tư vấn ghép tiêu lên gốc trầu

  • Thread starter tran ba tinh
  • Ngày gửi
Tôi đang thử ghép tiêu trên gốc trầu không,nhưng tỷ lệ sống không cao. Quí vị nào có kinh nghiệm xin vui lòng chia sẻ. Muốn khử trùng dao ghép phải làm thế nào? Xin tận tình chỉ giáo. Chân thành cám ơn !
 


Ở Gia Lai bạn đến đây gặp anh này:
http://www.kinhtenongthon.com.vn/printContent.aspx?ID=670

Nhà "khoa học nông dân" với những điều kỳ diệu
(Thứ Hai, 30/10/2006 - 11:07 AM)
Với sáng kiến ghép cây tiêu trên gốc cây trầu không và cải tiến máy cày thành máy đào rãnh để ép xanh cho cây càphê, anh Vũ Văn Tam Lang, ở 93 Phan Đình Phùng (TP. Pleiku - Gia Lai) đã trở thành nhà "khoa học" đích thực của Tây Nguyên nắng gió...
Chiếc máy kỳ diệu...

Trước khi “dừng chân” ở lĩnh vực nông nghiệp, anh Lang đã trải qua nhiều nghề để kiếm sống. Dấn thân vào nghiệp “chân lấm, tay bùn”, anh mới thấu hiểu sự cơ cực của người nông dân khi mùa vụ thất bát, nhiều hộ dân đành phải bỏ rẫy hoang. 8ha càphê của anh ở xã Chư á cũng không đứng ngoài vòng xoáy do thiên tai, bệnh hại nên mỗi năm chỉ thu được vài chục triệu đồng, gọi là lấy công làm lãi.

Đã nhiều năm anh Lang bất lực nhìn đám rẫy của mình biến thành rừng hoang với các loại dây leo chằng chịt, thuê nhân công làm cỏ và đào rãnh ép xanh thì tốn nhiều tiền nên lãi chẳng còn bao nhiêu, có khi lỗ nặng. Thực tế ấy thôi thúc anh làm sao giảm bớt được số ngày công lao động nhưng vẫn đảm bảo năng suất vườn càphê. ý tưởng cải tiến máy cày cầm tay thành máy đào rãnh banh bồn, ép xanh gốc càphê ra đời trong những ngày tháng gian khó ấy.

Đào rãnh banh bồn, “ép xanh” là công đoạn quan trọng nhất của người trồng càphê - quyết định đến 50% năng suất vụ tới. Vào đầu mùa mưa, bà con phải dùng cuốc đào hố (sâu, rộng 40 x 40 cm), rồi “ép xanh” (chôn các loại cây cỏ rác, cành, lá càphê...) nhằm tạo độ tơi xốp cho đất, giữ độ ẩm trong mùa khô và phòng chống sâu bệnh phá hoại.

Anh Lang đã nghiên cứu từng bộ phận của chiếc máy cày cầm tay, nắm được tính năng kỹ thuật phay đất, làm cỏ và có thể sử dụng vào các việc khác như tưới nước, kéo moóc, xay xát... của máy. Để “biến” máy cày thành máy đào rãnh, anh Lang thêm một lưỡi cày ở phía sau cùng thay vào vị trí trục bánh lái, đồng thời giảm bớt số lưỡi phay từ 18 xuống còn 8 lưỡi cho vừa với chiều rộng của rãnh ép xanh. Khi đưa máy vào sử dụng, hiệu quả ngoài sức tưởng tượng của anh. ông Đặng Văn Cung, người đầu tiên được anh Lang chuyển giao chiếc máy đào rãnh cho biết: “Trước đây, với 2ha càphê, tôi phải thuê 68 công lao động, tốn 4 triệu đồng, từ khi có máy chỉ mất 400.000 đồng”. Còn anh Lang cũng tiết kiệm được 12, 8 triệu đồng /8ha, chưa kể đến việc giảm công làm cỏ.

Anh Lang cho biết: “Dùng phương pháp ép xanh sẽ hạn chế tối đa việc bón phân chuồng, giữ được độ ẩm cho cây trong mùa khô, tận dụng hết các loại phế phẩm, ngăn ngừa dịch bệnh, làm tơi xốp đất..., giúp cây càphê phát triển mạnh, tán rộng, năng suất đạt 20-40 kg quả /gốc".

Cho tiêu “bén duyên” trầu

Nhưng có lẽ điều kỳ diệu nhất anh Lang làm được là cho tiêu “bén duyên” với cây trầu không nhằm làm giảm tác hại của sâu bệnh. Trước đây, anh đã bỏ ra hàng chục triệu đồng đúc trụ bê - tông trồng hơn 1.000 gốc tiêu nhưng do sâu bệnh hoành hành, nhất là bệnh thối gốc nên tiêu chết hàng loạt. Trong lúc chán nản, nhìn vườn tiêu trơ trụ, anh nảy ý định ghép thử dây tiêu lên gốc trầu không, bởi cây trầu cũng hệt thân tiêu, lại khoẻ mạnh, ít bị sâu bệnh.

Từ ý định táo bạo của mình, anh Lang đi tìm dây trầu về trồng để lấy thân ươm vào bầu làm gốc ghép cho tiêu. Cây trầu lên tốt, anh cắt thử mấy đoạn dây ươm vào bầu. Khi trầu đã phát triển, anh ghép dây tiêu vào gốc trầu. Do chưa được học qua trường lớp nên thao tác ghép là công đoạn hết sức khó khăn đối với anh. Lần thứ nhất, ghép xong, sau vài ngày, anh thấy mắt ghép bong ra, trầu đi đằng trầu, tiêu đi đằng tiêu. Không nản chí, quyết tâm tìm hiểu và thấy rằng phải ghép thật nhanh vì mủ của hai loại cây này mau khô. Khi ghép thành công 2 gốc, anh thở phào mừng rỡ. Thấy cây sinh trưởng nhanh, cho ra quả nhiều, anh Lang ghép thêm hơn chục gốc và mạnh dạn ươm 400 bầu trầu chờ đến đúng thời điểm để ghép dây tiêu. Hai cây tiêu có gốc trầu của anh hiện đã phủ kín trụ, trái ra chi chít. Chỉ cho chúng tôi một dãy tiêu có gốc trầu mới trồng cao độ nửa mét, anh Lang cho biết: “Từ khi ghép trầu vào tiêu đến nay, tôi không thấy dấu hiệu của sâu bệnh nữa. Tuy nhiên, nếu được tham gia các lớp học về kỹ thuật chiết ghép cây thì hiệu quả sẽ cao hơn nhiều”. Anh đã đăng ký giải pháp ghép tiêu trên gốc trầu tham dự Hội thi sáng tạo do tỉnh Gia Lai tổ chức năm 2006.

Dù chưa có nghiên cứu, kết luận của giới chuyên môn về phẩm chất quả của cây tiêu ghép với trầu không nhưng những gì anh Lang làm được đã chứng tỏ, nếu có ý chí, lòng quyết tâm và niềm say mê sáng tạo thì người bình thường cũng có thể làm nên điều kỳ diệu.

Hương Trà



Báo điện tử Kinh tế nông thôn - Toà soạn: 57 Hàng Chuối, Hà Nội; ISS 1859-2456
 
Trước hết xin chân thành cám ơn bạn TRAN VI.Chuyên gia Tam Lang tôi đã gặp nhưng cũng có khó khăn như tôi nêu. nếu bạn hoặc Quí vị nào có cao kiến xin chỉ giúp. Xin chân thành cảm ơn !
 
xin hoi neu ta trong goc trau mot ben va tieu mot ben khi don goc .ta don goc goc trau va cat tieu ghep qua vay co duoc ko .va xin hoi chuyen gia tam lang co the chi ro hon ve cach ghep ko a
 
Cám ơn bạn TranVi rất nhiều . Không ngờ Tiêu có thể ghép với Trầu.
Không những thế, lại có tác dụng kinh tế nữa . Các bạn tỏ lòng cám
ơn, xin đừng quên bấm chuột vào "Nút Cám Ơn" của mỗi bài. Tôi thấy
các bạn chưa bấm nốt đó ở bài của bạn TranVi đó.
*
Cách ghép dễ nhất là các trồng 2 cây gần nhau, rồi cắt mỗi cây một
nửa theo chiều dọc, rồi buộc chỗ cắt lại với nhau, che mưa nắng,
cho đến khi liền sẹo, thì cắt gốc một cây, và cắt ngọn cây kia, sẽ
được cây ghép gốc nọ ngọn kia. Cách ghép này dễ vì trong thời gian
ghép, cả cây ghép luôn luôn có gốc có ngọn và sống gần như thường .
*
Ngoài ra, còn nhiều cách ghép khác khó thành công hơn, nhưng tỷ lệ
sống bao giờ cũng có, và chi phí tổn thất cũng không đáng kể . Trong
khi các bạn phải đi nơi nọ nơi kia học hỏi, thì đã có thể thực
nghiệm thành công hàng chục cây rồi, vừa tiện vừa nhàn hơn đi hỏi.
*
Cây cỏ vốn có sức chống vi khuẩn tốt hơn người và động vật, nên các
vết ghép nếu có hỏng thì hỏng vì khô, hay mưa ướt, chứ ít hỏng vì bị
nhiễm trùng . Nếu bạn muốn cẩn thận, thì luộc dao ghép trong nước
sạch . Nhớ cách luộc là kéo dài thời gian ở nhiệt độ 90 độ thì tốt
nhất . Vì vậy, nên luộc cho đến khi sôi, rồi cứ đậy vung kín, để trên
bếp chừng 5 phút, rồi đun sôi lại, rồi lại để 5 phút, rồi đun sôi lại
lần thứ 3, rồi đậy vung để trên bếp cho đến khi nguội . Cách luộc khử
trùng này là cách làm trong nông nghiệp, không biết có phải cách làm
trong y khoa hay không. Cách này đảm bảo sạch vi khuẩn và nấm mốc có
thể làm hỏng vết ghép, nhưng rẻ tiền, và dễ làm, không có chất độc.
*
Toi đọc rất nhiều bạn thường hay hỏi những điều có thể tự tay làm
được mà không nghĩ rằng dù có đi hỏi, thì mình cũng vẫn phải tập và
phải làm. Đâu có dễ mà triệu chuyên gia đến nhà mình mà làm cho mình?
Khi nào chính mình là chủ trại, phải lo lắng đến trại của mình, phải
bỏ tiền cho mọi chi phí, lúc ấy tự nhiên sẽ không muốn đi xa hỏi nữa.
*
 
trước đây nhà có trồng tiêu từ 1985 cây tiêu sống rất mạnh phát triển rất tốt chỉ phân nước là OK chẳng phải sử dụng hột thuốc trừ bệnh nào nhưng sau thời gian 10-15 năm tiêu bị dịch bệnh ì xèo nào là rỉ sắt nào là rệp sáp nào là thối gốc nên giờ gia đình khungcuaso chẳng mặn mòi với món tiêu này nữa

vậy liệu ghép tiêu vào trầu ban đầu có khả thi nhưng liệu 10-15 năm nữa sẻ có nhửng cái gì cái gì gì đó sảy ra với sự kết hợp tuyệt vồi của tiêu và trầu hay không thì khungcuaso chưa dám khẳng định
 
trước đây nhà có trồng tiêu từ 1985 cây tiêu sống rất mạnh phát triển rất tốt chỉ phân nước là OK chẳng phải sử dụng hột thuốc trừ bệnh nào nhưng sau thời gian 10-15 năm tiêu bị dịch bệnh ì xèo nào là rỉ sắt nào là rệp sáp nào là thối gốc nên giờ gia đình khungcuaso chẳng mặn mòi với món tiêu này nữa

vậy liệu ghép tiêu vào trầu ban đầu có khả thi nhưng liệu 10-15 năm nữa sẻ có nhửng cái gì cái gì gì đó sảy ra với sự kết hợp tuyệt vồi của tiêu và trầu hay không thì khungcuaso chưa dám khẳng định

Những sáng tạo trong quá trình tìm kiếm những giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất cây trồng vật nuôi, chống chọi và kháng bệnh tật... luôn là những vấn đề cần được trân trọng và đánh giá cao.

Việc sau 10-15 năm nữa sẽ có vấn đề xãy ra là điều gần như đương nhiên do thoái hóa giống. Tuy nhiên không phải vì thế mà chúng ta không làm những cuộc cách mạng mang tính sáng tạo để đưa nông nghiệp đi lên. Qua từng giai đoạn sẽ có những giải pháp cụ thể khác nhau như một quá trình tiến hóa vậy.
 

quả là hay thật . có ai có giống trầu không thì bán hay cho em vài hom để em làm thử với
 
quả là hay thật . có ai có giống trầu không thì bán hay cho em vài hom để em làm thử với

Bạn đừng tìm kiếm là gì, vì cây trầu không cũng bị nhiễm bệnh, chết giống như cây tiêu vậy!
 
Chủ topic có tham gia giatieu đúng k ạh. Rất vui lại gặp ở chốn này. Tôi chưa từng ghép tiêu, nhưng suy nghỉ thế này. Về trầu không thì khả năng chống chịu bệnh do nấm gây ra tốt hơn tiêu nhưng không phải là miễn dịch hoàn toàn. Thêm vào nữa việc ghép tăng đề kháng được gốc xuống rễ, thế còn thân ngọn vẫn là tiêu, việc trao đổi chất có kém hơn do vết ghép hay không t không biết, nhưng bản thân vết ghép cũng là nơi nấm bệnh dễ xâm nhập. Theo t, để phòng bệnh cho tiêu, điều cốt lõi là ở môi trường sống của tiêu, đó là đất.
 
Chủ topic có tham gia giatieu đúng k ạh. Rất vui lại gặp ở chốn này. Tôi chưa từng ghép tiêu, nhưng suy nghỉ thế này. Về trầu không thì khả năng chống chịu bệnh do nấm gây ra tốt hơn tiêu nhưng không phải là miễn dịch hoàn toàn. Thêm vào nữa việc ghép tăng đề kháng được gốc xuống rễ, thế còn thân ngọn vẫn là tiêu, việc trao đổi chất có kém hơn do vết ghép hay không t không biết, nhưng bản thân vết ghép cũng là nơi nấm bệnh dễ xâm nhập. Theo t, để phòng bệnh cho tiêu, điều cốt lõi là ở môi trường sống của tiêu, đó là đất.

Bạn nói quá đúng! Chính vì môi trường sống của cây tiêu bị hủy hoại nghiêm trọng nên mới phải tìm giải pháp này, với hy vọng là gốc trầu không sẽ sống tốt ở những chỗ đất đã quá nhiều mầm bệnh, còn phòng và trị bệnh ở trên thân tiêu sẽ dễ hơn nhiều, tôi nghĩ như vậy. Nếu bạn có giải pháp nào để sử lý đất ô nhiễm thành đất sạch cho cây phát triển, xin hãy chia sẻ cho tôi và mọi người cùng áp dụng. Và như vậy thật quá tốt . Trân trọng .
 
:blink::blink: trầu ở đay là trầu rừng amazon (tiêu rừng nam mỹ) chứ trầu không bị nước vẫn chết như thường
 
số dt của tôi 0985673327 tôi muốn tham khảo những ý kiến của các bác về vấn đề cây tiêu ghép
 
hồ tiêu ghép

:approve: chào các bác tôi cũng đang là nạn nhân của hồ tiêu chết nhanh chết chậm , vừa qua tôi có tham quan vườn hồ tiêu ghép ở đồng nai hiệu quả rất rõ rệt , hồ tiêu năm thứ 2 đã cho bông rất nhiều .Theo tài liệu nông nghiệp thì bản thân ngọn cây ghép chỉ phát dục tiếp theo của cây mẹ còn phần dưới gốc ghép chỉ mang tính chất đem dinh dưỡng nuôi cây cho tốt hơn không có vấn đề gì biến đổi hết..Tôi cũng đã ghép thành công và đã đem ra trồng phát triễn rất tốt .
 
hồ tiêu ghép

Trước hết xin chân thành cám ơn bạn TRAN VI.Chuyên gia Tam Lang tôi đã gặp nhưng cũng có khó khăn như tôi nêu. nếu bạn hoặc Quí vị nào có cao kiến xin chỉ giúp. Xin chân thành cảm ơn !

bác tình lên rồi ah? tiêu nhà bác sao rồi?
 
Vâng, tôi đẫ lên nhiều lần. Cái khó trong việc ghép tiêu lên gốc trầu thì vẫn còn đó, nhưng những cây ghép thành công thì phát triển tốt, năng suất tương đương với tiêu trồng thuần và giảm rất nhiều sâu bệnh. Vườn cây ghép của bác Tam Lang đã cho thu trái sáu ,bảy năm nay rồi.
 
ghép thì đơn giản có gì làm bác phiền lòng vậy ạ, quan trọng nhất là nhiệt ,độ ẩm và bảo vệ chồi ghép là được thôi mà?
 
Cháu chào chú Tình, cháu xin phép được thay đổi lại cách xưng hô cho đúng. Lâu rồi mới thấy topic lên top, nên cháu mới đọc được phản hồi của chú. Thật tình thì cháu chưa ghép thử tiêu bao giờ, cũng chưa ghép loại cây nào cả, nhưng cháu có xem người ta ghép cà, ghép tháp dưa vài lần. Họ chọn cây, ngọn tương đồng về tuổi, không quá gì, quá non, họ nói thế nhưng chắc do kinh nghiệm, khi quấn dây lion cũng rất kĩ, phải theo chiều từ dưới lên thì phải, để nước mưa, sương không ngấm vào, và ghép tháp tỉ lệ sống cao hơn các phương pháp ghép khác, chú có thể ươm tiêu ác và trầu vào bầu lớn rồi ghép tháp có được không ạ, mình làm nhiều bầu để có nhiều ngọn non có độ tuổi phù hợp để bắt cặp. Còn về đất, theo suy nghĩ của cháu, muốn cải tạo đất một cách nghiêm túc, cần rất nhiều thời gian và quan trọng nhất là rất nhiều tiền(tiền cũng có thể giảm bớt thời gian), trước nhất là cải tạo về độ PH, có thể dùng vôi, lân(%Ca>>), tiếp theo là hệ vi sinh(dùng phân trùn, hay ủ bánh dầu/hèm bia, nhân sinh khối rồi phun+bón vào đất, đây là một hệ vsv cân bằng, bền vững, đa dạng chứ không đơn thuần là tricho/pseu hay một vài dòng khác), cải tạo về thành phần(lấy mẫu đất kiểm tra, bổ sung), nhưng khó khăn nhất là lý tính của đất, tầng cơ giới bị phá hủy, cấu tượng đất bế tắc(do sới xáo, đi lại, tưới dồn 1 lượng lớn nước 1 lúc trong nhiều năm, làm ảnh hưởng tới điều tiết nước, khoáng, làm thiếu oxy, trong khi các vsv có ích là hiếu khí, còn có hại là kị khí). Theo cháu nghĩ, đất sạch là đất giàu vi sinh vật có ích(vsv hiếu khí), đất cấu tượng, lý tính ổn định, tự nó sẽ sạch. Cháu có nghe chú Sơn mới làm một chuyến lên Gia Lai, có ghé chú và thầy Tam Lang nữa, cháu rất ngưỡng mộ. Giá mà cháu ở gần chú, cháu qua xin chú ít cỏ lạc về nhân giống, cháu trồng gần 1 năm rồi mà loe ngoe lắm, rồi học hỏi chú về cây tiêu nữa. Mong rằng sẽ có dịp gần nhất xin được ghé chú. Chúc chú và gia đình sức khỏe!
Cháu chào chú.
 
Last edited by a moderator:
- @ Thanhlam :Tôi cũng ko biết mình đã sai ở khâu nào mà tỷ lệ sống không được cao ( đối với gốc ghép là gốc trầu không ). Rất mong được bạn chia sẻ những kinh nghiệm thực tế của mình. Bạn có thể post lên diễn đàn hoặc gửi riêng cho tôi theo: tinhvanhhp@gmail.com. Cám ơn nhiều!
-@doivonghianguoivotinh:Nên thay cái nic này đi nhỉ vì bạn đâu có vô tình khi chia sẻ cho tôi và mọi người những suy nghĩ và hiểu biết của mình, và như thế đời đâu có vô nghĩa, phải không? Cũng không quan trọng quá chuyện tuổi tác vì chúng ta đều là bạn cả, bạn không vô tình! Xin ghi nhận những góp ý của bạn, và rất mong sớm có ngày hội ngộ.
 


Back
Top