xin mấy anh tư vấn dùm em hệ thống tưới nhỏ giọt cho cây mía

em đang tìm hiểu hệ thống tưới nhỏ giọt cho cây mía của ISREAL nhưng không rõ về cách thiết kế, chi phí, thời điểm tưới, lượng nước, thời điểm và lượng phân bổ xung vào hệ thống... mấy anh ai đã tường có kinh nghiệm hay hiểu về phương pháp này giúp em với:rolleyes:
 


Bác nói đúng, em chưa tính vì còn tùy vào điều kiện địa hình mỗi nới mỗi khác, còn ở chỗ của em thì em đầu tư cho hơn 5ha là như sau:
+ Hồ chứa nước em đào nơi cao nhất trên đồi, và xây chi phí hết : 25 triệu
+ Chi phí đường ống dẫn nước (em dùng ống nhựa PVC Thành Công) : 20 triệu
+ Công đào lấp đường ống : 5 triệu
+ Hệ thống bơm nước : 10 triệu
Tổng cộng : 60 triệu
Đây là hồ chứa nước:

Điều này đúng thôi, đối với trang trại của tươnginh là trồng cây ăn trái, nên có lợi về ống dẫn hơn nhiều so với trồng mía.

Như trên tuongsinh đã đưa ra, chi phí cho hồ chứa nước là 25.000.000đ ( thời điểm bây giờ còn có thể hơn), máy bơm là 10.000.000đ. Như vậy cộng với chi phí hệ thống tưới mà tuongsinh đã chiết tính ở trên cho 1 hecta mía là 37.923.000đ, thêm chi phí nhân công thi công, ống PVC, Vận chuyển…Thì chi phí đã lên rất cao.

Ở trang trại của tôi cũng 5.2 hecta, dự định cũng trồng cây chắc là mít thái lan và giàn mướp, tôi sẽ dùng sức nước để vận chuyển nước lên hồ chứa thông qua cống xả từ những ao nuôi tôm, và đường dẩn của tôi định thực hiện là ống trúc, thân trúc cắt từng đoạn rồi nối với nhau bằng ống nhựa mềm, dẫn đến từng gốc cây theo phương pháp nhỏ giọt ( khoan lổ, to nhỏ tùy từng loại cây). Hy vọng rằng sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí ( có thế nói rằng chi phí không đáng kể).

Liệu có thể áp dụng vào ruộng mía được không? Cái này cần phải thực nghiệm làm thử. Cuối vụ thu hoạch tháo rời mang về, quan trọng là không sợ ăn trộm.
 


cây lớn thì có lỗ nhỏ giọt nhiều cây nhỏ thì ít lỗ nhỏ giọt. Vì thế lượng phân bón qua đường ống đên mỗi cây được định lượng chính xác, nên cây phát triễn rất đồng đều.
Cái này là tự động hay phải chỉnh ban đầu bằng tay vậy bạn Tuongsinh?
---------------
quan trọng là không sợ ăn trộm.
Hi hi...! Tôi sợ nhất cái này. Quê tôi bây giờ loạn lắm các bác ạ! Cây trồng trong vườn có rào mà cũng bị nhổ trộm. Gà qué, máy bơm...
 
Last edited:
.....Ở trang trại của tôi cũng 5.2 hecta, dự định cũng trồng cây chắc là mít thái lan và giàn mướp, tôi sẽ dùng sức nước để vận chuyển nước lên hồ chứa thông qua cống xả từ những ao nuôi tôm, và đường dẩn của tôi định thực hiện là ống trúc, thân trúc cắt từng đoạn rồi nối với nhau bằng ống nhựa mềm, dẫn đến từng gốc cây theo phương pháp nhỏ giọt ( khoan lổ, to nhỏ tùy từng loại cây). Hy vọng rằng sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí ( có thế nói rằng chi phí không đáng kể).

Liệu có thể áp dụng vào ruộng mía được không? Cái này cần phải thực nghiệm làm thử. Cuối vụ thu hoạch tháo rời mang về, quan trọng là không sợ ăn trộm.
Như bác nói là có thể dùng ống trúc để dẫn nước thì tất nhiên là dùng được rồi, em đã dùng ống PVC loại rẽ tiền để dẫn nước tưới cho đám sầu riêng của em. Và cũng như ý định của bác là khoan lỗ để nó chảy vào từng gốc cây, nhưng thưa bác nếu bác chưa làm thì có thể tìm cách khác hoặc có biện pháp như thế nào để khắc phục cái việc nước chảy không theo ý muốn. Tức là nơi gần nguồn nước thì chảy mạnh và nhiều nới xa thì chảy yếu và ít thậm chí không chảy nữa. Cũng vì nghĩ là mình sẽ tiết kiệm chi phí cho cái việc tưới tiêu, nhưng em đành phải bỏ hết tất cả đường ống này để đầu tư sang ống tưới nhỏ giọt.
Nếu bác có thể thấy thực tế của việc áp dụng dây tưới nhỏ giọt nó hiệu quả và tiện ích như thế nào thì em nghĩ bác cũng sẽ áp dụng nó ngay thôi.
Về trồng mít thì em không biết bác có thị trường cho sản phẩm mít thái lan không, chứ em đã trồng loại này rồi khi đưa ra thị trường thì có rất nhiều ý kiến khác nhau, nhưng khen thì ít mà chê thì nhiều, chê ở chỗ là nó lạt quá ăn nó cứ lơ lớ như thế nào ấy. Em nghĩ chỉ có thể tiêu thụ được là bán vào cho nhà máy Vinamit để là mít sấy khô thôi, chứ ăn tươi thì không cạnh tranh nổi với các loại khác như mít nghệ VN, mít ruột đỏ...
Việc bác dùng sức nước để đưa nước lên nơi cần chứa thì em rất thích, em cũng đã từng ngăn đập làm máy bơm bằng sức nước và đã chạy được khoảng 8 tháng, áp lực rất mạnh đẩy xa tới hơn 1500m. Nhưng do chưa có kinh nghiệm nhiều về việc xây đập nên đập đã bị vỡ và kết quả là cái vụ bơm nước của em nó cũng tiêu luôn, trả giá cho việc đó là em mất gần 80 triệu và những hệ lụy phiền toái với chính quyền và dân xung quanh.
---------------
Cái này là tự động hay phải chỉnh ban đầu bằng tay vậy bạn Tuongsinh?
...

Cái này hoàn toàn tự động, phân được bón qua bộ châm dinh dưỡng và phân được hòa tan vào đường ống tưới nhỏ giọt.
Đây là bộ châm dinh dưỡng:
 
Last edited by a moderator:
Ý tôi hỏi là cái vụ nhỏ giọt ấy. Khi có các cây không đều nhau thì cây lớn nhỏ giọt nhiều hơn, cây nhỏ thì nhỏ giọt ít hơn. Để nhỏ nhiều hay ít thi mình điều chỉnh bằng tay hay tự động?
 
Đã nói đó là "tai nạn" do thi công dở, ống chất lượng kém dễ nứt, trên lý thuyết làm tốt, ống tốt (Bình minh) thì hoàn toàn không vô.
Ai mà bán ống dẫn nước dễ bị rễ cây chui vô có nước dẹp tiệm sớm.
Nó là do chủ quan, bởi mình có thể khắc phục được.
"ống cấp nước của bạn hoàn toàn kín đáo chạy ngang khu vực khô hạn làm sao rễ cây chui vào được ???" Bạn đã xác nhận.
SG thủy cục làm ăn ẩu nhất, tôi đã từng quan sát họ thi công đường ống trước nhà, họ làm ẩu nhưng bắt bác, tôi, những người xài nước phải trả phí thất thoát.....

Cái này mình xin có ý kiến như sau:
<SPAN style="COLOR: black"><FONT size=3><FONT face="Times New Roman">
Hiện nay, trong thi công cấp nước không dùng ống PVC mà sử dụng ống HDPE của Khôi Việt, Tiền Phong, Đồng Nai...Ưu điểm của loại ống này là:

- không có mối nối keo.

- Chịu áp lực cao có thể tới 5-16 Kg/cm2,

- Nhẹ nhàng,dễ vận chuyển.

- Độ bền cơ học và độ chịu va đập cao.

- Có độ uốn cao,
<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com
P><P style=
- Giá thành rẻ, chi phí lắp đặt thấp so với các loại ống khác.

- Đặc biệt là có thể sản xuất theo cuộn dài tới 300m (đối với loại có đk nhỏ).

- Hàn đối đầu bằng nhiệt nên rất đảm bảo về độ bền và độ kín.

Việc thi công có làm vỡ ống là hiếm hoi, và sau khi thi công phải thông nước thử áp lực và kiểm tra rò rỉ trước khi lấp đất. Đa số những trường hợp ống bị vỡ là do người dân khi thi công công trình gia dụng vô tình làm vỡ và không báo với đơn vị quản lý cấp nước mà tự ý vá víu không đảm bảo kỷ thuật làm rò rỉ nước.

Trong cơ cấu tiền nước không có phí thất thoát nước, chỉ có phí nước thải thu qua cấp nước.
---------------
Như bác nói là có thể dùng ống trúc để dẫn nước thì tất nhiên là dùng được rồi, em đã dùng ống PVC loại rẽ tiền để dẫn nước tưới cho đám sầu riêng của em. Và cũng như ý định của bác là khoan lỗ để nó chảy vào từng gốc cây, nhưng thưa bác nếu bác chưa làm thì có thể tìm cách khác hoặc có biện pháp như thế nào để khắc phục cái việc nước chảy không theo ý muốn. Tức là nơi gần nguồn nước thì chảy mạnh và nhiều nới xa thì chảy yếu và ít thậm chí không chảy nữa. Cũng vì nghĩ là mình sẽ tiết kiệm chi phí cho cái việc tưới tiêu, nhưng em đành phải bỏ hết tất cả đường ống này để đầu tư sang ống tưới nhỏ giọt.

Vấn đề này vẫn thường hay xãy ra đối với nước chạy trong đường ống, nguyên nhân là:<o:p></o:p>
- Áp lực nước đầu nguồn không đủ. Do đó phải đặt bồn ở độ cao hợp lý.<o:p></o:p>
- Đặt ống dẫn chênh lệch chiều cao không đều, làm xuất hiện không khí trong ống ở những vị trí thấp nhất, làm ngăn cản dòng nước chảy trong lòng ống do không đẩy được khối không khí này đi đến cuối đường ống ( đây là trường hợp hay bị nhất). Do đó khi đặt ống nên đặt thật cân bằng và có khuynh hướng thấp dần về cuối.
- Nước không chảy được ra lổ khoan do thiết kế lổ khoan không thông, dưới tác động của sức căng mặt ngoài của nước ngay tại điểm khoan sẽ làm nước không chảy. Thường là phải tạo lổ khoan xiên, nước sẽ chảy.
 
Last edited:
Em muốn hỏi các bác đã dùng tưới nhỏ giọt một chút...

1/ Hệ thống tưới nhỏ giọt dựa trên nguyên lý nào để bảo đảm áp lực nước đồng đều nhau ở mọi vị trí ? Nước đều trên mọi cây, tránh tình trạng cây gần nguồn có nhiều nước cây ở xa lại thiếu nước

2/ Giả sử ta bơm nước vào đoạn ống dài 100m có chia làm nhiều lổ nhỏ thì Ý tưởng nào cho giải pháp để đạt được áp lực nước đồng đều ở mức chấp nhận được ? Nghĩa là không hoàn hảo mà đạt khoảng 80% chẳng hạn. hehe... theo "ngu ý" của em thì cho cái ống 100m này nhận nguồn nước vào từ 2-3 điểm đầu,cuối, giữa.

3/ Có bác nào đã tự chế 1 hệ thống tưới nhỏ giọt hoặc có ý tưởng tự làm xin nêu những kinh nghiệm thực tế của mình hoặc dự kiến sẽ gặp phải những trở ngại ?
 
Tôi định chờ làm xong của mình mới trình bày. Nhưng sẵn đây cũng đưa lên ý tưởng để mọi người xem giúp có sai sót lắm không còn biết đường...đỡ tốn kém.
Tôi làm một bể nổi có mực nước cao so với mặt đất vườn khoảng 1,8m. Nước xả từ đáy hồ ra sẽ nối với hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn (dự định là bắp, rồi đu đủ hoặc cà chua). Các ống dẫn nước chính sẽ là ống nhựa cứng. Các nhánh phụ đi ra từng hàng sẽ dùng ống nhựa mềm (nhờ mọi người ý kiến giúp loại nào chịu nắng tốt).
Riêng ống ra nhỏ giọt vào từng gốc tôi vẫn dùng ống dịch truyền y tế (đã thải), nhưng phải còn nguyên bánh xe điều chỉnh giọt chảy. Đây là vấn đề mấu chốt.
Một đầu ống dịch truyền đâm vào ống nhựa mềm, đầu kia cho vào gốc cần tưới.
Mỗi gôc cây sẽ được điều chỉnh số giọt bằng bánh xe điều chỉnh dịch truyền.
Theo tôi như vậy sẽ khắc phục được việc số giọt ra không đều hoặc không phù hợp với cây. Chắc phải mất công điều chỉnh ban đầu .
Mong mọi người xem có sai sót những điều gì góp ý giúp tôi với.
 

Để nước chảy tốt ở nơi xa nguồn nước, người ta áp dụng hệ thống
ống dẫn nhiều cỡ . Ví dụ ống cỡ lớn làm thành một giàn với khoảng
cách nhau 200 mét, ống cỡ vừa cách nhau 20 mét, và ống cỡ nhỏ
cách nhau 1 mét. Trên ống cỡ nhỏ mới có lỗ nhỏ giọt.
*
Vấn đề bón phân qua lỗ nhỏ giọt không dễ như mới chỉ thoáng nghĩ
đâu. Đối với phân bón vô cơ, chỉ phân hoà tan mới bón qua lỗ
nhỏ giọt được . Đối với phân bón hữu cơ, phải bón ngoài, không thể
qua lỗ. Vấn đề hoà tan phân bón, bác Thuỷ Canh cũng đã nói rõ,
nhưng hình như các bạn có đọc mà không nhớ được. Một hecta mía mỗi
lần bón phân đạm cũng phải mấy chục ký (?) tôi không biết, thì phải
ngoáy kỹ cho thật tan, và phải lọc trước khi chảy vào trong đường
ống. Phân hóa học hoà tan khi chảy qua lỗ nhỏ giọt, có thể đóng cặn
mà bịt lỗ không, chúng ta cũng cần suy nghĩ, và có cách chắc chắn
ngăn chặn được.
*
 
Ý tôi hỏi là cái vụ nhỏ giọt ấy. Khi có các cây không đều nhau thì cây lớn nhỏ giọt nhiều hơn, cây nhỏ thì nhỏ giọt ít hơn. Để nhỏ nhiều hay ít thi mình điều chỉnh bằng tay hay tự động?

Chào bác!
Cách lắp đặt dây tưới nhỏ giọt là được lắp hai dây song song, đặt ở hai bên của cây và gần sát với tán lá. Vì lỗ nhỏ giọt được tích hợp sẵn trên dây với khoảng cách đều nhau, nên lượng nước tưới vào gốc cây nhận được nhiều hay ít là phụ thuộc vào kích thước tán lá của cây. Ví như cây nhỏ thì tán nhỏ sẽ có ít lỗ nhỏ giọt hơn nên nhận ít nước hơn cây lớn, và lượng phân cũng tương ứng như vậy.
Em có hình tưới cho cây sầu riêng ở trên bác có thể tham khảo.
---------------
Tôi định chờ làm xong của mình mới trình bày. Nhưng sẵn đây cũng đưa lên ý tưởng để mọi người xem giúp có sai sót lắm không còn biết đường...đỡ tốn kém.
Tôi làm một bể nổi có mực nước cao so với mặt đất vườn khoảng 1,8m. Nước xả từ đáy hồ ra sẽ nối với hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn (dự định là bắp, rồi đu đủ hoặc cà chua). Các ống dẫn nước chính sẽ là ống nhựa cứng. Các nhánh phụ đi ra từng hàng sẽ dùng ống nhựa mềm (nhờ mọi người ý kiến giúp loại nào chịu nắng tốt).
Riêng ống ra nhỏ giọt vào từng gốc tôi vẫn dùng ống dịch truyền y tế (đã thải), nhưng phải còn nguyên bánh xe điều chỉnh giọt chảy. Đây là vấn đề mấu chốt.
Một đầu ống dịch truyền đâm vào ống nhựa mềm, đầu kia cho vào gốc cần tưới.
Mỗi gôc cây sẽ được điều chỉnh số giọt bằng bánh xe điều chỉnh dịch truyền.
Theo tôi như vậy sẽ khắc phục được việc số giọt ra không đều hoặc không phù hợp với cây. Chắc phải mất công điều chỉnh ban đầu .
Mong mọi người xem có sai sót những điều gì góp ý giúp tôi với.

Em nghĩ với độ cao 1.8m có thể là không đủ áp lực nước, và có thể phụ thuộc vào DT bể nổi của bác + kích thước đường ống tại miệng xã. Như bác anhmytran nêu trong bài trên thì bác phải làm đường ống lớn (theo em thì cỡ phi 150) sau đó giảm dần cho đến ống dẫn nước nối vào dây tưới nhỏ giọt.
Riêng của em là với DT cần tưới là hơn 5ha, em xây hồ chứa có dung tích là 150m3 nước với chiều cao so với điểm cuối là hơn 7m, đường kính ống xã phi 200 với chiều dài toàn bộ đường ống đủ các loại kích cỡ khác nhau là hơn 200m. Khi cho tưới em bơm lên hơn phân nữa hồ nước, áp lực em đo được ở đoạn gần 100m (đoạn này chủ yếu là ống phi 90) là 0,8 bar, ở đoạn cuối đường ống (chỉ còn phi 42) thì cột nước đẩy lên hơn 3m (áp lực nước rất mạnh) ở đây em không có đồng hồ đo, nhưng em nghĩ có thể lên đến gần 2bar.
Vậy bác có thể thử lại xem sao, vì không biết DT bác cần tưới lớn hay nhỏ.
Chúc bác thành công!
 
Last edited by a moderator:
Bác Botienthi: bác tham khảo qua ảnh của bác tunglangme nhe

sieuthiNHANH2010112733047njrhyjaxnw1154474.jpeg


Cái ống nhỏ giọt dưới gốc tiêu đó chắc là do bác tunglangme tự chế, CL có thể khẳng định 100% đây là đồ chế, vì lúc trước CL đã từng có 1 hệ thống y vậy, nhìn cái val điều chỉnh là biết đó chính là cái val mua chỗ bán cá kiểng, mua lẻ chỉ 500đ một cái. Về nguyên tắc nó gần giống như cái ống truyền dịch mà bác định dùng. Nhưng hiệu quả thì CL nghĩ 2 loại này không có, vì bản thân cái val này hay ống truyền dịch y tế đều không có màu đen, tức là ánh sáng xuyên qua được, khi lắp đặt thời gian đầu dùng ok, nhưng được vài tuần thì bị đóng rong và ống chảy ống không, lúc này bác sẽ cực nhiều đó, tiếp đến vài tháng nữa thì ống truyền dịch sẽ bị chảy ra, sờ rít tay như dây thun để lâu ngày vậy đó. Nếu làm diện tích lớn bác thử mua ống nhỏ giọt chuyên dụng xem, giá cũng chỉ 4000đ/vòi thôi, dùng 8 năm lận, ống điều áp tự động nên không cần chỉnh từng vòi. không đóng rong, phần cấp bác lắp thêm đĩa lọc nữa là không bao giờ nghẹt ống.
Hì ! Đó là CL bị nên CL chia sẽ, nếu bác khắc phục được thì bác làm thử rồi chỉ CL với nhe.
Kính!
 
Em muốn hỏi các bác đã dùng tưới nhỏ giọt một chút...

1/ Hệ thống tưới nhỏ giọt dựa trên nguyên lý nào để bảo đảm áp lực nước đồng đều nhau ở mọi vị trí ? Nước đều trên mọi cây, tránh tình trạng cây gần nguồn có nhiều nước cây ở xa lại thiếu nước

2/ Giả sử ta bơm nước vào đoạn ống dài 100m có chia làm nhiều lổ nhỏ thì Ý tưởng nào cho giải pháp để đạt được áp lực nước đồng đều ở mức chấp nhận được ? Nghĩa là không hoàn hảo mà đạt khoảng 80% chẳng hạn. hehe... theo "ngu ý" của em thì cho cái ống 100m này nhận nguồn nước vào từ 2-3 điểm đầu,cuối, giữa.

3/ Có bác nào đã tự chế 1 hệ thống tưới nhỏ giọt hoặc có ý tưởng tự làm xin nêu những kinh nghiệm thực tế của mình hoặc dự kiến sẽ gặp phải những trở ngại ?
Do áp lực nước không phân bố đồng điều trong hệ thống ống dẫn nên người ta chế ra đầu nhỏ giọt tự động điều chỉnh lượng nước thoát ra, ở VN ta thì thường dùng kiểu thắt ống nước như bộ truyền dịch, đầu gần nguồn nước thì nén chặc hơn, áp dụng cách này cũng tạm.
Trước kia tôi từng phụ giúp người bạn lắp hệ thống tưới nhỏ giọt này (Mua ở Orchard supply) nên biết sơ qua nay tìm trên mạng có bán tại VN, họ giới thiệu nguyên lý tự điều áp tại đầu nhỏ giọt cũng nên tìm hiểu qua, trong trang này có nhiều cái để học hỏi lắm:
http://www.irritech.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=56&Itemid=91
http://www.irritech.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=57&Itemid=92

CÔNG NGHỆ, KỸ THUẬT TƯỚI TIẾT KIỆM NƯỚC CHO NHỮNG VÙNG KHAN HIẾM NƯỚC Ở VIỆT NAM
Trong cơ cấu tiền nước không có phí thất thoát nước, chỉ có phí nước thải thu qua cấp nước.
---------------
Có thu phí thất thoát nước đó bác.
http://suckhoedoisong.vn/2009092910384033p82c84/tang-gia-nuoc-va-nhung-dieu-ban-khoan.htm
http://yeumoitruong.com/forum/showthread.php?6263-hệ-số-rò-rĩ-nước&
Tôi thường đưa dữ kiện không theo lối tự suy diễn.
---------------
Bác có thể xem hình bên trên bác sẽ hiểu, vì lỗ nhỏ giọt của đường ống nó được tích hợp bên trong ống một hệ thống giống vi mạch có chức năng là bù áp khi áp lực trong ống không đều nhau, nên lượng nước ra từng lỗ nhỏ giọt là như nhau và được định lượng là 1l/h hoặc có loại 2l/h.
Còn cái bác nói là cái đầu nhỏ giọt, nó được cắm vào đường ống dẫn nước.
Nó cũng là một dạng đầu nhỏ giọt dán sát vào ống dẫn.
http://irritech.vn/index.php?page=s...ategory_id=70&option=com_virtuemart&Itemid=65
 
Last edited:
Thưa,
Chúng ta có lẫn-lộn về cách xử-dụng phuơng-pháp tưới nhỏ giọt :
- Bạn tuong sinh dùng ống có các "bét" nhỏ giọt "âm" sẵn vô trong đó, cách khoảng đều 2 tấc hay 3 tấc, tùy nhu-cầu khi mua. Khoảng cách nầy không thay đổi được. Dùng chôn ngầm hay dưới tấm plastic phủ mặt.
- Các bạn khác dùng các bét tưới có valve chỉnh ở đầu, để tưới những gốc cây có khoảng cách không đều, tùy người trồng ráp định khoảng cách. Bét nhỏ giọt nằm ngoài, nối với ống dẫn nước chánh bằng 1 ống nhỏ như đủa. Cách nầy phương-pháp thủy-canh dùng trồng bịch, hoặc màng dinh-dưỡng.

Tui xài ống do Đài-loan sản-xuất. Nhưng dù ống của Đài-loan hay Do-thái hay Mỹ, Úc gì thì áp-suất của các bét tưới, cái nào gần bơm vẫn mạnh hơn. Việc lựa thế đất cao thấp vẫn là 1 cách hay, nhưng không phải lúc nào cũng thực-tế. Sai-biệt áp-suất nước khiến cho tui không tưới đều được trừ trường-hợp tưới liên-tục không ngừng nghỉ. Thêm 1 trở ngại nữa là bón phân không đều. Bởi, sau khi ngưng tưới, rồi tưới lại, thì :
- Liếp gần bơm, được tưới trước.
- Những cây đầu kiếp, được tưới trước.
- Khi bón phân thì sư sai biệt càng lớn. Bởi tui không muốn phân đọng ở vành bét tưới gây nghẹt, nên tui không pha khi tưới, mà tưới nước có phân trước, rồi sau tưới lại nước trong để rửa ống, nên cần phải tưới thật đều. Dưới đây là cách tui "chạy ống" để tưới đều :
Hai hình trên :
- Hình phải, tưới cà, dưa trồng bịch.
- Hình trái, tui tưới cà, dưa, ớt có phủ plastic trên liếp. Bạn có thể nối ống chánh thành vòng kín như hình phải, nếu thấy cần.

Do bởi nước chảy dựa vào thành ống làm giảm áp-suất, nên những ống chánh tui dùng 3' (75mm) ống chia khu-vực thì 50mm và ống 25mm, 13mm và ống đủa thường dùng cho thủy-canh. Nếu các liếp nằm trong 1 khu-vực nhỏ, thì ống đầu liếp 25mm cũng đủ. Khi dẫn nước xa thì nên dùng ống 75mm, trước khi "phân vùng".
Thân.


lastscan-2.jpg
 
Last edited:
Có thu phí thất thoát nước đó bác.

Tôi hiểu ý của httung. Tuy nhiên tôi muốn nói rằng trong hóa đơn thu tiền nước không có khoản mục gọi là phí thất thoát nước, chỉ có một loại phí thu kèm theo tiền thanh toán nước là phí nước thải áp dụng đối với khu vực đô thị ( những khu vực khác không hực hiện thu phí này).

Bài báo trên phân tích chủ yếu trong giá thành của nước, theo phân tích cùa Sawaco thì có đề cập đến phương án tăng giá nước để xử lý thất thoát nước. Đây chỉ là phương án được đưa ra, trong đó cách tăng giá nước là tăng lợi nhuận, dùng lợi nhuận xử lý thất thoát nước. Và cuối cùng phương án này cũng không được thực hiện.

Đối với giá nước sinh hoạt việc quyết định tăng giá không do Sawaco quyết định, Sawaco chỉ căn cứ tình hình hoạt động và đề nghị. Thông qua các kỳ họp Hội Đồng Nhân Dân TP sẽ thảo luận và quyết định, căn cứ Nghị quyết của HĐND TP, UBND TP HCM sẽ phê duyệt và ban hành bảng giá nước trong phạm vi toàn TP.
<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com
P><P><FONT color=black><o:p><A href=
http://dantri.com.vn/c76/s76-447225/tiep-tuc-tang-gia-nuoc-tu-ngay-112011.htm</o:p>

<o:p>http://www.taichinh*********com/vie.../Nuoc-sinh-hoat-it-co-kha-nang-tang-gia-1940/</o:p>
 
Last edited:
Tôi hiểu ý của httung. Tuy nhiên tôi muốn nói rằng trong hóa đơn thu tiền nước không có khoản mục gọi là phí thất thoát nước, chỉ có một loại phí thu kèm theo tiền thanh toán nước là phí nước thải áp dụng đối với khu vực đô thị ( những khu vực khác không hực hiện thu phí này).

Bài báo trên phân tích chủ yếu trong giá thành của nước, theo phân tích cùa Sawaco thì có đề cập đến phương án tăng giá nước để xử lý thất thoát nước. Đây chỉ là phương án được đưa ra, trong đó cách tăng giá nước là tăng lợi nhuận, dùng lợi nhuận xử lý thất thoát nước. Và cuối cùng phương án này cũng không được thực hiện.

Đối với giá nước sinh hoạt việc quyết định tăng giá không do Sawaco quyết định, Sawaco chỉ căn cứ tình hình hoạt động và đề nghị. Thông qua các kỳ họp Hội Đồng Nhân Dân TP sẽ thảo luận và quyết định, căn cứ Nghị quyết của HĐND TP, UBND TP HCM sẽ phê duyệt và ban hành bảng giá nước trong phạm vi toàn TP.
<o:p></o:p>
<o:p>http://dantri.com.vn/c76/s76-447225/tiep-tuc-tang-gia-nuoc-tu-ngay-112011.htm</o:p>
<o:p></o:p>
http://www.taichinh*********com/vie.../Nuoc-sinh-hoat-it-co-kha-nang-tang-gia-1940/
Tính vô từ 2008 rồi bác:
"Như vậy, lần tăng giá nước này là để phục vụ chính cho mục đích cải tạo nâng cấp hệ thống cấp nước, để bù lỗ do thất thoát nước"
http://suckhoedoisong.vn/2008102717912656p0c61/gia-nuoc-tangmot-phan-vi-that-thoat.htm
Thôi bỏ qua "đề tài" này nha.
 
Nhà ở Úc có 3 hệ-thống nước :
- Hệ-thống nước sạch. Cung-cấp nứoc dùng hàng ngày.
- Hệ-thống nước mưa, và
- Hệ-thống nước thãi. Hệ-thống nầy và hệ-thống nước mưa hoàn-toàn biệt-lập.

* Chỉ riêng hệ-thống nước sạch là ống nước rất bền, chắc. Nhưng đôi khi vì lý-do gì đó rò-rĩ, thì vi áp-suất nước quá lớn, nên chỉ cần rỉ 1 chút là nước trào lên mặt đất. Có lần nước trào gần nhà, tui phải gọi thủy-cục.
* Hệ-thống nước mưa : Nước mưa trên nóc nhà không được để cho chảy tự-do, mà phải cho nối dưới hệ-thống ngầm dưới đất, ra cống rảnh và sau cùng ra sông.
* Hệ-thống nước dơ. Tức là nước phế-thãi trong nhà, kể cả nhà cầu. Hệ-thống nầy cũng không có áp-suất. Hệ-thống nầy đưa về nhà máy riêng.
Hệ-thống nầy được nối từ nhà ra ống chánh của thành-phố. Khi xây cất, thì thợ thường nối nhiều ống lại với nhau, mỗi ống dài khoảng 1,5m. Hai đầu ống nối nhau do ống được chế 1 đầu ống lớn hơn (đầu cái), để ống kia đẩy đầu nhỏ (đầu đực) vô. Ống nầy làm bằng đất nung, nên có khi bị bể, có khi ngay chỗ nối bị hở, nước dơ từ trong thấm ra. Nước dơ thì rễ cây rât khoái. Khi chui vào được ống chỉ 1 đầu rễ nhỏ như tơ, sẽ bành-trướng nhanh vô cùng, nghẹt ống. Vậy khi rễ chui vào ống thì trách-nhiệm sửa chửa sẽ thuộc về ai : Chủ nhà, hay Hội-đồng Thành-phố? Người ta tính trách-nhiệm như sau :

- Ngoài hàng rào : Thuộc Hội-đồng địa-phương. Họ có thầu riêng lo nhiều thứ, trong đó có vụ nầy.
- Từ hàng rào vô nhà : Chủ nhà lo sửa. Đó là lý-do tại sao thợ móc rễ cây nầy kiếm tiền khấm-khá. Mỗi vụ móc ống nầy họ bỏ túi ít nhất 90 đô. Đồ nghề là 1 đường dây nhiều khớp nối khít nhau, nên uốn lượn được khi xoay, nhưng không bẻ gập lại được. Ở đầu có 1 bộ-phận cắt. Thường họ dùng điện xoay 1 mô-tưa để xoay nên thường gọi là con lươn điện (Electric Eel) mà bên Mỹ gọi là con Rắn (Snake).
Thân.
 
Last edited:
Nó cũng là một dạng đầu nhỏ giọt dán sát vào ống dẫn.
http://irritech.vn/index.php?page=s...ategory_id=70&option=com_virtuemart&Itemid=65

Đây đúng là loại dây mà em nói đến đó bác. Bác thấy thế nào về tính năng và lợi ích của nó trong việc trồng cây ăn quả và cây mía, chắc bác có rất nhiều kinh nghiệm trông việc này. Bác có thể chia sẽ cho ACE trên diễn đàn và em được biết rõ thêm về nó được không. Em cũng chỉ mới ứng dụng nó vào việc tưới cho vườn cây của em được 2 năm thôi, cũng còn chưa biết hết về cái vụ này nhiều lắm. Còn phải học hỏi nhiều lắm bác ạh!
 
..........uốn lượn được khi xoay, nhưng không bẻ gập lại được. Ở đầu có 1 bộ-phận cắt. Thường họ dùng điện xoay 1 mô-tưa để xoay nên thường gọi là con lươn điện (Electric Eel) mà bên Mỹ gọi là con Rắn (Snake).
Thân.

VN tôi chưa thấy cái máy chuyên dùng như bác mô tả, nhưng tôi thấy người ta sửa ống nước ngẹt bằng thiết bị tự chế tạo :
Khoảng hơn chục năm trước các đường ống cấp nước chính 1 số nơi vẫn dùng đường ống cũ có từ đời pháp thuộc.. các ống này bằng gang nên sau cả...trăm năm, bên trong mục phì to ra .. rồi bám thêm phèn nên ruột ống nước nhỏ xíu lại kết quả là..nước cuối đường ống rất yếu..
người ta nong ống cho sạch như sau :
1 cấy sắt 8mn dài ngoằng hơn chục mét được đấy sâu vào đường ống trước..sau đó cây sắt này được kẹp dính vào trục của cái máy nổ Kohler 4 mã lực ( máy hay được dùng để chạy ghe)….rồi nổ máy lên
Cây sắt 8 bị máy xoay rất nhanh nên thành mềm uốn lượn với tốc độ cao nên cắt đứt hoặc đập nát hết những cái gì bám trong vách ống
Cuối cùng ống sạch và nước mạnh trở lại

Đối với các ống nước nhỏ dùng trong gia đình tôi ngĩ dùng máy khoan cầm tay kẹp cây sắt 6mn ( sắt xây dưng) để nong ống nước hoặc ống cống ngẹt chắc đựợc đấy
 
Last edited by a moderator:
Xin mọi người cho ý kiến về vấn đề này :
theo PHM, cái quan trọng và khó kiếm nhất là khớp nối (ngoài cùng bên trái) từ ống cấp n-1 dẫn ra ống cấp n (của PHM là từ ống 27 -> ống 5) và đầu tưới, đầu tưới rất đa dạng và phong phú về mẫu mã cũng như tính năng, giá từ chưa tới 1000 vnd cho đến cỡ 10000 vnd/đầu ( loại PHM xài trong ảnh là cái giữa chỉ chưa tới 1000 vnd) ^^!.

sieuthiNHANH201102104006ntqwmjziyj100415.jpeg


không biết mọi người xử lý vấn đề này ra sao?
 
Ở Hà Nội, nước trong ống có chất sắt, lâu lâu đọng nghẹt đường ống,
phải sục khí cho sạch ống. Sục khí là cho máy bơm áp suất bơm không
khí vào ống, rồi lại bơm nước, rồi lại bơm không khí, trong khi các
lỗ chảy nước phải mở to hết cỡ . Nước chảy ra rất bẩn, có từng mảng
đọng rỉ sắt. Cách làm này chỉ ở từng cấp nội bộ, và chỉ trong vòng
một giờ thôi . Sau đó thì nước lại chảy mạnh như xưa.
*
Đường ống nước ở Mỹ cỡ chừng 1 gang tay đường kính, bằng gang. Dẫn
vào nhà dân thì đường kính hơn 10 centimet, bằng sắt, còn dẫn vào
từng buồng thì cùng bằng sắt, và bằng nhựa, cỡ ngón tay. Rễ cây không
chui vào những hệ thống này, vì không có rò rỉ.
*
Hệ thống thoát nước cống thì có rễ cây lọt vào, gọi là Sewer . Cống
ngầm thành phố có thể lớn như hang động, người đi trong đó được . Có
tin đồn có cá sấu trong hệ thống cống ngầm New York city, vì ở đó
ấm, không có băng tuyết như trên đường phố . Cá sấu này do có người
nuôi cá sấu chơi làm cảnh, rồi sau đó chán, mà thả chúng xuống cống
ngầm . Chúng bắt chuột bắt rắn ở đây mà sống. Bài viết của tôi có hình
máy cắt rễ cây trong đường ống, và cả giá tiền nữa, ở trang trước, mà
người đọc đã bỏ qua, mà không thấy.
*
Tiền nước của dân thành phố gồm tiền nước sạch chảy vào nhà, và tiền
nước bẩn chảy ra cống, nhưng không có tiền "thất thoát" có lẽ nhà máy
nước đã tính gộp vào nước sạch rồi . Tiền nước tính vào con số của
máy đo nước sạch chảy vào nhà, mặc kệ chủ nhà có xài nó và nó có chảy
vào ống cống hay không . Ví dụ như tưới vườn, tưới hoa, tưới cỏ, thì
nước bay hơi đi chứ không chảy xuống cống như rửa xe, rửa sân.
*
 


Back
Top