Bán Bán Trăn mắc võng

  • Thread starter congnhum
  • Ngày gửi
C

congnhum

Guest
Mình cần bán ít con trăn mắc võng loại như hình, từ 0.9kg đến 2.2kg, nuôi kiểng hay thịt đều được.
Ae nào quan tâm xin liên hệ Nhàn: 0120 3172 770
Agriviet.Com-6.jpg

Agriviet.Com-8.jpg



Tham khảo
An Giang: Nuôi trăn và cá sấu trên vùng đất núi
08/12/2012

Từ 7.000m2 đất ruộng trên canh tác lúa kém hiệu quả, ông Thái Vinh Thai, nông dân thị trấn Tri Tôn (huyện Tri Tôn) đã đầu tư chuyển đổi thành trang trại nuôi trăn và cá sấu, vừa bán thịt, vừa cung cấp con giống cho hàng trăm hộ dân trong vùng. Mô hình này chẳng những giúp gia đình ông làm giàu mà còn tạo thu nhập ổn định cho nhiều nông dân “vệ tinh” khác.
Agriviet.Com-3.jpg

Đến Tri Tôn, hỏi thăm trang trại trăn – cá sấu Hồng Quang hầu như ai cũng biết, bởi ông Thái Vinh Thai được coi là người sở hữu đàn trăn và cá sấu lớn nhất huyện miền núi này. Hiện tại, trang trại của ông Thai có 78 con cá sấu bố mẹ cùng hơn 400 cá sấu con. Riêng đàn trăn sinh sản, ông Thai cũng có được hơn 100 con. Đa phần số trăn này đều đã trên 5 tuổi, đạt trọng lượng hơn 40 kg/con. Cá biệt, có nhiều con nặng từ 70 – 80kg. Ông Thai cho biết, khi trăn càng lớn thì khả năng sinh sản càng tốt, số trứng đẻ ra nhiều hơn và tỷ lệ ấp trứng thành công cũng cao hơn.

“Theo chu kỳ mỗi năm một lần, cứ vào khoảng tháng 2 đến tháng 4 là mùa trăn sinh sản. Do vậy, chúng tôi phải cho trăn bố mẹ phối giống từ tháng 10 năm trước. Một con trăn nuôi trên 3 năm là có thể đẻ. Lứa đầu tiên thường dao động từ 12 – 20 trứng, sau đó tăng dần theo tuổi của trăn. Nếu điều kiện thời tiết thuận lợi, tỷ lệ nở con so với trứng có thể đạt trên 80%”, ông Thai giới thiệu. Với vài ngàn trăn con sinh sản được hàng năm, ông Thai chỉ giữ lại một phần để nuôi bán thịt và làm giống, còn đa số đều được ông phân phối cho vài trăm hộ nuôi “vệ tinh” trên địa bàn huyện Tri Tôn. Tất cả những hộ này đều được trang trại Hồng Quang ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, quy định cụ thể giá giao con giống, giá thu mua trăn thành phẩm. Sau từ 1 – 2 năm nuôi, ông Thai thu mua lại toàn bộ số trăn đã giao để tách lấy da xuất khẩu, còn thịt trăn thì tiêu thụ nội địa với giá từ 35.000 – 40.000 đồng/kg. Ông Thai phân tích: “Đầu tư nuôi trăn thì chỉ tốn tiền trăn giống khoảng 300.000 đồng. Nếu mỗi tuần cho chúng ăn một lần, sau 1 – 2 năm nuôi với khoảng 300.000 đồng tiền thức ăn, trăn có thể đạt trọng lượng từ 6 – 10 kg/con. Giá thu mua vào hiện nay khoảng 200.000 đồng/kg. Như vậy, đầu tư nuôi trăn đạt lợi nhuận cao hơn gấp đôi so với vốn. Trăn là loài rất ít bệnh và cũng không gây phiền hà hay ô nhiễm môi trường như các loài vật nuôi khác”....

Trong trang trại của ông Thai hiện có hơn một nửa số trăn bố mẹ là loài trăn vàng mà nhiều người lầm tưởng là con nưa (một loài rắn rất độc). Ông Thai cho biết, nếu chỉ nhìn sơ qua thì trăn vàng cũng có 9 lỗ mũi giống con nưa nhưng đều là lỗ mũi giả, chỉ có 2 lỗ mũi chính là thật. “Đặc tính của loài trăn vàng lớn nhanh hơn trăn đen (hay còn gọi là trăn đất), ít bị bệnh hơn và cho hiệu quả kinh tế cao hơn. Loài trăn này cũng rất hiền, không chứa chất độc như nhiều người lầm tưởng. Đây là giống trăn có nguồn gốc từ Nam Mỹ, trọng lượng tối đa của chúng có thể đạt hơn 300 kg/con”, ông Thai nói thêm....
 


Last edited:
Thông tin chi tiết đây bác ạ

trăn mắc võng này nhìn giống con Nưa quá vậy bác?

bác tham khảo trang này


TRA CỨU ĐỘNG VẬT RỪNG VIỆT NAM
TRĂN GẤM

Agriviet.Com-5049_1s.jpg

Agriviet.Com-5049_2s.jpg


Python reticulatus (Schneider, 1801)

Boa reticulatus Schneider, 1801.


Họ: Trăn Pythonidae

Bộ: Có vảy Squamata

Đặc điểm nhận dạng:


Rắn cỡ lớn nhất trong các loài rắn, có thể dài tới 6 – 7m. Đầu nhỏ dài, phân biệt rõ với cổ. Bốn tấm vảy môi trên đầu tiên, ở mỗi tấm có một lỗ cảm giác (lỗ môi). Lỗ môi cũng có ở các tấm vẩy môi dưới thứ hai, thứ ba và từ thứ mười hai cho đến thứ mười bảy hay mười tám. Ở chính giữa đầu có một đường màu đen mảnh đi từ mõm tới gáy. Có một đường màu đen mảnh đi từ mõm tới gáy và có thêm một đường màu đen mảnh đi từ sau mắt xiên xuống góc môi. Mặt lưng màu vàng be hay vàng nâu với những vân xám đen nối với nhau làm thành những mắt lưới. Mặt bụng và dưới đuôi có màu trắng hoặc vàng nhạt với những chấm nhỏ màu nâu xám hay đen. Cá thể cái trưởng thành thường lớn hơn cá thể đực trường thành.

Sinh học - Sinh thái:


Sống ở rừng thưa, nơi có đồi núi thấp hoặc savan cây bụi, đặc biệt nơi sống đều ở gần môi trường nước. Trăn gấm bơi giỏi có tập tính tương tự như Trăn đất, Trăn gấm hoạt động về ban đêm, có thể đẻ tới 100 trứng/ lứa, trăn mẹ có tập tính cuốn lấy trứng. Trứng nở sau khoảng hai tháng rưỡi đến 3 tháng. Con non mới nở dài khoảng 60 đến 75cm. Trong điều kiện nuôi, chúng thích đầm mình cả ngày trong nước và ăn nhiều loại mồi. Thức ăn bao gồm những loài động vật đẳng nhiệt.

Phân bố:

Trong nước: Đà Nẵng, Kontum, Gia Lai, Đắk Lắk, Bình Định, Khánh Hoà, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai, Long An, Thành phố Hồ Chí Minh, Kiên Giang, Cà Mau, Bà Rịa - Vũng Tàu.

Thế giới: Ấn Độ, Bănglađét, Brunây, Mianma, Lào, Thái Lan, Cămpuchia, Malaixia, Xingapo, Inđônêxia, Philippin.

Giá trị:

Có giá trị dược liệu (mật, thịt, da...), thương phẩm (da thuộc).

Tình trạng:

Có sự suy giảm quần thể trầm trọng, cộng với sự suy giảm nơi cư trú và chất lượng nơi sinh cư trong quá khứ và hiện tại, do sự khai thác môi trường, mở rộng đô thị, đường xá, cầu cống, săn bắt triệt để, buôn bán trái phép. Việc chăn nuôi chưa đáp ứng được yêu cầu. Vẫn bị săn bắt với cường độ cao trong tự nhiên.

Phân hạng
: CR A1c,d.

Biện pháp bảo vệ:

Được xếp vào danh lục CITES phụ lục II. Bổ sung Nghị định 32/HĐBT. Nhóm IB. Nhóm động vật nghiêm cấm khai thác và sử dụng; cần triệt để việc cấm săn bắt và buôn bán trái phép. Cần thành lập các trại nuôi tập thể, khuyến khích nuôi gia đình ở những địa phương có nghề bắt rắn truyền thống.
 
bán

bác tham khảo trang này


TRA CỨU ĐỘNG VẬT RỪNG VIỆT NAM
TRĂN GẤM

Agriviet.Com-5049_1s.jpg

Agriviet.Com-5049_2s.jpg


Python reticulatus (Schneider, 1801)

Boa reticulatus Schneider, 1801.


Họ: Trăn Pythonidae

Bộ: Có vảy Squamata

Đặc điểm nhận dạng:


Rắn cỡ lớn nhất trong các loài rắn, có thể dài tới 6 – 7m. Đầu nhỏ dài, phân biệt rõ với cổ. Bốn tấm vảy môi trên đầu tiên, ở mỗi tấm có một lỗ cảm giác (lỗ môi). Lỗ môi cũng có ở các tấm vẩy môi dưới thứ hai, thứ ba và từ thứ mười hai cho đến thứ mười bảy hay mười tám. Ở chính giữa đầu có một đường màu đen mảnh đi từ mõm tới gáy. Có một đường màu đen mảnh đi từ mõm tới gáy và có thêm một đường màu đen mảnh đi từ sau mắt xiên xuống góc môi. Mặt lưng màu vàng be hay vàng nâu với những vân xám đen nối với nhau làm thành những mắt lưới. Mặt bụng và dưới đuôi có màu trắng hoặc vàng nhạt với những chấm nhỏ màu nâu xám hay đen. Cá thể cái trưởng thành thường lớn hơn cá thể đực trường thành.

Sinh học - Sinh thái:


Sống ở rừng thưa, nơi có đồi núi thấp hoặc savan cây bụi, đặc biệt nơi sống đều ở gần môi trường nước. Trăn gấm bơi giỏi có tập tính tương tự như Trăn đất, Trăn gấm hoạt động về ban đêm, có thể đẻ tới 100 trứng/ lứa, trăn mẹ có tập tính cuốn lấy trứng. Trứng nở sau khoảng hai tháng rưỡi đến 3 tháng. Con non mới nở dài khoảng 60 đến 75cm. Trong điều kiện nuôi, chúng thích đầm mình cả ngày trong nước và ăn nhiều loại mồi. Thức ăn bao gồm những loài động vật đẳng nhiệt.

Phân bố:

Trong nước: Đà Nẵng, Kontum, Gia Lai, Đắk Lắk, Bình Định, Khánh Hoà, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai, Long An, Thành phố Hồ Chí Minh, Kiên Giang, Cà Mau, Bà Rịa - Vũng Tàu.

Thế giới: Ấn Độ, Bănglađét, Brunây, Mianma, Lào, Thái Lan, Cămpuchia, Malaixia, Xingapo, Inđônêxia, Philippin.

Giá trị:

Có giá trị dược liệu (mật, thịt, da...), thương phẩm (da thuộc).

Tình trạng:

Có sự suy giảm quần thể trầm trọng, cộng với sự suy giảm nơi cư trú và chất lượng nơi sinh cư trong quá khứ và hiện tại, do sự khai thác môi trường, mở rộng đô thị, đường xá, cầu cống, săn bắt triệt để, buôn bán trái phép. Việc chăn nuôi chưa đáp ứng được yêu cầu. Vẫn bị săn bắt với cường độ cao trong tự nhiên.

Phân hạng
: CR A1c,d.

Biện pháp bảo vệ:

Được xếp vào danh lục CITES phụ lục II. Bổ sung Nghị định 32/HĐBT. Nhóm IB. Nhóm động vật nghiêm cấm khai thác và sử dụng; cần triệt để việc cấm săn bắt và buôn bán trái phép. Cần thành lập các trại nuôi tập thể, khuyến khích nuôi gia đình ở những địa phương có nghề bắt rắn truyền thống.
giá trăn gấm bây h mà bác bán kiu đó ai mà mua , 500k ng ta còn xem lại ở mà 900k
 


Back
Top