Thu mua Cóc

  • Thread starter buiduchuu
  • Ngày gửi
B

buiduchuu

Guest
mình đang có nhu cầu mua cóc làm thức ăn cho rắn hổ mang. Hiện tại mình đang nuôi hơn 1000 con rắn hổ mang. các bác nào có cóc có thể liên hệ tui sẽ đến tận nơi thu mua với giá cả tốt nhất. Rất mong được hợp tác
 


giá cóc hiện giờ đang xuống 27.000 đồng/kg
---------------
xin moi bà con ai có cóc bán cho tôi đi. ai bán cóc đi
 
Last edited by a moderator:
bao nhiêu thì bạn đến lấy dc?Tôi ở Thanh hóa sẽ gom dc nhiều!
 
Rất cảm ơn bạn đã quan tâm tới vấn đề thu mua cóc. hiện tại giá cóc ở chỗ tôi bán ra là 30.000 đồng/kg. bạn đang ở thanh hóa có thể thu gom cóc khi số lượng nhiều tôi có thể đến chỗ bạn thu mua. vấn đề giá cả tui và bạn có thể cân đối để làm sao chúng ta có thể hợp tác làm ăn lâu dài. Rất mong được hợp tác với bạn. xin cảm ơn!
 
Nghề Làm Ruốc Cóc

NGHỀ LÀM RUỐC CÓC
Theo chân những “lồng cóc di động” từ khắp các ngõ ngách Hà Nội, chúng tôi vỡ lẽ ra rằng, đám người ấy cùng làng và quen nhau cả. Họ đến từ ngôi làng mà nhờ con vật xấu xí này, nhiều nông dân đã đổi đời xây được nhà lầu, trở thành triệu phú.
Cả làng đua nhau làm thịt “cậu ông trời”

Khó có thể phủ nhận những công dụng từ thịt cóc nhưng ai cũng biết rằng, con cóc ấy cũng chứa trong mình một chất kịch độc hãi hùng, có thể giết người hàng loạt dù ăn phải tí ti mủ cóc. Chúng tôi quyết định tìm đường về xóm Thái Bình, huyện Thọ Xuân, Đan Phượng Hà Nội, nơi được mệnh danh là trung tâm phân phối, chế biến cóc lớn nhất Miền Bắc.

Từ trung tâm TP. Hà Nội xuôi xuống Thị trấn Phùng rồi giẽ về xã Thọ Xuân chỉ độ khoảng 50 km. Xóm Thái Bình nằm sát đê sông Hồng, giáp huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc. Chẳng hiểu thiên nhiên ưu đãi thế nào, cóc ở đây nhiều như trâu trấu. Những hôm trời mưa, nước dâng ngập bãi sông là “cậu ông trời” nghiến răng ken két, từng tốp lổm ngổm nhảy lên đường. Chúng bâu đen ở những bụi chuối già, những gốc dứa dại và nhảy cả vào nhà, đu đeo ở chân giường, gầm tủ. Khi ấy, trẻ con người lớn lại tranh thủ đeo giỏ tre xuống đường…vồ cóc.

Ngày trước, từ những năm 1980, khi nồi cơm gia đình còn phải độn sắn độn khoai, người dân ở đây đã biết dùng thịt cóc để cải thiện dinh dưỡng cho đám trẻ còi cọc hay người già ốm yếu. Và cũng chính ở đây, đã có người mất mạng vì “dính” chất kịch độc trong trứng cóc. Thế nhưng, chính vì chất dinh dưỡng đặc biệt có trong thịt cóc nên đây vẫn là món ăn dạng tẩm bổ.



Thời gian ấy, trong làng cũng đã có vài người nhanh nhạy, đi thu gom cóc sống, về giã ruốc đem bán ở những vùng lân cận. Bán không được thì đem đổi gạo, đổi bánh ướt chạy bữa, rẻ bèo như mớ tôm rau.

Mấy năm trở lại đây, khi người ta dám ăn cả con gián, con giun thì món thịt cóc dần trở thành một món “đặc sản” cao cấp. Làm bao nhiêu cũng bán hết, lời lãi cũng khá nên người dân ồ ạt chuyển sang nghề đi vồ cóc. Xã Thọ Xuân chẳng biết từ bao giờ đã trở thành trung tâm phân phối thịt cóc lớn nhất miền Bắc.

Vào làng giữa buổi ban ngày, khó có thể tìm thấy bóng dáng người phụ nữ nào ở đây. Bà Lê Thị Xoan, 64 tuổi chủ quán nước ở gốc đa đầu làng thì thụp: “Vào làng tìm người giờ này thì khó lắm chú ơi, họ đi bán ruốc cóc từ sáng sớm rồi, đến tối mịt mới về, chỉ toàn trẻ con với người già ở nhà thôi”.

Từ đây, họ toả đi khắp các tỉnh thành trong cả nước, gần thì Nam Định, Hải Phòng, xa thì vào tận TP. Hồ Chí Minh. Mỗi chuyến đi xa, họ có thể đi tới 1 tháng mới trở về. Đến đâu họ mua lại cóc sống ở đó, người nào có nhu cầu ăn ruốc thì họ mang cóc vào tận nhà làm ruốc.

Muôn chặng đường ruốc cóc

Hiện nay, cả xã Thọ Xuân có khoảng trên 100 hộ gia đình tham gia nghề làm ruốc cóc. Chị Lê Thị Phượng, 40 tuổi ở cụm dân cư số 7, xã Thọ Xuân cho biết: “Gặp khách sang thì bán được 120.000 đồng một lạng ruốc, không thì chỉ khoảng 80.000 đồng một lạng thôi. Trung bình mỗi ngày cũng lãi ra được khoảng 100.000 đồng”.

Những người như chị Phượng chủ yếu lấy công làm lãi, buôn bán nhỏ lẻ. Ở Thọ Xuân, thời gian gần đây xuất hiện những thương lái vốn lớn, nhập về hàng nửa tấn cóc một ngày để tiêu thụ cho khắp vùng.

Hộ gia đình anh Trần Văn Lâm và chị Lê Thị Ngoan ở cụm dân cư số 8, là một trong những cơ sở chế biến thịt cóc lớn nhất xã Thọ Xuân. Nhà anh Lâm trước kia vốn chuyên nghề buôn bán rắn rết, ếch nhái. Mấy năm trở lại đây, thấy buôn bán cóc có “lộc”, anh Lâm bỏ hẳn nghề buôn rắn, chuyển sang buôn “cậu ông trời”.

Trước đây, nguồn hàng chủ yếu được thu mua lại của đám trẻ con một buổi đi học, một buổi đi vồ cóc trong xã Thọ Xuân và các xã lân cận. cứ khoảng 5.000 đồng/1kg cóc sống. Mấy năm trở lại đây, người ta săn lùng dữ dội quá, cóc ở đây hiếm hẳn, chỉ lác đác xuất hiện sau cơn mưa lớn. Cánh thương lái bán buôn trong làng cũng đổi hướng, tìm những mối hàng khác, nhập cóc về từ những vùng xa như Cao Bằng, Đà Nẵng, Cà Mau…



Chỉ lấy phần thân và hai đùi cóc để làm ruốc


Vừa nhanh tay trút cóc từ bao tải vào lồng cho khách mua, anh Lâm vừa cười lớn: “Buôn cóc bẩn lắm, người nó hôi, nước tiểu lại khai rình, khó ngửi lắm. Đứng cạnh mấy gã buôn cóc là biết ngay”.

Anh Lâm nói quả không ngoa vì đứng giữa sân căn nhà 3 tầng khang trang của anh Lâm, tôi suýt chút nữa ói mửa vì mùi tanh nồng của máu cóc hòa trộn với mùi hôi thối từ những phế phẩm như đầu, chân tay cóc dưới miệng cống sát cạnh giếng khoan.

Ngày bình thường, anh chị cũng thuê người mổ bụng hơn 1 tạ cóc sống để làm 10 kg ruốc cóc. 10 kg ruốc cóc này sẽ được đổ mối cho cánh xe rong, đem bán ở khắp các nơi.

Ruốc cóc: vừa ăn vừa run

Cụ Xuân, mẹ anh Lâm năm nay đã 80 tuổi, đã có hơn 20 năm kinh nghiệm trong nghề thịt cóc. Cụ thành thật: “Bí quyết gì đâu, quen tay là làm được thôi mà. Con cóc sống đem rửa sạch, môt bụng vứt hết nội tạng, bỏ đầu và bàn chân bàn tay đi sau đó lột da, chỉ lấy phần thân và hai đùi”.

Con ngõ nhỏ cạnh sát mép rãnh nước thải nhà anh Lâm được biến thành xưởng chế biến cóc tại gia. Cứ 4 lao động tạo thành một “kíp” chế biến cóc, người chuyên bỏ đầu, người chuyên lột da, người chuyên nhúng rửa. Để “chuyên nghiệp hoá” công đoạn cắt bỏ đầu cóc, cụ Xuân dùng một cây kéo thợ may cỡ to, gắn xuống một tấm gỗ tạo thành một dụng cụ như kiểu “cẩu đầu trảm” thời trước. Cụ Xuân kê đầu con cóc vào đó, nhấn kéo, con cóc bị cắt bỏ đầu trong chớp mắt.


Cụ Xuân - Một cao niên trong nghề làm thịt cóc

Máu cóc được tống trực tiếp xuống cống làng

“Công đoạn này phải làm thật nhanh để mủ cóc có chất độc không dính vào phần thịt. Chẳng phải bí quyết gì đâu, cứ làm nhiều là quen tay thôi mà”, cụ bật mí. Tôi “mạo muội” đề cập đến những trường hợp đã mất mạng vì dính độc thịt cóc thời gian gần đây, cụ Xuân chỉ tay lên trời thề quyết liệt khiến tôi cũng hoảng “mấy chục năm kiếm cơm bằng ruốc cóc, chưa ai ăn mà bị độc bao giờ, tôi nói sai tôi mù hai mắt”.

Và Hoàng Thị Năng, Phó Bí thư Đảng uỷ xã Thọ Xuân thì dè dặt hơn: “Khoảng 20 năm nay, chưa có bất cứ một vụ ngộ độc nào xảy ra khi ăn sản phẩm ruốc cóc có xuất xứ từ địa phương. Thế nhưng, để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người xử dụng cũng như những lao động làm nghề, chúng tôi sẽ tiền hành xiết chặt quản lý hơn nữa”.

Bác sỹ Nguyễn Kim Sơn – Phó Giám đốc Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: “Thịt cóc là thực phẩm giàu dinh dưỡng, hàm lượng protid và lipid trong thịt cóc cao (53% protid, 12% là lipid), hàm lượng sắt và kẽm hơn hẳn các loại thịt thông thường (65% sắt và 10% là kẽm). Các acid amin trong cóc là các acid amin quan trọng với hệ thần kinh, và dễ hấp thu. Vì thế, thịt cóc có tác dụng bồi bổ, điều trị chứng còi xương, suy dinh dưỡng ở trẻ em”.

Thế nhưng ngược lại, cóc cũng chứa chất bufotoxin - là một chất kịch độc có thể gây chết người ngay lập tức. Chất độc này có nhiều ở da, trứng, gan cóc. Nếu dùng dao không sắc để chế biến cóc, chất độc này rất dễ dính vào phần thịt được dùng để ăn.

Chúng tôi dời ngôi làng trù phú yên ả bên tả ngạn sông Hồng mà trong lòng còn canh cánh. Khi nghề làm ruốc cóc đã trở thành một nghề đem lại thu nhập cho người dân, thiết nghĩ, các cơ quan chức năng cần sớm có một tiếng nói bảo vệ người tiêu dùng, tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra khi dùng loại thực phẩm này. Như thế cũng là bảo vệ nghề nghiệp, thu nhập cho người dân làng cóc.
Tiến Minh

Việt Báo (Theo_VnMedia)
 
Chỉ cần cái thớt nhỏ như lòng bàn tay, anh bán cóc tên T. nhanh chóng mổ thịt 3kg cóc cho một khách hàng ngay lề đường.


Bán cóc dạo trên đường Nguyễn Kiệm, Gò Vấp. Phần thịt cóc giao cho khách không hề được rửa lại; chuyện rửa tay, thớt sau khi làm thịt cóc, cũng được T. tiến hành một cách sơ sài, chiếu lệ.
Thời gian gần đây, trên các ngả đường ở TP HCM xuất hiện nhiều người hành nghề bán thịt cóc dạo. Nhiều nhất là khu vực gần Bến xe Miền Đông (Bình Thạnh), các tuyến đường Nguyễn Kiệm, Quang Trung (Gò Vấp). Mỗi ngày trên địa bàn thành phố tiêu thụ hàng tấn thịt cóc từ đội quân bán dạo này. Chúng tôi chứng kiến nhiều kiểu làm thịt cóc rất sơ sài, cẩu thả của những người bán cóc dạo ngay trên hè phố cho khách hàng của mình.

Trong những năm qua, ở Việt Nam đã từng xảy ra nhiều vụ ngộ độc do tiếp xúc và ăn thịt cóc. Có những vụ ngộ độc gây chết nhiều người trong gia đình như ở Nghệ An chết 3 bố con, ở Tiền Giang chết 2 chị em…; tác nhân gây độc chính là bufotoxine, một loại độc tố có trong cơ thể cóc, tập trung nhiều nhất ở trứng, gan và da cóc. Thịt cóc được dân gian xem là món ăn bổ dưỡng, giàu can xi, chống suy dinh dưỡng ở trẻ em. Thế nhưng, độc tố trong một con cóc có thể gây chết từ 4 đến 5 người khỏe mạnh. Vì vậy, khâu làm thịt, chế biến thịt cóc phải có kiến thức mới mong đảm bảo an toàn cho người ăn được.

Đường Nguyễn Kiệm được xem là "chợ cóc", mỗi ngày nơi đây có hàng chục xe đạp, xe gắn máy mang theo lồng, giỏ đựng cóc đứng chờ khách. Và người mua cũng không phải ít, mặc dù giá rất cao, một kg cóc sống bán với giá từ 70 ngàn đến 100 ngàn đồng, 1kg chà bông làm từ cóc có giá 700 ngàn đồng. Tại đây, khách không phải nhúng tay vào làm, mọi thứ đều phó mặc cho người bán.
Chỉ cần cái thớt nhỏ như lòng bàn tay, anh bán cóc tên T., quê từ miền Trung nhanh chóng mổ thịt 3kg cóc cho một khách hàng ngay lề đường. Sau khi gói lại phần thịt cho khách, T gom tất cả những da, gan, trứng cóc bỏ vào bao bóng vứt xuống vệ đường. Phần thịt cóc giao cho khách không hề được rửa lại; chuyện rửa tay, thớt sau khi làm thịt cóc, T cũng chỉ có nửa chai nước nhỏ rửa qua loa.

Không biết phần "chất độc" bỏ lại sẽ gây tác hại cho người đi đường như thế nào, chưa kể một số loài cóc chứa độc tố tetrodotoxin (có ở cá nóc) thông qua cơ chế cộng sinh với vi khuẩn lan ra môi trường.

Điều đáng bàn là hiện vẫn chưa có cơ quan chức năng nào quản lý và giám sát loại thực phẩm có nguy cơ gây ngộ độc chết người này. Thiết nghĩ, Sở Y tế thành phố cần có biện pháp quản lý tình trạng lưu thông loại thực phẩm này. Đồng thời, người dân phải thận trọng khi mua, ăn thịt cóc để tránh những ngộ độc đáng tiếc xảy ra

Theo Bá Dũng
CAND
---------------
tôi đang thu mua cóc.
 
Last edited by a moderator:
Chào anh em,
Số là, có ông chú ruột dưới quê chuyên đi "bắt cóc" - con cóc làm thịt,không phải bắt cóc trẻ em nhé. Anh em nào biết chỗ thu mua cóc với số lượng lớn làm ơn cho mình biết với, mình xin đa tạ
Xin cảm ơn.
 

mình đang có nhu cầu mua cóc làm thức ăn cho rắn hổ mang. Hiện tại mình đang nuôi hơn 1000 con rắn hổ mang. các bác nào có cóc có thể liên hệ tui sẽ đến tận nơi thu mua với giá cả tốt nhất. Rất mong được hợp tác
 
CÓC VỪA ĐỘC, VỪA CHỨA NHIỀU GIUN SÁN KÝ SINH TRÙNG
“Trên thế giới có nhiều nghiên cứu khẳng định nọc cóc có nhiều chất độc. Nọc độc này có thể tiết qua hạch bạch huyết truyền đi khắp da, mủ, trứng và gan cóc. Cóc cũng chứa nhiều giun sán, ký sinh trùng không có lợi cho cơ thể”.
Đó là khẳng định của GS.TS Nguyễn Thị Dụ, nguyên Giám đốc TT chống độc BV Bạch Mai, hiện là Chủ tịch Hội đồng khoa học nghiên cứu về hiện tượng ăn thịt cóc sống chữa ung thư mà Bộ Y tế vừa thành lập. Các nghiên cứu cho thấy, trong nọc cóc có chất bufagins, (giống với chất độc có trong cây trúc đào và nếu được tính toán kỹ lưỡng, thận trọng về liều lượng sẽ có tác dụng trong điều trị suy tim); tetrodotoxin (có trong cả cá nóc và nếu trúng độc, sẽ bị co mạch, tăng huyết áp, làm cho tim đập nhanh hoặc chậm...). Trong thực tế suốt thời gian làm công tác điều trị chống độc, GS Dụ đã chứng kiến nhiều ca ngộ độc đau lòng vì ăn thịt cóc. Trong đó, GS Dụ vẫn nhớ như in trường hợp của 3 ông cháu phải vào Trung tâm chống độc BV Bạch Mai cấp cứu vì ngộ độc thịt cóc năm 2001. Ông nội bắt và làm cóc cho cháu ăn. Dù đã cẩn thận lột da, bỏ mỡ, chỉ lấy phần nạc ở đùi, thân... nhưng sau ăn, một cháu chết ngay tại nhà, một cháu vào viện trong tình trạng bị rối loạn nhịp tim, phải đặt nội khí quản và điều trị chống độc.
“Dù thịt, mỡ cóc không có độc nhưng tôi vẫn khuyên người dân không nên sử dụng nguồn thực phẩm này. Vì khi chế biến không cẩn thận, chẳng may chất độc của da, nọc cóc dính vào thịt, sau đó lại chế biến cho trẻ ăn sẽ rất nguy hiểm, thậm chí tử vong. Điều đó không ai có thể lường trước, không ai có thể khẳng định mình làm khéo đến mức độc tố không dính vào thịt. Hơn nữa trong cóc chứa nhiều giun sán, ký sinh trùng, nếu chế biến không kỹ, giun sán, ký sinh trùng sẽ gây hại cho cơ thể”, GS Dụ nói.
“Nghiên cứu hiện tượng ăn cóc sống chữa ung thư, đây là một vấn đề rất mới, y văn trên thế giới cũng ít đề cập, vì thế, chúng tôi không thể vội vàng. Theo tôi, cần phải mất từ 3-5 năm mới đủ cho thời gian nghiên cứu. Và tôi cũng khẳng định lại, chúng tôi mới bắt đầu quá trình nghiên cứu về vấn đề này, vì thế, người dân nên ngừng ăn cóc sống trước khi có câu trả lời rõ ràng của khoa học”, GS Dụ khẳng định. Người dân có thể nhận biết dấu hiệu ngộ độc cóc như thấy tê môi, buồn nôn, nôn, rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh, hồi hộp, tụt huyết áp, hoảng hốt vì thế sinh ra ảo giác, các rối loạn nhịp tim nguyên hiểm, hạ huyết áp, một số trường hợp có thể co giật...
 
eastern_american_toad_440.jpg
 
Ngộ Độc Cóc

Cóc thuộc nhóm động vật lưỡng cư, sống ở khắp nơi trên thế giới, gồm nhiều loài:
Bufo melanosticus
Bufo galeatus
Bufo garmani
Bufo gutturalis
Bombina maxima
Megophrys longipes
… … …
Con cóc phổ biến ở việt nam là loài cóc nhà (Bufo melanostictus), thuộc họ Bufonidae.
Dưới da cóc xù xì có nhiều tuyến chứa nọc độc (bufotoxin) rất mạnh, gồm các độc tố chính: bufotalin, bufotonin, bufotenin, và một số hợp chất hữu cơ khác.
Nọc cóc được sử dụng trong y học (tây y) để cầm máu, kích thích thần kinh, trợ tim mạch. Hiện nay không còn thông dụng.
Trong đông y, nọc cóc được dùng ngoài da để chống viêm nhiễm (chiết xuất dưới dạng cao).
Gan cóc, trứng cóc cũng chứa bufotoxin nhưng ít hơn nhiều so với da cóc.
Thịt cóc có tỷ lệ đạm rất cao và không chứa nọc độc.

QUAN NIỆM DÂN GIAN VỀ LỢI ÍCH CỦA THỊT CÓC

Theo quan niệm dân gian, thịt cóc là món ăn ngon, bổ, chống suy dinh dưỡng, chống còi xương, giúp tăng chiều cao của trẻ.
Vì vậy thịt cóc đã được dùng với nhiều mục đích khác nhau:
Để “tẩm bổ”, “nâng cao sức khoẻ” hoặc “tăng cường dinh dưỡng”...
Để chữa bệnh cho trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, còi xương, chậm lớn…

ĐÔNG Y SỬ DỤNG NHỰA CÓC VÀ THỊT CÓC

I. Nhựa cóc (Thiềm tô):
Dưới da cóc xù xì có nhiều tuyến chứa nọc độc bufotoxin rất mạnh (gọi là nhựa cóc), gồm các độc tố chính: bufotalin, bufotonin, bufotenin, và một số hợp chất hữu cơ khác.
Theo Y học cổ truyền, nhựa cóc được dùng trong nhiều bài thuốc chửa bệnh.
Bài thuốc chữa các chứng đầu đinh, nhọt độc, sưng đau: Lấy nhựa ở tuyến sau tai con cóc, hoà với sữa người, bôi chỗ nhọt sưng tấy.
Một bài thuốc Đông y kinh điển là “Lục thần hoàn” có thành phần dược liệu bao gồm xạ hương, trân châu, băng phiến, nhựa cóc và ngưu hoàng. Bài thuốc có tác dụng trị cảm sốt nặng, mê man, kinh giản, suy tim...
Ngoài ra, còn có khá nhiều đơn thuốc Đông y trong thành phần có chứa cóc, hầu hết đều xuất phát từ kinh nghiệm gia truyền. Tuy vậy, trong thành phần bài thuốc, hàm lượng cóc chỉ chiếm một lượng nhỏ bên cạnh nhiều vị thuốc có tác dụng kiện tỳ tiêu thực (theo Đông y) như mạch nha, sơn tra, thần khúc, hạt sen, hoài sơn,...

II. Thịt cóc (Thiềm nhục):
Thịt cóc là một loại thức ăn chứa nhiều đạm dễ hấp thụ đối với cơ thể, nhất là trẻ em suy dinh dưỡng. Dễ kiếm và rẻ, thịt cóc chứa protid cao, trong đó có nhiều acid amin có giá trị cao: histidin, asparazin, leucin, tyrosin…
Đã có khá nhiều bài thuốc có thịt cóc như “Viên Cam Cóc”, “Bột Dinh Dưỡng 0106”, “Thuốc Cam Hàng Bạc”, “Bột Cóc Baby”...
Một bài thuốc điển hình là “Viên Cam Cóc” gồm: bột thịt cóc 100g, bột chuối tây 150g, bột lòng đỏ trứng gà 20g, tất cả trộn đều làm thành viên 4g, mỗi ngày uống 4 viên chia 2 lần với nước nóng.

NHỮNG TÌNH HUỐNG NGỘ ĐỘC CÓC

Rất hiếm có trường hợp nạn nhân bị dính nhựa cóc vào mắt, miệng.
Hầu hết nạn nhân là những người đã ăn những món ăn được chế biến từ cóc như: cháo cóc, chà bông cóc (ruốc cóc)…
Nạn nhân ở mọi lứa tuổi.
Nạn nhân có thể tự chế biến cóc để ăn, cũng có thể nạn nhân được người khác chế biến cho ăn (trẻ em).
Người chế biến cóc và người ăn cóc có thể không biết (hoặc đã biết) trong cóc có chứa độc chất gây chết người.
Có thể nạn nhân đã ăn luôn các cơ quan có chứa độc của cóc (da cóc, trứng cóc, gan cóc, ruột cóc, mật cóc).
Cũng có thể nạn nhân đã loại bỏ các cơ quan có chứa độc của cóc, chỉ ăn phần thịt và xương cóc, nhưng trong quá trình chế biến đã làm nhựa ở da cóc dính vào thịt cóc.
Có những trường hợp chỉ vì những lợi ích của thịt cóc bất chấp những nguy cơ đã biết qua sách báo, nhiều người vẫn cho con của họ ăn thịt cóc vì tin tưởng bản thân đã làm cóc rất kỹ (không để dính độc).

TRIỆU CHỨNG NGỘ ĐỘC CÓC
Xuất hiện 1-2 giờ sau khi ăn.
1.Rối loạn tiêu hóa: đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn và nôn.
2.Rối loạn tim mạch: ban đầu huyết áp cao, nhịp tim nhanh, có thể do bufotonin. Sau đó rối loạn ngoại tâm thu thất, cơn nhịp nhanh thất, cuồng thất, rung thất. đôi khi có block nhĩ thất nhịp nút dẫn đến trụy mạch. Các rối loạn nhịp có thể do bufotalin.
3.Rối loạn thần kinh và tâm thần: Bufotenin có thể gây ảo giác, ảo tưởng, rối loạn nhân cách. Với liều cao hơn nữa, có thể gây ức chế trung tâm hô hấp, cuối cùng gây ngưng thở.
4.Tổn thương thận, viêm ống thận cấp, vô niệu.

XỬ TRÍ NGỘ ĐỘC CÓC
Chủ yếu chống rối loạn tim mạch, hô hấp, thần kinh và thận.
1.Thải trừ chất độc:
Rửa dạ dày
Than hoạt và thuốc sổ
Lợi tiểu furosemide
2.Chống loạn nhịp tim:
Tốt nhất là đặc máy tạo nhịp tim tạm thời qua tĩnh mạch.
3.Chống tăng huyết áp.
4.Chống rối loạn hô hấp: oxy liệu pháp, có thể cần phải đặt nội khí quản thở máy xâm lấn.
5.Chống rối loạn thần kinh và tâm thần: Diazepam, phenobarbital.
6.Chống suy thận cấp: lọc ngoài thận (thận nhân tạo)

Lưu ý:
Bài viết trên cho trường hợp ngộ độc qua đường tiêu hóa (ăn phải), gây ra các triệu chứng ngộ độc mang tính hệ thống.
Trường hợp bị dính chất nhựa cóc vào mắt, miệng… gây ra hiện tượng rát bỏng, sưng phồng. Nếu lỡ bị dính chất nhựa cóc vào mắt, miệng... thì nhanh chóng rửa chổ bị dính nhiều lần bằng nước sạch.

NHỮNG LỜI KHUYÊN

Chúng ta đã biết bên cạnh những lợi ích từ cóc là những nguy hiểm có thể gây tử vong, như vậy không đáng cho chúng ta mạo hiểm.
Trong trường hợp bạn vẫn muốn dùng những sản phẩm được chế biến từ thịt cóc, thì chỉ nên sử dụng những sản phẩm có chứng nhận của Bộ Y tế. Không nên tự làm hoặc mua hàng bán rong vì không đảm bảo chất độc không bị dính sang thịt.
Trong trường hợp bạn vẫn muốn làm thịt cóc để ăn, thì khi làm thịt cóc phải lột bỏ da cóc và nội tạng của cóc, chỉ lấy phần thịt và xương cóc. Lưu ý: tránh nhựa (mủ) bắn vào mắt, tránh nhựa (mủ) dính vào thịt cóc, tránh làm vỡ trứng cóc và sót trứng cóc trong thịt.
Ý kiến đến cơ quan quản lý thực phẩm nên cấm bán thịt cóc, chà bông cóc… chỉ những mặt hàng có đăng ký mới được phép lưu hành.

CÁCH CHẾ BIẾN VÀ SỬ DỤNG THỊT CÓC SAO CHO AN TOÀN?

Chọn những con cóc to, màu xám hay vàng (không dùng những con có mắt đỏ, gọi là cóc tía, vì loài này rất độc) rửa sạch, để khô.
Dùng dao sắc chặt bỏ đầu (phía dưới 2 tuyến độc ở mang tai), chặt bỏ cả 4 bàn chân, khía dọc sống lưng, lột da (nên lột trong chậu nước hay dưới vòi nước để tránh nhựa không dính vào thịt và không văng vào mắt), khoét bỏ hậu môn, loại bỏ hết nội tạng như ruột gan, mật, nhất là trứng cóc. Còn lại thịt và xương, lấy chúng thả vào chậu nhiều nước, khỏa mạnh, thay nước nhiều lần.
Để tách được phần thịt ra khỏi xương, cách làm như sau: cho cóc (đã lột sạch da và vứt bỏ hết nội tạng) vào chậu nước sôi để chừng 5-10 phút, thịt cóc sẽ co lại, vớt ra tuốt hết thịt để làm chà bông cóc (ruốc cóc) hoặc rang dòn tán thành bột mịn.

Cẩn thận khi chế biến cóc:
Tránh nhựa (mủ) bắn vào mắt người làm (đeo kính bảo hộ).
Tránh nhựa (mủ) dính vào thịt cóc.
Tránh làm vỡ trứng cóc, dính và sót trứng cóc trong thịt.

Lượng dùng:
Trẻ nhỏ: 15g/ngày (tương đương với 3 muỗng cà phê) chia làm 3 lần trong ngày (sáng, trưa, chiều), quấy đều trong cháo hay bột.
Người lớn: 30g/ngày (tương đương 6 muỗng cà phê) cũng chia làm 3 lần trong ngày (sáng, trưa, chiều).
Mỗi đợt dùng chừng 10 con, sau đó nghỉ 7-10 ngày rồi dùng tiếp.
 
ĐỘC TỐ CÓ TRONG CÓC LÀ GÌ? ĐỘC TỐ Ở CƠ QUAN NÀO?

Độc tố có trong cóc gọi là bufotoxin.
Các bufotoxin chính là: bufotalin, bufotonin, bufotenin …
Độc tố bufotoxin có trong: da cóc, trứng cóc, gan cóc
Thịt và xương cóc không có độc tố bufotoxin.


THỊT CÓC KHÔNG ĐỘC. TẠI SAO ĂN THỊT CÓC BỊ NGỘ ĐỘC?

Thịt cóc không độc, nhưng da cóc, gan cóc, trứng cóc có độc.
Ăn thịt cóc bị ngộ độc là do thịt cóc bị nhiễm độc từ các cơ quan chứa độc của cóc (da cóc, trứng cóc, gan cóc…). Điều này xãy ra trong quá trình làm thịt cóc: tay lột da cóc bị dính nhựa cóc sau dó tiếp tục cầm nắm vào thịt cóc, hoặc làm bể trứng cóc, hoặc để sót trứng cóc.
Lưu ý: độc tố trong cóc không bị nhiệt phân huỷ.
 
mình đang có nhu cầu mua cóc làm thức ăn cho rắn hổ mang. Hiện tại mình đang nuôi hơn 1000 con rắn hổ mang. các bác nào có cóc có thể liên hệ tui sẽ đến tận nơi thu mua với giá cả tốt nhất. Rất mong được hợp tác
 
Rất cảm ơn bạn đã quan tâm tới vấn đề thu mua cóc. hiện tại giá cóc ở chỗ tôi bán ra là 30.000 đồng/kg. bạn đang ở thanh hóa có thể thu gom cóc khi số lượng nhiều tôi có thể đến chỗ bạn thu mua. vấn đề giá cả tui và bạn có thể cân đối để làm sao chúng ta có thể hợp tác làm ăn lâu dài. Rất mong được hợp tác với bạn. xin cảm ơn!
 


Back
Top