Thảo luận Nuôi trồng tự nhiên

  • Thread starter garungr
  • Ngày gửi
Xin dẫn nội dung bài viết cho mcả nhà tham khảo trước ạ

CHƯƠNG II: ĐẦU VÀO TỰ NHIÊN.


- Canh tác tự nhiên nhấn mạnh vai trò của vi sinh vật và enzymes trong canh tác. Qua sự nuôi cấy vi sinh vật bản địa và cung cấp chúng cho đất và lá, sẽ giúp cho sự phát triển nhanh chóng của hệ sinh thái trong đất và vi sinh vật trên bề mặt lá cây được phát triển.

- Thúc đẩy sự phát triển hệ sinh thái địa phương, Canh tác tự nhiên giới thiệu sự tạo nên đầu vào tự nhiên. Ví dụ như sử dụng sự lên men trái cây ép (FPJ-fermented plant juice) và khuẩn axit lactic (LAS-Lactic aid bacteria serum) huyết thanh cho quá trình canh tác. Đầu vào tự nhiên này đã phát triển từng bước trong văn hoá cơ bản truyền thống của nhiều nước như kỹ thuật lên men để chế biến Kimchee từ lá rau của Hàn Quốc và sản xuất xì dầu của Việt Nam, Trung Quốc.

ctcn-2-1.JPG


- Canh tác tự nhiên từ chối sử dụng vi sinh vật đầu vào sản xuất công nghiệp có phân chủng chúng ra một cách độc lập. Nếu đưa lượng lớn của một loại đặc biệt của vi sinh vật ngoại lai nào đó vào hệ sinh thái địa phương, nó sẽ làm cho mất đi sự phát triển một cách cân bằng, kể cả nếu các vi sinh vật này có lợi cho con người. Mất đi sự phát triển cân bằng là không tự nhiên và có thể tạo nên các cây trồng và vật nuôi nhạy cảm với sự căng thẳng trong môi trường sống của nó hay trở nên bệnh hoạn. Canh tác tự nhiên lưu ý sự phát triển chỉ là cách giữ cho cây khỏe mạnh, súc vật cường tráng. Cũng vậy Canh tác tự nhiên chỉ ra rằng mua vi sinh vật ngoại lai (nguồn từ các nước, khu vực có hệ sinh thái khác) sẽ như là sự phung phí tiền bạc trong canh tác.



- Loại vi sinh và đầu vào tự nhiên khác mà Canh tác tự nhiên giới thiệu như sau:

1. Vi sinh vật bản địa (IMO-Indigenous Microoganisms)

ctcnchuong-2-2.JPG


IMO được thu thập từ lá cây mốc trong rừng địa phương bằng các kỹ thuật đặc biệt. Thường IMO được cung cấp trở lại đất cùng sự ngâm ủ với các chất thải hữu cơ trong nông nghiệp và sinh hoạt hàng ngày (phân chuồng, rác thải, lá cây...). Điều này là để mong muốn cải thiện cấu trúc đất tăng cường vi vật hữu hiệu cho đất và tăng cường hiệu quả sử dụng các loại phân bón (kể cả phân khoáng vô cơ) đã ngâm ủ.

2. Lên men nước lá cây ép (FPJ – Fermented Plant Juice)

ctcn-2-3.JPG


FPJ được chiết xuất từ lá cây giống như mugroort, droproort và bất kỳ loại cỏ nào. Nó cũng được tạo nên từ vỏ cây mùa vụ giống như chồi lộc non và quả xanh. Chất lỏng được cung cấp cho đất, lá cây và nền chuồng để các vi sinh vật hoạt động.

Vật liệu chiết xuất được sử dụng hiệu quả nhất là cho cây mà quá trình canh tác sẽ cung cấp. Ví dụ, FPJ làm từ vỏ cây non và quả xanh của dưa leo là hiệu quả nhất khi nó cung cấp cho chính cây dưa leo .

FPJ có thể cung cấp cho đất đai trên đồng ruộng để thúc đẩy hoạt động vi sinh vật ngay trong lòng đất. Nó cũng có thể cung cấp cho lá cây để tăng vi khuẩn không khí trên lá cây. Xa hơn nữa, FPJ được cung cấp cho nền chuồng gia súc để kích thích và thúc đẩy nhanh quá trình ủ hoai phân chuồng. Canh tác tỰ nhiên đôi khi cung cấp thức ăn FPJ cho gia súc vào cuối hàng tuần để củng cố hoạt động vi sinh trong hệ thống tiêu hoá của chúng. Thông thường nồng độ sử dụng là 0,2%. Hầu hết thành viên Canh tác tự nhiên đều thích uống FPJ với dấm như là nước giải khát bổ dưỡng tươi mát. Nồng độ uống là 20-25%.

3. Nước trái cây ép lên men (FFJ – Fremented Fruit Juice)

ctcn-2-4.JPG


FFJ được sản xuất hầu như cùng cách với FPJ. Sử dụng hoa quả ngọt chín như nho, quả sung, quả dâu tằm, soài, đu đủ và chuối ở vùng nhiệt đới. Cam và hồng vàng được đề nghị không nên sử dụng. Nên sử dụng các trái cây chứa nhiều nước. Cũng vậy rễ cây mùa vụ chứa carbonhydrate như khoai tây, khoai lang, khoai mì và khoai mỡ có thể thêm vào như nguyên liệu bổ sung.

Cung cấp FFJ 0,1% cho nền chuồng thú nuôi , đồng ruộng và lá cây mùa vụ cũng là một biện pháp giúp cho cải thiện tốt hơn môi trường sinh thái tại đó. Người cũng có thể uống FFJ 15-20% như là nước giải khát tuyệt hảo.

4. Huyết thanh khuẩn lactic axit (LAS – Lactic acid bacterium serum)


LAS có thể thu thập từ không khí. Huyết thanh khuẩn lactic axit thường thu thập và chế biến từ sữa và nước gạo trong nhiệt độ là 20-25oC. Carbonhydrate, protein và chất béo sẽ nổi trong quá trình chế biến là(huyết thanh) nó chứa khuẩn axit lactic. Giữ trong tủ lạnh hay thêm cùng lượng đường thô bảo quản ở nhiệt độ thường.

LAS có thể cung cấp cho lá cây củng cố vi sinh vật trong không khí

5. Axit amin cá (FAA-Fish Amino Acid)

ctcn-2-5.JPG


FAA được tạo nên ở các phần bỏ đi của cá như xương, đầu ,lòng và da. Trong đó có chứa một lượng đạm động vật dễ hấp thụ với cây trồng.

FAA 0,1% sẽ được

cung cấp cho đồng ruộng và cũng sẽ là nguồn đạm cho cây.

6. Bổ dưỡng thảo dược phương đông (OHN – Oriental Herbal Nutrients)


ctcn-2-6.JPG


OHN được làm từ thảo dược phương đông như cây bạch chỉ (acutiloba glycyrrtriza uralanris), quế (loureirii). Chúng sẵn có trong kho pha chế thuốc của người Trung hoa ở nhiều nước Châu Á. Mặt khác tại các nước, nhiều cửa hàng thực phẩm Trung hoa có bày bán sẵn các loại này để làm nguyên liệu pha chế thuốc Bắc.

OHN nồng độ 0,1% được cung cấp cho cây để củng cố vi khuẩn không khí.

7. Dấm gạo nâu (BRV – Brown Rice Vinegas)


BRV được làm từ gạo nếp than (nếp cẩm) và mua được ở các chợ địa phương ở Việt Nam.

BRV nồng độ 0,2% được cung cấp cho lá cây để củng cố vi khuẩn không khí và cho gia súc, gia cầm vào cuối tuần, gia cầm trong đó gồm cả gà con.

Đã ai thử và biết cách làm những loại trên chưa ạ. Cháu/em đã làm thử cái vi sinh vật bản địa(IMO) nhưng thấy cơm để mốc như vậy và cho vật nuôi ăn liệu có sao không cả nhà

Còn đây là cách làm IMO ạ

Cách làm chất lợi khuẩn (SuperMax)
SuperMax (Larry Locara) – http://supermaxpointing.multiply.com


Lần đầu mà tôi nghe nói về chất lợi khuẩn là vào đầu năm 2003 khi một nhóm các chuyên gia thuộc Bộ nông nghiệp đến cơ sở vùng ở Santa Barbara, Iloilo. Thoạt đầu, tôi còn do dự trong việc áp dụng công nghệ này bởi chúng tôi được dạy miễn phí cách làm vi sinh bản địa (IMO), nước trái cây lên men (FFJ), acid lactic, hỗn hợp dược thảo… Chúng tôi chỉ biết các chuyên gia này đảm bảo rằng chúng hoàn toàn có tác dụng bởi bắt nguồn từ một tiến sĩ Nhật hồi những năm 1930. Nhóm chất lợi khuẩn là một phần của hệ thống nuôi trồng tự nhiên được Bộ nông nghiệp khuyến khích.

Hồi đó, tôi chủ yếu nghiên cứu và viết bài về đời sống nông thôn cho một chương trình phát thanh ở thành phố Iloilo. Tôi phải thử nghiệm công nghệ để kiểm tra tính hiệu quả, rồi mới phổ biến rộng rãi. Vào giữa năm đó, tôi đã thử tất cả các công nghệ nhưng tập trung vào IMO và acid lactic cho vật nuôi của mình và sáng tạo phương pháp làm acid lactic riêng, thậm chí còn đơn giản và ít tốn kém hơn. Tôi cũng sáng tạo phương pháp và chất liệu để làm IMO.

Ngay lập tức, tôi bắt đầu sử dụng thảo dược cho vật nuôi rồi từ đó tổng hợp mọi thông tin liên quan đến các loại cây cỏ và thực vật khác nhau. Tôi cũng bố trí một khu vườn nhỏ trồng những loại cây này trong khuôn viên hạn chế ở tư gia.

Sáu tháng thử nghiệm chất lợi khuẩn và thảo dược đã khuyến khích tôi sử dụng chúng lâu dài. Ban đầu, tôi làm theo liều lượng và cách thức được các chuyên gia chỉ dẫn, nhưng về sau, tôi phát hiện rằng mình có thể gia giảm để đạt hiệu quả và sự tăng trưởng tốt hơn.

VI SINH BẢN ĐỊA – IMO (INDIGENOUS MICROORGANISMS)

Phương pháp làm IMO của tôi khá đơn giản. Tôi nấu khoảng 500 gram gạo tấm thành cháo sệt. Khi nguội, tôi trải lên khay nông độ 5 cm và phủ bằng giấy báo, chằng dây để ngăn côn trùng nhưng sao cho vi khuẩn có ích vẫn phát triển trên môi trường. Sau từ 4 đến 7 ngày, tôi thu hoạch cháo và trộn với một lượng tương đương mật đường (molasses). Sau đó 3 ngày, tôi có thể bắt đầu sử dụng men mà nó có hiệu lực đến 2 tháng nếu được trữ ở nhiệt độ phòng hoặc lâu hơn nếu trữ trong tủ lạnh.

Với gà nhà, tôi hòa 1/2 muỗng trà IMO và 1 muỗng canh nước dược thảo với 1 lít nước và dùng làm nước uống. Với chó và heo, tôi trộn 2 muỗng canh hoặc 4 muỗng trà vào khẩu phần ăn hàng ngày, bất kể lớn nhỏ ra sao. Dùng IMO không sợ quá liều. Với những loại cầm súc khác, tôi trộn IMO vào khẩu phần ăn theo tỷ lệ 3-4 muỗng canh mỗi kilo cám.

Để giữ môi trường và cũi chó khỏi bị hôi, tôi hòa 2 muỗng canh IMO với 10 lít nước để xịt. Giống như acid lactic, tôi nhận thấy IMO giúp khử mùi một cách hiệu quả. IMO cũng hỗ trợ việc làm vườn bằng cách đẩy mạnh việc phân hủy hữu cơ. Tôi chỉ cần chất đống cỏ và những vật liệu hữu cơ khác như bìa các tông, giấy và mùn cưa vào một chỗ và xịt IMO mỗi tuần để giữ ẩm. Trong vòng 3 tháng, chất hữu cơ phân hủy hoàn toàn và sẵn sàng để sử dụng.

Theo các chuyên gia, hãy xịt IMO lên đất vườn một cách thường xuyên để duy trì quần thể vi sinh trong đất và tôi có thể kiểm chứng điều này bởi đất của tôi tốt hơn dẫu được canh tác liên tục mà không cần bổ sung phân hóa học. Tất cả những gì mà tôi dùng là phân ủ hữu cơ và định kỳ xịt IMO. Khi lượng chất hữu cơ trong khu vườn nhỏ của tôi tăng lên, thì số lượng giun đất cũng tăng theo.

ĐIỀU CHẾ DƯỢC THẢO

Trong lần gặp các chuyên gia của Bộ nông nghiệp, chúng tôi được học cách ứng dụng tỏi và những dược thảo tương tự vào canh tác. Những gia vị này đều đắt đỏ, sẽ không có lợi nếu áp dụng cho trang trại bởi vậy tôi thử nghiệm một loạt dược thảo từ tăng cường sức khỏe cho đến diệt ký sinh trùng. Trước quý 3 năm 2003, tôi có thể lập nhiều công thức điều chế dùng cho những mục đích khác nhau trong chương trình nuôi trồng của mình.

Với gà, tôi trộn các phần đều nhau của lá ổi tươi, ngũ trảo (Vitex negundo), rau má và dừa cạn (Catharanthus roseus) với hai hoặc ba nhánh bạc hà rồi giã nát chúng để lấy nước cốt. Tôi hòa một muỗng canh nước cốt hoặc cả xác với IMO vào 1 lít nước. Kể từ 2003, tôi hoàn toàn ngưng sử dụng kháng sinh trong phòng bệnh. Tôi chỉ sử dụng kháng sinh một khi dịch bệnh bùng phát và bằng cách nào đó, công dụng của nó lại rất mạnh.

Với chó, tôi trộn nửa chén lá chùm ngây (Moringa pterygosperma) vào khẩu phần cháo cá hàng ngày. Tôi ngừng cho ăn thịt và thỉnh thoảng mới cho ăn thức ăn viên như là một hình thức khen thưởng, đặc biệt trong quá trình huấn luyện. Là chó lai giữa nòi Belgian Malenois và Labrador đen, dáng nó mảnh mai nhưng cực kỳ mạnh khỏe và lanh lợi.

Để sát trùng, tẩy uế và vệ sinh cho các chuồng gà, chó, heo và môi trường xung quanh. Tôi lấy 5 chén dược thảo giã nát gồm cỏ hôi (Chromolaena odorata), xuyên tâm liên (Andrographis paniculata), xả, lá và quả sầu đâu (Azadirachta indica) trộn với 10 lít nước. Tôi cho thêm một muỗng trà bột clor và xịt toàn bộ chuồng trại. Ngày tiếp theo xịt IMO để phục hồi quần thể vi sinh có ích trong khu vực nhằm khắc chế mầm bệnh vốn có thể phục hồi sau khi sát trùng.

Trong bốn năm nay, tỷ lệ gà chết rất thấp thậm chí kể cả khi tôi không chủng ngừa những bệnh virus như New Castle và đậu gà. Tôi cắt giảm lượng kháng sinh sử dụng đến 80% và chi phí của tôi chủ yếu chỉ bao gồm thức ăn và vitamin. Chó của tôi thích cháo cá với lá chùm ngây. Yêu cầu bảo dưỡng thấp và tôi hiếm khi phải mua thuốc sát trùng ngoại trừ những trường hợp đặc biệt. Tất cả là nhờ việc áp dụng dược thảo và chất lợi khuẩn. Cứ thử dùng rồi bạn sẽ thấy.

Công thức 1: CÁCH LÀM VI SINH BẢN ĐỊA (IMO)

Chất liệu:

1/2 kg gạo tấm
1 kg đường nâu hay mật đường

Dụng cụ:

Nồi
Khay nông
Báo cũ
Dây cột
Hũ đựng

Cách làm:

1. Nấu gạo thành cháo sệt, để nguội và đổ ra khay với độ dày khoảng 1 inch.
2. Phủ giấy báo và chằng dây để côn trùng không bu vào.
3. Để nơi râm mát trong nhà hoặc dưới tán cây.
4. Sau từ 4-7 ngày, lấy ra và trữ trong hũ. Cho thêm đường nâu hay mật đường và trộn đều. Đậy kín trong từ 3-5 ngày. Bắt đầu sử dụng trong vòng 2 tháng bởi sau đó, vi sinh có ích có thể mất tác dụng.

Ứng dụng:

Gà, gà tây và vịt: Hòa 1/2 đến 1/4 muỗng trà vào 1 lít nước sạch và cho chúng uống hàng ngày. Nước dư dùng tưới cây và đất vào buổi chiều và hòa nước mới vào sáng hôm sau.

Heo, dê, cừu và gia súc: Trộn theo tỷ lệ 2 muỗng canh mỗi 25 kg trọng lượng cơ thể với thức ăn vào các bữa sáng và chiều.

Cây trồng: Hòa 100-250 ml IMO mỗi 16 lít nước và xịt lên đất hàng tuần để tăng cường vi khuẩn có ích trong đất. Hòa 50 ml IMO với hỗn hợp dược thảo nghiền gồm dây hoa tỏi (Mansoa alliacea), hành tây, tỏi và những loại rau thơm khác để kích hoạt vi khuẩn có ích trong cây trồng (rau thơm còn có tác dụng xua đuổi côn trùng bảo vệ mùa màng).

Công thức 2: CÁCH LÀM HỖN HỢP DƯỢC THẢO

a. Hái các loại lá tươi và dược thảo chẳng hạn như ổi, ngũ trảo (hoàng kinh, lagundi), dừa cạn (pink periwinkle, rosas de baybayon), rau má (gotu kola)…
b. Đong mỗi thứ một chén và thêm 3-4 nhánh bạc hà (peppermint) hay bạc hà lục (spearmint, supermint). Giã nát để lọc lấy nước cốt. Trữ lạnh trong 1 tuần.
c. Khi dùng, hòa một muỗng trà nước cốt với một lít nước đã trộn sẵn IMO.

----------------------------------------------------------------

Ghi chú

Nguyên liệu làm IMO có thể bổ sung thêm 4 lọ men tươi Yakult hoặc Probi ( Lactobacillus casei) có bán ở các siêu thị.
 


IMO: khi ủ cơm vài ngày sau nó lên nấm sợi màu trắng tuyết, có mùi rượu, nếu màu mốc hay vàng đỏ... chắc không nên dùng bạn ah. Xem clip trên google thấy họ làm cũng dễ mà. Bạn tìm hiểu thêm cách làm E.M bằng nước vo gạo và sữa tươi, cũng khá là đơn giản. Cho mình thông tin liên lạc để trao đổi nha, cũng đang tìm hiểu và rất thích kiểu canh tác với vi sinh và hữu cơ.
 
Last edited by a moderator:
Em cũng có tìm trên youtube rồi nhưng trong video của họ làm cơm vẫn bị mốc nhiều màu đen, xanh, đỏ...
Cái Huyết thanh khuẩn lactic axit có vẻ dễ làm hơn
Còn 7. Dấm gạo nâu (BRV – Brown Rice Vinegas) thì chịu tìm mà chẳng có thông tin nào cả
 
Mục số 7 có lẽ là rượu nếp than của VN mình thôi, khi làm IMO, có lẽ để lâu quá sinh ra các màu, lúc trước khi mình dùng Trichoderma nhân sinh khối bằng cơm, ban đầu cũng lên sợi màu trắng, để lâu nữa có các màu khác, mình có hỏi mấy người chuyên ngành vi sinh, họ khuyên là không nên dùng vì mình không hiểu nó là loại có lợi hay không, không kiểm soát được. Mình có download được 1 ít tài liệu về IMO, E.M, vi sinh và lên men, nếu bạn cần cho email mình gửi (có nick facebook càng tốt, mình tiện tao đổi thêm).
 
Mục số 7 có lẽ là rượu nếp than của VN mình thôi, khi làm IMO, có lẽ để lâu quá sinh ra các màu, lúc trước khi mình dùng Trichoderma nhân sinh khối bằng cơm, ban đầu cũng lên sợi màu trắng, để lâu nữa có các màu khác, mình có hỏi mấy người chuyên ngành vi sinh, họ khuyên là không nên dùng vì mình không hiểu nó là loại có lợi hay không, không kiểm soát được. Mình có download được 1 ít tài liệu về IMO, E.M, vi sinh và lên men, nếu bạn cần cho email mình gửi (có nick facebook càng tốt, mình tiện tao đổi thêm).
Cho e xin ít tài liệu vào mail phungnguyendiep1989@gmail.com
 
Mục số 7 có lẽ là rượu nếp than của VN mình thôi, khi làm IMO, có lẽ để lâu quá sinh ra các màu, lúc trước khi mình dùng Trichoderma nhân sinh khối bằng cơm, ban đầu cũng lên sợi màu trắng, để lâu nữa có các màu khác, mình có hỏi mấy người chuyên ngành vi sinh, họ khuyên là không nên dùng vì mình không hiểu nó là loại có lợi hay không, không kiểm soát được. Mình có download được 1 ít tài liệu về IMO, E.M, vi sinh và lên men, nếu bạn cần cho email mình gửi (có nick facebook càng tốt, mình tiện tao đổi thêm).
Email của em đây ạ: vuducluv@gmail.com. Rất mong được trao đổi vì em khoái cái khoản canh tác bền vững này
 



Back
Top