Tự chế bộ định thời

Trong một bài viết nào đó, tôi có nói : Nền nông nghiệp VN chỉ phát triển nhanh một khi biết ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất. Song, với điều kiện kinh tế của nông dân VN, chúng ta không thể mơ đến những công nghệ cao vời vợi vì ta không có nhiều tiền, và không đủ tri thức để điều khiểu, sử dụng.
31426979264_d0506aaa93_o.png


31898660980_0df7d6b12b_o.jpg


Tuy nhiên, không vì những trở lực đó mà chúng ta bó tay. Người VN vốn có đầu óc sáng tạo, có thể nghiên cứu chế tạo những công cụ công nghệ đơn giản, rẻ tiền nhưng hữu ích để ứng dụng vào thực tế sản xuất.
Bài viết này trình bày cách tự chế một bộ định thời để bạn có thể tự động tưới nước bất cứ lúc nào; tưới bao lâu tuỳ ý.
Thực tế trên thế giới đã có cái timer để thực hiện chức năng này; tuy nhiên, timer đắt tiền vì nó chỉ điều khiển những bơm điện cở vài trăm W, muốn dùng cho mô tơ 0,5HP trở lên, phải mua thêm bộ kích điện từ đắt tiền. Một điều quan trọng khác là các timer bán trên thị trường là đồ điện tử, khi lắp đặt ở nơi ẩm ướt thường rất dễ hư, cháy. Nó chỉ ứng dụng tốt trong vận hành hệ thống chiếu sáng (ví dụ tự động bât sáng đèn đường và 5g30 tối và tự động tắt vào 5g30 sáng hôm sau).
Bài viết này trình bày với các bạn một cách chi tiết cách làm một bộ định thời rất rẻ tiền mà có thể khắc phục tất cả nhưng nhược điểm của cái timer như nói trên.
Như thường lệ, bài viết sẽ được cập nhật thường xuyên, vì tôi rất bận; rảnh lúc nào tôi viết lúc đó. Trong các phần sau sẽ chèn hình ảnh rất chi tiết để nông dân bình thường cũng làm được.
Cũng xin lưu ý các bạn là ở những bài viết trước, có những người lấy danh nghĩa phản biện vào quấy phá xúc phạm. Chúng ta cần ý kiến phản biện chân thành và xác đáng và không được xúc phạm đến nhân phẩm người khác. Do đó, nếu lần này có hiện tượng như thế; tôi sẽ ngưng không viết tiếp
Cấu tạo của bộ định thời:
Thân bộ định thời được làm từ một đoạn ống nhựa PVC, loại ống bình thường chúng ta dùng trong tưới, cấp nước có D=60mm; dài khoảng 0,5m; trên và dưới đoạn ống có gắn nút bít 60.

+ Làm bộ phận điều khiển dòng nước chảy vô và chảy ra ống:
- Ở nút bít trên của đoạn ống ta khoan 2 lổ nhỏ, cở 4,5mm (để luồn dây điện)

Trên thân ống, phần trên ta khoan lổ 4,5mm cách mặt ống khoảng 1 dm; phần dưới đoạn ống ta cũng khoan lổ 4,5mm, cách mặt ống từ dưới lên khoảng 5cm.

Nhét vào hai lổ khoan bộ phận điều tiết nước vào, nước ra. Bộ phận này gồm khâu nối (đầu đen một đầu), ống đen PE 4,5mm và cuối cùng là van nhỏ giọt T trắng 5mm. Ống PE 4,5 mm có nhiệm vụ liên kết đầu đen một đầu và van nhỏ giọt thành một bộ phận chung.

Khoan một lổ 4,5mm vào ống nước ở đầu ra của bơm nước, gắn vào lổ khoan một đầu đen một đầu.

Ta nối ống dẫn nước 4,5mm vào van nhỏ giọt trên và gắn nó vào khâu nối trên ống nước. Như vậy, khi bơm nước hoạt động, nước sẽ theo ống dẫn 4,5mm đi vào đoạn ống của bộ định thời. Muốn nước vào ống nhiều hay ít, ta chỉ cần vặn nút điều chỉnh của van nhỏ giọt.

+ Lắp ráp contact bơm điện.

- Phần trên cùng của đoạn ống ta gắn contact bơm điện. Contact bơm điện là loại contact thường dùng cho việc điều khiển bơm nước lên bồn ở các nhà cao tầng; cái này các cửa hàng bán dụng cụ ngành nước có bán rời, hoặc có thể tận dụng contact cũ. Nên chọn loại contact có má trên làm bằng thép không rỉ để đảm bảo độ bền sử dụng (mặt ví dưới của contact đều làm bằng đồng). Bộ contact bơm điện gồm một hộp contact và 2 quả phao liên kết nhau bằng dây nối. Bạn chỉ cần dùng một quả phao hoặc có thể dùng dây buộc hai quả phao nối tiếp nhau.

Đặt phao vào đoạn ống nước ống, gắn hai dây điện vào hai vít của hộp contact siết chặt, sau đó, luồn hai dây điện qua hai lổ khoan để đưa hai đầu dây ra ngoài.

Hai đầu dây điện lòi ra khỏi ống, một đầu ta nối vào một trong hai dây của bơm nước; đầu còn lại nối vào một trong hai lổ thu điện trên cầu dao.

Bạn nào đã lắp đặt contact điện nhà thì hiểu rõ nguyên lý hoạt động của contact. Khi ta bấm nút contact, dòng điện sẽ được truyền qua contact đến thiết bị dùng điện để kích hoạt. Chú ý: không được đấu nối hai đầu dây điện này vào 2 lổ thu điện trên cầu dao, vì sẽ xảy ra chập điện.

Một dây điện liền sợi sẽ được đấu vào lổ thu đến nối vào đầu dây điện còn lại của bơm nước.

Phần chế tạo, lắp đặt bộ định thời đã xong. Bạn hãy đặt nó thẳng đứng, buộc chặt vào một cây trụ được chôn thẳng đứng

Nguyên lý hoạt động của bộ định thời:


Ở trạng thái ban đầu, trong ống chưa có nước; contact trên bộ định thời tiếp xúc với nhau. Quả phao ở mực nước vị trí 2 (xem hình).

Khi ta bật cầu dao; dòng điện đi qua cầu dao; đi qua contact nên mô tơ bơm nước sẽ hoạt động. Khi đó, một dòng nước do máy bơm đẩy vào ống chính sẽ theo ống đen 4,5mm đi vào đoạn ống của bộ định thời.

Nước vào trong ống, sẽ làm nổi phao ở đáy ống lên dần. Đến một lúc nào đó, sợi dây liên kết giữa contact và quả phao sẽ chùng; nghĩa là quả phao không còn tác dụng trọng lực để kéo má trên của contact làm nó tiếp xúc vào mặt vít má dưới để truyền điện được nữa. Má trên sẽ bung lên, tách khỏi mặt vít má dưới làm ngắt điện. Khi điện bị ngắt thì mô tơ bơm nước sẽ không hoạt động được nữa.

Mô tờ ngừng hoạt động rồi; nhưng ở đáy bộ định thời nước vẫn chảy ra từ van nhỏ giọt (chảy ra nhiều hay ít là do ta vặn nút điều chỉnh). Nước chảy ra; mực nước trong ống tụt xuống dần; đến một lúc nào đó, quả phao sẽ không còn được nâng bởi lực đẩy Archimet của nước nữa (phao ở trạng thái hỏng khỏi mực nước); lúc này trọng lực của quả phao sẽ kéo dây nối contact căng ra và làm má trên của contact nhập vào mặt vít ở má dưới của contact làm cho dòng điện đi qua. Bơm điện sẽ tiếp tục hoạt động.


Quá trình cứ lập đi lặp lại như thế giúp cho mô tơ bơm nước hoạt động tự động và liên tục. Muốn thời gian bơm nước hoạt động (bơm) bao lâu thì ta chỉnh vít van nhỏ giọt ở trên cho nước đi vào ống nhiều hay ít (càng nhiều nước vô ống, thời gian hoạt động của bơm càng ngắn). Muốn cho thời gian máy bơm ngưng hoạt động lâu hay mau, ta chỉnh vít điều chỉnh lưu lượng ở van nhỏ giọt bên dưới của bộ định thời.

Đến đây các bạn đã hiểu về cấu tạo, nguyên lý hoạt động của bộ định thời. Phần cập nhật tiếp theo tôi sẽ chèn hình ảnh từ bộ phận của bộ định thời để cho bạn nào chưa hiểu sẽ hiểu rõ hơn.

Một vấn đề quan trọng khác, các bạn suy nghĩ xem: thời gian ngừng hoạt động của máy bơm nước phụ thuộc vào cái gì? Chiều dài ống hay chiều rộng của ống nước. Vấn đề này quan trọng vì có nhiều loài cây cần phun nước liên tục (như ở vườn ươm cây lâm nghiệp, cây ăn quả bằng phương pháp dâm cành). Nhưng cũng có loài cây năm, bảy ngày mới cần tưới một lần (như cây ăn quả).


Lần cập nhật tiếp theo tôi sẽ trình bày các công thức tính toán để thiết kế một bộ định thời cho phép ta định thời gian nghỉ của mô tơ bơm nước bao lâu tuỳ ý để các bạn có thể thiết kế và chế tạo một bộ định thời phù hợp với nhu cầu tưới mà mình đang canh tác.
Bộ định thời này (hinh dưới) mới cho phép hiệu chỉnh thời gian tưới và nghỉ tùy ý

4tDutp.jpg
 


Last edited:
Ống có d=60 mm mà nhét phao điện vào thì quá bé chú ạ. Cháu đã dùng ống d=90mm mà nó vẫn rất hay bị kẹt, bơm nó không chạy. Cháu nghĩ dùng ống d=110mm là đẹp nhất.

Hiện nay Contact bơm điện bán trên thị trường hình như đa phần chịu được cường độ dòng điện tối đa 10A thì phải. Thế nên chế kiểu này cũng chỉ dùng được cho bơm khoảng 2kw đổ lại. Chú có cách nào chế được cho bơm có công suất lớn hơn không ạ.
 
Ống có d=60 mm mà nhét phao điện vào thì quá bé chú ạ. Cháu đã dùng ống d=90mm mà nó vẫn rất hay bị kẹt, bơm nó không chạy. Cháu nghĩ dùng ống d=110mm là đẹp nhất.

Hiện nay Contact bơm điện bán trên thị trường hình như đa phần chịu được cường độ dòng điện tối đa 10A thì phải. Thế nên chế kiểu này cũng chỉ dùng được cho bơm khoảng 2kw đổ lại. Chú có cách nào chế được cho bơm có công suất lớn hơn không ạ.

+Tôi dùng D60mm mà vẫn không bị kẹt phao vì thực tế đường kính phao nhỏ hơn D60 nhiều. Vấn đề là ta phải đặt đoạn ống D60 thẳng đứng theo mọi hướng và ổn định trên cọc chắc chắn.
+Đường kính ống PVC bao nhiêu không phải là để chống kẹt phao, mà để định thời lương nghỉ (không tưới) cho phù hợp với từng loại cây trồng. Phần cập nhật sau sẽ trình bày cách tính toán, thiết kế bộ định thời phù hợp.
+Đã đo và thực nghiệm, contact bơm điện loại thông thường chịu được cường độ trên 20 A; nghĩa là tương đương điện nhà. Tôi đã sử dụng cho máy bơm 4HP thấy vẫn hoạt động bình thường, ổn định, Hiện nay, đến trên 90% máy bơm của nông dân sử dụng điện 1 phase, công suất máy bơm 1 pha cao nhất cũng chỉ khoảng 5HP; như vậy ta chỉ cần dùng contact bơm điện thông thường là phù hợp. Bạn nào dùng điện 3 phase chạy máy công suất lớn hơn thì có cách làm khác hơn chút.
 
Last edited:
Cảm ơn chú về những bài viết hữu ích . Cháu đã đọc nhiều bài mà chú viết . Rất chi tiết và dễ hiểu . Mong chú chia sẻ nhiều hơn nữa để nông dân chúng cháu bớt cơ cực .
 
Cháu hỏi chút...nếu như hình thì chu kỳ bơm sẽ là bnhieu tg và có thể dùng cho diện tích bnhieu ?
 
Cháu hỏi chút...nếu như hình thì chu kỳ bơm sẽ là bnhieu tg và có thể dùng cho diện tích bnhieu ?
Hình vẽ trên chỉ dùng minh hoạ về cấu tạo và nguyên lý của bộ định thời.
Nếu dùng ống 60 dài 0,5m thì thời gian nghỉ chỉ từ 15 đến 30 giây, chỉ phù hợp với vườn ươm cây giâm hom, không thể áp dụng cho nhiều loại cây trồng khác
 

Chú ơi, chắc phía trên làm 1 lỗ để: xả tràn khi bơm lâu + thoát khí khi nước vào và ra. Cháu nghĩ vậy, chứ cháu chưa làm vì khu vực rẫy cháu chưa có điện. Chúc chú SK!
 
Nửa ngựa công suất là 4 trăm watts.

Cái Timer này điều khiển mạch điện chỉ vài chục watts thôi.
Giá bán kể cả tiền gửi bưu điện, chỉ 7 đến 8 đôla, chừng 180 nghìn đồng Việt nam.

http://www.ebay.com/itm/Indoor-Vaca...716599?hash=item237705af37:g:TykAAOSw4GVYLNpU
Bởi vậy Chú Tiến mới bảo hệ thống này kinh tế hơn.
Bởi vì mua cái phao 15A có 100k thôi cộng thêm ống nước nữa thì 150k là cùng.
Trong khi cái time đã phải 150k -200k rồi, cộng thêm cái khởi động từ phải vài trăm nữa. Được cái là xài time thì nhìn lịch sự, với lại dễ sử dụng hơn xíu.
 
Cảm ơn anh @vodinhtien đã hướng dẫn, tôi đang bí vì không biết làm sao dừng tưới tự động khi có mưa thì đọc được chia sẻ này của anh, tôi sẽ dùng nguyên lí của bộ định thời này để ngắt hệ thống tưới khi có mưa. Nếu có giải pháp hay hơn thì xin nhận được chia sẻ từ anh. Thanks.
 
Em xin tham khảo thêm chút ạ:
Nên để thêm van xả nhanh (van lớn) nữa để khi không cần bơm (qua đêm) thì khóa tất cả van xả lại, khi cần bơm ngay thi mở van xả nhanh xả nước đi.
 
Em xin tham khảo thêm chút ạ:
Nên để thêm van xả nhanh (van lớn) nữa để khi không cần bơm (qua đêm) thì khóa tất cả van xả lại, khi cần bơm ngay thi mở van xả nhanh xả nước đi.[/QUOất dễTE]
khi không cần bơm thì cúp cầu dao điện, dễ mà.Vấn đề ở đây là canh sao cho thời gian chờ tưới lâu nhât, ví dụ một tùan tưới một lần, có dc ko? Khó à nha.Còn nếu muốn tưới nhanh thì quá dễ.Thời lượng tưới cũng dễ.Các bạn chưa làm thực tế nên chưa nghĩ đến cách giải quyết thoèi lựpưng chờ tưới
 
Vâng! Anh nghiên cứu ra phương pháp tối ưu thí chia sẻ cho mọi người làm theo ạ. Nhưng em nghĩ là chi phí thấp thì chỉ làm được bán tự động thôi anh ah. vì thời lượng chờ tưới còn tùy thuộc vào điều kiện thời tiết, mùa khô thì thời lượng chờ tưới ít hơn.
 
theo e thấy và e đang xài cái này
http://kawasan.com.vn/san-pham/o-cam-hen-gio.html/o-cam-hen-gio-so-kw-tge2b
chịu khó đọc kỹ hướng dẫn,làm thử vài lần thấy cũng ổn
chức năng của nó như thế nào thì các bác tự tìm hiểu em không dám quảng cáo
Trong đó cũng nói rõ: (chú ý chỉ dùng trực tiếp cho bơm tối đa 300w, nếu lớn hơn phải qua bộ Khởi Động Từ) - See more at: http://kawasan.com.vn/san-pham/o-cam-hen-gio.html/o-cam-hen-gio-so-kw-tge2b#sthash.Juljw0Yw.dpuf
Điều này tôi đã nói rõ trong bài viết.Nhưng quan trọng là nó chính xác nhưng rất dễ hư hỏng trong môi trường ẩm ướt
 


Back
Top