Máy phát điện chạy bằng củi - Có lợi?

  • Thread starter Cuốc lủi
  • Ngày gửi
Chào các bác!
Công nghệ hóa khí đã có từ lâu. Nếu ta seach trên google hai từ "wood gas" sẽ thấy chúng được ứng dụng rất rộng rãi.
Ngày xưa là các loại tàu, xe chạy bằng than. Ngày nay tại Việt Nam là các loại bếp hóa khí (bếp gas sinh học).
Vậy công nghệ hóa khí là gì? - Theo cl đó là việc chúng ta đốt các loại sinh khối như rơm rạ, vỏ trấu, vỏ trái cây khô, lá cây, cành cây, than đá, than củi..... trong điều kiện nhiệt độ cao và thiếu oxy. Các loại sinh khối nói trên thay vì cháy bùng lên và tạo ra CO2 thì chúng sẽ cháy ngấm ngầm trong điều kiện nhiệt độ cao sẽ phản ứng sinh ra các loại khí , trong đó có khí CO, khí mêtan và khí hidro. các loại khí này cháy được và được gọi là "gas", người ta dùng "gas" này để chạy động cơ, dùng làm bếp gas hoặc dùng thắp sáng, sưởi ấm....
Trong nông nghiệp chúng ta thường đối mặt với các vùng đất sâu xa hoặc hải đảo, các nơi này điện lưới quốc gia chưa vươn tới được. Vậy chúng ta có thể áp dụng công nghệ hóa khí sinh khối để tự tạo 1 nguồn nhiên liệu cho máy phát điện, máy bơm nước hoặc các máy nông nghiệp phục vụ cho nhu cầu canh tác của mình hay không?

Mời các bác tham gia mổ xẻ vấn đề để giúp bà con chúng ta chinh phục những vùng đất mới.
 


Thử hình dung 1 mô hình, ta sẽ cần các thiết bị sau:
- 1 cái thùng hóa khí. cái này dùng để chứa và đốt nguyên liệu thô (củi)
- 1 hệ thống két làm mát. Thiết bị này dùng để làm mát khí gas thu được, tách hơi nước khỏi gas, loại bỏ tro bụi. Kết quả là ta có 1 dòng gas sạch, có thể dẫn tới thiết bị khác bằng ống nhựa thông thường.
- 1 cái bình acquy từ 4Ah trở lên.
- 1 bộ inventer hoặc tấm panel mặt trời. dùng để sạc acquy
- 1 cái quạt sò (quạt lồng sóc) 6 - 24vol tùy acquy. cái này dùng để quạt hoặc hút khí gas từ thùng hóa khí.
- vài mét ống dẫn.
- 1 cái máy phát điện.
Xong. Chỉ cần có vậy là ta có thể canh tác trong vùng sâu vùng xa rồi.
Có 1 cách để lưu giữ gas, đó là chúng ta làm những chiếc túi bằng nilon (tương tự như túi chứa biogas).
Với 1 chiếc túi đủ to, 1 ngày chúng ta chỉ cần dành 1 ít thời gian để sản xuất gas và nạp đầy vào đó. khi cần đun nấu hoặc chạy động cơ ta sẽ dùng gas từ túi chứa mà không cần phải vận hành lò hóa khí.
 
Cái này hay ạ! Bố mẹ em cũng đang có trang trại trên đồi, nếu phương pháp này khả thi thì hay quá nhỉ?
 
Cuốc lủi còn nhỏ tuổi mà trình độ cao siêu thật, sáng chế ra chuyện này có vẻ hay và tiện dụng cho những nơi ở vùng sâu vùng xa tiết kiệm được nhiên liệu .
Tuy nhiên để làm được mô hình như trên thì người nông dân quê mình chắc có ít có người làm được , đồng thời phải chế lại bộ chế hòa khí của máy nổ cho phù hợp.
 
anh David nói phải. Muốn sử dụng gas này có 2 cách
cách 1: giữ nguyên bộ chế hòa khí (hoặc bét dầu), khi vận hành ta châm xăng hoặc dầu và nổ máy theo cách thông thường, sau đó cấp gas và không khí vào để động cơ chạy nhanh hơn. cách này động cơ sử dụng 30% xăng dầu và 70% khí gas.
ưu điểm là dễ khởi động, dễ sử dụng.
nhược điểm là vẫn phải dùng xăng dầu.
cách 2: chế nguyên bộ trộn gas để động cơ sử dụng gas 100%.
ưu điểm là không cần tốn xăng dầu
nhược điểm là khó khởi động.
 
Dùng củi làm gì để mang tội phá hủy...cây xanh

Khí đốt Cái này đã có từ lâu rồi...nhưng hay hơn nhiều..

Khoảng năm 1979 , một mô hình nhà vườn được chính phủ quảng bá đó là mô hình VAC ngĩa là vườn rau+ ao cá+ chăn nuôi
Được xem như là 1 mô hình khép kín..tất cả dều sinh lợi, không có cái gì thừa

Vài năm sau...1 mô hình khác hay hơn đó là VACB ngĩa là vườn rau+ ao cá+chăn nuôi+ biogas

Biogaz ngĩa là khí đốt sinh học được sinh ra bởi phân súc vật thải ra trong chăn nuôi...khí này là khí methan...dùng để nấu bếp...hoặc chạy máy phát điện

sau khi quá trình lên men sinh học phân xong ....khí đốt được tận dụng xong...cặn bã còn lại hóa thành phân dùng để bón cho rau
 
Đúng là biogas có lợi, nhưng ngặt nỗi mình cần gas mà nhà mình không có nuôi heo, nuôi bò thì woodgas cũng có lợi ích tương đương.
Biogas sử dụng phế thảy là phân gia súc để tạo gas, sản phẩm phụ là nước thảy dùng tưới cho cây tốt.
Woodgas sử dụng phụ phẩm nông nghiệp là vỏ trấu, vỏ cà phê, lõi bắp, thân cây, rơm rạ... để tạo gas. sản phẩm phụ là "hắc ín"(*) dùng làm thuốc trừ sâu sinh học và tro dùng như 1 loại phân kali.
(*) hắc ín: cl không biết nên gọi nó là cái gì, nhưng nó là 1 loại nước khói tương tự như nước trong bình thuốc lào ý. màu nâu đậm, sinh ra trong quá trình tách hơi nước khỏi gas. Nếu các bác có đốt củi ướt thì sẽ thấy loại nước này xì ra ở đầu củi chưa đốt.
Người Nhật có truyền thống làm than lâu đời, từ xưa họ đã biết thu lấy loại nước này từ các lò hầm than và dùng nó để phun xịt trên rau màu như là 1 loại thuốc trừ sâu.

Vậy Bác Mục-Tử đồng ý với cl là mình dùng woodgas thì sẽ không bị mang "tội phá hủy...cây xanh" hén !
 

em chỉ ngồi hóng các bác, knao bác cl ra sản phẩm thì e sẽ dùng thử. hì. em nữ nhi ngại ngâm cứu vụ này, hỳ hỳ
 
By cuốc lủi : Woodgas sử dụng phụ phẩm nông nghiệp là vỏ trấu, vỏ cà phê, lõi bắp, thân cây, rơm rạ... để tạo gas.

....

Chế biến phức tạp chi cho nó khổ...lại uổng năng lượng và tốn công nữa

Tại sao không đốt trấu..cung cấp cho 1 nồi xúp de ( hơi nước) và lợi dụng sức mạnh khinh khủng của hơi nước để quay máy phát điện...máy bơm v..v
 
Nếu có đốt nồi súp dê cl cũng xin đề xuất là mình đốt bằng lò hóa khí luôn, vì các loại trấu hoặc củi mà đốt trực tiếp thì nó cháy ra ngọn lửa vàng, mà lửa vàng thì nhiệt lượng không cao bằng lủa xanh (cl suy đoán thôi, vì nghĩ như bếp gas với bếp củi vậy). ngoài ra khi đốt trực tiếp ,củi tàn còn phần than thì nhiệt sinh ra thấp nhưng với lò hóa khí thì phần than này tiếp tục phản ứng tạo thành gas để duy trì gọn lửa đến khi than thành tro trắng mới thôi. Do vậy đốt củi(hoặc trấu) bằng lò hóa khí sẽ có hiệu suất cao hơn nhiều lần so với đốt trực tiếp.(cũng ít ô nhiễm môi trường hơn).
Vậy bây giờ mình cấp nhiệt bằng woodgas. còn phần sinh công có 2 sự lựa chọn hoặc là đốt trong (máy nổ), hoặc là đốt ngoài(máy hơi nước).
Máy hơi nước hiện nay trên thị trường cũng có bán. Sử dụng hơi nước từ nồi hơi công nghiệp.
Ta lựa chọn:
- Quy mô nhỏ, hộ gia đình: dùng hệ thống phát điện bằng máy nổ như bài trước cl có đề cập.
- Quy mô lớn: dùng máy phát điện bằng hơi nước như Bác Mục Tử nói. Cách này cần đầu tư 1 nồi hơi công nghiệp dùng gas, 1 máy phát điện hơi nước và 1 bộ thiết bị sản xuất woodgas.

--------

em chỉ ngồi hóng các bác, knao bác cl ra sản phẩm thì e sẽ dùng thử. hì. em nữ nhi ngại ngâm cứu vụ này, hỳ hỳ
bạn tự làm đi.hihi
cl lập topic để thảo luận và có ai hứng thú thì cùng làm chứ cl không có kinh doanh mấy cái này, (nói trước để không thôi mọi người lầm tưởng cl lên mạng lăngxê cho bếp hóa khí thì khổ. ekek)
 
Last edited by a moderator:
Có thể nói là mình chưa nghiên cứu kỹ lắm nhưng hình như woodgas không dữ trữ được như kiểu LPG. Chỉ xài trực tiếp.
Nếu CL đã làm được lò đốt hóa khí thì hãy ráng nghiên cứu rồi nếu có lòng thì công bố bản thiết kế kiểu lò hóa khí liên tục với công xuất trung bình cho bà con hưởng nhờ. Chứ hiện nay thị trường chỉ có loại lò công nghiệp nặng và lò nấu ăn thôi.
Tại vn đã có khá nhiều công nghệ đốt lò bằng trấu hoặc gỗ vụn theo công nghệ hóa khí. Giá thành thành phẩm rất hấp dẫn vì có thể giảm đến hơn một nữa so với đốt dầu và 2/3 so với than đá. Tuy nhiên đầu tư thì khá cao.
Sử dụng phát điện công nghiệp thì hiện nay đã có nhiều nghiên cứu thực tiễn. Nhưng buồn là chỉ có nước ngoài chịu chi để làm nhà máy kiểu này. Với lại người vn lạ lắm. Thà bỏ phí chứ không cho không.
Đốt hóa khí mà đưa ra phụ phẩm là tro trắng thì quá tốt vì đây là một trong những chất phụ gia cho ngành xây dựng và là nguyên liệu cho 1 ngành công nghệ cao.

Sử dụng Biogas để phát điện cho mô hình trang trại cũng cần phải đầu tư lớn ở khoảng túi chứa khí và diện tích. Mô hình dùng biogas cho phát điện hiện nay chủ yếu là ... văn nghệ góp vui với lưới điện là chính.
 
Last edited:
cl có thử lò hóa khí liên tục dùng trấu, kết quả là khí xì ra ở bể chứa trấu nếu dùng quạt thổi, còn dùng quạt hút thì bình thường.
Lò liên tục và lò hóa khí theo mẻ chắc nó chỉ khác nhau về giá thành và thay đổi 1 chút thiết kế thôi. Chủ yếu là ghi lò phải rung được để tro lọt xuống và đái lò có hệ trống xả tro phù hợp.
Theo cl tìm hiểu thì trong woodgas phần khí cháy được nó hơi loãng hơn khí khác nên sẽ không kinh tế nếu hóa lỏng hoặc nén vào bình. Cách lưu trữ kinh tế nhất là dùng túi nilon, cách này cũng giúp ta có 1 nguồn gas liên tục mà không cần phải có lò hóa khí liên tục.

--------

cl chỉ mới làm lò hóa khí loại đơn giản để có khí thí nghiệm chứ chưa có 'thiết kế' nào khác biệt so với các loại lò hiện nay. Nếu cl tìm ra được cách sử dụng woodgas hiệu quả thì mới quay lại làm 1 cái lò hoàn chỉnh.
 
Last edited by a moderator:
Không biết phải đốt bao nhiêu củi để có điện xài cả ngày. Mình không rõ là muốn có điện xài thì lúc nào cũng phải có người đứng đốt củi phải ko? Hôm nào trời mưa không có củi thì sao. nông dân chỗ tôi rơm, rạ thì ủ làm phân, dùng máy cày dầm xuống cho vụ sau tốt ruộng hay cắt ra phơi ngoài đồng cho khô rồi đốt làm tro mang về. tro trấu thì tận dụng làm đủ thứ, củi trên rừng thì nhiều nhưng phải đi đốn, một ngày chỉ được vài bó. nếu nấu bằng củi thì giá thành chắc cao đó. nếu áp dụng ở trang trại vùng sâu vùng xa thì mình ngĩ trang trại thì phải có chăn nuôi, nếu trên rừng không nuôi được heo thì nuôi hoặc chỉ khoảng 10 con heo thịt là có bioga xài cả ngày rùi.
 
Không biết phải đốt bao nhiêu củi để có điện xài cả ngày?
- Tùy theo nhu cầu sử dụng mà mình đốt nhiều hay ít, thí nghiệm trên xe hơi người ta thấy rằng 1 tấn củi sẽ tương đương với 365 lít xăng. Và 1.1kg củi tương đương 1kw điện.

Muốn có điện xài thì lúc nào cũng phải có người đứng đốt phải không?
- Không phải đâu, nếu cái lò hóa khí đủ cao và rộng thì rất nhiều tiếng mới phải mở nắp thêm củi 1 lần.
Nếu mưa không có củi thì sao?
- Mình phải dự trữ củi 1 ít, thực ra việc này là cần thiết vì nhu cầu là thường xuyên nên bắt buộc phải trữ, ai không có điều kiện thì tìm cách khác chứ không nên xài woodgas. woodgas chỉ dành cho những nơi có chất đốt dồi dào. còn nếu kẹt quá có thể dùng 50% củi khô và 50% củi ướt, củi khô chất ở dưới đốt trước, củi ướt chất phía trên. vùng phía trên đó thường được gọi là vùng sấy, nên củi sẽ tự sấy khô.


--------

CL không chắc là 1 cái máy phát điện có thể chạy 24/7 được. 1 cái lò hóa khí có thể cấp gas cho máy hoạt động liên tục, nhưng cái máy phát điện chắc không chịu nổi.
Ở topic này cl muốn nói tới việc dùng woodgas tạo điện sản xuất cho những vùng thiếu điện chứ không phải là dùng để sinh hoạt cả ngày.
 
Last edited by a moderator:
Có 1 loại động cơ đơn giản mà 1 người biết về cơ khí có thể tự làm được, đó là động cơ Stirling.
Cl nghĩ chúng ta có thể dùng động cơ này để phát điện, bơm nước....
Đây sẽ là 1 giải pháp để chúng ta sử dụng hiệu quả nguồn woodgas mà mình tự sản xuất, ngoài ra nó còn có thể hoạt động bằng bất kỳ nguồn nhiệt nào.
Sau đây là 1 số bà viết liên quan, mời bà con xem và tìm hiểu:
_____________________________________________________

Động cơ Stirling do Robert Stirling sáng chế năm 1816 tức là trước cả khi động cơ đốt trong ra đời. Ông là một giáo sĩ Scotland. Vào thời kỳ đó, động cơ Stirling được coi là động cơ an toàn vì nó không bị nổ như động cơ hơi nước. Và động cơ Stirling có tiềm năng để trở thành một loại động cơ có hiệu suất cao hơn cả động cơ đốt trong. Tuy nhiên, ngày này động cơ Stirling chỉ còn được dùng trong một số lĩnh vực rất chuyên biệt ví dụ trong tàu ngầm hoặc động cơ phụ cho du thuyền là những nơi đòi hỏi động cơ phải hoạt động hết sức êm ái. Mặc dầu thị trường dành cho loại động cơ này không lớn nhưng hiện nay nhiều nhà sáng chế tài năng vẫn đang mày mò để cải tiến nó.

1816.gif


Động cơ Stirling hoạt động như thế nào?

1. Đặc tính của không khí.
Hãy bịt một miếng cao su mỏng vào đầu một cái lon như hình 1. Bạn có thể nhìn thấy miếng cao su phình ra khi đốt nóng lon (hình 2) và xẹp xuống khi làm lạnh (hình 3). Đó là do áp suất không khí trong lon thay đổi theo nhiệt độ, tăng lên khi nóng và giảm đi khi lạnh.

step1.gif


2. Piston chuyển dời là gì?
Tiếp theo, hãy cho một cái piston vào trong lon như hình 4. Đường kính piston phải nhỏ hơn đường kính lon một chút để có thể di chuyển lên xuống bên trong lon. Sau đó, hãy đốt nóng đáy lon và làm lạnh phía trên. Sau khi sự chênh lệch nhiệt độ đạt đến một giá trị nào đó, dùng tay để di chuyển piston lên, xuống. Khi piston đi lên, miếng cao su phồng lên vì có nhiều không khí nóng bên trong lon (hình 5). Nó cũng tương tự như hiện tượng trong hình 2. Khi piston đi xuống, miếng cao su xẹp đi vì có nhiều không khí lạnh bên trong. Nó tương tự như hình 3.
Trong trường hợp của động cơ Stirling, piston này di chuyển do sự thay đổi áp suất nội tại.

step2.gif


3. Cơ cấu tay quay – từ chuyển động của piston thành chuyển động quay tròn.
Bạn đã hiểu được đặc tính của không khí và phương thức làm việc của piston chuyển dời chưa? Nó rất quan trọng để hiểu nguyên lý hoạt động của động cơ Stirling. Đầu tiên, nối piston và trục bằng một sợi dây như trong hình 6. Khi trục quay, piston sẽ di chuyển lên xuống. Nó được gọi là cơ cấu tay quay. Bây giờ hãy đốt nóng đáy lon và làm lạnh phía trên! Khi bạn quay trục, piston sẽ di chuyển lên xuống và miếng cao su sẽ liên tục phình lên và xẹp đi (hình 7).

step3.gif


4. Piston sinh công – tác dụng của miếng cao su.
Động cơ Stirling biến chuyển động của miếng cao su thành chuyển động quay của trục. Bây giờ hãy nối miếng cao su với trục quay bằng một khớp nối. Khi đó lực của miếng cao su (khi phình lên hay xẹp đi) sẽ làm quay trục. Khớp nối này phải được đặt lệch một góc 90 độ so với dây nối vào piston như trong hình 8 và hình 9.

step4.gif


5. Bánh đà – để chuyển động trơn tru
Động cơ ở hình 8 và hình 9 vẫn chưa hoạt động được. Nếu bạn cố gắng bắt nó làm việc, miếng cao su sẽ giữ nguyên trạng thái phình ra hoặc xẹp xuống. Để chuyển động trơn tru và liên tục, cần phải gắn một vật nặng vào trục, nó được gọi là bánh đà.
Thông thường, bánh đà có hình tròn như trong hình 10. Nhưng bạn hãy bẻ trục và gắn vật nặng vào nó như hình 11 để tạo một bánh đà đơn giản. Và hãy thử hoạt động của nó!

step5.gif


Cấu trúc của một động cơ Stirling
Động cơ Stirling có hai piston nằm lệch nhau 90 độ và có hai vùng nhiệt độ khác nhau. Động cơ được hàn kín để khí bên trong không thể thoát ra bên ngoài.
Động cơ Stirling có thể phân thành kiểu động cơ 2 piston và kiểu động cơ chuyển dời. Kiểu thứ nhất sẽ có 2 piston sinh công còn kiểu sau sẽ chỉ có một piston sinh công còn piston kia là piston chuyển dời.

Động cơ 2 piston

Phần không khí phía trên piston nóng sẽ luôn được đốt nóng còn trên piston lạnh sẽ luôn được làm lạnh.
Quá trình hoạt động của động cơ có thể xem trong hình sau:

anime_a.gif


Động cơ Stirling chuyển dời.

anime_c.gif


Nhược điểm của động cơ Stirling

Nó có 2 nhược điểm quan trọng nhất:
- Động cơ đòi hỏi có thời gian làm nóng trước khi hoạt động.
- Động cơ không thể thay đổi công suất nhanh chóng.

Những nhược điểm này khiến cho nó không thể thay thế được động cơ đốt trong trên các xe ô tô nhưng lại có thể có tác dụng trên các xe hybrid.

--------

 
Last edited by a moderator:
Tôi là kỹ sư nhiệt tham gia đề tài này đến nay đã 6 năm. hiện tại chúng tôi đã làm thiết bị này đang bán trên thị trường. chúng tôi cho ra những chuẩn loại lò khí hóa sinh khối đa nhiên liệu CS phát điện từ 10 - 100 KWe.
Bà con nào có nhu cầu xin hãy liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ:

Huỳnh Minh Sang
ĐT: 01686839010
Email: Gasifier.sct@gmail.com
Biomass Energy Team
 
bạn phân tích tính khả thi của nó và pin năng lượng mặt trời xem cái nào ok hơn ?
 
bạn phân tích tính khả thi của nó và pin năng lượng mặt trời xem cái nào ok hơn ?
Mỗi loại dựa vào mỗi nguồn năng lượng khác nhau: mặt trời và củi đốt.
Thứ nhất: hiệu suất chuyển hóa thì chắc chắn là củi đốt sẽ chuyển hóa cao hơn rồi. Vì năng pin năng lượng mặt trời chỉ chuyển hóa 1/3 toàn bộ năng lượng thôi (đối với loại pin tốt hiện nay). Còn sử dụng máy phát điện nhờ hóa khí từ củi đốt có thể chuyển hóa gần như hoàn toàn năng lượng của nguyên liệu đưa vào.
Thứ hai là về chi phí, thì phát điện nhờ hóa khí rõ ràng hơn hẳn với đầu tư ban đầu, kể cả diện tích lắp đặt.
Nhưng về mức độ sạch thì không có gì bằng pin năng lượng mặt trời, do nó chuyển trực tiếp ánh sáng thành điện năng, quá trình đó không sinh ra bất kỳ chất hóa học nào.
Nhưng về tính khả thi cho dân Việt theo mình bếp hóa khí bây giờ sẽ là tiện ích hơn pin mặt trời, đặc biệt nếu tối ưu được hệ thống hóa khi như sản phẩm nhập ngoại này chẳng hạn
Hiện giá của nó chưa ship hơn 16K Usd không rẽ chút nào.
halfskid.jpg

Nhưng nếu tự được thì ta có thể giảm được gần 100 lần giá trên.
Trên là một vài suy nghĩ của mình!
Xin chào bạn cuốc lủi, mình đang tự hỏi là liệu khí sinh là sau quá trình đốt thiếu oxi đó liệu có dự trử lại được không?
Có khả năng các khí đó sẽ phản ứng với nhau nếu để lâu ở áp cao. Mình chưa thấy có hệ thống trử khí này chuyên biệt để dự trử dùng để chạy máy phát điện.
Còn khí biogas thì chắc là không dự trử lâu được rồi, vì trong khí đó có vi sinh vật đúng không?
 
Hiện tại trên thế giới đã có loại sò biến nhiệt năng thành điện năng(Thermoelectric generator). Thiết bị khá đơn giản nhưng ở Việt Nam hiện nay chưa thấy bán. Nếu anh em trong diễn đàn quan tâm đặt mua nhiều thì có thể mua bên Trung Quốc(vì chỉ có họ mới bán giá rẻ thui, còn hàng của EU thì giá chát lém).
Thông tin về loại sò này các bác có thể xem thêm ở video bên dưới:
 


Back
Top