững
Cây mai trắng nhỏ làm nhiệm vụ…cân bằng thị giác nên nhìn tổng thể chậu mai rất vững
Cây mai trắng nhỏ này không phải do uốn mà gập đầu xuống như thế
Mà thực ra khi ghép…bị đặt ngọn được ghép ngược xuống…nên khi mầm phát triển chúc đầu xuống rồi mới vươn dài ra

Trong uốn cây và bố cục tàng, gốc, là để cân bằng trọng lực , nhưng tác dụng không quan trọng bằng cân bằng thị giác là thế
 
Last edited by a moderator:
Chăm sóc mai tháng 7al đến đầu tháng 10al

Tháng 7 là bước vào thu. nụ đã kết xong, 1 số nụ đã lớn do kết từ tháng 4 hoặc 5, những nụ này có thể nở...nếu vài ngày nắng to đất khô rang bất chợt 1 cơn mưa đến cây no nước mưa là 1 số nụ sẽ nở..
bạn nên ngắt bỏ nụ sắp nở đi...cây mạnh sẽ kết nụ khác
Nhớ thêm phân bón loãng cho cây vào 1 buổi sáng mà chắc chắn hôm ấy sẽ nắng to

Chớ bao giờ thêm phân khi thấy buổi sáng âm u..vì không nắng cây không hấp thụ phân..vì lá không quang hợp

Tháng 7 đa số lá đã già..thêm phân để chuẩn bị cho cây phóng 1 đợt ra đọt rất mạnh mẽ..lá non ra rất nhiều, các lá ra từ tháng 7 này sẽ là bộ lá chủ lực để nuôi cây và giữ nụ đến cuối năm
Vì các lá ra từ tháng 3..4 lúc vào tháng 11 sẽ rụng hết vì quá già

Cây nào không ra được đợt lá mạnh mẽ tháng 7 cây đó có nguy cơ nở sớm vì cuối năm lá sẽ tự rụng do quá già ( nhất là năm nhuần)

Phải phun thuốc định kì để đề phòng nhện đỏ làm lá già nhanh

Hoạt chất Abamectin..là thuốc sinh học tốt ít độc với người mà hiệu quả cao với bọ trĩ nhện đỏ và các loại sâu rệp khác

Phun thuốc ngừa nấm bịnh cũng định kì

Chăm sóc mai tháng 10 al đến đầu tháng chạp

Đầu tháng 10 nhớ tưới hoặc rải thuốc ngừa diệt tuyến trùng ( lần cuối cùng)
Diệt tuyến trùng lần 1 lúc sau tết
Lần 2 lúc tháng 5 và lần cuối cùng lúc tháng 10


Tháng 10 tát cả nụ đã to rồi...toàn bộ lá cũng đang già

Phân bón cho các tháng cuối năm này là để duy trì sự sống cho cây mà không cần phải tích trữ thêm..
Vì nếu bón đủ phân như bình thường...cây sẽ tích trữ thêm, rất sung sức và tự nở hoa hết

Nhưng nếu thiếu phân cây sẽ tự rút năng lượng dự trữ để duy trì sự sống.. chống nóng lạnh v..v...kho dự trữ cạn dần...tết sẽ không còn năng lượng để nở hoa..hoặc nở xong cây sẽ chết hoặc suy thành èo luột luôn

Vì thế vẫn phải bón phân từ tháng 10 đến đầu tháng chạp nhưng phải giảm 1 nửa

Cụ thể :
Trong 1mét khối nước ( 1.000 lít) có :
600gram dynamic
300 gram NPK 9 16-16-8
Và tưới phân 15 này 1 lần

Phân bón lá tùy tình hình mà xử dụng...nếu lá non nhiều quá.thì phun 20-20-20
Nếu lá già quá thì dùng 30-10-10 pha loãng gấp 5 lần liều bình thường và phun mỗi ngày 2 lần lúc sáng sớm và lúc chiều tối
Phun 5 ngày liên tục lá già sẽ xanh lại..nếu giảm nắng cho cây tác dụng trẻ hóa lá già còn nhanh hơn nữa đấy
10 đến 15 ngày 1 lần nhớ phun thêm bo + can xi...hoa tết sẽ nở đẹp

Cẩn thận các tháng cuối năm trời lành lạnh không khí sẽ rất khô
Đất bốc hơi nước nhanh do độ ẩm thấp...sáng tưới đẫm chiều có thể đất khô héo lá luôn.
Lá già mà héo khi tưới lại lá sẽ tươi lên rồi sau đó vàng rụng hết

Vì thế phải tưới cả sáng lẫn chiều...đất luôn ẩm sẽ không làm héo lá và mai không bị nở nhiều nếu có mưa... bất tử

Khi thấy trời muốn mưa thì tưới đẫm chậu và ướt hết bộ lá...như thế sẽ hạn chế được cây rút no nước mưa..vì cây no nước mưa sẽ nở hoa đấy,,và có thể nở hết sạch luôn

Sau khi mưa tạnh...phun nước máy để rửa nước mưa cũng sẽ hạn chế được nở hoa...

Đầu tháng chạp...cho cây 1 lần phân loãng 1 nửa như trên...từ đây ngưng phân hoàn toàn...cho đến ngày lặt lá

Cũng đầu tháng chạp...quan sát kĩ từng cây...ước lượng được thời tiết , nhiệt độ rồi dùng bút viết lên vành chậu ngày dứt điểm lá cho từng chậu

Ngày 10 tháng chạp bắt đầu lặt lá 1/3 mỗi cây
Lặt từ từ mỗi ngày mỗi cây 1 chút nhưng tối thiểu phải để lại 1/3 lá

1/3 lá còn lại lại này sẽ lặt hết vào ngày dứt điểm đã ghi trên vành chậu

Nhớ không tưới 1 hoặc 2 ngày trước khi dứt điểm..vì nếu đất ẩm sẽ hại rễ khi cây không còn lá

Hoặc đất ẩm sẽ làm mai tự khởi động nở hoa ngay khi lặt lá dứt điểm ( nở ngay sau khi lặt lá 7ngày )

Chúc các bác thành công
 
Last edited by a moderator:
Kính chào Bác Mục.
Mừng cho các tín đồ yêu mai vàng có thêm nhiều bí kíp nữa...chúc Bác nhiều sức khoẻ và niềm vui trong cuộc sống.
 
Kính chào Bác Mục.
Mừng cho các tín đồ yêu mai vàng có thêm nhiều bí kíp nữa...chúc Bác nhiều sức khoẻ và niềm vui trong cuộc sống.

cám ơn bác khích lệ..hôm nay có cập nhật thêm vào bài cuối

chủ đề "chăm sóc cây mai vàng trong chậu" dài quá..là những mẫu đối thoại...đọc khó hiểu...

nhờ chủ đề đó tôi mới biết anh em chăm mai..bị lúng túng về cái gì, sai sót về cái gì nhiều nhất

Do đó cần tóm tắt lại cho có 1 quy trình mạch lạc, để anh em mới tham gia đọc dễ hiểu, và chăm sóc cho đúng cách
 
Kính chào bác Mục.
Đất phù sa là đất như thế nào hả Bác, bên chủ đề chăm sóc cây mai trong chậu thỉnh thoảng con cũng thấy bác viết là dùng đất phù sa nhưng thật tình thì con không biết đất phù sa là đất như thế nào bác giải thích giúp con với, con có 1 cây mai nhỏ sang năm con định thay chậu và định dùng chất trồng toàn là đất, đất con lấy từ đống un lâu ngày cách đây 1 tháng con trộn với ít vôi và lân sau đó cho vào bịch nilong cột lại , cháu định tháng giêng sau chơi hoa xong xả tàn và thay chậu dùng toàn đất này và có lót đáy chậu bằng 1 lớp cát(bắt chước như mai bình định), Bác cho cháu hỏi làm như vậy có được không? Cháu cám ơn Bác nhiều ạ.
 
...... con có 1 cây mai nhỏ sang năm con định thay chậu và định dùng chất trồng toàn là đất, ........

Bác mới bước vào mai vàng thì đừng mày mò đến…thay đất

Thay đất là chuyện bất đắc dĩ thôi….vườn tôi có những cây đến 10 năm rồi chưa thay đất…nó vẫn mang bộ lá óng ả và cho công xuất hoa rất cao..nhìn mặt chậu không còn thấy đất nhiều nữa mà chỉ còn thấy rễ đặc ngẹt nhưng thoát nước rất tốt..vậy thay đất có lợi gì ?

Quan trọng là bón phân hữu cơ đầy đủ thêm vô cơ đúng cách, đúng lúc và đúng liều lượng.. dùng thêm chế phẩm sinh học đất sẽ không thóai hóa mà ngày càng màu mở thêm…vậy thay đất để làm gì ?

Người ta chỉ thay khi đất đã hóa chai, nát mịn…không thấm nước và không thoát nước mạnh nữa. hoặc đất hóa độc hay kiệt màu do quá trình bón phân chăm sóc sai và các chế phẩm sinh học , hữu cơ thêm vào không phát huy được công dụng giải độc làm phì nhiêu đất

1 công xuất hoa cao là kết quả của xử dụng hữu cơ, vô cơ , vi sinh và vi khoáng đúng cách
Đất chỉ còn là giá thể thôi….bác có thấy người ta trồng cây thủy canh…không có đất mà chỉ có nước và phân bón đúng liều lượng

Bác nhìn cây mai dưới đây trong hội hoa xuân Phú Yên…rất dễ dàng để nhận thấy cây này sống mạnh hoa nhiều không phải tại đất nhiều mà do phân bón… đúng

Mai Chóp Chài ( mai từ núi Chóp Chài) đoạt giải đặc biệt hội hoa xuân Phú Yên 2013:
ảnh của bác toande35 (CCVN)


.....Đất phù sa là đất như thế nào hả Bác,

Link : http://agriviet.com/home/newreply.php?do=postreply&t=159734#ixzz2pXI0vW3i

Đất phù sa là đất bồi do nước sông lắng đọng…

Nước sông kéo từ thượng nguồn về hạ lưu rồi lắng đọng lại nhiều chất lơ lửng trong đó gồm cát đất và các vật chất hữu cơ do đó nó rất màu mỡ và hoàn toàn không có phèn

Bác có thấy đồng bằng sông cửu long phèn nặng…nhưng công xuất lúa rất cao là do mỗi năm đều có nước lụt tràn ngập ruộng đồng…nước lụt này để lại phù sa cho ruộng màu mỡ…nhờ đó năng xuất lúa cao
Nếu không có lụt thì không thể có công xuất lúa như thế đâu

Người ta tính được rằng chỉ cần 1 trận lụt…phù sa đọng lại sẽ cho ruộng màu mỡ đến 2 năm ( 1 năm lụt sẽ có 2 năm bội thu)

Dự án thủy điện rất lớn nào đó của trung quốc đang cố thực hiện để tích nước trên thượng nguồn sẽ làm giòng chảy của sông Cửu Long chậm lại và miền tây không còn lụt nữa
Sẽ là tai họa cho VN đó vì ruộng miền tây sẽ không còn màu mỡ
 

Last edited by a moderator:
Dạ con xin cảm ơn bác Mục nhiều, con sẽ làm theo Bác hướng dẫn quay tôn đấp gốc bằng phân hữu cơ như bác đã hướng dẫn bên chủ đề chăm sóc mai trong chậu.
 
Dạ con xin cảm ơn bác Mục nhiều, con sẽ làm theo Bác hướng dẫn quay tôn đấp gốc bằng phân hữu cơ như bác đã hướng dẫn bên chủ đề chăm sóc mai trong chậu.

hôm nay có cập nhật thêm về chậu. vào bài cuối
Trồng cây trong chậu...muốn cây tốt tươi...công xuất cao...không chỉ có phân bón hay chất trồng, nước tưới mà chậu cũng là 1 yếu tố quyết định cho thành bại đấy
 
hôm nay có cập nhật thêm về chậu. vào bài cuối
Trồng cây trong chậu...muốn cây tốt tươi...công xuất cao...không chỉ có phân bón hay chất trồng, nước tưới mà chậu cũng là 1 yếu tố quyết định cho thành bại đấy


Dạ nhờ có Bác tận tình chỉ dẫn, thông qua chuyên đề chăm sóc mai trong chậu mà con đã có nhiều kiến thức về cây trồng, cách tưới nước, bón phân, nhận biết được cây mạnh cây đang yếu, con bắt đầu chơi mai từ năm 2004 nhưng những năm đầu toàn gửi vườn nuôi đến tết lấy về nhưng họ chăm năm đầu tiên bông rất đẹp, nở rất hoành tráng đến năm thứ 2, 3 thì bắt đầu hoa ít dần.. đến năm thứ 5 thì 1 vài cây chết phải mua cây khác.. năm 2012 vừa qua họ lại làm chết 2 cây mai lớn nên con quyết định để ở nhà tự nuôi kết quả là 2 cây giảo Thủ Đức và 1 cây mai trắng chết(lúc này chưa biết chủ đề chăm sóc mai trong chậu của Bác nên tưới nước thoải mái, chậu lúc nào cũng ướt), 2 cây mai lớn họ đền cho thì có dấu hiệu suy(lá không xanh mượt và rụng nhiều, nở hoa lác dác nhưng hoa nhỏ, nụ thì hay bị khô cái này do cháu chủ quan không xịt thuốc nấm như định kỳ), còn 1 cây mai nhỏ chăm theo hướng dẫn của Bác hiện rất mạnh nụ kết rất nhiều, đến bây giờ lá vẫn còn dày và xanh mượt. hihi thôi kệ năm sau sẽ làm lại từ đầu Bác nhỉ.
 
hôm nay có cập nhật thêm về chậu. vào bài cuối
Trồng cây trong chậu...muốn cây tốt tươi...công xuất cao...không chỉ có phân bón hay chất trồng, nước tưới mà chậu cũng là 1 yếu tố quyết định cho thành bại đấy


Dạ nhờ có Bác tận tình chỉ dẫn, thông qua chuyên đề chăm sóc mai trong chậu mà con đã có nhiều kiến thức về cây trồng, cách tưới nước, bón phân, nhận biết được cây mạnh cây đang yếu, con bắt đầu chơi mai từ năm 2004 nhưng những năm đầu toàn gửi vườn nuôi đến tết lấy về nhưng họ chăm năm đầu tiên bông rất đẹp, nở rất hoành tráng đến năm thứ 2, 3 thì bắt đầu hoa ít dần.. đến năm thứ 5 thì 1 vài cây chết phải mua cây khác.. năm 2012 vừa qua họ lại làm chết 2 cây mai lớn nên con quyết định để ở nhà tự nuôi kết quả là 2 cây giảo Thủ Đức và 1 cây mai trắng chết(lúc này chưa biết chủ đề chăm sóc mai trong chậu của Bác nên tưới nước thoải mái, chậu lúc nào cũng ướt), 2 cây mai lớn họ đền cho thì có dấu hiệu suy(lá không xanh mượt và rụng nhiều, nở hoa lác dác nhưng hoa nhỏ, nụ thì hay bị khô cái này do cháu chủ quan không xịt thuốc nấm như định kỳ), còn 1 cây mai nhỏ chăm theo hướng dẫn của Bác hiện rất mạnh nụ kết rất nhiều, đến bây giờ lá vẫn còn dày và xanh mượt. hihi thôi kệ năm sau sẽ làm lại từ đầu Bác nhỉ.
dù sao bạn củng không là trể nhiều đấy...mình có anh bạn cây suy và chắc là chết khoảng trên 100 cây hoành trên 50 đấy( mình có giới thiệu anh ấy qua diển đàn này và anh ấy đã có được câu trả lời tại sao rồi?) và gần nhà mình bác ấy chăm mai cả 10 năm nhưng 2 năm trở lại đây toàn vườn cây bị chột và chết lần
vườn mai mình năm nay có 1 số cây nụ ra trể nhưng đươc cái toàn vườn cây rất sung mãn từ những hướng dẫn tận tình của bác VI
cháu chúc bác luôn sức khoẻ tốt để làm nên điều kì diệu đến những nông dân yêu mai
 
chất trồng mới

bác MỤC cho cháu hỏi chất trồng mới như trên chỉ áp dụng cho cây mai thay đất sau 3 năm phải không ạ?
còn cây mai mới đào về có thể dùng không( vì chấu thấy có bỏ phân hoai mục)
 
bác MỤC cho cháu hỏi chất trồng mới như trên chỉ áp dụng cho cây mai thay đất sau 3 năm phải không ạ?
còn cây mai mới đào về có thể dùng không( vì chấu thấy có bỏ phân hoai mục)

Đúng, cái đó là để thay đất 3 năm 1 lần..vào lúc đầu năm nhuần

an toàn và nhẹ hơn bác có thể thay đất mỗi năm 1 bên chậu hoặc 1/3 chậu như vậy sau 3 năm là thay hết đất cũ đó là đối với mai lớn nặng nề
Mai nhỏ có 1 năm thay 1 lần vào tháng 4 , và thay khoảng 20% đất thôi ( giũ gốc sơ sơ cho rơi bớt đất cũ ra rồi thêm đất mới, )

Với mai mới bứng thì chất trồng không được cho phân hữu cơ dù đã mục vì thực ra trấu hun đã là phân rồi đấy, đất hun cũng là phân đấy vì thế thêm phân là thừa sẽ bất lợi cho rễ non

1 Số người dùng cát 100% để trồng cây mới bứng là an toàn nhất.. 4 tháng sau mới bắt đầu bới cát để thêm hữu cơ mục
 
Hôm nay cập nhật thêm về cách tưới ở cuối bài thứ 2 trang 1

maivang8canh :- Mong Bác Mục tóm tắt thêm từng giai đoạn từ đầu năm đến cuối năm về cách bón phân luôn . Cháu cám ơn Bác , chúc Bác sức khỏe

Link : http://agriviet.com/home/threads/159734-Tom-tat-cham-soc-cay-mai-trong-chau/page2#ixzz2pnlEbGOt

khó khăn cuối năm lạnh chưa có cách giải quyết tốt,đang phân vân

bác hối làm lão bối rối
chưa tới tháng giêng mà…phải nắm vững các cơ bản đã rồi bắt tay vào việc
 
Hôm nay cập nhật thêm về cách tưới ở cuối bài thứ 2 trang 1



khó khăn cuối năm lạnh chưa có cách giải quyết tốt,đang phân vân

bác hối làm lão bối rối
chưa tới tháng giêng mà…phải nắm vững các cơ bản đã rồi bắt tay vào việc


Bác Mục chịu khó tìm cách cho mai nở đúng Tết trong thời tiết khó chịu của năm nay và phổ biến cho ae trên d đ với ạ ! cám ơn bác!
 
mai đẹp quá, hức.. nhìn mê nữa, năm nay lạnh, hi vọng mai không nở sớm trước tết quá nhiều...
 
Chăm sóc mai từ tháng giêng đến tháng 5al

Để bài viết liền lạc , không bị ngắt ngang bởi các thảo luận
Mục Tử đã di chuyển nội dung bài viết này nối tiếp vào bài thứ #2 của trang 1

từ nay các cập nhật thêm về chăm sóc khi đã đến lúc sẽ được nối tiếp vào phần cuối bài thứ #2
 
Last edited by a moderator:


Back
Top