Thảo luận Một bài viết đáng suy ngẫm về khái niệm "nông nghiệp hữu cơ"

Mình quan tâm đến sức khỏe, nên quan tâm tới thực phẩm, vì thế nên có dành thời gian tìm hiểu về nông nghiệp, thăm thú các trang trại, gặp gỡ, chém gió với các anh em làm nông cũng như buôn bán nông sản.
Càng đi nhiều, biết nhiều thì càng thấy đau đầu, trồng trọt thì đâu đâu cũng thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu...chăn nuôi thì kháng sinh, tăng trọng, cám công nghiệp...
19429684_1491990687526796_8296648570095462544_n.jpg

Thêm vào đó là sự khủng hoảng niềm tin trên mọi phương diện khiến con người luôn ở trạng thái sợ hãi, hoang mang, không phân biệt được thật giả, đúng sai, các khái niệm, các giá trị bị đánh tráo đảo lộn. Để tồn tại được đòi hỏi mỗi người phải tư duy nhiều hơn, suy nghĩ độc lập hơn, đào bới, soi mói nhiều hơn. Keke. Người tiêu dùng thì phải thông minh hơn...Nói chung khá mệt mỏi.
Khoảng 2 năm trở lại đây, người tiêu dùng bắt đầu rộ lên phong trào hữu cơ, cái gì cũng hữu cơ, đâu đâu cũng hữu cơ, nhà nhà hữu cơ, ngành ngành hữu cơ, ăn ngủ hữu cơ. Mặc định hữu cơ là ngon, là bổ, là tốt...và là phải chấp nhận giá cao.
Vấn đề ở chỗ, thế nào là hữu cơ thì...không phải ai cũng biết! Cũng giống như thực phẩm sạch vậy, khi tôi thử hỏi thế nào là thực phẩm sạch, thì tỷ lệ hiểu rõ rất hạn chế.
Một ông giáo sĩ - tiến sư mà còn nói có nông nghiệp hữu cơ sao không có nông nghiệp vô cơ? Đó là một câu nói thể hiện một tư duy máy móc và một thái độ vô trách nhiệm.
Hai thương hiệu sữa hàng đầu đang đánh nhau lên bờ xuống ruộng vì sữa hữu cơ mà thực tế chẳng hữu cơ. Kaka
Một tập đoàn nhất nhì Thế giới sản xuất thuốc trừ sâu, phân bón hóa học thì lại hô hào làm nông nghiệp...hữu cơ, kinh doanh các sản phẩm...hữu cơ.
Chủ một doanh nghiệp chuyên kinh doanh thực phẩm hữu cơ có tiếng ở Hà Nội mà khi tôi hỏi theo chị thế nào là hữu cơ thì chị bảo tôi có nhớ...hóa học hữu cơ ngày trước học không?
Một cô trồng rau bảo rau hữu cơ trồng theo tiêu chuẩn VietGAP.
Và cái câu hay được báo chí lạm dụng nhất khi viết về nông nghiệp đó là: ...theo hướng hữu cơ hoàn toàn tự nhiên!!!
Trồng trà theo hướng hữu cơ hoàn toàn tự nhiên. Nuôi lợn theo hướng hữu cơ hoàn toàn tự nhiên. Trồng lúa theo hướng hữu cơ hoàn toàn tự nhiên...Thế nào là hữu cơ hoàn toàn tự nhiên?
Vậy tóm lại, hữu cơ là gì, tự nhiên là gì, sạch là gì...và tại sao lại phải là hữu cơ, tự nhiên, tại sao lại phải là sạch? Có bao giờ các bạn đặt câu hỏi và nghiêm túc trả lời không?
Sau một thời gian yêu-nghiêm-túc nông nghiệp, thì tôi xin chia sẻ vài điều như sau để mọi người cùng tham khảo.
Đầu tiên là vài thông tin về..hóa học.
1.HỢP CHẤT HỮU CƠ LÀ GÌ?
HÓA HỌC chia thành hóa vô cơ và hữu cơ.
Vô cơ thì có kim loại (Canxi, kali, sắt, đồng, bạc, vàng...); phi kim (ô xi, lưu huỳnh, nitơ, ...); ô xít (Sắt ô xit có trong máu Fe2O3, nhôm ô xít Al2O3...), axit (nhiều người dùng đánh ghen như HCl, H2SO4 có trong ắc qui xe máy...), bazơ (nước vôi Ca(OH)2, xút NaOH làm xà phòng...), muối ( muối ăn NaCl, tro bếp có KCL, cặn trong phích CaCO3...)
Hữu cơ là các chất có công thức phân tử dạng: CxHyOzXk, thành phần chỉ chứa cacbon và hyđro hoặc sườn cacbon và nguyên tố khác. Ví dụ như: Hyrocacbon CxHy như dầu mỏ, xăng..Rượu CH3OH, Phenol chất độc C6H5OH, foocmon HCHO, axeton CH3COCH3, giấm ăn CH3COOH, nọc côn trùng HCOOH, thuốc gây tê dietyl ete CH3CH2OCH2CH3, este là các loại mùi dùng trong thực phẩm và mỹ phẩm. Đặc biệt các ứng dụng của hợp chất hữu cơ là những vật dụng hàng ngày chúng ta vẫn dùng đó là xăng, đồ nhựa, tiền polyme, hóa mỹ phẩm, vật tư nông nghiệp...
ĐẶC BIỆT CHÚ Ý: DẦU MỎ LÀ MỘT HỢP CHẤT HỮU CƠ, HOÀN TOÀN TỰ NHIÊN, ỨNG DỤNG TRONG NGÀNH HÓA DẦU ĐỂ TẠO RA CÁC SẢN PHẨM NHỰA, THUỐC TRỪ SÂU, PHÂN BÓN HÓA HỌC, CHẤT ĐỘC...
2.NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ LÀ GÌ?
Phương pháp nông nghiệp hữu cơ quốc tế quy định và thực thi trong khuôn khổ pháp luật của nhiều quốc gia, dựa phần lớn vào các tiêu chuẩn của Liên đoàn Quốc tế về phong trào nông nghiệp hữu cơ (IFOAM), một tổ chức quốc tế bảo trợ cho các tổ chức nông nghiệp hữu cơ được thành lập vào năm 1972.
Nông nghiệp hữu cơ có thể được định nghĩa:
"Là một hệ thống kỹ thuật nuôi trồng kết hợp hướng đến sự bền vững, tăng cường độ phì của đất và sự đa dạng sinh học. Nông nghiệp hữu cơ cấm sử dụng thuốc trừ sâu bệnh tổng hợp, thuốc kháng sinh, phân bón tổng hợp, sinh vật biến đổi gen, hoóc-môn tăng trưởng, mà phấn đấu cho sự bền vững, tăng cường độ phì của đất và sự đa dạng sinh học."
Nông nghiệp hữu cơ gần với nông nghiệp truyền thống, khuyến khích đa dạng cây trồng, xen canh, luân canh, sử dụng phân xanh, phân ủ, phân động vật, bột khoáng, hạn chế làm đất...để bổ sung nitơ, phốt-pho, kaki cho đất, chống xói mòn.
Ở Mỹ một số hợp chất vô cơ như sắt sulfat, nhôm sulfate, magnesium sulfate, và Bo hòa tan cũng được cho phép trong canh tác hữu cơ.
Như trên để thấy, khái niệm nông nghiệp hữu cơ có nguồn gốc từ Mỹ và Châu Âu, người được coi là cha đẻ của nông nghiệp hữu cơ là Howard, đưa ra khái niệm này vào năm 1940, khi xuất bản cuốn sách của ông An Agricultural Testament (Nông ước).
===========>>>>>>>>>>
Vì thế, có thể nói rằng, NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ nó gần như tách rời với khái niệm HỢP CHẤT HỮU CƠ bên trên. Trong nông nghiệp hữu cơ vẫn có các yếu tố vô cơ như vốn có trong tự nhiên... nhưng các sản phẩm từ HÓA HỌC HỮU CƠ thì lại bị cấm sử dụng trong nông nghiệp hữu cơ như các phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ...
3.THỰC PHẨM HỮU CƠ LÀ GÌ?
Thực phẩm hữu cơ là những loại thực phẩm được sản xuất bằng PHƯƠNG THỨC và TIÊU CHUẨN của nông nghiệp hữu cơ. Tiêu chuẩn về thực phẩm hữu cơ là khác nhau trên thế giới. Thực phẩm hữu cơ cũng không được phép xử lý bằng chiếu xạ, dung môi công nghiệp hoặc các chất phụ gia thực phẩm tổng hợp.
Sự khác biệt trong thành phần hóa học của thực phẩm hữu cơ và thực phẩm thông thường được nghiên cứu và xem xét trên các phương diện: chất dinh dưỡng, chất chống hấp thụ dinh dưỡng và dư lượng thuốc trừ sâu.
4.TẠI SAO BẠN CHỌN THỰC PHẨM HỮU CƠ?
Lý do quan trọng nhất cho việc mua thực phẩm hữu cơ có lẽ là NIỀM TIN về các lợi ích sức khỏe. Nhiều người cho rằng thực phẩm hữu cơ có hàm lượng các chất dinh dưỡng lớn hơn và do đó đem lại lợi ích sức khỏe lớn hơn sản phẩm nông nghiệp thông thường.
TUY NHIÊN: Đến nay, vẫn không có cơ sở khoa học nào đảm bảo rằng thực phẩm hữu cơ có giá trị dinh dưỡng cao hơn, an toàn hơn và mùi vị tốt hơn so với thực phẩm được cho là phi hữu cơ. Thậm chí trong một số trường hợp kết quả còn ngược lại.
Thực phẩm hữu cơ không giàu vitamin và khoáng chất hơn so với thực phẩm thông thường, kết luận do các nhà nghiên cứu trong một tổng kết được công bố tháng 9 năm 2009 trên tạp chí American Journal of Clinical Nutrition.
Sự khác biệt trong thành phần hóa học của thực phẩm hữu cơ và thực phẩm thông thường được nghiên cứu và xem xét trên các phương diện: chất dinh dưỡng, chất chống hấp thụ dinh dưỡng và dư lượng thuốc trừ sâu. Một phân tích tổng hợp năm 2014 cho thấy rằng dư lượng thuốc bảo vệ thực vật ở các sản phẩm thông thường có thể cao gấp 4 lần sản phẩm từ canh tác hữu cơ.
Nếu có chọn hữu cơ, tôi nghĩ lý do dư lượng thuốc bảo vệ thực vật thấp thì có lý nhất.
5.TẠI SAO CHÚNG TA LẠI CHẾT VÌ HỮU CƠ?
Đó là tình hình thực phẩm hữu cơ trên Thế giới nói chung, ở Việt Nam tôi nghĩ là tệ hơn nữa. VÌ CON NGƯỜI QUÁ TỆ.
Như các bạn biết, tôi theo chủ nghĩa tự nhiên, nên không ràng buộc mình vào các tiêu chuẩn hữu cơ. TỰ NHIÊN CÓ TRƯỚC CON NGƯỜI, NÊN LÀ TIÊU CHUẨN CAO NHẤT, PHÙ HỢP NHẤT, TỐT NHẤT CHO SỨC KHỎE CON NGƯỜI.
Chính vì đại đa số tin tưởng rằng thực phẩm hữu cơ là tốt nên ai cần gì cũng hỏi cái X hữu cơ ở đâu bán, bạn có cái Y hữu cơ không...Nhiều lúc đọc câu hỏi của các bạn ở một số nhóm mà thấy buồn...khóc.
Cũng chính vì sự cuồng tín đó tạo ra nhu cầu quá cao, nên các cơ sở sản xuất kinh doanh cũng gắn các sản phẩm của mình thành X hữu cơ, Y hữu cơ...Để bán được nhiều hơn, nhanh hơn. Thế nên bây giờ cái gì cũng hữu cơ, cũng sạch. Đố tìm thấy cái gì vô cơ, với bẩn. Giờ có khi mở của hàng thực phẩm...bẩn mới là xu hướng, kaka.
Trong câu chuyện với một doanh nghiệp chuyên sản xuất và kinh doanh sản phẩm hữu cơ, khi tôi hỏi theo chị thế nào là thực phẩm hữu cơ thì chị nói đại ý là không phân hóa học, không thuốc trừ sâu...thay thế bằng phân hữu cơ, thuốc trừ sâu thảo mộc...đại loại vậy. Tôi lại hỏi thế theo tiêu chuẩn nào hay bên nào chứng nhận không thì chị giải thích: Làm chứng nhận mất nhiều tiền nên chưa làm. Thế sao chị lại công bố sản phẩm là hữu cơ và gắn nó là sản phẩm X hữu cơ đầu tiên tại Việt Nam? Ai chứng nhận là hữu cơ và đầu tiên? Câu trả lời là: Chẳng có ai chứng nhận cả, mình làm với cái TÂM của mình. Thế sao chị không công bố sản phẩm là 3 KHÔNG, 4 KHÔNG, 5 KHÔNG...99 KHÔNG có phải là chuẩn, có phải là làm thật không mà lại bảo là hữu cơ???
Đó cũng là tình trạng chung cho hầu hết các sản phẩm HỮU CƠ hiện nay trên thị trường, đều không có chứng nhận. Có bên còn in logo chứng nhận giả lên sản phẩm mới sợ chứ. Chắc họ nghĩ mỗi mình khôn nhỉ, keke.
Cũng vì con người mất NIỀM TIN ở nhau và chúng ta còn quá nhiều hạn chế nên mới phải sinh ra cái gọi là...CHỨNG NHẬN. Chứ còn ở một môi trường lý tưởng, con người sống bản năng như cây cỏ, không tham lam, không ích kỷ thì cần quái gì cái tờ giấy đó cơ chứ?
Năm ngoái khi tôi đi cùng một nhóm các anh chị quan tâm tới nông nghiệp thăm một công ty sữa khá là lớn, lúc đó họ đã được chứng nhận cỏ hữu cơ, nhưng để có sữa hữu cơ thì...còn xa.
Hay như một doanh nghiệp xuất khẩu chè, rõ ràng là chè cổ thụ, 100% tự nhiên nhưng muốn xuất khẩu phải có chứng nhận hữu cơ của một tổ chức được phép đánh giá. Chứ làm sao họ hợp đồng miệng được và chỉ có chứng nhận mới chứng mình được đó là chè hữu cơ, ít nhất là về mặt pháp lý và giấy tờ.
Có nhiều doanh nghiệp nước ngoài sang Việt Nam định đầu tư nông nghiệp hữu cơ, chọn đất ở một số tỉnh vùng cao tưởng là ngon, thế nhưng khi mang mẫu đất đi xét nghiệm thì không đạt, vì thành phần kim loại nặng trong đất cao. Hay vì gần đó có nhà máy xi măng, vì gần đó có mỏ khai thác quặng, vì khu đó trước đây là kho thuốc súng, gần nguồn nước là nhà máy hóa chất...
Ăn uống là để khỏe mạnh, chứ không phải an toàn, hay sạch, hay hữu cơ, hay gì gì đó. Bạn phải tìm hiểu xem, sản phẩm bạn mua được làm như thế nào, làm những gì và không làm những gì? Đó là quyền của người tiêu dùng!
Người tiêu dùng có toàn quyền quyết định một sản phẩm được phát triển hay không!
Và, chúng ta cần dựa vào nhau sống, nương nhờ vào tự nhiên.
Người kinh doanh, sản xuất cần khôn khéo chứ không phải lươn lẹo. Người tiêu dùng cần chăm chỉ hơn, khi mua hàng hữu cơ nên tìm hiểu trước sản phẩm, khi tiện có thể hỏi một vài câu hỏi sau với người bán, đây là quyền lợi của người tiêu dùng, cần được phát huy:
1.Sản phẩm hữu cơ này có chứng nhận không?
2.Nếu có chứng nhận thì do bên nào cấp?
3.Nếu không thì tại sao lại gọi là hữu cơ?
4.Quy trình sản xuất như thế nào, có sử dụng cái gì và không sử dụng cái gì, nếu không sử dụng thì thay thế bằng cái gì?
5.Sản phẩm này sạch hơn, tốt hơn vậy cái gì chứng minh điều đó? Ví dụ: ăn miếng thịt sẽ ngon hơn, thì ngon hơn là so sánh với miếng thịt nào, của con lợn nuôi bằng phương pháp nào?...
Bài viết của facebooker Xuân Hiến
 


Đúng là làm giả ăn thật. Nói chung là nên sx theo hướng hữu cơ vì bản thân khi làm sẽ ít bị ảnh hưởng của các loại hoá chất độc hại. Nếu mình dùng thuốc BVTV, chất cấm vào sx thì mình hưởng trước, người tiêu dùng năm thì mười hoạ họ mới ăn sp mình làm ra họ chết trước sao đươc
 
Theo lời một tiến sĩ có trao đổi với chúng tôi, ông nói nhiều người hiểu chưa đúng về nông nghiệp hữu cơ thực tế. Trong sản xuất nông sản, khái niệm hữu cơ theo ông rất hay đó là "Sản xuất nông sản đạt an toàn về tiêu chuẩn sử dụng và cách ly phân bón, thuốc hoá học nhưng KHÔNG ảnh hưởng xấu và cạn kiệt nguồn dinh dưỡng của đất trồng".

Hãy nghĩ xem, khi hoá học chưa được áp dụng vào nông nghiệp, với 1 ha đất trồng có thể nuôi sống được 2 gia đình ( 10-12 người). Vấn đề là năng suất??? Nhưng khi đưa hoá học ra đồng ruộng qua bón phân, phòng ngừa sâu bệnh, 1 ha có thể nuôi sống 10-15 hộ gia đình hoặc hơn thế nữa???

Quan điểm cá nhân tôi, khi sản xuất nông sản thì kết hợp phân hoá học, hữu cơ để cây trồng cho năng suất cao. Tất nhiên không sử dụng chất cấm trong sản xuất nông nghiệp. Xây dựng " Văn hoá tiêu dùng" đừng trông chờ "hàng tốt giá rẻ" như hiện nay. Nếu thật sự "tốt" thì giá " hợp lý" chứ không thể RẺ . Giá nông sản của chúng ta quá thấp so với mặt bằng khu vực ( trái cây nhé).

Vài thông tin trao đổi bên tách Cafe sáng.
 
Theo lời một tiến sĩ có trao đổi với chúng tôi, ông nói nhiều người hiểu chưa đúng về nông nghiệp hữu cơ thực tế. Trong sản xuất nông sản, khái niệm hữu cơ theo ông rất hay đó là "Sản xuất nông sản đạt an toàn về tiêu chuẩn sử dụng và cách ly phân bón, thuốc hoá học nhưng KHÔNG ảnh hưởng xấu và cạn kiệt nguồn dinh dưỡng của đất trồng".

Hãy nghĩ xem, khi hoá học chưa được áp dụng vào nông nghiệp, với 1 ha đất trồng có thể nuôi sống được 2 gia đình ( 10-12 người). Vấn đề là năng suất??? Nhưng khi đưa hoá học ra đồng ruộng qua bón phân, phòng ngừa sâu bệnh, 1 ha có thể nuôi sống 10-15 hộ gia đình hoặc hơn thế nữa???

Quan điểm cá nhân tôi, khi sản xuất nông sản thì kết hợp phân hoá học, hữu cơ để cây trồng cho năng suất cao. Tất nhiên không sử dụng chất cấm trong sản xuất nông nghiệp. Xây dựng " Văn hoá tiêu dùng" đừng trông chờ "hàng tốt giá rẻ" như hiện nay. Nếu thật sự "tốt" thì giá " hợp lý" chứ không thể RẺ . Giá nông sản của chúng ta quá thấp so với mặt bằng khu vực ( trái cây nhé).

Vài thông tin trao đổi bên tách Cafe sáng.
Chào bạn lethanhan để làm quen,
Tui hoàn-toàn đồng ý với bạn.
Tui là người chú ý với môi-trường. Tui cũng hoan-nghênh "khái-niệm Rau sạch", đó là thứ đã cứu mạng tui!
Ước gì tui được cùng bạn uống một ly cà-phê!
Thân.
Theo lời một tiến sĩ có trao đổi với chúng tôi, ông nói nhiều người hiểu chưa đúng về nông nghiệp hữu cơ thực tế. Trong sản xuất nông sản, khái niệm hữu cơ theo ông rất hay đó là "Sản xuất nông sản đạt an toàn về tiêu chuẩn sử dụng và cách ly phân bón, thuốc hoá học nhưng KHÔNG ảnh hưởng xấu và cạn kiệt nguồn dinh dưỡng của đất trồng".

Hãy nghĩ xem, khi hoá học chưa được áp dụng vào nông nghiệp, với 1 ha đất trồng có thể nuôi sống được 2 gia đình ( 10-12 người). Vấn đề là năng suất??? Nhưng khi đưa hoá học ra đồng ruộng qua bón phân, phòng ngừa sâu bệnh, 1 ha có thể nuôi sống 10-15 hộ gia đình hoặc hơn thế nữa???

Quan điểm cá nhân tôi, khi sản xuất nông sản thì kết hợp phân hoá học, hữu cơ để cây trồng cho năng suất cao. Tất nhiên không sử dụng chất cấm trong sản xuất nông nghiệp. Xây dựng " Văn hoá tiêu dùng" đừng trông chờ "hàng tốt giá rẻ" như hiện nay. Nếu thật sự "tốt" thì giá " hợp lý" chứ không thể RẺ . Giá nông sản của chúng ta quá thấp so với mặt bằng khu vực ( trái cây nhé).

Vài thông tin trao đổi bên tách Cafe sáng.
Quan điểm cá nhân tôi, khi sản xuất nông sản thì kết hợp phân hoá học, hữu cơ để cây trồng cho năng suất cao. Tất nhiên không sử dụng chất cấm trong sản xuất nông nghiệp.
Thưa, tui cũng rất mong như vậy: Bất cứ làm điều gì để tăng năng-xuất, mà không có hại, không bị cấm, thì tại sao mình lại kiêng kỵ?
Ý kiến của bạn hay quá!
Thân.
 
Dạ. Chào bác Thuỷ-canh ! Con rất cảm ơn bác, lúc chúng con mới vào làm nông nghiệp, bác là người ủng hộ tinh thần cho chúng con. Hiện tại, chúng con làm việc tại Sài Gòn, nếu có nhân duyên, rất vui được trò chuyện cùng bác bên tách cafe.

Qua thời gian đầu tư vào nhiều loại cây trồng như khoai mì, mãng cầu ta, cây có múi ( Bưởi da xanh, cam, chanh) và Thanh long ruột đỏ.... chúng con rút ra được chút kinh nghiệm: " Năng suất cây trồng sẽ đạt giá trị cực đại tại giao điểm của việc kết hợp phân bón hữu cơ và vô cơ tối ưu".

Với chúng con, "Bón phân là trả lại đất những gì chúng ta đã lấy đi". Ngoài yếu tố đa lượng, phân hữu cơ những hoạt chất có khả năng cải tạo đất như Humic, Fulvic, Chitosan cũng được đưa vào đất để tăng khả năng sử dụng lâu dài mà đất trồng không bị thoái hoá. Hiện nay, những hoạt chất tăng trưởng bà con nên hạn chế sử dụng là gốc kích thích sinh trưởng dòng kích đạm ( vì cấu trúc phân tử vòng Benzen) khi ra môi trường mất hàng chục năm mới phân huỷ được như : Nitro Benzen, Nitrophenol, Nitrophenolate.....

Nói đến đây, xin chia sẽ bà con về hữu cơ khoáng có hàm lượng đạm cao ( ví dụ Hữu cơ có NPK 20-3-3, hay Hữu cơ 18-6-6...) thực tế, những loại này bà con hạn chế sử dụng, vì hàm lượng hữu cơ rất thấp, chủ yếu là bổ sung Đạm ( Ure) vào cho cây hấp thụ nhanh, những yếu tố vi sinh vật có lợi không được quan tâm. Về chuẩn Hữu cơ vi sinh quốc tế quy ước thì tổng 3 yếu tố N-P-K cộng lại < 5%, thì mới là vi sinh tự nhiên. Còn lại là Hữu cơ khoáng chiếm đa số trên thị trường hiện nay.

Vài thông tin bên tách cafe sáng.!
 
Dạ. Chào bác Thuỷ-canh ! Con rất cảm ơn bác, lúc chúng con mới vào làm nông nghiệp, bác là người ủng hộ tinh thần cho chúng con. Hiện tại, chúng con làm việc tại Sài Gòn, nếu có nhân duyên, rất vui được trò chuyện cùng bác bên tách cafe.

Qua thời gian đầu tư vào nhiều loại cây trồng như khoai mì, mãng cầu ta, cây có múi ( Bưởi da xanh, cam, chanh) và Thanh long ruột đỏ.... chúng con rút ra được chút kinh nghiệm: " Năng suất cây trồng sẽ đạt giá trị cực đại tại giao điểm của việc kết hợp phân bón hữu cơ và vô cơ tối ưu".

Với chúng con, "Bón phân là trả lại đất những gì chúng ta đã lấy đi". Ngoài yếu tố đa lượng, phân hữu cơ những hoạt chất có khả năng cải tạo đất như Humic, Fulvic, Chitosan cũng được đưa vào đất để tăng khả năng sử dụng lâu dài mà đất trồng không bị thoái hoá. Hiện nay, những hoạt chất tăng trưởng bà con nên hạn chế sử dụng là gốc kích thích sinh trưởng dòng kích đạm ( vì cấu trúc phân tử vòng Benzen) khi ra môi trường mất hàng chục năm mới phân huỷ được như : Nitro Benzen, Nitrophenol, Nitrophenolate.....

Nói đến đây, xin chia sẽ bà con về hữu cơ khoáng có hàm lượng đạm cao ( ví dụ Hữu cơ có NPK 20-3-3, hay Hữu cơ 18-6-6...) thực tế, những loại này bà con hạn chế sử dụng, vì hàm lượng hữu cơ rất thấp, chủ yếu là bổ sung Đạm ( Ure) vào cho cây hấp thụ nhanh, những yếu tố vi sinh vật có lợi không được quan tâm. Về chuẩn Hữu cơ vi sinh quốc tế quy ước thì tổng 3 yếu tố N-P-K cộng lại < 5%, thì mới là vi sinh tự nhiên. Còn lại là Hữu cơ khoáng chiếm đa số trên thị trường hiện nay.

Vài thông tin bên tách cafe sáng.!
"Bón phân là trả lại đất những gì chúng ta đã lấy đi".
Đúng đó lethanhan! Đa số nhà nông mình ỷ-y quá! Trước đây, mới hơn nửa đời người, tức khoảng hơn 50 năm, bà con mình cấy trên 1 công ruộng, gặt 10 thúng lúa. Vừa đủ ăn. Đó là trồng theo truyền-thống. Rồi phân hóa-học tràn ngập, bà con tập trồng, bón 1 thúng phân... Woa! Gặt 50 thúng lúa! Tại sao không chơi luôn? Thế là "thừa thắng xốc tới!"... 1 công bón 2 thúng, rồi 3 thúng... gặt 70 thúng lúa! Không hơn nữa! Rõ-ràng đó là vì đã "bảo-hòa"! Rồi từ-từ, thu-hoạch mỗi năm kém đi! Vậy là bà con tăng phân-lượng phân để có thể gặt thêm như cũ, rơm cũng nhiều như cũ... Đây là lúc bà con nói : đất đã bạc màu! Nói cách khác: "Chúng ta đã lấy quá nhiều, mà không trả lại những gì chúng ta đã lấy đi!"
Thân.
Mình quan tâm đến sức khỏe, nên quan tâm tới thực phẩm, vì thế nên có dành thời gian tìm hiểu về nông nghiệp, thăm thú các trang trại, gặp gỡ, chém gió với các anh em làm nông cũng như buôn bán nông sản.
Càng đi nhiều, biết nhiều thì càng thấy đau đầu, trồng trọt thì đâu đâu cũng thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu...chăn nuôi thì kháng sinh, tăng trọng, cám công nghiệp...
19429684_1491990687526796_8296648570095462544_n.jpg

Thêm vào đó là sự khủng hoảng niềm tin trên mọi phương diện khiến con người luôn ở trạng thái sợ hãi, hoang mang, không phân biệt được thật giả, đúng sai, các khái niệm, các giá trị bị đánh tráo đảo lộn. Để tồn tại được đòi hỏi mỗi người phải tư duy nhiều hơn, suy nghĩ độc lập hơn, đào bới, soi mói nhiều hơn. Keke. Người tiêu dùng thì phải thông minh hơn...Nói chung khá mệt mỏi.
Khoảng 2 năm trở lại đây, người tiêu dùng bắt đầu rộ lên phong trào hữu cơ, cái gì cũng hữu cơ, đâu đâu cũng hữu cơ, nhà nhà hữu cơ, ngành ngành hữu cơ, ăn ngủ hữu cơ. Mặc định hữu cơ là ngon, là bổ, là tốt...và là phải chấp nhận giá cao.
Vấn đề ở chỗ, thế nào là hữu cơ thì...không phải ai cũng biết! Cũng giống như thực phẩm sạch vậy, khi tôi thử hỏi thế nào là thực phẩm sạch, thì tỷ lệ hiểu rõ rất hạn chế.
Một ông giáo sĩ - tiến sư mà còn nói có nông nghiệp hữu cơ sao không có nông nghiệp vô cơ? Đó là một câu nói thể hiện một tư duy máy móc và một thái độ vô trách nhiệm.
Hai thương hiệu sữa hàng đầu đang đánh nhau lên bờ xuống ruộng vì sữa hữu cơ mà thực tế chẳng hữu cơ. Kaka
Một tập đoàn nhất nhì Thế giới sản xuất thuốc trừ sâu, phân bón hóa học thì lại hô hào làm nông nghiệp...hữu cơ, kinh doanh các sản phẩm...hữu cơ.
Chủ một doanh nghiệp chuyên kinh doanh thực phẩm hữu cơ có tiếng ở Hà Nội mà khi tôi hỏi theo chị thế nào là hữu cơ thì chị bảo tôi có nhớ...hóa học hữu cơ ngày trước học không?
Một cô trồng rau bảo rau hữu cơ trồng theo tiêu chuẩn VietGAP.
Và cái câu hay được báo chí lạm dụng nhất khi viết về nông nghiệp đó là: ...theo hướng hữu cơ hoàn toàn tự nhiên!!!
Trồng trà theo hướng hữu cơ hoàn toàn tự nhiên. Nuôi lợn theo hướng hữu cơ hoàn toàn tự nhiên. Trồng lúa theo hướng hữu cơ hoàn toàn tự nhiên...Thế nào là hữu cơ hoàn toàn tự nhiên?
Vậy tóm lại, hữu cơ là gì, tự nhiên là gì, sạch là gì...và tại sao lại phải là hữu cơ, tự nhiên, tại sao lại phải là sạch? Có bao giờ các bạn đặt câu hỏi và nghiêm túc trả lời không?
Sau một thời gian yêu-nghiêm-túc nông nghiệp, thì tôi xin chia sẻ vài điều như sau để mọi người cùng tham khảo.
Đầu tiên là vài thông tin về..hóa học.
1.HỢP CHẤT HỮU CƠ LÀ GÌ?
HÓA HỌC chia thành hóa vô cơ và hữu cơ.
Vô cơ thì có kim loại (Canxi, kali, sắt, đồng, bạc, vàng...); phi kim (ô xi, lưu huỳnh, nitơ, ...); ô xít (Sắt ô xit có trong máu Fe2O3, nhôm ô xít Al2O3...), axit (nhiều người dùng đánh ghen như HCl, H2SO4 có trong ắc qui xe máy...), bazơ (nước vôi Ca(OH)2, xút NaOH làm xà phòng...), muối ( muối ăn NaCl, tro bếp có KCL, cặn trong phích CaCO3...)
Hữu cơ là các chất có công thức phân tử dạng: CxHyOzXk, thành phần chỉ chứa cacbon và hyđro hoặc sườn cacbon và nguyên tố khác. Ví dụ như: Hyrocacbon CxHy như dầu mỏ, xăng..Rượu CH3OH, Phenol chất độc C6H5OH, foocmon HCHO, axeton CH3COCH3, giấm ăn CH3COOH, nọc côn trùng HCOOH, thuốc gây tê dietyl ete CH3CH2OCH2CH3, este là các loại mùi dùng trong thực phẩm và mỹ phẩm. Đặc biệt các ứng dụng của hợp chất hữu cơ là những vật dụng hàng ngày chúng ta vẫn dùng đó là xăng, đồ nhựa, tiền polyme, hóa mỹ phẩm, vật tư nông nghiệp...
ĐẶC BIỆT CHÚ Ý: DẦU MỎ LÀ MỘT HỢP CHẤT HỮU CƠ, HOÀN TOÀN TỰ NHIÊN, ỨNG DỤNG TRONG NGÀNH HÓA DẦU ĐỂ TẠO RA CÁC SẢN PHẨM NHỰA, THUỐC TRỪ SÂU, PHÂN BÓN HÓA HỌC, CHẤT ĐỘC...
2.NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ LÀ GÌ?
Phương pháp nông nghiệp hữu cơ quốc tế quy định và thực thi trong khuôn khổ pháp luật của nhiều quốc gia, dựa phần lớn vào các tiêu chuẩn của Liên đoàn Quốc tế về phong trào nông nghiệp hữu cơ (IFOAM), một tổ chức quốc tế bảo trợ cho các tổ chức nông nghiệp hữu cơ được thành lập vào năm 1972.
Nông nghiệp hữu cơ có thể được định nghĩa:
"Là một hệ thống kỹ thuật nuôi trồng kết hợp hướng đến sự bền vững, tăng cường độ phì của đất và sự đa dạng sinh học. Nông nghiệp hữu cơ cấm sử dụng thuốc trừ sâu bệnh tổng hợp, thuốc kháng sinh, phân bón tổng hợp, sinh vật biến đổi gen, hoóc-môn tăng trưởng, mà phấn đấu cho sự bền vững, tăng cường độ phì của đất và sự đa dạng sinh học."
Nông nghiệp hữu cơ gần với nông nghiệp truyền thống, khuyến khích đa dạng cây trồng, xen canh, luân canh, sử dụng phân xanh, phân ủ, phân động vật, bột khoáng, hạn chế làm đất...để bổ sung nitơ, phốt-pho, kaki cho đất, chống xói mòn.
Ở Mỹ một số hợp chất vô cơ như sắt sulfat, nhôm sulfate, magnesium sulfate, và Bo hòa tan cũng được cho phép trong canh tác hữu cơ.
Như trên để thấy, khái niệm nông nghiệp hữu cơ có nguồn gốc từ Mỹ và Châu Âu, người được coi là cha đẻ của nông nghiệp hữu cơ là Howard, đưa ra khái niệm này vào năm 1940, khi xuất bản cuốn sách của ông An Agricultural Testament (Nông ước).
===========>>>>>>>>>>
Vì thế, có thể nói rằng, NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ nó gần như tách rời với khái niệm HỢP CHẤT HỮU CƠ bên trên. Trong nông nghiệp hữu cơ vẫn có các yếu tố vô cơ như vốn có trong tự nhiên... nhưng các sản phẩm từ HÓA HỌC HỮU CƠ thì lại bị cấm sử dụng trong nông nghiệp hữu cơ như các phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ...
3.THỰC PHẨM HỮU CƠ LÀ GÌ?
Thực phẩm hữu cơ là những loại thực phẩm được sản xuất bằng PHƯƠNG THỨC và TIÊU CHUẨN của nông nghiệp hữu cơ. Tiêu chuẩn về thực phẩm hữu cơ là khác nhau trên thế giới. Thực phẩm hữu cơ cũng không được phép xử lý bằng chiếu xạ, dung môi công nghiệp hoặc các chất phụ gia thực phẩm tổng hợp.
Sự khác biệt trong thành phần hóa học của thực phẩm hữu cơ và thực phẩm thông thường được nghiên cứu và xem xét trên các phương diện: chất dinh dưỡng, chất chống hấp thụ dinh dưỡng và dư lượng thuốc trừ sâu.
4.TẠI SAO BẠN CHỌN THỰC PHẨM HỮU CƠ?
Lý do quan trọng nhất cho việc mua thực phẩm hữu cơ có lẽ là NIỀM TIN về các lợi ích sức khỏe. Nhiều người cho rằng thực phẩm hữu cơ có hàm lượng các chất dinh dưỡng lớn hơn và do đó đem lại lợi ích sức khỏe lớn hơn sản phẩm nông nghiệp thông thường.
TUY NHIÊN: Đến nay, vẫn không có cơ sở khoa học nào đảm bảo rằng thực phẩm hữu cơ có giá trị dinh dưỡng cao hơn, an toàn hơn và mùi vị tốt hơn so với thực phẩm được cho là phi hữu cơ. Thậm chí trong một số trường hợp kết quả còn ngược lại.
Thực phẩm hữu cơ không giàu vitamin và khoáng chất hơn so với thực phẩm thông thường, kết luận do các nhà nghiên cứu trong một tổng kết được công bố tháng 9 năm 2009 trên tạp chí American Journal of Clinical Nutrition.
Sự khác biệt trong thành phần hóa học của thực phẩm hữu cơ và thực phẩm thông thường được nghiên cứu và xem xét trên các phương diện: chất dinh dưỡng, chất chống hấp thụ dinh dưỡng và dư lượng thuốc trừ sâu. Một phân tích tổng hợp năm 2014 cho thấy rằng dư lượng thuốc bảo vệ thực vật ở các sản phẩm thông thường có thể cao gấp 4 lần sản phẩm từ canh tác hữu cơ.
Nếu có chọn hữu cơ, tôi nghĩ lý do dư lượng thuốc bảo vệ thực vật thấp thì có lý nhất.
5.TẠI SAO CHÚNG TA LẠI CHẾT VÌ HỮU CƠ?
Đó là tình hình thực phẩm hữu cơ trên Thế giới nói chung, ở Việt Nam tôi nghĩ là tệ hơn nữa. VÌ CON NGƯỜI QUÁ TỆ.
Như các bạn biết, tôi theo chủ nghĩa tự nhiên, nên không ràng buộc mình vào các tiêu chuẩn hữu cơ. TỰ NHIÊN CÓ TRƯỚC CON NGƯỜI, NÊN LÀ TIÊU CHUẨN CAO NHẤT, PHÙ HỢP NHẤT, TỐT NHẤT CHO SỨC KHỎE CON NGƯỜI.
Chính vì đại đa số tin tưởng rằng thực phẩm hữu cơ là tốt nên ai cần gì cũng hỏi cái X hữu cơ ở đâu bán, bạn có cái Y hữu cơ không...Nhiều lúc đọc câu hỏi của các bạn ở một số nhóm mà thấy buồn...khóc.
Cũng chính vì sự cuồng tín đó tạo ra nhu cầu quá cao, nên các cơ sở sản xuất kinh doanh cũng gắn các sản phẩm của mình thành X hữu cơ, Y hữu cơ...Để bán được nhiều hơn, nhanh hơn. Thế nên bây giờ cái gì cũng hữu cơ, cũng sạch. Đố tìm thấy cái gì vô cơ, với bẩn. Giờ có khi mở của hàng thực phẩm...bẩn mới là xu hướng, kaka.
Trong câu chuyện với một doanh nghiệp chuyên sản xuất và kinh doanh sản phẩm hữu cơ, khi tôi hỏi theo chị thế nào là thực phẩm hữu cơ thì chị nói đại ý là không phân hóa học, không thuốc trừ sâu...thay thế bằng phân hữu cơ, thuốc trừ sâu thảo mộc...đại loại vậy. Tôi lại hỏi thế theo tiêu chuẩn nào hay bên nào chứng nhận không thì chị giải thích: Làm chứng nhận mất nhiều tiền nên chưa làm. Thế sao chị lại công bố sản phẩm là hữu cơ và gắn nó là sản phẩm X hữu cơ đầu tiên tại Việt Nam? Ai chứng nhận là hữu cơ và đầu tiên? Câu trả lời là: Chẳng có ai chứng nhận cả, mình làm với cái TÂM của mình. Thế sao chị không công bố sản phẩm là 3 KHÔNG, 4 KHÔNG, 5 KHÔNG...99 KHÔNG có phải là chuẩn, có phải là làm thật không mà lại bảo là hữu cơ???
Đó cũng là tình trạng chung cho hầu hết các sản phẩm HỮU CƠ hiện nay trên thị trường, đều không có chứng nhận. Có bên còn in logo chứng nhận giả lên sản phẩm mới sợ chứ. Chắc họ nghĩ mỗi mình khôn nhỉ, keke.
Cũng vì con người mất NIỀM TIN ở nhau và chúng ta còn quá nhiều hạn chế nên mới phải sinh ra cái gọi là...CHỨNG NHẬN. Chứ còn ở một môi trường lý tưởng, con người sống bản năng như cây cỏ, không tham lam, không ích kỷ thì cần quái gì cái tờ giấy đó cơ chứ?
Năm ngoái khi tôi đi cùng một nhóm các anh chị quan tâm tới nông nghiệp thăm một công ty sữa khá là lớn, lúc đó họ đã được chứng nhận cỏ hữu cơ, nhưng để có sữa hữu cơ thì...còn xa.
Hay như một doanh nghiệp xuất khẩu chè, rõ ràng là chè cổ thụ, 100% tự nhiên nhưng muốn xuất khẩu phải có chứng nhận hữu cơ của một tổ chức được phép đánh giá. Chứ làm sao họ hợp đồng miệng được và chỉ có chứng nhận mới chứng mình được đó là chè hữu cơ, ít nhất là về mặt pháp lý và giấy tờ.
Có nhiều doanh nghiệp nước ngoài sang Việt Nam định đầu tư nông nghiệp hữu cơ, chọn đất ở một số tỉnh vùng cao tưởng là ngon, thế nhưng khi mang mẫu đất đi xét nghiệm thì không đạt, vì thành phần kim loại nặng trong đất cao. Hay vì gần đó có nhà máy xi măng, vì gần đó có mỏ khai thác quặng, vì khu đó trước đây là kho thuốc súng, gần nguồn nước là nhà máy hóa chất...
Ăn uống là để khỏe mạnh, chứ không phải an toàn, hay sạch, hay hữu cơ, hay gì gì đó. Bạn phải tìm hiểu xem, sản phẩm bạn mua được làm như thế nào, làm những gì và không làm những gì? Đó là quyền của người tiêu dùng!
Người tiêu dùng có toàn quyền quyết định một sản phẩm được phát triển hay không!
Và, chúng ta cần dựa vào nhau sống, nương nhờ vào tự nhiên.
Người kinh doanh, sản xuất cần khôn khéo chứ không phải lươn lẹo. Người tiêu dùng cần chăm chỉ hơn, khi mua hàng hữu cơ nên tìm hiểu trước sản phẩm, khi tiện có thể hỏi một vài câu hỏi sau với người bán, đây là quyền lợi của người tiêu dùng, cần được phát huy:
1.Sản phẩm hữu cơ này có chứng nhận không?
2.Nếu có chứng nhận thì do bên nào cấp?
3.Nếu không thì tại sao lại gọi là hữu cơ?
4.Quy trình sản xuất như thế nào, có sử dụng cái gì và không sử dụng cái gì, nếu không sử dụng thì thay thế bằng cái gì?
5.Sản phẩm này sạch hơn, tốt hơn vậy cái gì chứng minh điều đó? Ví dụ: ăn miếng thịt sẽ ngon hơn, thì ngon hơn là so sánh với miếng thịt nào, của con lợn nuôi bằng phương pháp nào?...
Bài viết của facebooker Xuân Hiến
Cám ơn chủ Thớt đưa bài nầy hay quá!
Khoảng 2 năm trở lại đây, người tiêu dùng bắt đầu rộ lên phong trào hữu cơ, cái gì cũng hữu cơ, đâu đâu cũng hữu cơ, nhà nhà hữu cơ, ngành ngành hữu cơ, ăn ngủ hữu cơ.
Hì hì, những vị theo phong-trào "hữu-cơ", các vị có thật sống "hữu-cơ" không?
Thân.
 

Vì thế, có thể nói rằng, NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ nó gần như tách rời với khái niệm HỢP CHẤT HỮU CƠ bên trên. Trong nông nghiệp hữu cơ vẫn có các yếu tố vô cơ như vốn có trong tự nhiên... nhưng các sản phẩm từ HÓA HỌC HỮU CƠ thì lại bị cấm sử dụng trong nông nghiệp hữu cơ như các phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ...

Cái anh nói, là nông nghiệp tự nhiên, rộng hơn cả nông nghiệp hữu cơ và theo sida tôi đây mới là hướng đi bền vững nhất, chứ không phải nông nghiệp hữu cơ, vì một số người chứng nhận hữu cơ rất khắt khe, nên đòi hỏi đầu vào phải "hoàn toàn hữu cơ" nghĩa là anh sử dụng các loại vô cơ tự nhiên trong ủ phân bón như bột đá, đá khoáng hay muối biển đi nữa, thì sản phẩm làm ra vẫn không được mấy ông này chứng nhận hữu cơ đâu, và nếu làm theo cách được mấy ông này chứng nhận thì khó mà bền vững được, vì cây càng về sau sẽ càng thiếu khoáng chất, thức ăn chính cho cây, vì phân bón chỉ khơi khơi là những hợp chất hữu cơ thì sao mà đủ chất được, còn gây mất cân bằng cho môi trường đất nữa. Còn các sản phẩm từ hóa học hữu cơ mà bị cấm thì cũng nên có giới hạn thôi, độc như thuốc trừ sâu chẳng hạn bị cấm là đúng, nhưng ví dụ như chitosan là sản phẩm hữu cơ đó, nhưng nó cần phải được cô lập, tách chiết để thu lấy, nghĩa là đã qua tay con người rồi, không còn "tự nhiên" nữa, và vẫn được dùng trong nông nghiệp đó thôi, hỏi anh @lethanhan là biết :Hello:
Ngay cả đầu vào có đảm bảo thực sự hữu cơ không, còn không chắc được nữa. Ví dụ anh dùng phân gà làm nguồn đầu vào, có chắc được gà không có kháng sinh không, vì nếu gà có kháng sinh, chất thải của nó cũng có kháng sinh, và ngay đầu vào đã không đáp ứng được tiêu chuẩn rồi, thì sau khi trồng cây sao được chứng nhận, và lấy gì kiểm tra được mẫu cây trồng có chứa kháng sinh không?
 
Last edited:
Cái anh nói, là nông nghiệp tự nhiên, rộng hơn cả nông nghiệp hữu cơ và theo sida tôi đây mới là hướng đi bền vững nhất, chứ không phải nông nghiệp hữu cơ, vì một số người chứng nhận hữu cơ rất khắt khe, nên đòi hỏi đầu vào phải "hoàn toàn hữu cơ" nghĩa là anh sử dụng các loại vô cơ tự nhiên trong ủ phân bón như bột đá, đá khoáng hay muối biển đi nữa, thì sản phẩm làm ra vẫn không được mấy ông này chứng nhận hữu cơ đâu, và nếu làm theo cách được mấy ông này chứng nhận thì khó mà bền vững được, vì cây càng về sau sẽ càng thiếu khoáng chất, thức ăn chính cho cây, vì phân bón chỉ khơi khơi là những hợp chất hữu cơ thì sao mà đủ chất được, còn gây mất cân bằng cho môi trường đất nữa. Còn các sản phẩm từ hóa học hữu cơ mà bị cấm thì cũng nên có giới hạn thôi, độc như thuốc trừ sâu chẳng hạn bị cấm là đúng, nhưng ví dụ như chitosan là sản phẩm hữu cơ đó, nhưng nó cần phải được cô lập, tách chiết để thu lấy, nghĩa là đã qua tay con người rồi, không còn "tự nhiên" nữa, và vẫn được dùng trong nông nghiệp đó thôi, hỏi anh @lethanhan là biết :Hello:
Ngay cả đầu vào có đảm bảo thực sự hữu cơ không, còn không chắc được nữa. Ví dụ anh dùng phân gà làm nguồn đầu vào, có chắc được gà không có kháng sinh không, vì nếu gà có kháng sinh, chất thải của nó cũng có kháng sinh, và ngay đầu vào đã không đáp ứng được tiêu chuẩn rồi, thì sau khi trồng cây sao được chứng nhận, và lấy gì kiểm tra được mẫu cây trồng có chứa kháng sinh không?
Chào các bác. Em sinh sau đẻ muộn. Em cũng đang sản xuất rau ăn lá nói không với phân hóa học. thuốc trừ sâu. và hiện giờ sản xuất rau trong chậu. tuy giá thành cao nhưng chất lượng và đất vẫn luôn màu mỡ. Em tiết kiệm nước và tái sử dụng lại đất chỉ phải bổ xung thêm rất ít chất dinh dưỡng. Tuy chưa phải hữu cơ hoàn toàn nhưng sản phẩm của em cách làm giống kiểu truyền thống ngày xưa . khác là em trồng trong chậu. Hậu sinh xin múa rìu qua mắt thợ ạ. Mong các bác đóng góp cho em để em có thể đi đúng đường ạ.
 
G
sống nay chết mai, trời kêu dạ cái rõ to chứ sao h, chỉ mong người trồng nông sản có tâm, chứ còn h thì nói riết thành ra nói dở
 
sống nay chết mai, trời kêu dạ cái rõ to chứ sao h, chỉ mong người trồng nông sản có tâm, chứ còn h thì nói riết thành ra nói dở
Trồng rau hữu cơ tốn nhiều thời gian , năng suất thấp... tốt vài vụ do thuận lợi thời tiết .. mình có trồng rau sạch dùng trong gia đình : khi ăn ngon hơn rau mua... trẻ con ăn nó tự phân biệt rau này ngon hơn hẳn...!!!
»
Dạ. Chào bác Thuỷ-canh ! Con rất cảm ơn bác, lúc chúng con mới vào làm nông nghiệp, bác là người ủng hộ tinh thần cho chúng con. Hiện tại, chúng con làm việc tại Sài Gòn, nếu có nhân duyên, rất vui được trò chuyện cùng bác bên tách cafe.

Qua thời gian đầu tư vào nhiều loại cây trồng như khoai mì, mãng cầu ta, cây có múi ( Bưởi da xanh, cam, chanh) và Thanh long ruột đỏ.... chúng con rút ra được chút kinh nghiệm: " Năng suất cây trồng sẽ đạt giá trị cực đại tại giao điểm của việc kết hợp phân bón hữu cơ và vô cơ tối ưu".

Với chúng con, "Bón phân là trả lại đất những gì chúng ta đã lấy đi". Ngoài yếu tố đa lượng, phân hữu cơ những hoạt chất có khả năng cải tạo đất như Humic, Fulvic, Chitosan cũng được đưa vào đất để tăng khả năng sử dụng lâu dài mà đất trồng không bị thoái hoá. Hiện nay, những hoạt chất tăng trưởng bà con nên hạn chế sử dụng là gốc kích thích sinh trưởng dòng kích đạm ( vì cấu trúc phân tử vòng Benzen) khi ra môi trường mất hàng chục năm mới phân huỷ được như : Nitro Benzen, Nitrophenol, Nitrophenolate.....

Nói đến đây, xin chia sẽ bà con về hữu cơ khoáng có hàm lượng đạm cao ( ví dụ Hữu cơ có NPK 20-3-3, hay Hữu cơ 18-6-6...) thực tế, những loại này bà con hạn chế sử dụng, vì hàm lượng hữu cơ rất thấp, chủ yếu là bổ sung Đạm ( Ure) vào cho cây hấp thụ nhanh, những yếu tố vi sinh vật có lợi không được quan tâm. Về chuẩn Hữu cơ vi sinh quốc tế quy ước thì tổng 3 yếu tố N-P-K cộng lại < 5%, thì mới là vi sinh tự nhiên. Còn lại là Hữu cơ khoáng chiếm đa số trên thị trường hiện nay.

Vài thông tin bên tách cafe sáng.!
Mình thấy người trồng rau dùng lượng đạm cực cao, phun rất nhiều loại thuốc ko dễ gì rau sạch .. nhà Mình gần khu vực trồng rau
 
Last edited:
R
Như người Nhật, Hàn hiện nay họ cũng canh tác không hoàn toàn hữu cơ, họ không sử dụng các chất cấm, độc hại và cách li trước khi thu hoạch theo thời gian quy định. Tôi cũng là một người nông dân, cần sản phẩm mình làm ra bán được giá, đạt được tiêu chuẩn hữu cơ hay tiêu chuẩn Gap gì đó mà giá trị nông sản lên thì quá tốt chứ nhỉ.
 


Back
Top