Xin địa chỉ mua đá liếm cho dê

  • Thread starter loCòm
  • Ngày gửi
Chào các bác!
Em đang muốn mua đá liếm về cho dê mà tìm suốt trên Lạng Sơn ko có. Đặt trạm thuốc thú y huyện thì mấy lần người ta đều bảo người giao hàng họ ngại ko lấy cho vì nặng!
Vậy các bác có địa chỉ nào bán tin cậy ở Hà Nội thì mách em với, em tính nhờ đứa em mua hộ vậy. Ưu tiên khu vực Yên Nghĩa, Hà Đông, Cầu Giấy, Từ Liêm cho gần các bác nhé
Cảm ơn các bác!
 


Chỉ sợ mua đá liếm của Trung Quốc thôi.

Đá liếm khó mà biết được chất lượng. Chỉ
mua bằng niềm tin thôi. Có tin được TQ
thì mới mua đá liếm của nó.
 
Xem ra khó đây. Mấycon dê của em cứ chạy liếm đất đá rồi chỗ có ai đó đi tiểu...đến là mệt
 
Chỉ sợ mua đá liếm của Trung Quốc thôi.

Đá liếm khó mà biết được chất lượng. Chỉ
mua bằng niềm tin thôi. Có tin được TQ
thì mới mua đá liếm của nó.
Hình như bác anhmytran có phương pháp làm đá liếm cho bò thì phải ?
Sao bác không viết ra công thức làm đá liếm cho dê ?
Không biết đúng không . con đọc trên agriviet thấy bác có công thức làm đá liếm cho bò .
Thế công thức đó như thế nào zậy bác ?
 
Last edited by a moderator:
Các bác có công thức đơn giản nguyên liệu dễ kiếm thì cho em xin với. Em vừa mua 5 viên ROCKIES nhập từ Anh tận 160k/viên, xót của mà lỡ đặt con bé thú y rồi nên vẫn fải lấy!
 
Công thức và cách làm thì nhiều người, và riêng
tôi đã đăng 2 lần rồi, mỗi lần mấy công thức lận.
Bây giờ chán chẳng muốn copy lại nữa.

Nguyên vật liệu có một món khó kiếm, là Phốt Phát
Can Xi. Nếu không có loại tốt, thì lấy xương đã
nấu thải ra ở các tiệm ăn rồi nghiền ra bột cũng
được. Món này có thể làm bằng xương chưa nấu, nên
có vi trùng truyền nhiễm lây dịch bệnh. Vì thế
ta đừng nên mua đá liếm của Trung Quốc.

Không có món đó, thì cũng chẳng sao. Chỉ kém phẩm
chất đi một chút thôi. Món đó cho súc vật làm xương
chóng lớn và cứng xương.

Đá liếm thì con gì cũng liếm tốt, và nghiền nhỏ
thành hạt cho Gà, Vịt, Bồ Câu cũng rất tốt.
 

Bác chán copy thì để con làm thay bác nhé !
Theo link đó:
- 5 ký mật mía
- 1 ký phân ure
- Nửa ký Xi măng
- 1/4 lít nước
- Nửa ký vôi sống
- Nửa ký Muối ăn
- 1/3 ký xương giã mịn
- 2 ký Rơm băm giã mịn.
Công thức này có ít chất kết dính là Xi măng và Vôi sống.
Bù lại, nó có Rơm băm thì bở ra, nhưng khó vỡ vì rơm giúp
cho đá đỡ nứt vỡ giòn.

Theo link này
http://www.esgpip.org/pdf/Technical bulletin No.1.pdf
- Mật mía không quá nửa (40%)
- Phân U rê không quá 10% để khỏi độc
- Muối ăn dưới 10%
- Xi măng 10% đến 15%
- Đất sét 0% đến 20%
- Vôi sống, Đá vôi, xương, phốt phát can xi nghiền mịn 3%-5%
- Không có rơm băm giã mịn
Công thức này nhiều xi măng, nhưng lại có đất sét nên đá
cũng không quá cứng, mà dễ liếm mòn.

Theo link này
http://www-naweb.iaea.org/nafa/aph/faq-ummb.pdf
- Mật mía (30-50 %)
- Phân ure (5-10 %)
- Bột gạo (15-25 %)
- Hạt có dầu (đậu phộng, lạc, vừng) xay giã mịn (10-20 %)
- Muối ăn (5-7 %)
- Vôi sống hay xi măng (5-10 %)
- Xương nghiền mịn (5-7 %)
- Muối khoáng (1-2 %).
Công thức này thì đá dễ liếm mòn, vì ít xi măng.

Khi làm thì trộn các bột khô với nhau trước, rồi thêm nước,
cuối cùng trộn với mật mía. Đổ khuôn hay dồn cục lại. Đề
ngày cho khô hẳn, rồi cho Trâu Ngựa Dê liếm.

Chịu khó tham khảo, so sánh, thì hiểu được cách làm,
và khỏi phải lo sợ đúng con số.
 
Bác chán copy thì để con làm thay bác nhé !
Theo link đó:
- 5 ký mật mía
- 1 ký phân ure
- Nửa ký Xi măng
- 1/4 lít nước
- Nửa ký vôi sống
- Nửa ký Muối ăn
- 1/3 ký xương giã mịn
- 2 ký Rơm băm giã mịn.
Công thức này có ít chất kết dính là Xi măng và Vôi sống.
Bù lại, nó có Rơm băm thì bở ra, nhưng khó vỡ vì rơm giúp
cho đá đỡ nứt vỡ giòn.

Theo link này
http://www.esgpip.org/pdf/Technical bulletin No.1.pdf
- Mật mía không quá nửa (40%)
- Phân U rê không quá 10% để khỏi độc
- Muối ăn dưới 10%
- Xi măng 10% đến 15%
- Đất sét 0% đến 20%
- Vôi sống, Đá vôi, xương, phốt phát can xi nghiền mịn 3%-5%
- Không có rơm băm giã mịn
Công thức này nhiều xi măng, nhưng lại có đất sét nên đá
cũng không quá cứng, mà dễ liếm mòn.

Theo link này
http://www-naweb.iaea.org/nafa/aph/faq-ummb.pdf
- Mật mía (30-50 %)
- Phân ure (5-10 %)
- Bột gạo (15-25 %)
- Hạt có dầu (đậu phộng, lạc, vừng) xay giã mịn (10-20 %)
- Muối ăn (5-7 %)
- Vôi sống hay xi măng (5-10 %)
- Xương nghiền mịn (5-7 %)
- Muối khoáng (1-2 %).
Công thức này thì đá dễ liếm mòn, vì ít xi măng.

Khi làm thì trộn các bột khô với nhau trước, rồi thêm nước,
cuối cùng trộn với mật mía. Đổ khuôn hay dồn cục lại. Đề
ngày cho khô hẳn, rồi cho Trâu Ngựa Dê liếm.

Chịu khó tham khảo, so sánh, thì hiểu được cách làm,
và khỏi phải lo sợ đúng con số.
Bác ơi cho em hỏi ngu tí. Cái mật rỉ đường có fải do nhà máy đường sx đường loại thải ra? Cái này mua ở đâu bac, xem ra trên em ko có bán. Thay bằng thứ khác được ko bác?
thank bác!
 
Rỉ đường là mật từ đường mía hút ẩm mà róc xuống.
Thuở nhỏ tôi nghiện ăn cái mật này. Nó ngọt sắc
và có mùi rất thơm ngon. Người không thích thì ghê
tởm mùi này. Xin nói về cách làm đường mía ngoài
bắc để bà con tham khảo:

Cho Trâu quay trục gỗ, nghiến vào cây mía, chảy nước
mía ra, theo máng chảy vào thùng chậu. Bê thùng chậu
nước mía đổ vào chảo gang thật to, nấu sôi lên, bay
hết hơi nước đi, cô đặc lại để lấy đường. Khi mới đổ
nước mía vào, thì bỏ vôi tôi vào quấy cho tan vôi đi.
Vôi là chất kiềm, độ PH cao. Nước mía tùy theo mía xấu
mía tốt mà độ PH thấp, vì nhiều chất chua. Ngoài ra,
còn lấy trứng gà trứng vịt quậy vào với nước mía mà đổ
vào nấu nữa. Trứng khi bị đun nóng thì vón cục lại như
riêu cua mình ăn canh cua giã lấy nước vậy. Riêu này
trong mật mía thì quện các bụi trong nước mía, gồm vỏ
mía, lá mía, bã mía, rễ mía nhỏ xíu thoát khỏi cái lọc
mà vấn ở lại trong nước mía. Vì thế, riêu này vớt ra,
có nhiều bã, cũng có chất bổ của trứng, nên nấu lẫn với
thức ăn cho Heo Lợn ăn rất ngon.

Sau khi nấu sôi sùng sục rất lâu, nước bốc bay đi, thì
mật mía dẻo quánh lại. Lúc ấy phải đun nhỏ lửa cho khỏi
cháy. Đến độ thật đăc, thì tắt lửa, đổ mật mía ra bể tụ.
Bể này dưới đáy lót rơm bện thành con cúi, hay nùn rơm.
Để nguội đi, thì mật mía ngưng lại thành đường. Một số
không tụ lại được, vẫn là nước, đọng lại trong nùn rơm.
Nước này là rỉ đường, nhưng còn rất nhiều đường trong đó
với tỷ lệ cao. Có thể đổ nước này vào nước mía nấu mẻ sau,
cũng có thể đổ nước này vào bể Róc Rỉ Đường.

Bể Róc Rỉ Đường dưới đáy là miếng đan rất mau bằng lạt tre,
cách xa đáy bể một khoảng để chứa Rỉ Đường. Tất cả đường
miếng, sau khi nguội, dỡ ra từ bể tụ thì đổ lên trên miếng
đan này, và để mấy tháng liền. Khí trời vốn có độ ẩm, bị
đường hút vào, hòa tan với mật mía không phải là đường, mà
róc rỉ qua tấm đan mà rỏ giọt xuống dưới. Đường tảng có lẫn
nhiều mật mía sau khi bị hơi ẩm không khí hòa với mật mà rút
xuống dưới, thì không dính với nhau nữa, mà rã ra những hạt
đường mía nhỏ như bột, và màu nhạt hơn, gần như màu vàng đậm,
chứ không gần như màu đen nữa. Màu đen đó là màu của Rỉ Đường
đã bị chảy xuống dưới.

Bài viết nói phải xài cái mật này, tôi không rõ lý do. Một
điều khi tôi làm nghề đánh vôi bê gạch cho thợ nề, thì thợ
cả có nói, mật này trộn vào vôi xây nhà thì rất tốt. Các đình
chùa, và các bể nước đều xây vôi vữa có trộn rỉ đường này,
tên riêng nó là Nước Cam, mặc dàu chẳng có trái cam nào ở đây
cả.

Đứng về góc độ thức ăn, thì mật này tôi thích ăn lắm, đương
nhiên trâu bò mấy khi được chủ cho ăn mật này?

Không biết lý lẽ vì sao phải có món này, thì nếu không có,
bạn cứ lấy đại đường nào cũng được, rồi vắt một chút Chanh
hay Cam vào cho nó hơi chua một chút. Như tôi đã kể, mật mía
có độ A xít cao (PH thấp) không thể tụ lại ra đường được. Vì
thế, vắt chanh vào đường cũng làm độ PH thấp xuống, làm giả
Rỉ Đường.

Lúc ấy, giá nhà nước 1 ký Rỉ Đường là 5 hào (một nửa Đồng),
giá 1 ký đường mía là hơn 1 đồng (gấp đôi giá Rỉ Đường), còn
giá chợ đên thì 1 ký mật mía là 2 đồng rưỡi, giá đường trắng
của nước ngoài là 5 đồng. Tôi đưa giá đương thời, vì không
biết bây giờ giá cả ra sao, để bà con tham khảo. Vậy thì giá
Rỉ Đường lúc ấy bằn một phần mười giá đường trắng. Giá trị
của nó chỉ để trộn vôi vữa xây nhà cao cấp, xây bể nước mưa,
hay cho người thèm của ngọt như tôi ăn. Ngoài ra, chẳng thấy
nó được việc gì. Vì vậy, giá nó mới rẻ đến thế. À quên, nó
còn được pha nước cho loãng ra, bỏ men vào, nấu rượu, gọi là
Rượu Rỉ Đường, uống rất khó chịu, rẻ nhất trong các loại rượu,
nhưng nước ngoài thì gọi là Rươu Rum, uống sặc mùi nước mía ôi.
 
Bác ơi cho em hỏi ngu tí. Cái mật rỉ đường có fải do nhà máy đường sx đường loại thải ra? Cái này mua ở đâu bac, xem ra trên em ko có bán. Thay bằng thứ khác được ko bác?
thank bác!
Làm gì cho mệt ?
Bạn ra quày tạp hóa rồi hỏi họ có rỉ mật không , bán cho tôi một ít . Nếu quày tạp hóa này không có thì chạy ra quán khác , nếu không có nữa thì ra chợ 5 đến 10 quán bán đường thì sẽ có một quán có bán !
Ở đó người ta dùng rỉ mật pha với đường trắng rồi bán - Đường trắng pha với rỉ mật được gọi là đường vàng bán giá thấp hơn vài nghìn so với đường trắng tinh .
 
Trên em thì khả năng là ko có vì chắc chắn chưa ai "chịu chơi" mua về cho vật nuôi xơi cả.chẳng lẽ dùng đường trắng.nv thì mua luôn đá liếm cho nhanh.giá mà tìm mua đc đá liếm của VN sx rẻ rẻ tầm vài chục nghìn/cục 5kg thì tốt quá các bác ạ.
 
Chất khó kiếm nhất là Phốt Phát Can Xi.
Đó là chất xương của Trâu Bò và Vật Nuôi.
Các chất khác tôi không thấy mấy quan trọng.
Xi măng, Vôi, Đất là để dính lại thành cục
cho nó liếm không nhanh không chậm quá.

Ngày xưa, trâu bò chỉ uống nước đái người,
hay ăn cỏ bị người đái vào, để lấy muối mặn.
Vậy mà vẫn có hàng nghìn con trâu bò đẻ ra.
Thế thì đá liếm làm thế nào mà chẳng được?
Việc gì cứ phải đúng công thức, mà không thể
sai?

Trong kỹ thuật sách vở nói không được xài
phốt phát can xi là phân bón. Tại sao? Chẳng
có lý lẽ gì giải thích trôi cả?
 
Chất khó kiếm nhất là Phốt Phát Can Xi.
Đó là chất xương của Trâu Bò và Vật Nuôi.
Các chất khác tôi không thấy mấy quan trọng.
Xi măng, Vôi, Đất là để dính lại thành cục
cho nó liếm không nhanh không chậm quá.

Ngày xưa, trâu bò chỉ uống nước đái người,
hay ăn cỏ bị người đái vào, để lấy muối mặn.
Vậy mà vẫn có hàng nghìn con trâu bò đẻ ra.
Thế thì đá liếm làm thế nào mà chẳng được?
Việc gì cứ phải đúng công thức, mà không thể
sai?

Trong kỹ thuật sách vở nói không được xài
phốt phát can xi là phân bón. Tại sao? Chẳng
có lý lẽ gì giải thích trôi cả?
Chuẩn bác.em thấy dê khoái nhất vẫn là nước tiểu người.đi vào chỗ nào là nó ăn trụi chỗ đó. Còn cái canxi photphat mà kiếm từ xương động vật thì em xin quán phở có ngay bác ạ.khỉ không biết đi đâu nghiền thành bột đc
Cảm ơn bác!
 
Tôi cũng nghĩ đến món đó.

Bạn lấy xương ấy, bỏ vào cối giã, rồi lấy
cái rây bột mà rây. Rây là cái sàng mắt rất
nhỏ, dệt bằng tơ tằm. Ngày xưa các cụ lấy
cái đó để sàng lấy bột thật mịn. Người nước
ngoài thì có cái sàng bằng sợi đồng, cũng sàng
được bột mịn như Rây của ta. Ngày xưa tôi phải
rây bột giã bằng gạo ngâm nước để ráo đi, rồi
lấy bột rây đó nấu bột cho trẻ con mấy tháng ăn
trước khi nó cai sữa.

Sách vở nói, bột xương ấy, nếu sống mà không
nấu như nấu phở, thì có thể có vi trùng truyền
nhiễm. Đây thì vi trùng đã bị nấu chín rồi.

Cái đá liếm này, khi tôi còn nhỏ, đã được ty
Nông Lâm chỉ dạy cho dân làng. Lúc ấy ai cũng
làm, vì đồ sẵn, lại rẻ, và không mua ở đâu được.
Xương thì phải tích cóp lại, nhưng cuối cùng thì
cũng có thừa. Rây bột thì nhiều nhà có. Không biết
bây giờ xã hội tân tiến, thì cái rây bột đó có còn
không, hay vứt đi rồi?
 
Cái này đúng không bác ?
Nó dùng để nghiền rây cháo cho em bé ăn .
4947879519843-(2).jpg
 
Cái này thì kiếm được, nhưng giã xương mịn để chui qua lỗ này mới là vấn đề thôi. Bác có cách gì giã thì bày cho em với!
 
Nuôi gà có cần đá liếm không ?
Thế nuôi heo rừng có cần đá liếm không ?
Vỏ sò biển có thể bổ sung canxi photphat được không ?
Hay là lấy vỏ cua ghẹ biển hoặc vỏ trứng phơi khôi rồi ghiền nhỏ ?
 
Nuôi gà có cần đá liếm không ?
Thế nuôi heo rừng có cần đá liếm không ?
Vỏ sò biển có thể bổ sung canxi photphat được không ?
Hay là lấy vỏ cua ghẹ biển hoặc vỏ trứng phơi khôi rồi ghiền nhỏ ?
Vỏ trứng thì nhiều canxi rồi Nhưng còn phospho thì có lẽ ko.em nghĩ thế.nếu vỏ trứng mà thay xương đc là ngon vì em nhà ngày nào cũng thải ra 4 ,5 cái vỏ trứng lun
 


Back
Top