hướng dẫn giúp em cách chiết cành mai để trồng

nhà em có cây mai vàng đã lâu tuổi trồng ngoài đất cành cây cao hơn mái hiên trước nhà nên em định sẽ cưa đi nhưng những cành tre6n bỏ thì uổng nên em định chiết ra để trồng. nhưng nghe nói cây mai chiết rất khó sống . nên em viết bài viết này rất mong nhận được sự hướng dẫn và hỗ trợ chi tiết từ các thành viên trong diễn đàn. xin chân thành cám ơn !
 


cám ơn anh nhiều lắm. À anh cho em hỏi . em đang buân khuân công đoạn "Lấy bao nilon bọc quanh chố cắt để chống nước xâm nhập. Khoảng vài tháng sau sẽ xuất hiện một lớp võ tái sinh ven vết cắt". trong thời gian dùng bao nilon bọc quanh có cần phải che nắng hay gì không ? .
rất mong nhận được câu trả lời !
 
Chào bạn, tôi và các anh em có bình luận về bài viết “Kỹ thuật chiết cây mai vàng đại thụ” của anh Lê Thạnh bạn có thể đọc để tham khảo. Tôi xin trích lại toàn bộ phần bình luận của mình như sau:
“Sau khi đọc bài “Kỹ thuật chiết cây mai vàng đại thụ” của anh Lê Thạnh, tôi thấy kỹ thuật chiết cành mai vàng của mình xem ra đơn giản hơn. Ở Tân Phú Đông – Tiền Giang mai vàng được trồng xen trong vườn dừa nên chúng thường suôn, cao và ít cành do đó cần phải cắt bỏ phần trên để tạo cành lại. Để sử dụng được phần cắt bỏ này, năm 2004 tôi đã thử dùng phương pháp chiết cành bằng cách phân phần trên của cây mai ra thành nhiều đoạn khác nhau có chiều dài khoảng 50cm và bó chiết. Sau đó 3 tháng thì 10 nhánh chiết của tôi đều ra rễ mạnh. Như vây, từ một cây mai vàng ban đầu tôi đã cho ra được 11 cây với kỹ thuật chiết cành đơn giản như sau:
Bước 1: Dùng dao khoanh và bốc vỏ cây tại vị trí cần chiết. Chiều dài bốc vỏ từ 4cm đến 7cm tùy theo đường kính cây.
Bước 2: Cạo sạch lớp nhầy bám bề ngoài phần gỗ để phần vỏ bị bốc chậm liền lại (có thể cạo phạm phần thân gỗ).
Bước 3: Dùng dây ni lông quấn đều hết vị trí hết vị trí bốc vỏ và buột chặc lại (để hạn chế sự phát triển trở lại của vỏ sau khi cạo).
Bước 4: Để cây ra rễ nhanh và đều nên dùng thuốc kích thích bôi vào phần vỏ phía trên vị trí bốc vỏ.
Bước 5: Dùng chất liệu để chiết (nên dùng bụi dừa) bó vào thân cây và dùng bao ni lông quấn kín bên ngoài để chồng mất nước do bay hơi và không cho nước mưa xâm nhập bó chiết.
Chú ý:
- Vỏ mai vàng liền lại rất nhanh sau khi bốc nên nếu chiết như các loại cây khác thì rất khó ra rễ do phần trên của cây không bị mất nước nên không kích thích ra rễ. Vì vậy việc cạo sạch lớp nhầy và quấn dây ni lông thật chặt ở vị trí bốc vỏ là cần thiết nhất.
- Chúng ta có thể thực hiện liên tục năm bước trên mà không cần thời gian cách ly giữa các bước nên rút ngắn được thời gian so với kỹ thuật chiết của anh Lê Thanh.
- Bó chiết buột càng chặt thì cây ra rễ càng sớm.
- Thời gian chiết tốt nhất là trước, sau tết một tháng.
Mai vàng trồng bằng cách chiết cành có các ưu điểm vượt trội so với mai vàng trồng bằng hạt:
- Bộ rễ luôn phát triển đều về mọi phía, phần tiếp giáp giữa gốc và rễ nở rất to.
- Tận dụng được các phần bỏ đi của cây và đảm bảo chọn lọc được cây có sức sống mạnh.
- Rút ngắn được thời gian trưởng thành của cây.
Năm 2006, tôi đã bắt gặp một phương pháp chiết cành mai vàng khác ở Bình Minh – Vĩnh Long nhưng hiệu quả của phương pháp này không cao. Mười cây mai vàng chiết đầu tiên của tôi sinh trưởng rất mạnh và đặc biệt là bộ rễ đẹp hơn hẳn các cây mai vàng được trồng bằng hạt. Do đó, để có một sản phẩm hoàn hảo tôi nghĩ chúng chúng ta nên trồng theo phương pháp này. Sau khi thực hiện thành công, tôi đã hướng dẫn một số người thực hiện và tất cả đều cho kết quả tốt.
Chúc mọi người thành công trong quá trình thực hiện./.”

--------

Bạn nên bổ sung phần góp ý của anh Mạnh Đức để hoàn thiện kỹ thuật! Chúc thành công!
 
Last edited:
up cho ai quan tâm.
 

Chào bạn, tôi và các anh em có bình luận về bài viết “Kỹ thuật chiết cây mai vàng đại thụ” của anh Lê Thạnh bạn có thể đọc để tham khảo. Tôi xin trích lại toàn bộ phần bình luận của mình như sau:
“Sau khi đọc bài “Kỹ thuật chiết cây mai vàng đại thụ” của anh Lê Thạnh, tôi thấy kỹ thuật chiết cành mai vàng của mình xem ra đơn giản hơn. Ở Tân Phú Đông – Tiền Giang mai vàng được trồng xen trong vườn dừa nên chúng thường suôn, cao và ít cành do đó cần phải cắt bỏ phần trên để tạo cành lại. Để sử dụng được phần cắt bỏ này, năm 2004 tôi đã thử dùng phương pháp chiết cành bằng cách phân phần trên của cây mai ra thành nhiều đoạn khác nhau có chiều dài khoảng 50cm và bó chiết. Sau đó 3 tháng thì 10 nhánh chiết của tôi đều ra rễ mạnh. Như vây, từ một cây mai vàng ban đầu tôi đã cho ra được 11 cây với kỹ thuật chiết cành đơn giản như sau:
Bước 1: Dùng dao khoanh và bốc vỏ cây tại vị trí cần chiết. Chiều dài bốc vỏ từ 4cm đến 7cm tùy theo đường kính cây.
Bước 2: Cạo sạch lớp nhầy bám bề ngoài phần gỗ để phần vỏ bị bốc chậm liền lại (có thể cạo phạm phần thân gỗ).
Bước 3: Dùng dây ni lông quấn đều hết vị trí hết vị trí bốc vỏ và buột chặc lại (để hạn chế sự phát triển trở lại của vỏ sau khi cạo).
Bước 4: Để cây ra rễ nhanh và đều nên dùng thuốc kích thích bôi vào phần vỏ phía trên vị trí bốc vỏ.
Bước 5: Dùng chất liệu để chiết (nên dùng bụi dừa) bó vào thân cây và dùng bao ni lông quấn kín bên ngoài để chồng mất nước do bay hơi và không cho nước mưa xâm nhập bó chiết.
Chú ý:
- Vỏ mai vàng liền lại rất nhanh sau khi bốc nên nếu chiết như các loại cây khác thì rất khó ra rễ do phần trên của cây không bị mất nước nên không kích thích ra rễ. Vì vậy việc cạo sạch lớp nhầy và quấn dây ni lông thật chặt ở vị trí bốc vỏ là cần thiết nhất.
- Chúng ta có thể thực hiện liên tục năm bước trên mà không cần thời gian cách ly giữa các bước nên rút ngắn được thời gian so với kỹ thuật chiết của anh Lê Thanh.
- Bó chiết buột càng chặt thì cây ra rễ càng sớm.
- Thời gian chiết tốt nhất là trước, sau tết một tháng.
Mai vàng trồng bằng cách chiết cành có các ưu điểm vượt trội so với mai vàng trồng bằng hạt:
- Bộ rễ luôn phát triển đều về mọi phía, phần tiếp giáp giữa gốc và rễ nở rất to.
- Tận dụng được các phần bỏ đi của cây và đảm bảo chọn lọc được cây có sức sống mạnh.
- Rút ngắn được thời gian trưởng thành của cây.
Năm 2006, tôi đã bắt gặp một phương pháp chiết cành mai vàng khác ở Bình Minh – Vĩnh Long nhưng hiệu quả của phương pháp này không cao. Mười cây mai vàng chiết đầu tiên của tôi sinh trưởng rất mạnh và đặc biệt là bộ rễ đẹp hơn hẳn các cây mai vàng được trồng bằng hạt. Do đó, để có một sản phẩm hoàn hảo tôi nghĩ chúng chúng ta nên trồng theo phương pháp này. Sau khi thực hiện thành công, tôi đã hướng dẫn một số người thực hiện và tất cả đều cho kết quả tốt.
Chúc mọi người thành công trong quá trình thực hiện./.”

--------

Bạn nên bổ sung phần góp ý của anh Mạnh Đức để hoàn thiện kỹ thuật! Chúc thành công!
 
anh oi, cho em hoi, neu nhu minh chiet cay mai, nhung minh khong thuc hien buoc thu 3 duoc khong anh? khong can lay day nilon quan quang vet cat duoc khong? nhu vay cay co ra re khong?
 
chiet cay mai vang, thực hiện theo buoc 1,2,4,5 không thưc hiện bước thứ 3, không dùng day nilon quấn quanh chổ bốc vo, ma chi thuc hien theo các bước con lai thi cay co ra re khong anh?
 
Vỏ mai vàng liền lại rất nhanh sau khi bốc nên nếu chiết như các loại cây khác thì rất khó ra rễ do phần trên của cây không bị mất nước nên không kích thích ra rễ. Vì vậy việc cạo sạch lớp nhầy và quấn dây ni lông thật chặt ở vị trí bốc vỏ là cần thiết nhất. Nếu không thực hiện bước thứ ba thì tỷ lệ ra rễ rất thấp và thời gian sẽ kéo dài. Khi đi làm ở cầu Cần Thơ, tôi thấy ở BÌnh Minh - Vĩnh Long người ta chiết mà không quấn dây ni lông vẫn ra rễ nhưng phải mất thời gian khoảng 1 năm, tỷ lệ thành công thấp và số rễ của nhánh chiết rất ít.
Một chú ý rất quan trọng khi thực hiện là: không cho nước mưa thấm vào bó chiết. Vì khi quá ẩm ướt thì nhánh chiết sẽ không ra rễ.
 


Back
Top