Sản phẩm dãn mác "hữu cơ" có thật sự an toàn?

  • Thread starter yentumai
  • Ngày gửi
Hiện nay có rất nhiều đơn vị (cả cơ quan nghiên cứu và doanh nghiệp tư nhân) quảng bá về việc sản xuất sản phẩm nông nghiệp bằng phương pháp hữu cơ. Theo cách hiểu sơ sài của chúng tôi về cách mà họ giới thiệu sản phẩm, việc sản xuất nông sản hữu cơ là việc trồng trọt, chăn nuôi chỉ sử dụng các sản phẩm hữu cơ. Tức là cây trồng được bón phân hữu cơ, phun thuốc là chế phẩm hữu cơ và chăn nuôi thì sử dụng thức ăn hữu cơ, thuốc thú ý cũng là hữu cơ???

Che%20pham%20sinh%20hoc.jpg

Lùng bùng chuyện sử dụng chế phẩm sinh học​

Khi suy xét kỹ tất cả các vấn đề này, chúng tôi có cảm giác họ đang lạm dụng hai từ "hữu cơ" để đánh lừa thị hiếu người tiêu dùng. Có ai dám chắc chắn với chúng tôi là chế phẩm từ hữu cơ lại không độc hại với con người? Chắc chắn độc hại ở một mức độ nào đó. Vì sao?

Thứ nhất, về mặt sinh hóa lý thì các chế phẩm hữu cơ vẫn có những cơ chế nhất định đối với con người và môi trường. Ta không thể sử dụng lá xoan làm rau thay rau cải được vì lá xoan có độc. Thay vì tự tử bằng thuốc độc thì nhiều người vẫn chọn món lá ngón, ... Việc chiết xuất các chế phẩm hữu cơ thì phải sử dụng các chế phẩm vô cơ. Ai chắc chắn rằng những phụ gia vô cơ này được loại bỏ hoàn toàn khỏi chế phẩm hữu cơ.

Thứ hai, chế phẩm hữu cơ rất dễ bị vi sinh vật tấn công làm thay đổi tính chất. Do vậy khi sử dụng rất có thể sẽ tạo ra những chất độc mà chúng ta chưa thể biết hết được.

Thứ ba, việc sử dụng chế phẩm hữu cơ vẫn làm thay đổi thành phần môi trường. Các chế phẩm hữu cơ cũng có công thức hóa học nhất định và có sự tồn dư trong môi trường. Sự tồn dư đó có thể gây ức chế sinh học hoặc phát động cho một loài nào đó sinh sôi nảy nở.

Thứ tư, trong sản xuất hữu cơ người ta có đề cập đến việc sử dụng thiên địch. Tuy nhiên, các nhà khoa học khuyên rằng cần phải sử dụng thiên địch một cách có kiểm soát. Bạn cứ tưởng tưởng khi một loài thiên địch nào đó phát triển quá mức, chúng sẽ bị thiếu thức ăn. Khi đó, theo quy luật sinh học chúng sẽ phải tìm một đối tượng nào đó làm thức ăn thay thế. Lúc đó không loại trừ việc cây trồng và vật nuôi của chúng ta trở thành thức ăn cho chúng.

Thứ năm, việc sản xuất sản phẩm hữu cơ có giá thành quá cao và cũng chưa có một công bố chính thức nào cho quy trình đó. Do vậy, túi tiền người tiêu dùng đang bị cái thị hiếu theo phong trào lừa dối. Đôi khi chúng ta vẫn đang phải sử dụng những sản phẩm hữu cơ được quảng cáo với giá cắt cổ mà chưa chắc an toàn.

Trên đây chỉ là quan điểm cá nhân của tôi. Và lời khuyên cho các bạn là hãy tự tay trồng rau cho chính gia đình bạn!@Bình Nước : Bạn hiểu sao về cụm từ "chế phẩm hữu cơ"?
 


Last edited by a moderator:
Chắc có lẽ đó là lý thuyết bạn ạ. Thực tế khác xa lắm. Là người tiêu dùng tôi cảm thấy không an tâm chút nào cả!!!
 
Tôi chẳng cần đọc bài báo nào cả.
Chắc gì người viết bài đã hiểu điều
họ nói, hay nhà văn nói láo, nhà báo
nói điêu?

Kiến thức căn bản cho biết: trồng cây
xanh, thì cây xanh tổng hợp nên chất hữu
cơ từ ánh sáng mặt trời và chất vô cơ.
Chỉ cây không xanh, như nấm, thì mới không
tổng hợp chất hữu cơ, mà ăn chất hữu cơ thôi.
Ăn có nghĩa là nó lấy chất hữu cơ có sẵn,
rồi giữ một phần lại làm chất của cơ thể nó.
Phần lớn thì chất hữu cơ bị tiêu hủy đi mất.

Vì thế, tùy bạn trồng rau xanh, hay trồng nấm
mà xài chất vô cơ hay hữu cơ.

Bỏ qua mớ lý thuyết vỡ lòng dạy cho trẻ con,
thì trước khi mua cái gì, cũng nên tìm hiểu
cho kỹ, coi xài nó như thế nào, lợi cái gì,
hại cái gì, có lời lãi hay không.

Tôi ở Mỹ năm nào cũng trồng rau. Tính ra, chỉ
riêng tiền tưới nước cho rau cũng bằng tiền
mua số rau mình trồng theo giá chợ, hay có thể
còn nhiều hơn. Nói cho ngắn và dễ hiều thi tôi
trồng rau để mình ăn ở Mỹ bao giờ cũng lỗ. Biết
lỗ mà vẫn trồng rau, vì mình thích thế. Hàng trăm
người Mỹ ở thành phố tôi đều biết thế, mà họ vẫn
cứ trồng rau. Nói thế để biết nhiều việc lỗ vốn mà
vẫn được làm vui vẻ, không bao giờ hết. Vấn đề
không phải ở chỗ lời lỗ, mà ở chỗ có biết việc
mình làm là vui thú hay không. Nếu mua sản phẩm
hữu cơ mà làm ta vui, thì cứ mua, mặc kệ lỗ lãi,
mặc kệ ăn vào Tào Tháo đuổi đi ỉa, hay ung thư,
càng chóng về trời vui vẻ hơn.
 
@anhmytran : Vì vậy mà giá rau mà người ta gọi là "hữu cơ" luôn ở trên trời bác ạ. Người dân bình thường khó tiếp cận loại rau này. Còn người đủ điều kiện thì lại không yên tâm do cái mớ bòng bong về khái niệm.Một cái nhìn thầm lặng. Những nhà sản xuất đâu, lên tiếng đi các bạn!!!
 
Những lý thuyết của bạn nên giữ lại cho riêng bạn, đừng tuyên truyền như thể đó là đúng sẽ làm nhiều người thiếu hiểu biết hiểu nhầm.

Còn chuyện sản phẩm hữu cơ thế nào, vấn đề nó nằm ở chỗ: Sản phẩm đó có thực sự là hữu cơ hay ko, người dùng có bị lừa dối khi mua sản phẩm vô cơ bị gắn mác hữu cơ hay ko?

Còn nếu là hữu cơ thật thì ko còn gì cao quý hơn, đắt nó có cái lý của đắt. Tiền nào của ấy, ko thích thì đừng mua.
 
Những lý thuyết của bạn nên giữ lại cho riêng bạn, đừng tuyên truyền như thể đó là đúng sẽ làm nhiều người thiếu hiểu biết hiểu nhầm.

Còn chuyện sản phẩm hữu cơ thế nào, vấn đề nó nằm ở chỗ: Sản phẩm đó có thực sự là hữu cơ hay ko, người dùng có bị lừa dối khi mua sản phẩm vô cơ bị gắn mác hữu cơ hay ko?

Còn nếu là hữu cơ thật thì ko còn gì cao quý hơn, đắt nó có cái lý của đắt. Tiền nào của ấy, ko thích thì đừng mua.
Sao gọi là lý thuyết của tôi??? Đây chính là thực trạng chung. Người nào trong giới sản xuất và kinh doanh rau hữu cơ cũng đều khá rõ về vấn đề này. Tôi lên tiếng chỉ với mục đích là bảo vệ người tiêu dùng!
 
Sao gọi là lý thuyết của tôi??? Đây chính là thực trạng chung. Người nào trong giới sản xuất và kinh doanh rau hữu cơ cũng đều khá rõ về vấn đề này. Tôi lên tiếng chỉ với mục đích là bảo vệ người tiêu dùng!
Nếu bạn cho rằng đấy là thực trạng chung thì chứng minh đi. Ok? Nói gì làm gì cũng phải dẫn chứng, bằng chứng cụ thể, nói như bạn hoàn toàn là lý thuyết chủ quan của bạn và bạn nói sai rất nhiều kiến thức về hữu cơ.

Bạn phán như thánh: Hữu cơ độc hại này nọ, hình như bạn chưa hiểu gì về chất hữu cơ trong nông nghiệp thì phải? Mang cả lá ngón ra làm ví dụ thì thua. Thế bạn có hiểu vì sao mọc cạnh nhau mà cây lá ngón độc còn vài ngàn loại cây xung quanh nó lại ko độc ko? Hay trồng trong cùng một chậu mà gừng thì cay còn rau đay lại ngọt? Hiểu ko?

Lẽ ra phải bức xúc về việc (có thể) các doanh nghiệp dùng vô cơ nhưng vẫn quảng bá là hữu cơ để bán giá đắt, thì bạn lại nói như giáo sư, cho luôn rằng hữu cơ cũng độc hại,... trong khi nền nông nghiệp hữu cơ được cả thế giới cổ vũ và nó là cứu tinh cho những mảnh đất thiêng liêng đang bị thoái hóa đến cực độ do chất vô cơ.
 
Last edited by a moderator:
em có một suy nghĩ như này các bác có chém cũng nhẹ tay nhớ. Hữu cơ hay vô cơ đều tốt cả, chỉ có điều là dùng thế nào cho phù hợp không "lạm dụng" ? việc trồng rau việc bổ sung NPK là tất yếu, ngoài rau thì các cây công nghiệp như chè , cafe, tiêu...rồi các cánh đồng lúa nếu ko sử dụng NPK thì có mà cạp đất mà ăn, hi
 
em có một suy nghĩ như này các bác có chém cũng nhẹ tay nhớ. Hữu cơ hay vô cơ đều tốt cả, chỉ có điều là dùng thế nào cho phù hợp không "lạm dụng" ? việc trồng rau việc bổ sung NPK là tất yếu, ngoài rau thì các cây công nghiệp như chè , cafe, tiêu...rồi các cánh đồng lúa nếu ko sử dụng NPK thì có mà cạp đất mà ăn, hi
Đúng như bác nói, chính vì thế nếu cánh đồng nào chỉ sử dụng hữu cơ thì năng suất thấp hơn, do đó giá buộc phải cao hơn để đảm bảo hiệu quả kinh doanh.

Nhưng dùng hữu cơ là còn nghĩ đến con cháu, đến tổ quốc, đất mẹ, đến tương lai, còn lậm vô cơ thì sớm thì muộn cũng đi đến con đường hủy diệt đất đai. Chưa kể, bón vô cơ mà ko cách ly đủ thì ăn vào độc hại. Mà ở VN bây giờ, nói đến chuyện cách ly đã khó chứ chưa dám nói đến cách ly đủ.
 
Vô cơ hay hữu cơ mà làm không đúng quy trình thì đều dẫn đến ... diệt vong hết. Vô cơ hay hữu cơ thì khi bón cho cây, cây cũng chỉ dùng những dinh dưỡng nó cần mà thôi. Khi bón là phải bón đúng, bón đủ thì chất lượng nông sản chẳng có gì khác nhau.
 
Còn những gì bạn viết, tôi hiểu.
Tôi chỉ muốn hỏi bạn một câu: Bạn có hiểu vai trò của phân bón hữu cơ trong nền nông nghiệp nói chung và trong việc trồng cây nói riêng là gì ko? Cái khác nhau giữa phân hữu cơ và phân vô cơ là gì?
Bạn hiểu như thế nào? Và tôi không hiểu những khái niệm bạn đưa ra. Bạn sẵn lòng giúp tôi chứ?
 
Bạn hiểu như thế nào? Và tôi không hiểu những khái niệm bạn đưa ra. Bạn sẵn lòng giúp tôi chứ?
Đây là những gì cơ bản mà bạn biết và có lẽ trình độ của bạn nó cũng chỉ nằm trong cm này:
Vô cơ hay hữu cơ thì khi bón cho cây, cây cũng chỉ dùng những dinh dưỡng nó cần mà thôi. Khi bón là phải bón đúng, bón đủ thì chất lượng nông sản chẳng có gì khác nhau.

Tôi nghĩ cái cm trò hề đó của bạn một đứa trẻ chưa đi học cũng hiểu chứ chẳng cần nói sâu xa gì.

Còn sự khác nhau giữa phân hữu cơ và vô cơ, xin phép được mượn google để giúp bạn. Bài viết dưới đây dựa trên nghiên cứu từ nước Mỹ, VN thì bạn cứ lấy những sự tệ hại của Mỹ nhân lên vài lần:

Trước tiên, nói qua về phân vô cơ:
Phân NPK hoá học chỉ cung cấp chất dinh dưỡng trực tiếp cho cây trồng ngoài ra chẳng đóng góp được gì cho một vấn đề quan trọng hơn là ổn định hệ sinh thái đất qua việc cung cấp đầy đủ sự hỗ trợ về mặt sinh học và dinh dưỡng cho cây trồng cũng như các vi khuẩn và các sinh vật khác trong đất.

LÝ DO ĐỂ SỬ DỤNG PHÂN HỮU CƠ:
- Bảo vệ các thế hệ tương lai: Trung bình một đứa trẻ tiếp nhận 4 lần nhiều hơn một người lớn đối với ít nhất 8 loại thuốc sát trùng gây ung thư đang được sử dụng một cách rộng rãi trong công nghệ thực phẩm.
Sự lựa chọn thực phẩm của bạn ngày hôm nay sẽ ảnh hưởng rất mạnh mẽ tới sức khỏe của con cái bạn trong tương lai.

- Ngăn ngừa đất bị xói mòn: Cơ Quan Các Dịch Vụ Bảo Dưỡng Đất Đai ở Mỹ ước tính rằng mỗi năm có hơn 3 tỷ tấn đất bề mặt bị xói mòn đi ở các vùng đất canh tác trên khắp nước Mỹ. Điều này có nghĩa là đất bị xói mòn đi gấp 7 lần tốc độ nó được tạo thành một cách tự nhiên. Đất là yếu tố cơ bản trong một chuỗi nhiều yếu tố của quy trình canh tác nông nghiệp theo hướng hữu cơ. Tuy nhiên trong quy trình canh tác nông nghiệp dựa vào phân hoá học, đất chỉ được xem như một giá thể để cho cây trồng mọc được và từ đó có thể chăm bón bằng phân hóa học, kết quả là nền nông nghiệp của nước Mỹ ngày nay đã phải chịu đựng một sự xói mòn đất đai tệ hại nhất trong lịch sử.

- Bảo vệ phẩm chất của nước: Nước chiếm tỷ lệ 2/3 trọng lượng cơ thể bạn và bao phủ 3/4 bề mặt trái đất. Cơ Quan Bảo Vệ Môi Trường (Mỹ) ước tính rằng các chất sát trùng là nguyên nhân gây nên một số bệnh ung thư, làm nhiễm độc các tầng nước ngầm trên 38 tiểu bang, và làm ô nhiễm nguồn nước uống chính của hơn phân nửa dân số toàn quốc trên khắp nước Mỹ.

- Tránh đưa các loại hóa chất vào đĩa thức ăn của bạn:
Có nhiều loại thuốc sát trùng được Cơ Quan Bảo Vệ Môi Trường chấp thuận cho sử dụng thật ra đã được đăng ký rất lâu trước khi tiến hành các cuộc nghiên cứu bổ sung nhằm tìm ra các liên hệ của các loại hóa chất này tới các chứng ung thư và các loại bệnh khác.
Ngày nay cơ quan này thừa nhận 60% các loại thuốc diệt cỏ, 90% các loại thuốc trừ nấm và 30% các loại thuốc diệt côn trùng đều có chứa các chất gây ung thư. Vào năm 1987 Viện Hàn Lâm Khoa Học Quốc Gia (Mỹ) công bố bản báo cáo trong đó ước tính rằng các loại thuốc diệt côn trùng có thể gây thêm 4 triệu ca ung thư trong số dân chúng nước Mỹ. Ít nhất thì một điều nguy hại mà mọi người công nhận là thuốc diệt côn trùng là chất độc được chế ra để giết các sinh vật sống và có thể gây nguy hại cho con người. Bên cạnh là tác nhân gây ung thư, thuốc diệt côn trùng còn liên can tới tình trạng sinh quái thai và làm tổn thương hệ thần kinh.

- Bảo vệ lao động làm việc trong ngành nông nghiệp :
Viện Nghiên Cứu Ung Thư Quốc Gia (Mỹ) đã nghiên cứu và thấy rằng các nông dân tiếp xúc với các loại thuốc diệt cỏ có nguy cơ bị ung thư cao gấp 6 lần so với người làm nghề khác. Tại tiểu bang California những ca ngộ độc thuốc sát trùng đã được báo cáo cho thấy rằng công nhân làm việc trên các nông trại có một tỷ lệ cao nhất về các loại bệnh nghề nghiệp. Sức khỏe của các công nhân làm việc trong các ngành nông nghiệp là một vấn đề quan trọng trong sự phát triển của quốc gia, vì tại các nơi đó thuốc diệt côn trùng sử dụng chưa được kiểm soát một cách chặt chẽ.

- Hỗ trợ một nền kinh tế thật: Mặc dù thực phẩm canh tác theo hướng hữu cơ có thể xem là mắc hơn thực phẩm bình thường. Giá cả của nông sản bình thường không phản ảnh những chi phí được che dấu mà người thọ thuế phải gánh, trong đó có gần 74 tỷ đô la trong chính sách trợ giá nông sản của ngân sách 1988. Những chi phí được che đậy khác bao gồm phí thử nghiệm và kiểm tra việc sử dụng thuốc diệt côn trùng, việc tiêu hủy và làm vệ sinh các dư chất độc hại, sự tổn hại môi trường sống. Thí dụ nếu cộng cả chi phí về môi trường và xã hội cho hệ thống tưới tiêu thì giá của một cây cải xà lách sẽ từ 2 đến 3 đô la. Chi phí này sẽ được giảm thiểu nếu canh tác theo hướng hữu cơ.

- Phân hữu cơ nâng cao sự đa dạng sinh học: Đơn canh là phương pháp canh tác một loại cây trồng trên các vùng đất lớn năm này qua năm khác. Trong khi phương pháp canh tác này làm gia tăng lượng nông sản gấp 3 lần trong thời kỳ từ 1950 đến 1970. Sự thiếu tính đa dạng trong canh tác đã gây nên hậu quả là đất mất đi sự cân đối dinh dưỡng tự nhiên. Để thay thế các dưỡng chất bị thiếu hụt, người ta bón phân hóa học với số lượng ngày càng tăng. Phương pháp đơn canh cũng làm cho cây trồng dễ mẫn cảm với sâu bệnh và sẽ làm cho nông dân càng ngày càng lệ thuộc vào thuốc BVTV. Mặc dù lượng thuốc BVTV sử dụng đã tăng gấp 10 lần trong thời gian từ 1947 đến 1974, sự thất thoát mùa màng do côn trùng phá hoại đã gia tăng gấp đôi, mà một phần là do các côn trùng này đã trở thành miễn nhiễm đối với một số loại thuốc BVTV.

- Hương vị nông sản ngon hơn tốt hơn cho sức khỏe của bạn :
Một lý do dễ hiểu tại sao những người giàu có, tiếng tăm chỉ ăn các loại nông sản trồng theo phương pháp hữu cơ thôi. Đơn giản là vì chúng ngon hơn. Kỹ thuật trồng trọt theo phương pháp hữu cơ bắt đầu từ khâu làm giàu dinh dưỡng cho đất canh tác, và theo tự nhiên dẫn đến làm giàu dinh dưỡng cho cây trồng và cuối cùng là làm giàu dinh dưỡng cho cơ thể chúng ta. Bạn có thể tưởng tượng các rau trái được trồng một cách tốt đẹp từ những khu đất giàu dinh dưỡng hữu cơ, rồi chuẩn bị thành các món ăn ngon lành và bày một cách hấp dẫn lên bàn ăn xong rồi cầm một chai thuốc xịt rầy và phun lên chúng trước khi ăn. Bạn nghĩ rằng nó có ảnh hưởng tới hương vị ngon lành của món ăn không? Bạn có nghĩ rằng nó sẽ ảnh hưởng tới cơ thể của bạn không? Hãy tưởng tượng rằng các thứ thuốc độc hại này đã tham gia trong quá trình canh tác để sản xuất ra thực phẩm cho bạn ăn, bạn thấy thế nào?.
 
Vì sao lại là Google chứ? Sao không phải là của bạn?
Vì mỗi con người sống trong xã hội có một chuyên môn khác nhau và vì vậy tôi học hỏi để vay mượn kiến thức từ cộng đồng. Ý bạn có phải tôi cũng chả cần học kiến thức của Newton nữa mà tự viết ra thuyết vạn vật hấp dẫn?

Làm sao tôi, một con người đơn lẻ lại phải làm chức năng của những kỹ sư nông nghiệp, những cơ quan nghiên cứu chuyên môn...??? Vì sao tôi ko được vay mượn kiến thức ở những nơi chuyên nghiệp hơn tôi? Vì sao tôi phải tự nghiên cứu khi có những tổ chức đã nghiên cứu ra mọi việc từ lâu?

Còn nếu bạn ko cần học mà vẫn nói theo suy nghĩ chủ quan của bạn, nếu bạn nói đúng thì ko sao, nếu bạn nói sai tức là bạn đang show cái ít học của bạn ra cho thiên hạ thấy đấy.
 
Bạn vay mượn??? Vậy cơ sở nào bạn nhận định những vay mượn của mình là đúng?
 
- Đề nghị các bác nói & lấy dẫn chứng cụ thể hơn cho sinh động nhé & nên sử dụng loại phân hữu cơ nào thì tốt ? hoặc có quy - trình để làm phân hữu cơ tốt như bác nghĩ thì bác cho anh em học hỏi.....
1. Phân hữu cơ
- Nói chung phân hữu cơ tốt & thân thiện với môi trường nhưng cũng phải sử dụng đúng cách, đúng chỗ. Một vấn đề cần lưu ý nữa là phân hữu cơ thường hay có mùi nên việc ảnh hưởng đến sức khỏe là cũng có
- Việc chống sõi mòn rửa trôi nếu chỉ sử dụng phân hữu cơ thì ko ăn thua phải có biện pháp tổng hợp hoặc sử dụng công nghệ cao, tùy vào địa hình .... ví như bên mình đang nghiên cứu một loại polyme hữu cơ có tác dụng giữ nước và dinh dưỡng
- Về chất lượng nông sản:
"Hương vị nông sản ngon hơn tốt hơn cho sức khỏe của bạn :
Một lý do dễ hiểu tại sao những người giàu có, tiếng tăm chỉ ăn các loại nông sản trồng theo phương pháp hữu cơ thôi. Đơn giản là vì chúng ngon hơn. Kỹ thuật trồng trọt theo phương pháp hữu cơ bắt đầu từ khâu làm giàu dinh dưỡng cho đất canh tác, và theo tự nhiên dẫn đến làm giàu dinh dưỡng cho cây trồng và cuối cùng là làm giàu dinh dưỡng cho cơ thể chúng ta. Bạn có thể tưởng tượng các rau trái được trồng một cách tốt đẹp từ những khu đất giàu dinh dưỡng hữu cơ, rồi chuẩn bị thành các món ăn ngon lành và bày một cách hấp dẫn lên bàn ăn xong rồi cầm một chai thuốc xịt rầy và phun lên chúng trước khi ăn. Bạn nghĩ rằng nó có ảnh hưởng tới hương vị ngon lành của món ăn không? Bạn có nghĩ rằng nó sẽ ảnh hưởng tới cơ thể của bạn không? Hãy tưởng tượng rằng các thứ thuốc độc hại này đã tham gia trong quá trình canh tác để sản xuất ra thực phẩm cho bạn ăn, bạn thấy thế nào?.
"

Cho mình hỏi tại sao ăn cà chua ở đất trồng bình thường và đất trồng bón phân gà lại khác nhau ? đất bón phân gà quả ăn thơm ngon đậm đà hơn . Như vậy để thấy việc rau quả có ngon hay không ko những chỉ phụ thuộc vào giống, thời vụ tiết, cách chăm sóc mà vi lượng ảnh hưởng tới chất lượng và độ ngon rất lớn.
- Việc đa dạng sinh học thì phân hữu cơ cũng chịu tác động của môi trường và thời tiết khá lớn nên nếu quy trình không tốt đôi khi nó là điều kiện để các vi sinh vật gây hại phát triển mạnh như nấm, vi khuẩn. vì vậy xử lý đúng quy trình rất quan trọng, việc tính toán bổ sung vi sinh có lợi vào là cần thiết
2. Về phân vô cơ:
Chúng ta không nên phủ nhận hoàn toàn những đóng góp của nó trong ngành nông nghiệp. còn việc nó hại hay không là do chính chúng ta những người đang sử dụng không đúng quy trình, chạy theo lợi nhuận...
 


Back
Top