Thảo luận Trái cây không hạt, một cú lừa thế kỷ

  • Thread starter bachthinh
  • Ngày gửi
“Khi tôi còn nhỏ, không ai bán hạt giống cả. Nó là thứ mà bạn có thể cho mọi người, bạn có thể chia sẻ với mọi người…”
Khi nhà tôi trồng lúa trúng, thì những người dân xung quanh sẽ đến đổi giống 1,2 giạ về ươm và trồng.
Nhưng sau khi những chương trình dạy học được các công ty bảo vệ thực vật và cây giống đưa các chương trình giáo dục nông nghiệp cho sinh viên học thì bắt đầu nền nông nghiệp đi vào chiều hướng khác.
Các công ty này đến, họ đã đưa hạt giống lai cùng với phân bón hóa học
“Lúc đầu, giá của nó rẻ hơn 10/kg. Nhưng sau 4, 5 năm, giá của nó tăng lên đến 100.000/kg. Và cuối cùng, bây giờ giá của hạt giống dưa hấu lên đến 500.000/kg. Không chỉ với hạt giống dưa hấu, nó xảy ra với tất cả các loại rau quả.” (có những hạt giống 1 hạt giá khoản 250.000 đồng, có những hạt giống hàng triệu đồng, nhưng vẫn chưa dừng lại.
Và để có tiền mua hạt để gieo trồng tiếp, người nông dân không có cách nào khác là phải vay nợ. Họ trở thành những con nợ với vòng luẩn quẩn không thể thoát ra, phải làm việc vất vả để kiếm tiền trả nợ cho các công ty hạt giống…
“Tất cả các nông dân trở thành nô lệ trên chính mảnh đất của họ”
“Hạt giống hay thực phẩm là một công cụ để biến con người thành nô lệ, nếu bạn không suy nghĩ rõ ràng.”
Vậy giải pháp là gì? Làm sao để bảo tồn những hạt giống tốt mà tổ tiên chúng ta đã chọn lọc và để lại? Giải pháp đơn giản mà chúng ta đều có thể thực hiện để chống lại sự độc quyền hạt giống.
Ủng hộ việc đa dạng hóa hạt giống bằng cách từ bỏ thực phẩm biến đổi gen
Hãy thể hiện quan điểm của bạn qua mỗi bữa ăn. Nó sẽ mang lại sự khác biệt rất lớn và có thể giúp bảo lưu nguồn lương thực của chúng ta cho tương lai. Trên tinh thần ấy, dưới đây là 6 cách bạn có thể giành lại quyền quyết định từ những công ty đang kiểm soát việc cung cấp thực phẩm:
1. Không mua thực phẩm biến đổi gen đã qua chế biến. Thay vào đó, hãy dùng thực phẩm tươi, chưa chế biến, đặc biệt là trái cây và rau quả, và chất béo lành mạnh từ dầu dừa, quả bơ, thịt của động vật ăn cỏ, sữa và trứng, và các loại hạt thô.
2. Mua thực phẩm chủ yếu từ chợ nông sản địa phương và/hoặc trang trại thực phẩm hữu cơ.
3. Nấu ăn ở nhà thường xuyên nhất có thể bằng các nguyên liệu hữu cơ chưa qua chế biến.
4. Ăn tại các nhà hàng phục vụ món ăn địa phương, dùng thực phẩm địa phương còn tươi và được nấu chín.
5. Chỉ mua các hạt giống hữu cơ gia truyền, được thụ phấn tự nhiên để trồng trong vườn nhà, kể cả đối với cây cảnh và cây lấy rau quả; hoặc bằng cách trao đổi hạt giống.
6. Tẩy chay tất cả các hóa chất làm vườn và làm cỏ (phân bón, thuốc trừ sâu…) trừ những loại được Viện Kiểm định Nguyên liệu Hữu Cơ (OMRI) thẩm định, nghĩa là được dùng cho sản xuất hữu cơ.
7. Không ăn các sản phẩm trái cây nghịch mùa, những loại trái cây nghịch mùa hoàn toàn không tự nhiên và gây biến đổi gen của bạn. Tế bào của bạn sẽ đột biến như mỗi lần họ kích thích cho ra hoa.
Phần quan trọng nhất trong bài viết này là nhắc nông dân với những loại trái cây không hạt xuất hiện trọng những năm gần đây: Chanh không hạt, dưa hấu không hạt, mít không hạt, ổi, na (mãng cầu ta),… bắt đầu dần thay thế cây truyền thống của địa phương. Rõ ràng sự biến đổi gen cho trái cây không có hạt là một điều không tự nhiên, nó phải có một mục đích nào đó, và bạn thấy rõ ràng là việc bạn khó có thể có hạt giống từ những loại cây đó mà nó phụ thuộc hoàn toàn vào một số công ty nào đó.
Điều đáng nói là một quốc gia mạnh về nông nghiệp nhưng những vật tư cần thiết nhất là đầu vào cho việc sản xuất nông nghiệp thì lại phụ thuộc vào việc nhập khẩu, như phân bón hóa học, thuốc trừ sâu. Sao không có giải pháp bằng nguồn phân hữu cơ địa phương và đuổi sâu bằng thiên địch?
Một số bạn cho rằng trong nước có nhà máy sx phân bón và thuốc trừ sâu, vâng! Nhưng nguyên liệu phải nhập khẩu đúng không? cái đó chỉ gọi là phối trộn thôi, như việc bạn mua phụ tùng về rồi lắp ráp ra chiếc xe thôi.
Khi sản phẩm của bạn làm ra được bán với giá rẽ như cho, trong khi việc đầu tư quá nhiều thời gian và tiền bạc cho canh bạc “được mùa mất giá” thì cũng dễ hiểu là nông dân làm hoài mà chẳng thấy giàu lên được.
Bạn trồng lúa 3 tháng với thời tiết và sự biến đổi khí hậu với bao rủi ro, giá gạo xuất khẩu thì tầm 4000 đến 7000 đồng 1 kg trong khi trong nước bạn phải mua hơn 10.000/kg. Vậy tại sao có nghịch lý đó?
Và bạn đang mơ hồ nhận ra rằng, hàng triệu nông dân đã bị một cú lừa xuyên thế kỷ!
 


một nước sx nông nghiệp như v.n mà toàn mua giống lúa trung quốc ,o biết các kỹ sư,các viện nghiên cứu giống ăn lương mà làm gì ?
 
Nếu xét kỹ thì lỗi mọi người đều có hết cả đấy: Về phía Cty thì tập huấn kỹ thuật luôn bị ý đồ kinh doanh chi phối, tức là họ nhấn mạnh, nói quá một giải pháp nào nó nhằm có lợi cho họ trong khi người nông dân đa phần mù mờ dẫn đến nhiễu thông tin. Về phía nhà nước quản lý thì có lập trường trung gian nhưng các quan chức ấy lo bận kiếm ăn hơn là lo cho dân. Làm cái gì mà có lợi cho dân nhưng ko có lợi gì cho bản thân thì họ cũng chả nhiệt tình. Về phía viện, trường cũng bị mục đích kinh doanh chi phối mặc dù đó ko phải là nhiệm vụ, chức năng của họ (Có ông còn dùng những bí quyết riêng để kiếm ăn chớ ko phục vụ cho dân). Về phía nông dân cũng có lỗi nữa đấy! Đó là tinh thần đoàn kết kém, mạnh ai nấy làm, trên cánh đồng ai muốn trồng giống gì thì trồng. Kêu hợp tác lại với nhau khó còn hơn lên trời.
 
Cảm ơn bác !!! .Bài viết viết rất hay và đặc biệt là rất thực tế,hy vọng dân ta đều biết được điều này.
Chúc bác mạnh khỏe !.
 
Bài viết hay thể hiện sự quan sát tinh tế, trãi nghiệm qua thực tiễn bản thân. Những bài viết như thế này cần được khuyến khích nhiều hơn nữa.
Bài viết hay thể hiện sự quan sát tinh tế, trãi nghiệm qua thực tiễn bản thân. Những bài viết như thế này cần được khuyến khích nhiều hơn nữa.
Người ta cứ hô hào rằng: Bốn nhà cần xích lại vì một nền nông nghiệp khoẻ mạnh và bền vững, nhưng than oai nói thì vẫn cứ nói mà mạnh nhà ai thì nấy làm.
 
một nước sx nông nghiệp như v.n mà toàn mua giống lúa trung quốc ,o biết các kỹ sư,các viện nghiên cứu giống ăn lương mà làm gì ?
họ ăn lương để đến cơ quan uống trà đánh bài và lâu lâu đi nói cho dân nghe.nhiêu kỹ sư nông nghiệp về thực tế với dân còn ngu hơn dân bác ạ
 

họ ăn lương để đến cơ quan uống trà đánh bài và lâu lâu đi nói cho dân nghe.nhiêu kỹ sư nông nghiệp về thực tế với dân còn ngu hơn dân bác ạ
Rất chia sẽ với bạn về quan điểm nhận định này. Chỉ "được bóc phét". Có một điều rất lạ rằng phần lớn các phát minh sáng chế trong lĩnh vực nông nghiệp thuộc về các Bác nông dân.
 
Rất chia sẽ với bạn về quan điểm nhận định này. Chỉ "được bóc phét". Có một điều rất lạ rằng phần lớn các phát minh sáng chế trong lĩnh vực nông nghiệp thuộc về các Bác nông dân.
Nd chiếm 70% dân số. Được bao nhiêu người phát minh sáng chế, chiếm tỷ lệ bn %? Biết vì sao trí thức người ta ko gọi là giai cấp trí thức ko? Vì trí thức họ nằm lẫn lộn trong XH, trong đó có cả nông dân. Một a kỹ sư tin học bỏ việc về làm nông, tg sau sáng chế ra phần mềm quản lý đồng ruộng rất tuyệt vời. Vậy trường hợp này sáng chế là của nd hay kỹ sư? Một bác làm nghề cơ khí kiêm luôn làm nông, chế đc cái máy nông nghiệp. Vậy sáng chế là của thợ cơ khí hay nông dân? Tôi cũng đồng ý quan điểm khi cho rằng có rất nhiều kỹ sư rất tệ, thậm chí thua cả nd mà lại đi tập huấn cho nd. Nhưng ở đâu và nghề nào cũng có người vầy người khác, người giỏi người dở hết.
 
Nd chiếm 70% dân số. Được bao nhiêu người phát minh sáng chế, chiếm tỷ lệ bn %? Biết vì sao trí thức người ta ko gọi là giai cấp trí thức ko? Vì trí thức họ nằm lẫn lộn trong XH, trong đó có cả nông dân. Một a kỹ sư tin học bỏ việc về làm nông, tg sau sáng chế ra phần mềm quản lý đồng ruộng rất tuyệt vời. Vậy trường hợp này sáng chế là của nd hay kỹ sư? Một bác làm nghề cơ khí kiêm luôn làm nông, chế đc cái máy nông nghiệp. Vậy sáng chế là của thợ cơ khí hay nông dân? Tôi cũng đồng ý quan điểm khi cho rằng có rất nhiều kỹ sư rất tệ, thậm chí thua cả nd mà lại đi tập huấn cho nd. Nhưng ở đâu và nghề nào cũng có người vầy người khác, người giỏi người dở hết.
Đúng là khó phân biệt rạch ròi giữa ranh giới đâu là nông dân chính hiệu (100%) và nông dân ngoại lai (tạm gọi vậy: Làm nhiều nghề trong đó có nghề nông hoặc làm nghề khác bây giờ chuyển sang nghề nông hoặc làm đồng thời vừa nông vừa chuyên môn nghiệp vụ do được đào tạo qua trường lớp,...). Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy bất kể anh là ai, làm nghề gì,...nếu anh chịu khó cày nhiều (làm nhiều), trãi nghiệm nhiều (thực tế nhiều), chịu khó tìm tòi, học hỏi, khám phá,...thì cơ hội để anh sáng tạo sẽ nhiều hơn.
 
Cá nhân em đồng
Nd chiếm 70% dân số. Được bao nhiêu người phát minh sáng chế, chiếm tỷ lệ bn %? Biết vì sao trí thức người ta ko gọi là giai cấp trí thức ko? Vì trí thức họ nằm lẫn lộn trong XH, trong đó có cả nông dân. Một a kỹ sư tin học bỏ việc về làm nông, tg sau sáng chế ra phần mềm quản lý đồng ruộng rất tuyệt vời. Vậy trường hợp này sáng chế là của nd hay kỹ sư? Một bác làm nghề cơ khí kiêm luôn làm nông, chế đc cái máy nông nghiệp. Vậy sáng chế là của thợ cơ khí hay nông dân? Tôi cũng đồng ý quan điểm khi cho rằng có rất nhiều kỹ sư rất tệ, thậm chí thua cả nd mà lại đi tập huấn cho nd. Nhưng ở đâu và nghề nào cũng có người vầy người khác, người giỏi người dở hết.
Cá nhân em đồng ý với bác. Ở đâu cũng có anh hùng ở đâu cũng có thằng khùng thằng điên. Quay lại vấn đề không hạt. Cái gì cũng có hai mặt của nó. Tuy nhiên cuộc sống là một tô mỳ tôm nhiều sợi. Gắp sợi nào là quyền của người nông dân. Chỉ tiếc là nhiều người nông dân không sáng suốt để gắp được sợi mỳ ngon mà thôi.
 
Em xin nhắc 1 vấn đề. đó là kg tự chủ được thì PHẢI bị lệ thuộc thôi ạ. Cũng giống như 1 đứa trẻ, khi nhồi nhét vào đầu nó bằng biết bao nhiêu hình ảnh nào là phim kiếm hiệp, tình cảm hàn quốc, cần cù nhật bản, hay siêu anh hùng mỹ, thì đến khi lớn nó chỉ biết, Trung quốc, Hàn quốc, Nhật quốc, Mỹ quốc thôi ạ chứ nó chả biết gì tý gì về cái gọi là Việt Nam đâu.

Bởi vậy mãi muôn đời người nông dân kg thể hiểu vì sao mà lại có thành ngữ là "con nhà nòi" được ạ. Bởi vì hướng nghiệp của gia đình "nòi" đó nó theo 1 dây chuyển hướng về 1 nghề. Bởi vậy họ nắm rõ tường tận từ đầu chí cuối và tránh được "biết bao cạm bẫy" thương mại. Còn người nông dân thì không cái thói HAM RẺ mà kg nhớ cái câu "Của rẻ của ôi" thành thử ra càng ngày càng bị lệ thuộc.

tag "rau sạch" với "rau an toàn".
 
Last edited by a moderator:
Cá nhân em đồng

Cá nhân em đồng ý với bác. Ở đâu cũng có anh hùng ở đâu cũng có thằng khùng thằng điên. Quay lại vấn đề không hạt. Cái gì cũng có hai mặt của nó. Tuy nhiên cuộc sống là một tô mỳ tôm nhiều sợi. Gắp sợi nào là quyền của người nông dân. Chỉ tiếc là nhiều người nông dân không sáng suốt để gắp được sợi mỳ ngon mà thôi.
Chính vì có những người ko sáng suốt.ko biết gắp sợi nào ngon nên chủ thớt đây mới soi đường rẽ lối cho để mà biết tránh. Bản thân mình thì đã biết lâu rồi. Đã có phóng sự về vấn đề này rồi. Cụ thể là nông dân ở mỹ. Ấn độ. Họ bị dính rồi
 
Thiết nghĩ ứng dụng khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp sẽ thúc đẩy được nền nông nghiệp của nước nhà lên, thay vì lâu nay mình sử dụng nguồn giống kém hiệu quả, dẫn đến tình trạng là năng xuất sản xuất nông nghiệp không cao. Rất mong các cơ quan ban nghành liên quan sớm tìm ra giải pháp
 
trái cây ko hạt ăn dở lắm
ngoài chanh ko hạt ra, mình chả ăn loại nào không hạt cả, vì chất lượng ko ngon
chuối có hạ ko ngon đâu bác
ta
Rất chia sẽ với bạn về quan điểm nhận định này. Chỉ "được bóc phét". Có một điều rất lạ rằng phần lớn các phát minh sáng chế trong lĩnh vực nông nghiệp thuộc về các Bác nông dân.
itại vì thực tế mấy ông kỹ sư nông nghiệp làm vườn còm kém hơn em.mấy ông giải thích thuốc này nọ.cây cần cái này cái kia.vậy mà lúc sản phẩm chất lượng kém hơn ma chi phí cao hơn.mấy ông chỉ lý thuyết thôi.ra thực tế cũng như mấy ông mù trữ mà bắt đọc phát thanh
 
họ ăn lương để đến cơ quan uống trà đánh bài và lâu lâu đi nói cho dân nghe.nhiêu kỹ sư nông nghiệp về thực tế với dân còn ngu hơn dân bác ạ


Có thể có một bộ phận kỹ sư nông nghiệp "nhàn rỗi" kinh nghiệm không bằng nhà nông chúng ta, tuy nhiên chúng ta cũng phải công bằng một chút khi nói đến họ - những kỹ sư nông nghiệp "không nhàn rỗi" - vì đã có rất nhiều cống hiến cho ngành nông nghiệp.
 


Back
Top