Gạo mầm VIBIGABA_Giá cực đắt

  • Thread starter timwilliam2007
  • Ngày gửi
VIBIGABA là tên một loại gạo mầm vừa được Cty BVTV An Giang (AGPPS) sản xuất. Sản phẩm gạo mầm được cho lên mầm từ gạo lứt, còn nguyên phôi, xuất hiện lần đầu tiên năm 1995 tại Nhật Bản và ngày càng trở nên phổ biến trên thế giới.

Trong quá trình nảy mầm, một số chất dinh dưỡng được tạo ra và tăng cao như gamma amino butyric acid (GABA), vitamin E, niacin, vitamin B1, B6… và một số chất chống ô xy hóa. Gạo VIBIGABA mềm cơm, có vị ngọt hơn gạo lứt. Gạo có màu vàng nâu nhạt, mùi thơm đặc trưng. VIBI là tên tắt của chữ Vĩnh Bình, một xã của huyện Châu Thành, tỉnh An Giang, nơi AGPPS đã xây dựng nhà máy chế biến gạo XK đầu tiên của Cty.

Gạo VIBIGABA được SX tại nhà máy này. GABA là từ viết tắt của gamma amino butyric acid có công thức phân tử là C4H9NO2. Về quá trình SX, lúa tươi của một giống đặc sản do Cty AGPPS chọn lựa được sấy khô, nhập kho, bảo quản theo tiêu chuẩn lúa giống. Loại bỏ lúa lép lững và tách võ trấu; cho lên mầm hạt gạo lứt, xử lý qua ba công đoạn trước khi tách màu và tách tấm. Thành phẩm được tồn trữ chân không trong túi yếm khí để bảo quản được lâu nơi thoáng mát.
vibi.jpg

---------------------------------------------------------------------------
Nhiều chỉ tiêu dinh dưỡng trong hạt gạo mầm VIBIGABA gia tăng so với gạo lứt và gạo trắng thông thường, không có dư lượng thuốc BVTV, kim loại nặng. Hàm lượng protid trong VIBIGABA cao trên 10% (10,15g/100g) vì phôi vẫn còn giữ nguyên trong hạt gạo. Qua quá trình ngâm ủ hạt, các diễn biến sinh lý sinh hóa bên trong hạt diễn ra và các sinh chất có lợi cho sức khỏe con người gia tăng. So với gạo lứt, hàm lượng vitamin B1 trong VIBIGABA tăng lên 59% (từ 4,27 mg/kg lên 6.83 mg/kg).

GABA là một loại amino acid không thể thiếu của cơ thể con người để đảm bảo duy trì sự hoạt động của nảo bộ, có vai trò chính trong việc giảm bớt các hoạt động của các neuron thần kinh và ức chế sự lan truyền của các tế bào dẫn truyền. Cùng với niacinamide và inositol, GABA ngăn cản các truyền dẫn căng thẳng đến vùng thần kinh trung ương. Chất GABA có rất nhiều tác dụng tốt cho hệ thần kinh con người. Nếu cơ thể không đủ chất GABA thì các triệu chứng như lo âu, bồn chồn, mệt mỏi, mất ngủ sẽ thường xuyên xảy ra.

GABA còn có tác dụng thúc đẩy sự gia tăng hàm lượng hormone tăng trưởng trong huyết tương. Các nghiên cứu khác trên thế giới cũng đã công bố GABA còn có tác dụng làm giảm triệu chứng nghiện rượu, lo lắng, giúp điều trị tâm thần phân liệt, trầm cảm, giảm huyết áp cao, làm tăng tác dụng của insulin giúp hữu ích cho bệnh nhân tiểu đường, ức chế sự thèm ăn, giảm thiểu các triệu chứng xấu tiền kinh nguyệt. Chất GABA gia tăng nhiều trong gạo mầm VIBIGABA. So với gạo lứt thông thường thì tỷ lệ GABA tăng lên khoảng 6 lần, từ 26,71 mg/kg lên đến mức trung bình 160 mg/kg.

Hàm lượng GABA trong gạo mầm VIBIGABA của AGPPS (120-200 mg/kg) chẳng những không thua kém mà còn có chiều hướng cao hơn so với các sản phẩm cùng loại của Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ. Hàm lượng GABA của các loại gạo mầm nước ngoài tương ứng là: Tiposth-Thailand (60,35 mg/kg), Kasetsart-Thailand (152-195 mg/kg), Hàn Quốc (66,5 mg/kg), Satake-Nhật bản (150 mg/kg), Lagrande Family Foods –Mỹ (120 mg/kg).

Chỉ số đường huyết (glycemic index=GI) là chỉ số phản ánh tốc độ làm tăng đường huyết sau khi ăn các thực phẩm giàu chất bột đường. GI có thang điểm biến thiên từ 0 đến 100. Chất bột đường hiện diện ở hầu hết trong các loại thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày như cơm, bún, bánh mì… Chỉ số đường huyết được phân nhóm là thấp, trung bình, cao. Thực phẩm có chỉ số GI cao thường chứa loại đường glucose hấp thu nhanh. Điều đó có nghĩa là sau khi ăn các thực phẩm loại này thì mức đường glucose trong máu sẽ tăng vọt rất nhanh, nhưng cũng giảm nhanh ngay sau đó.

Trong khi đó các thực phẩm có chỉ số GI thấp sẽ tốt hơn vì mức đường huyết được tăng lên từ từ đều đặn và cũng giảm xuống một cách chậm rãi, giúp giữ được nguồn năng lượng ổn định, có lợi cho sức khỏe và trí não. Với bệnh nhân đái tháo đường, việc dùng các loại thức ăn có chỉ số đường huyết thấp làm cho đường huyết dễ kiểm soát hơn, vì sẽ tăng từ từ sau khi ăn chứ không tăng vọt một cách đột ngột. Ngoài ra, thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp còn cải thiện chuyển hóa lipid, đặc biệt đối với bệnh nhân đái tháo đường týp 2.

Có lẽ nhờ lớp vỏ cám được giữ nguyên, mức tăng đường huyết sau khi ăn của cơm gạo mầm không tăng nhanh. Nghiên cứu của Yukihito và CTV (2005) trên gạo hạt tròn japonica trồng ở Hokkaido (Nhật Bản) cho thấy gạo mầm có chỉ số đường huyết là 54,4.

Theo kết quả nghiên cứu của Trung tâm Dinh dưỡng thuộc Sở Y tế TPHCM năm 2012 cho thấy, chỉ số đường huyết cơm gạo mầm VIBIGABA tăng chậm hơn và cũng giảm chậm hơn so với glucose chuẩn dưới dạng glucose anhydrous. Chỉ số đường huyết trung bình của VIBIGABA chỉ bằng 58% so với glucose chuẩn .

Gạo mầm VIBIGABA được SX và phân phối tại Việt Nam, có nhiều tác dụng tốt cho hệ thần kinh con người, giúp gia tăng hàm lượng hormone tăng trưởng trong huyết tương, điều hòa chỉ số đường huyết trong máu, điều này đặc biệt tốt đối với bệnh nhân đái tháo đường .
-------------------------------------------------------
[video=youtube;XZp0SZ1b1k0]http://www.youtube.com/watch?v=XZp0SZ1b1k0[/video]​
-------------------------
Nguồn:nongnghiep.vn
 


Mình mới xem trên ti vi loại gạo này nên viết lên cho anh em tham khảo.
 
VIBIGABA là tên một loại gạo mầm vừa được Cty BVTV An Giang (AGPPS) sản xuất. Sản phẩm gạo mầm được cho lên mầm từ gạo lứt, còn nguyên phôi, xuất hiện lần đầu tiên năm 1995 tại Nhật Bản và ngày càng trở nên phổ biến trên thế giới.
Mình dốt thật là dốt nên không hiểu tại sao gạo lứt lại nẩy mầm được!
Theo phim kèm theo tin này thì rõ ràng người sản xuất cho lúa nẩy mầm rồi đem sấy sau đó mới bóc võ lúa như gạo lức khác xa câu quảng cáo: Sản phẩm gạo mầm được cho lên mầm từ gạo lứt
Hổng biết mình dốt hay thằng cha viết bài dốt nữa?
 
Cách làm gạo này thì có từ rất lâu ở nước ta rồi. Các bác nào lớn tuổi chắc có biết tên gạo Trầm mễ làm từ giống lúa Trầm mễ hoặc Rì rì. Loại lúa cho hạt gạo đỏ và chỉ gieo ở vùng rẫy,ruộng bật thang, ruộng gò ít nước... Thời gian từ lúc gieo đến lúc thu hoặch là 6 tháng. Khi thu hoặch phơi khô xong người ta đem ngâm đãi cho hết hạt lép. Sau đó ủ cho hạt lúa vừa nẩy mầm (nức mắt) lại đem ra phơi khô lại, xong đem vào xay ra gạo lức. Thường gia đình có người đau bao tử và đau tim, người già hay đau ốm hay làm loại gạo này. Khi ăn nhai kỹ nó có vị ngọt ngọt, béo béo và có mùi khá lạ. nếu ai không quen hơi khó ăn vì hạt cơm hơi cứng và có mùi hăng hăng.Loại gạo này còn một ưu điểm là làm bánh xèo rất ngon.

Giờ thì không thấy ai còn làm gạo này và hình như giống lúa này cũng tuyệt chủng đâu mất rồi. Hình như chỉ có giống này là làm được vì nó có võ cám dày, bám rất chắc vào hạt gạo nên khi xay nó tróc trấu ra dễ dàng nhưng hạt gạo lức thường còn nguyên rất xinh và khi nấu hạt cơm tương đối mềm. Làm gạo này chỉ xay bằng loại cối xay ngày xưa ông bà hay sử dụng ( được làm bằng đất ụ mối, các dăm cây và tre đan).

Thời gian trước gia đình ủ lúa để xạ bị nhầm giống. Có đem đi làm lại thử nhưng khi xay hạt lúa nát ra tấm mịn luôn chứ không ra gạo. Giờ thì loại này chỉ còn lại trong tài liệu của mấy cụ làm thuốc thôi. Đọc cái này thấy hay hay, chắc phải tìm giống lúa này làm thử.
 
Last edited by a moderator:
Gạo lứt là gạo khi xát chỉ bỏ đi lớp vỏ trấu mà không xát đi lớp cám như thông thường. Vì mình chỉ bỏ đi lớp vỏ trấu nên phần phôi ( mầm ) có thể nảy mầm bình thường bạn à.
Còn cũng có thể có nhiều giống lúa cho ra hạt gạo có màu đỏ hoặc sậm ( như nếp cẩm ) chẳng hạn.
 
Cách làm gạo này thì có từ rất lâu ở nước ta rồi. Các bác nào lớn tuổi chắc có biết tên gạo Trầm mễ làm từ giống lúa Trầm mễ hoặc Rì rì. Loại lúa cho hạt gạo đỏ và chỉ gieo ở vùng rẫy,ruộng bật thang, ruộng gò ít nước... Thời gian từ lúc gieo đến lúc thu hoặch là 6 tháng. Khi thu hoặch phơi khô xong người ta đem ngâm đãi cho hết hạt lép. Sau đó ủ cho hạt lúa vừa nẩy mầm (nức mắt) lại đem ra phơi khô lại, xong đem vào xay ra gạo lức. Thường gia đình có người đau bao tử và đau tim, người già hay đau ốm hay làm loại gạo này. Khi ăn nhai kỹ nó có vị ngọt ngọt, béo béo và có mùi khá lạ. nếu ai không quen hơi khó ăn vì hạt cơm hơi cứng và có mùi hăng hăng.Loại gạo này còn một ưu điểm là làm bánh xèo rất ngon.

Giờ thì không thấy ai còn làm gạo này và hình như giống lúa này cũng tuyệt chủng đâu mất rồi. Hình như chỉ có giống này là làm được vì nó có võ cám dày, bám rất chắc vào hạt gạo nên khi xay nó tróc trấu ra dễ dàng nhưng hạt gạo lức thường còn nguyên rất xinh và khi nấu hạt cơm tương đối mềm. Làm gạo này chỉ xay bằng loại cối xay ngày xưa ông bà hay sử dụng ( được làm bằng đất ụ mối, các dăm cây và tre đan).

Thời gian trước gia đình ủ lúa để xạ bị nhầm giống. Có đem đi làm lại thử nhưng khi xay hạt lúa nát ra tấm mịn luôn chứ không ra gạo. Giờ thì loại này chỉ còn lại trong tài liệu của mấy cụ làm thuốc thôi. Đọc cái này thấy hay hay, chắc phải tìm giống lúa này làm thử.
nhà cháu làm máy xát,cháu vẫn thường thấy các loại gạo mà người đồng bào dân tộc tây nguyên trồng trên rẫy(cạn),lúa 6 tháng,mặc dù gặp nh laoị nhưng với lúa tẻ thì có 2 lạo thường gặp nhất:
1.loại hạt to tròn,khi lức vỏ gạo có màu trắng tinh.loại này cho dù máy ntn đi nữa gạo vẫn bị nát vụn.
2.laoị này hạt dài,lức ra vỏ gạo có màu đỏ như huyết,vỏ cám dày mặc dù trà kỹ nhưng vẫn khó hết phần cám màu đỏ.
không biết loại 2 có phải là giống lúa bác ngọc kỳ lân nhắc đến không ạ
***ngoài ra còn có giống lúa nếp trồng 6 tháng trên đồi nương, vỏ đen như sừng,nhưng vỏ gạo lức lại có màu đỏ.laoị này rất thơm nhưng không giẻo bằng giống lúa nếp mà người kinh trồng dưới nước
 

2.laoị này hạt dài,lức ra vỏ gạo có màu đỏ như huyết,vỏ cám dày mặc dù trà kỹ nhưng vẫn khó hết phần cám màu đỏ.
không biết loại 2 có phải là giống lúa bác ngọc kỳ lân nhắc đến không ạ
Loại này có thể là giống lúa Rì Rì, Làm gạo mầm và các loại bánh như bánh tráng, bánh xèo...rất ngon !
***ngoài ra còn có giống lúa nếp trồng 6 tháng trên đồi nương, vỏ đen như sừng,nhưng vỏ gạo lức lại có màu đỏ.laoị này rất thơm nhưng không giẻo bằng giống lúa nếp mà người kinh trồng dưới nước

Loại này có thể là giống Trầm mễ, Khi làm ra gạo để qua vài năm nó sẽ hết dẽo, thường được dùng cho người già yếu và người đau mới bớt khó ăn uống, Rang lên nấu cháo rất thơm. Hoặc rang chín và xay nhiễn để trong lọ dùng dần.
Các thầy thuốc lớn tuổi ngày trước hay dùng loại này, giờ ít ai làm nữa vì nó hơi kỳ công.
 
nhà mình thì cũng cách nơi sản xuất gạo này tầm 10km, nhưng không thích ngâm cứu về gạo này cho mấy. có 1 lần được ăn thử loại gạo này , là do mấy ông bảo vệ thực vật an giang tặng quà tết, để trong cái hợp nhìn rất đẹp, nghe người ta nói rất có dinh dưỡng cũng mở hộp ra nấu ăn thử (có lẽ chỉ dành cho mấy bác bị bệnh tiểu đường thôi) chứ em thì khoẻ mạnh nuốt không trôi được. vừa cứng vừa rất khó ăn, tới giờ vần còn trong nhà gần nữa bọc gạo mà ko dám ăn. cũng chẳn biết giá cả gạo này thế nào nhưng thấy bỏ vào hộp và cầu kỳ lắm nghĩ chắc giá gạo này cũng ko rẽ lắm đâu nhỉ.
 


Back
Top