Cây gừng gió

- Xin hỏi trên diễn đàn này đã có ai trồng gừng gió chưa ạ ?
- Có ai biết ở đâu mua gừng gió với số lượng lớn không? Tôi đang gây giống gừng gió nhưng sợ khi nhiều lại không có ai mua.
 


- Xin hỏi trên diễn đàn này đã có ai trồng gừng gió chưa ạ ?
- Có ai biết ở đâu mua gừng gió với số lượng lớn không? Tôi đang gây giống gừng gió nhưng sợ khi nhiều lại không có ai mua.
Gừng gió là cây riềng đúng không bạn, đem bán cho mấy hàng thịt cho thì ngọn he:huh: hì. Đùa vậy thôi, bạn có thể bán tươi cũng nhiều người mua mà không thì thái lát phơi khô rồi bán, kiểu gì cũng tiêu thụ được quan trọng là giá thôi. Chúc bạn thành công.
 
Không phải riềng đâu. Mà là một loại có củ giống như gừng nhưng không có mùi gừng riềng gì cả. Vốn mọc lâu năm trên núi hoang. Có tác dụng chữa viêm gan. Nhất là xơ gan kể cả đã đến giai đoan cuối vẫn chữa được.
Ông anh bà con của tôi bị bệnh dùng nó chữa khỏi rồi đem số còn thừa trồng trong vườn . Tôi đã lấy gây ra được một ít.
 
<table><tbody><tr><td class="in_newstitle" align="left" valign="top">Gừng gió điều trị xơ gan cổ trướng đơn thuần</td></tr><tr><td class="in_timepost" align="left" height="20" valign="top">9:32', 23/10/ 2008 (GMT+7) </td></tr><tr><td class="tintop_text" align="left" valign="top">
<table align="right" border="0" cellpadding="3" cellspacing="0" width="1"> <tbody> <tr> <td> </td></tr> <tr> <td class="Image"> Cây gừng gió. Ảnh: Trang Xuân Chi
</td></tr></tbody></table>​
Ông Nguyễn Văn Quảng, 70 tuổi, ở khu vực 8, phường Quang Trung, TP Quy Nhơn, mắc bệnh xơ gan cổ trướng (XGCT) đơn thuần (nghĩa là không có viêm gan siêu vi B, C dương tính và loại trừ ung thư gan) với triệu chứng: bụng to, bè, da niêm mạc vàng nhạt xanh. Qua siêu âm, bác sĩ kết luận ông bị “xơ gan teo cổ trướng có nhiều dịch trong ổ bụng giai đoạn nặng”.
Nghe tin ông Quảng bị bệnh, một người hàng xóm đã mang cho ông củ cây mai gan (gừng gió) tươi, sắc uống nhiều lần, từ đó thấy bụng nhỏ, ngủ được và giảm đau nhức. Từ năm 2000 đến nay, qua nhiều lần kiểm tra, siêu âm bụng, tiên lượng rất tốt, ông Quảng ngày càng khỏe, ăn ngủ bình thường, lao động nhẹ trong vườn nhà.
Gừng gió còn có tên gọi khác là riềng gió, ngải xanh, ngải mặt trời, riềng dại, gừng dại, gừng riềng. Gừng gió có tên khoa học Zingber zerumber (L) Sm, thuộc họ gừng Zingiberaceae. Cây cao 1-1,3 m, thân rễ dạng củ phân nhiều nhánh, lúc củ non có màu vàng thơm. Củ càng già, trồng ở vùng núi cao nguyên thì càng to, chắc, bẻ tách củ trong ruột có màu vàng, có mùi thơm ngọt, dễ chịu. Lá mọc sít, không cuốn, thuôn dài đầu nhọn, phía trên màu xanh lục, hơi nhạt ở phía dưới, bẹ nhẵn, trừ phía trên có lông, cụm dài 30-60 cm phủ đầy vảy, mép có mang lông hoa hình trứng mọc thẳng từ thân rễ, thường có màu lục, khi già màu hồng đỏ, đài và tràng màu trắng, cánh môi màu vàng nhạt. Quả nang hình bầu dục, hạt màu đen, có áo hạt mềm màu trắng, mùa ra hoa vào tháng 5,6.
Cây gừng gió mọc hoang ở khắp nơi, chịu đất ẩm ướt, mát, thường mọc ở bìa rừng, ven suối, đất núi rậm. Cây gừng gió thuộc loại cây cảnh đẹp, có thể trồng trong chậu kiểng để nơi râm mát ở gia đình. Thu hái củ gừng gió thường vào mùa thu.
Gừng gió có vị đắng cay, tính ấm, có tác dụng tán phong hàn, giảm đau trị ứ huyết, chứng trúng gió, chóng mặt nôn nao ngất xỉu, quan trọng hơn là tác dụng tẩy độc, đau bụng, đau nhức sưng tấy, bồi dưỡng sau sinh, kích thích tiêu hóa, ăn ngon, ngủ tốt. Một bệnh nhân XGCT ở TP Phan Thiết sau khi dùng gừng gió trị bệnh thì thấy khỏi hoàn toàn và da dẻ hồng hào.
Ngoài bệnh XGCT đơn thuần, thân rễ gừng gió còn chữa bệnh trúng gió bị ngất, chân tay lạnh bằng cách lấy 20-30 g, rửa sạch, giã nhỏ, thêm ít rượu, chắt lấy nước uống; trị suy dinh dưỡng bằng cách dùng thân rễ thái mỏng ngâm trong rượu 40-500 với liều 40-50 g tươi hay sấy khô ngâm trong thời gian 15-20 ngày, gạn xác lấy nước uống mỗi ngày 3 li nhỏ như khai vị. Ngoài ra, thân rễ gừng gió giã nát cùng với lá chàm mèo, đắp làm thuốc cầm máu vết thương.
Qua quá trình nghiên cứu cho thấy, gừng gió điều trị bệnh XGCT rất hiệu quả. Tuy nhiên, trong bệnh lý nội khoa, ngoài việc chẩn đoán dựa vào lâm sàng, sinh học, siêu âm còn phải dựa trên cơ địa của mỗi người. Do đó cần phải thận trọng khi dùng thang thuốc, nếu không có thể gây ra tác dụng phụ.
Hiện nay, việc tìm mua đúng cây gừng gió tương đối khó, bởi gừng gió rất giống củ nghệ, riềng, gừng, ngãi. Bệnh nhân cần cây gừng gió có thể liên hệ ông Đạt ở địa chỉ 141 Ngô Mây, TP Quy Nhơn.
</td></tr></tbody></table>
 
<table><tbody><tr><td class="in_newstitle" align="left" valign="top">Gừng gió điều trị xơ gan cổ trướng đơn thuần</td></tr><tr><td class="in_timepost" align="left" valign="top" height="20">9:32', 23/10/ 2008 (GMT+7) </td></tr><tr><td class="tintop_text" align="left" valign="top">
<table align="right" border="0" cellpadding="3" cellspacing="0" width="1"> <tbody> <tr> <td> </td></tr> <tr> <td class="Image"> Cây gừng gió. Ảnh: Trang Xuân Chi
</td></tr></tbody></table>​
Ông Nguyễn Văn Quảng, 70 tuổi, ở khu vực 8, phường Quang Trung, TP Quy Nhơn, mắc bệnh xơ gan cổ trướng (XGCT) đơn thuần (nghĩa là không có viêm gan siêu vi B, C dương tính và loại trừ ung thư gan) với triệu chứng: bụng to, bè, da niêm mạc vàng nhạt xanh. Qua siêu âm, bác sĩ kết luận ông bị “xơ gan teo cổ trướng có nhiều dịch trong ổ bụng giai đoạn nặng”.
Nghe tin ông Quảng bị bệnh, một người hàng xóm đã mang cho ông củ cây mai gan (gừng gió) tươi, sắc uống nhiều lần, từ đó thấy bụng nhỏ, ngủ được và giảm đau nhức. Từ năm 2000 đến nay, qua nhiều lần kiểm tra, siêu âm bụng, tiên lượng rất tốt, ông Quảng ngày càng khỏe, ăn ngủ bình thường, lao động nhẹ trong vườn nhà.
Gừng gió còn có tên gọi khác là riềng gió, ngải xanh, ngải mặt trời, riềng dại, gừng dại, gừng riềng. Gừng gió có tên khoa học Zingber zerumber (L) Sm, thuộc họ gừng Zingiberaceae. Cây cao 1-1,3 m, thân rễ dạng củ phân nhiều nhánh, lúc củ non có màu vàng thơm. ..............................
Hiện nay, việc tìm mua đúng cây gừng gió tương đối khó, bởi gừng gió rất giống củ nghệ, riềng, gừng, ngãi. Bệnh nhân cần cây gừng gió có thể liên hệ ông Đạt ở địa chỉ 141 Ngô Mây, TP Quy Nhơn.
</td></tr></tbody></table>

Hy vọng là ai cần liên hệ cả....tôi nữa.
hì hì...!
 
:D Bác botienthi ơi, bác gửi cho tui 1 củ về nhà trống thử với:wub:
 
EM biết rồi tìm thấy hình ảnh của nó đây nhìn cũng đẹp thật
ủ cây gừng gió dùng điều trị bệnh xơ gan cổ trướng Gừng gió ngày càng được nhiều bệnh nhân xa gần trong cả nước tìm để điều trị bệnh xơ gan cổ trướng. Khi dùng gừng gió phải có sự chỉ dẫn nếu không, rất dễ nhầm với các cây ngải, nghệ đen, nghệ vàng, riềng...
Nhận diện cây gừng gió
<dl class="spip_document_624 spip_documents spip_documents_right" style="float: right;"><dt>
gung1-5aecd.jpg
</dt><dt class="spip_doc_titre" style="width: 200px;">Hoa cây gừng gió</dt></dl> Vào năm 2000, khi hay tin ông Nguyễn Văn Quảng, sinh năm 1938, ở KV 5, phường Quang Trung, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định bị bệnh xơ gan cổ trướng đơn thuần (bụng to như bụng phụ nữ mang thai tháng thứ 8, bè, da niêm mạc vàng nhạc xanh) hết bệnh, chúng tôi rất ngạc nhiên vì đây là trường hợp hy hữu. Qua tìm hiểu được biết ông Quảng chữa được bệnh xơ gan cổ trướng bằng cây mai gan và theo ông, đã điều trị xơ gan cổ trướng bằng cây mai gan không được uống rượu bia, phải ăn nhạt ít muối mắm.
Tôi tìm đọc sách, tài liệu về cây, con thuốc Nam dược của giáo sư, tiến sĩ Đỗ Tất Lợi và của nhiều tác giả khác viết về cây thuốc Việt Nam nhưng không sao tìm ra được lai lịch cây mai gan. Qua tìm hiểu từ thực tế được biết đồng bào dân tộc miền núi gọi cây mai gan là cây ngải xanh. Lật lại tài liệu có cây ngải xanh là tên khác của cây gừng gió (trang 368, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của GS - TS Đỗ Tất Lợi, NXB Y học, 2004).
Gừng gió còn có tên khác: riềng gió, ngải xanh, ngải mặt trời, riềng dại; khuhet, phtu, brateal, vong atic (Campuchia); gingembre fou (Pháp), phong khương, khinh kèng (Tày), gừng dại, gừng rừng. Tên khoa học: Zingber zerumber (L) sm, thuộc họ gừng: Zingiberaceae.
Cây cao từ 1 mét đến 1,3 mét. Thân rễ dạng củ phân nhiều nhánh, lúc non màu vàng và thơm sau chuyển thành màu trắng và đắng. Lá mọc so le không cuống mặt trên nhặt, mặt dưới có lông rải rác mép lá uốn lượn.
Củ càng già càng to, chắc; trong ruột có màu vàng, có mùi thơm ngọt, dễ chịu. Lá mọc xếp lớp, không cuống, thuôn dài đầu nhọn, phía trên màu xanh lục, hơi nhạt ở phía dưới; bẹ nhẵn, trừ phía trên có lông...; cụm hoa dài 30 - 60 cm, phủ đầy vẩy, mép có mang lông hoa hình trứng mọc thẳng từ thân rễ thường có màu lục, khi già màu hồng đỏ đài và tràng màu trắng cánh môi màu vàng nhạt. Quả nang hình bầu dục, hạt màu đen, có áo hạt mềm màu trắng, mùa có hoa vào tháng 5 - 6. Cây gừng gió mọc hoang ở khắp nơi, chịu đất ẩm ướt - mát, bìa rừng, ven suối, đất núi rậm. Có thể trồng trong chậu kiểng để nơi râm mát ở gia đình, thuộc loại cây cảnh đẹp.
Cây mọc hoang nơi có độ ẩm mát trong rừng và miền núi, được trồng làm cây cảnh và làm thuốc. Trong gừng gió có nhiều tinh dầu, dầu béo và nhựa. Tinh dầu có 13% các monoterpen và nhiều sesquiterpen, trong đó humulen chiếm 27%, monocylic sesquiterpen xeton, zerumbon 37,5%. Các monoterpen gồm pinen, camphen, limonen, cineol và campho.
Một vài công dụng khác của gừng gió
Gừng gió có vị đắng, cay, tính ấm, có tác dụng tán phong hàn, giảm đau, trị ứ huyết chữa trúng gió bị ngất, tay chân lạnh, đau bụng, đau nhức sưng tấy, làm thuốc cầm máu vết thương, tẩy độc chữa trị nôn nao trong người, chóng mặt muốn ngất xỉu, còn dùng cho phụ nữ sau sinh để kích thích ăn uống bồi dưỡng cơ thể.
Zerumbon, thành phần chính của tinh dầu gừng gió, ức chế sự phát triển của Micrococcus Pyorgenes var, auereus và Mycobacterium tuberculosis.
Thường dùng thân rễ thái mỏng ngâm trong rượu với liều 40 - 50g tươi hay sấy khô trong một chai nước 650 ml, ngâm trong thời gian 15 - 20 ngày, gạn xác lấy nước uống mỗi ngày 3 ly nhỏ như khai vị rất tốt với những bệnh nhân suy dinh dưỡng (trừ xơ gan cổ trướng). Thân rễ gừng gió giã nát cùng với lá chàm mèo, đắp làm thuốc cầm máu vết thương.
Củ cây gừng gió có tác dụng trong điều trị xơ gan cổ trướng đơn thuần, nghĩa là không có viêm gan siêu vi B, C dương tính, và loại trừ ung thư gan. Mặt khác trong bệnh lý về nội khoa, ngoài việc chẩn đoán dựa vào lâm sàng, sinh học, siêu âm, nó còn dựa trên cơ địa của mỗi người, có người chịu, có người không. Do đó vẫn phải thận trọng khi tìm chọn cây thuốc, tránh việc dùng thang thuốc thiếu khoa học.
 
Một điều hấp dẫn của gừng gió là ...giá cao ngất. 1kg tươi có giá tới 200.000đ.
Lúc khan hiếm giá có thể lên đến ...350.000đ mà không có. Hy vọng có một số nông dân đổi đời vì cây này.
 
Một điều hấp dẫn của gừng gió là ...giá cao ngất. 1kg tươi có giá tới 200.000đ.
Lúc khan hiếm giá có thể lên đến ...350.000đ mà không có. Hy vọng có một số nông dân đổi đời vì cây này.
Thế hả bác, vậy trồng ngay thôi
 
Có nhầm không đó cây này mọc đầy trên rừng nam cát tiên............ nghe anh em lâm nghiệp trên đó nói độc lắm.
Còn ở nhà thì papa có trồng để lấy củ ngâm rượu xoa bóp, massage cũng phê phê...

Ngoài ra nhớ lúc còn nhỏ ở quê miền Trung có cây Tré, nhỏ hay ăn bà con biết cây này không ? hình như bẻ mấy cây còn non ăn thì phải.
 
"Một vài công dụng khác của gừng gió
Gừng gió có vị đắng, cay, tính ấm, có tác dụng tán phong hàn, giảm đau, trị ứ huyết chữa trúng gió bị ngất, tay chân lạnh, đau bụng, đau nhức sưng tấy, làm thuốc cầm máu vết thương, tẩy độc chữa trị nôn nao trong người, chóng mặt muốn ngất xỉu, còn dùng cho phụ nữ sau sinh để kích thích ăn uống bồi dưỡng cơ thể.
Zerumbon, thành phần chính của tinh dầu gừng gió, ức chế sự phát triển của Micrococcus Pyorgenes var, auereus và Mycobacterium tuberculosis.
Thường dùng thân rễ thái mỏng ngâm trong rượu với liều 40 - 50g tươi hay sấy khô trong một chai nước 650 ml, ngâm trong thời gian 15 - 20 ngày, gạn xác lấy nước uống mỗi ngày 3 ly nhỏ như khai vị rất tốt với những bệnh nhân suy dinh dưỡng (trừ xơ gan cổ trướng). Thân rễ gừng gió giã nát cùng với lá chàm mèo, đắp làm thuốc cầm máu vết thương.
Củ cây gừng gió có tác dụng trong điều trị xơ gan cổ trướng đơn thuần, nghĩa là không có viêm gan siêu vi B, C dương tính, và loại trừ ung thư gan. Mặt khác trong bệnh lý về nội khoa, ngoài việc chẩn đoán dựa vào lâm sàng, sinh học, siêu âm, nó còn dựa trên cơ địa của mỗi người, có người chịu, có người không. Do đó vẫn phải thận trọng khi tìm chọn cây thuốc, tránh việc dùng thang thuốc thiếu khoa học."

Ấy ! Cây gừng gió có độc đâu!

Còn về tré, Tôi không biết có cây tré, mà chỉ biết tré là một đặc sản tại bình định. Được chế biến bằng tai mũi heo thái nhỏ trần sơ qua rồi gói lại trong lá ổi cùng với riềng giã nhỏ và thính. Ngoài bọc rơm khô treo trong bếp một thời gian rồi sử dụng.
Cách sử dụng tôi sẽ kể ở mục tán gẫu. Phải nói là "bá cháy bọ chét"
 
Cây gừng gió này vùng Đông Nam Bộ rất nhiều!
Hồi trước mỗi lần đi rẫy mình tranh thủ thu hái 1 ít thân cây, lột bỏ bẹ lá và phần già, phần non xào mắm tôm hay kho thịt ba rọi (giống chế biến măng le) ăn cũng thấy hay hay. Nó có hương vị ngái ngái.
Và đến giờ mình vẫn sống vô tư nên chắc không có độc gì đâu Khucthuydu ơi!
 
Và đến giờ mình vẫn sống vô tư nên chắc không có độc gì đâu Khucthuydu ơi!

E nghe các bác lâm nghiệp ở bên rừng quốc gia nam cat tiên nói thế :confused: nó mọc có mà đầy.... có lẽ là hoa là quả của nó độc cũng nên :2cat:
 
Vậy xin hỏi, có ai biết một loại cây mọc ở dưới đất, không có lá, thực dân Pháp đã từng khai thác ở vùng núi phía Bắc. Cây này có dầu, có thể đun nước uống để chữa bệnh dạ dầy?
---------------
Ngoài ra, có bác nào có cây trúc vuông không, nếu có liên hệ với tôi, tôi có mối đang cần thu mua với giá cao
 
Last edited by a moderator:
E nghe các bác lâm nghiệp ở bên rừng quốc gia nam cat tiên nói thế :confused: nó mọc có mà đầy.... có lẽ là hoa là quả của nó độc cũng nên :2cat:

không biết có đúng loại này không nữa ? 19/12 tới tôi mang theo các bác kiểm tra giùm nhé ?
 
Vậy xin hỏi, có ai biết một loại cây mọc ở dưới đất, không có lá, thực dân Pháp đã từng khai thác ở vùng núi phía Bắc. Cây này có dầu, có thể đun nước uống để chữa bệnh dạ dầy?
---------------
Ngoài ra, có bác nào có cây trúc vuông không, nếu có liên hệ với tôi, tôi có mối đang cần thu mua với giá cao
Nếu Bác có cái ảnh post lên cho AE xem thì hay biết mấy nhỉ?
Các loại cây có thể có những tên địa phương khác nhau!
Thân!
 
Một điều hấp dẫn của gừng gió là ...giá cao ngất. 1kg tươi có giá tới 200.000đ.
Lúc khan hiếm giá có thể lên đến ...350.000đ mà không có. Hy vọng có một số nông dân đổi đời vì cây này.
thế bạn có địa chỉ nơi thu mua không tôi cũng có ít đem bán,tôi có 1000m2 cây này,chắc cũng thu được 500kg,hi hi.chỉ cho tui chỗ bán nha.cảm ơn bạn nhiều.nếu cần giống tôi cung cấp cho 500kg chắc trồng nhiều nhỉ,tôi không có chỗ bán nên bán xong dọn đi trồng cây khác thôi.
 


Back
Top