Trường sinh hướng dẫn phóng dịch cho cá nuôi

  • Thread starter truongsinhgialai
  • Ngày gửi
Nước ta là nước có diện tích ao hồ, sông suối lớn rất thuận tiện cho nuôi cá. Cá được nuôi chủ yếu như: trắm cỏ, chép, rô phi và một vài đối tượng có giá trị kinh tế như: cá tầm, cá lăng, cá chình… nhưng không đáng kể, năng suất còn thấp, quy mô nhỏ lẻ, thiếu bền vững, chưa tương xứng với tiềm năng.
Nguyên nhân chính do môi trường ngày càng bị ô nhiễm nặng, xử lý hóa chất nhiều làm cho dịch bệnh càng phức tạp và kháng thuốc. Hơn nữa còn có nhiều bà con chưa nắm rõ về quy trình kỹ thuật, chỉ chú trọng đến khâu xử lý sự cố trong quá trình nuôi mà ít quan tâm đến phòng bệnh ngay từ đầu vụ nuôi. Hiện nay, có một số bệnh diễn biến phức tạp trên tất cả các vùng nuôi cá của cả nước. Trong đó phải kể đến bệnh gan, gan thận mũ, nhiễm độc tố gan. Sau đây Công ty Trường Sinh xin gửi đến bà con phương pháp phòng bệnh nói trên cho cá nuôi,
Agriviet.Com-images_%25282%2529.jpg
[/IMG]
Gây tảo:
+ Khi bơm nước vào ao nuôi: Xử lý vôi và khoáng Dolomite.
+ Khử độc tố kim loại nặng: Dùng TS B52 1kg cho 1000m3 tạt đều khắp ao.
+ Dùng men vi sinh HATICO.S đánh vào ao nuôi, liều dùng 227g/2000m3 nước để phân hủy chất hữu cơ và độc tố trong ao. Dùng Khoáng đa vi lượng 1 – 2kg/1000m3 nước đánh xuống ao. Sau đó dùng TS 333 gây màu siêu tốc giúp lên tảo nhanh và màu nước đẹp trước khi thả giống, liều dùng 1 – 1,5kg lít/1000m3 nước.
Phòng bệnh:
+ Diệt khuẩn, loại trừ mầm bệnh trong ao nuôi và cá giống. Bệnh bắt nguồn từ môi trường ao nuôi, không khí và di truyền từ cá bố mẹ làm ta không thể kiểm soát được nên phải dùng thuốc như sau:
+ Trước khi thả giống từ 1 – 5 giờ dùng SDK diệt khuẩn loại trừ mầm bệnh trong ao nuôi, liều dùng: 2 lít/1000m3 nước. Loại trừ mầm bệnh trong cá giống bằng cách đánh TS 1002 vào ao nuôi, liều dùng: 1lít/1000 m3 nước sau đó thả cá.
+ Cho cá ăn thuốc TS 1001 đặc trị gan và đốm trắng, tăng sức đề kháng, liều dùng: 25m – 30ml/kg thức ăn, 3 -5 ngày cho ăn một lần hoặc cho ăn thường xuyên trong khi nuôi giúp cá phòng được bệnh gan.
+ Dùng TS 1002, 3 - 5 ngày cho cá ăn một lần giúp phòng bệnh, loại trừ mầm bệnh gan, gan thận mủ và nhiễm độc tố gan.
+ TS 111 là thuốc tăng trọng hiệu quả nhất hiện nay, cho ăn thường xuyên hoặc 3 - 5 ngày dùng một lần giúp cá nhanh lớn giảm 1/4 thời gian nuôi.
+ SDK diệt khuẩn định kỳ 7 - 10 ngày dùng một lần, vì SDK diệt khuẩn phòng dịch rất hiệu quả không gây sốc dùng được bất cứ thời gian nào khi có sự cố kể cả khi vừa thả cá. SDK luôn lưu trữ trong ao nuôi từ 7 - 10 ngày ngăn chặn không cho vi khuẩn xâm nhập vào ao nuôi, giải phóng các chức năng hô hấp mang, giúp cá khỏe mạnh, đảm bảo được môi trường không có vi khuẩn xấu hoạt động, phòng được các bệnh nhiễm khuẩn về môi trường như nấm ký sinh. Khi phát hiện các hiện tượng trên thì dùng liều gấp đôi kết hợp xử lý môi trường bằng các chế phẩm TS B52, Zeo bột, vi sinh xử lý Hatico.s cá khỏe, ăn mạnh.
Phòng bệnh đúng cách theo phác đồ của Trường Sinh hiệu quả đã được chứng mình ở nhiều vùng nuôi trong cả nước như: Hải Dương, Nam Định, Quảng Nam, Long An, Đồng Tháp….Cá nhanh lớn và phòng ngừa được sự xâm nhập của dịch bệnh đem lại những mùa vàng cho bà con
 


Bạn thân mến , chúng tôi đã dùng các sản phẩm của cty này rồi , ban đầu chúng tôi cũng rất kỳ vọng vào nó , bởi ngài NGUYỄN XUÂN HIẾU bán hàng ngoài bắc giới thiệu .
công ty trường sinh cũng rất thiện chí , mang sản phẩm cho chúng tôi dùng miễn phí , đích thân ngài tổng giám đốc chở xuống cho chúng tôi , nhưng rất tiếc hiệu quả sử dụng khong đem lại kết quả mong muốn , hiện chúng tôi còn tồn trong kho khá nhiều can , lọ .. thuốc của trường sinh , mà không dùng

khi cá tôm bị bệnh , nhất định phải sử dụng thuốc , như trong trường đã dạy , cái khó là có bắt đúng bệnh hay không , cho đúng thuốc hay không mà thôi
 
Last edited by a moderator:
....................
khi cá tôm bị bệnh , nhất định phải sử dụng thuốc , như trong trường đã dạy , cái khó là có bắt đúng bệnh hay không , cho đúng thuốc hay không mà thôi

Vậy tại sao không chọn cái dễ nhất, mà hiệu quả lại cao nhất : ngừa bịnh =chất lượng con giống, mật độ thả, thời vụ thả, chất lượng nước, chất lượng thực phẩm.v.v.
Bác nuôi cá , tôi trồng mai
Vòng đời cây mai có thể là vô tận, có những bịnh tưởng như đơn giản vậy mà cả năm mới khỏi và có những bịnh chỉ có trời cứu
Vòng đời con cá trong lồng chỉ có vài tháng,, bịnh làm sao cứu kịp ?
Sao bác không chọn cái dễ nhất ?
 
Vậy tại sao không chọn cái dễ nhất, mà hiệu quả lại cao nhất : ngừa bịnh =chất lượng con giống, mật độ thả, thời vụ thả, chất lượng nước, chất lượng thực phẩm.v.v.
Bác nuôi cá , tôi trồng mai
Vòng đời cây mai có thể là vô tận, có những bịnh tưởng như đơn giản vậy mà cả năm mới khỏi và có những bịnh chỉ có trời cứu
Vòng đời con cá trong lồng chỉ có vài tháng,, bịnh làm sao cứu kịp ?
Sao bác không chọn cái dễ nhất ?
Bác nói đúng rồi , tuy nhiên ngoài bắc nó có đặc thù riêng của nó
ví dụ trong nam họ không cần chuyển đổi giới tính , nhưng ngoài bắc thì vẫn phải làm , bởi trong nam chỉ có 6 tháng là thu , nhưng ngoài này phải kéo dài , bởi thời tiết lạnh , sau thanh minh mới đem con cá bột ra , mà đến tết thu là hạn cuối cùng , như vậy thời vụ kéo dài lắm , và như bác đã biết nhất định con cá sẽ phải mắc dịch , vấn đề là hạn chế nó ở mức độ nào thì phụ thuộc hoàn toàn vào kinh nghiệm của từng người mà thôi
vì cá điêu hồng ngoài hà nội hiện rất đắt ( 60 ngàn / kg)cho nên nhà bè dám chi nhiều tiền cho các đốc tờ về để phòng và chữa , nhưng kết quả khá khiêm tốn , những bài học ( kinh nghiệm ) ở đồng tháp , an giang , chỉ đúng một phần ở ngoài này thôi bác ạ .

-a bác mục này , em lại là chuyên gia về trồng trọt đấy , em không dám qua mặt bác về vấn đề này , nhưng em nghĩ , chắc nó chỉ quanh quẩn mấy cái như : nấm , ký sinh , sâu bọ ... vi rút , cây mai em không rành lắm , nhưng một số cây trồng nếu nhiễm vi rút thì chỉ có nhổ bỏ

kính bác

CÒN VỀ CTY trường sinh xin mời các quý vị đọc ở đây :

http://baodatviet.vn/kinh-te/su-tha...e-than-duoc-cho-nguoi-va-tom-ca-ky-1-2281988/

thực chất thành phần của thuốc , chỉ là rễ cau , cây chó đẻ , cây cỏ mực .....
không tin các bạn cứ đem cái thành phần của thuốc ấy , đem vào gúc nó dịch mà xem
 
Last edited by a moderator:
...........cây mai em không rành lắm , nhưng một số cây trồng nếu nhiễm vi rút thì chỉ có nhổ bỏ
..............

Chính xác.. không chỉ là nhổ bỏ…mà còn là nhổ lên cho vào bịch nilon rồi đốt cháy thành than…với động vật thì chôn giữa 2 lớp vôi bột
May ra mới diệt được mầm bịnh
 
Chính xác.. không chỉ là nhổ bỏ…mà còn là nhổ lên cho vào bịch nilon rồi đốt cháy thành than…với động vật thì chôn giữa 2 lớp vôi bột
May ra mới diệt được mầm bịnh
Bác nói như sách , chuẩn không cần chỉnh . em trước học chuyên ngành trồng trọt , khi đi làm thì lại là bảo vệ thực vật
nhưng làm giàu được thì lại là con cá
Bác khi nào ra bắc chơi , nhớ qua em uống rượu nhé , năm nay em thắng lợi toàn diện
 
Chúc mừng bác, đấy gọi là nông dân thành chuyên gia, đã thành chuyên gia là thành...tỉ phú
 



Back
Top