Sấy nông sản dùng khí truyền nhiệt, công nghệ đốt gián tiếp.

  • Thread starter ngovantruong
  • Ngày gửi
Hôm qua tôi có giới thiệu cho mọi người về công nghệ sấy truyền nhiệt gián tiếp dùng hơi nước truyền nhiệt, thể theo yêu cầu của bác @tonhia, hôm nay tôi xin giới thiệu với mọi người về công nghệ khí truyền nhiệt.

Có nghĩa là không khí được đốt nóng ở một nơi gọi là buồng đốt cấp nhiệt ( hay còn gọi là lò đốt ) sau đó đưa vào Buồng sấy (lò sấy) ở một nơi khác. Cách đốt nóng không khí này là dùng những ống thép hoặc ống inox, dùng lửa đốt nóng những ống này lên sau đó cho không khí đi qua bên trong ống này và nóng lên, không khí này hoàn toàn cách ly với buồng đốt vì thế sẽ rất sạch.


Bên trong buồng cấp nhiệt

Sau khi đưa vàò buồng sấy để sấy không khí nóng - khô mang theo hơi ẩm của sản phẩm sấy và bị giảm nhiệt độ bởi quá trình sấy, để tiết kiệm năng lượng ta có thể sử dụng phương án tuần hoàn khí nóng. Một phần của không khí này sẽ được quay về buồng cấp nhiệt trộn với một phần không khí mới đưa vào tiếp tục cấp nhiệt và quay về buồng sấy.

Tác nhân sấy không thể tuần hoàn 100% vì sau khi sấy tác nhân sấy là không khí ở đây sẽ mang hơi ẩm nếu tuần hoàn 100% thì hơi ẩm sẽ lưu chuyển mãi làm giảm hiệu quả sấy.

Để việc đốt củi được sạch hơn chúng ta dùng công nghệ đốt dư ôxy bằng cách dùng một quạt thổi phía dưới bếp đốt theo kiểu thổi bễ lò rèn. Việc này có 2 mục đích, mục đích thứ nhất là cung cấp không khí cho bếp cháy tốt. nhờ cấp khí như vậy sẽ làm cho củi cháy gần như hoàn toàn và rất ít khói.

Mục định thứ 2 là hoàn toàn có thể kiểm soát nhiệt độ một cách tự động bằng việc kết hợp một bộ cảm biến điện tử ( giống bộ rơle của bàn ủi điện ) khi nhiệt độ sấy đạt mức mong muốn bộ cảm biến này sẽ ngắt điện quạt gió làm cho bếp bị thiếu ôxy ngọn lửa sẽ giảm xuống, khi nhiệt độ giảm bộ cảm biến này sẽ mở nguồn cho quạt gió cấp ôxy cho bếp làm cho ngọn lửa cháy bùng nâng nhiệt lò sấy lên cao.

Nhờ việc đốt sạch sẽ giúp cho lò sấy có thể tiết kiệm củi. Nhờ việc điều khiển tự động mà đỡ tốn công trông bếp ( Bếp sẽ tự động cháy, tắt, cháy … cho đến khi thiếu củi và ta sẽ có một bộ cảm biến nữa để rung chuông khi bếp thiếu củi ) thường thì cách khoảng 45 phút đến 1 giờ mới phải cấp thêm củi một lần.

Trong tương lai có thể công nghệ sấy này sẽ thay thế công nghệ sấy nồi hơi ( nước truyền nhiệt ) vì đầu tư thấp, ít thất thoát nhiệt.


Trên đây là công nghệ mà cá nhân tôi đã nghiên cứu vì thế bài viết này có thể xem là bài quảng cáo nhưng nó cũng là bài giới thiệu về một công nghệ sấy, hy vọng BQT không đánh giá là một SPAM. Và tôi cũng luôn sẵn sàng chia sẻ nếu mọi người muốn tìm hiểu thêm.


www.maysaythiennam.com

xem thêm : Sấy nông sản bằng củi, những lợi ích thiết thực
 


Last edited by a moderator:

Hiểu rồi , như vậy khí nóng sẽ xả thẳng vào buồng xấy , thiết bị này dễ làm , rẻ tiền ,dễ thao tác , , giữa buồng đốt với vỏ bọc nên bảo ôn thì tốt hơn
thiết bị này không quá phức tạp như nồi súp de , và ít nguy hiểm hơn
 
Last edited by a moderator:

Hiểu rồi , như vậy khí nóng sẽ xả thẳng vào buồng xấy , thiết bị này dễ làm , rẻ tiền ,dễ thao tác , , giữa buồng đốt với vỏ bọc nên bảo ôn thì tốt hơn
thiết bị này không quá phức tạp như nồi súp de , và ít nguy hiểm hơn
Đó là lý do em bỏ rất nhiều công sức để nghiên cứu nó. Hôm nay em test cái này :


Mỗi mẻ sấy gần trăm cân hàng tươi, lượng củi hao 2kg/h. Mai định sẽ đem lên Agriviet để ký gởi.
 
Cho biết chi tiết và cách vận hành , cùng giá tiền, năng suất nó ra sao ....
Vận hành đơn giản, cắm điện, đốt lò, chỉnh nhiệt độ cần thiết, giá 32 tr anh ạh.
 
Trả lời thế thì ngắn gọn quá.
Xin bạn cho chi tiết thêm, như:

Nhiệt độ buồng đốt cao nhất, thấp
nhất là bao nhiêu? Nhiệt độ lên
xuống xung quanh nhiệt độ mong
muốn là bao nhiêu ở buồng đốt?
Nhiệt độ khói ra là bao nhiêu?

Nhiệt độ mong muốn ở buồng sấy cao
nhất, thấp nhất là bao nhiêu? Nhiệt
độ hơi nóng ra khỏi buồng sấy là
bao nhiêu?

Lò sấy xài khay, hay dây chuyền
chạy dài, hay quay đảo tròn?

Động cơ đóng mở cửa lò gió như
thế nào? Động cơ máy quạt thổi
khí cho lò đốt như thế nào? Trung
bình mỗi phút có bao lít khí gió
thổi qua lò sấy?
 
Trả lời thế thì ngắn gọn quá.
Xin bạn cho chi tiết thêm, như:

Nhiệt độ buồng đốt cao nhất, thấp
nhất là bao nhiêu? Nhiệt độ lên
xuống xung quanh nhiệt độ mong
muốn là bao nhiêu ở buồng đốt?
Nhiệt độ khói ra là bao nhiêu?

Nhiệt độ mong muốn ở buồng sấy cao
nhất, thấp nhất là bao nhiêu? Nhiệt
độ hơi nóng ra khỏi buồng sấy là
bao nhiêu?

Lò sấy xài khay, hay dây chuyền
chạy dài, hay quay đảo tròn?

Động cơ đóng mở cửa lò gió như
thế nào? Động cơ máy quạt thổi
khí cho lò đốt như thế nào? Trung
bình mỗi phút có bao lít khí gió
thổi qua lò sấy?
Một số thông số bác hỏi có ở trong này :

http://www.maysaythiennam.com/2014/12/buong-say-mini-buong-say-nho-dung-cui.html

Một số khác chưa có em sẽ bổ sung thêm.
Hướng dẫn cách vận hành lò sấy đốt củi, gởi bác @tonhia

 

A Trường cho hỏi, e đang muốn có một thiết bị sấy vải, nhãn . Công nghệ sấy lạnh có áp dụng được không vì vải nhãn vỏ rất dày và khó tách nước hay vẫn phải dùng sấy nhiệt như bình thường ạ . a có kiến thức gì về sấy hai loại quả này chỉ cho e với. Cảm ơn a !
 
A Trường cho hỏi, e đang muốn có một thiết bị sấy vải, nhãn . Công nghệ sấy lạnh có áp dụng được không vì vải nhãn vỏ rất dày và khó tách nước hay vẫn phải dùng sấy nhiệt như bình thường ạ . a có kiến thức gì về sấy hai loại quả này chỉ cho e với. Cảm ơn a !
Sấy nhiệt vẫn được anh ạh. Vải sấy mất 20 h, còn nhãn thì mình chưa sấy thử.
Sấy lạnh thì phù hợp với các dạng thịt, cá ... có mỡ. ngoài ra do điều kiện thời tiết môi trường bên ngoài như miền bắc mùa đông cũng nên dùng sấy lạnh để tăng hiệu quả sấy.
 
Tôi không biết bạn sấy vải và nhãn để làm gì,
nhưng sấy nhãn để làm nhãn khô thì không sấy
cả vỏ, cả hột, mà chỉ sấy cùi không thôi.

Cách làm nhãn khô (long nhãn) như sau:
1- Nhãn chín hái xuống, đổ vào chảo nước sôi
chần cho chết trái nhãn, và chết nấm mốc bám
vào trái. Có thế thì phơi nhãn mới chóng khô
và không bị thối trong khi phơi.
2- Phơi nhãn 2-3 ngày nắng to, hay sấy nhẹ cho
đến khi cùi nhãn se lại, có màu vàng nâu nhạt,
dễ bóc và không chảy nước là được. Nếu phơi hay
sấy quá, thì cùi sẽ dính sát vào hạt, khó bóc.
Nếu nhãn còn tươi, khi bóc sẽ bị chảy mất nước
ngọt, và khi sấy thì nước này chảy tèm lem khắp
nơi và cháy làm cáu bẩn các đồ dùng làm long.
3- Bóc vỏ trước cả mớ, rồi sau đó mới bóc cùi.
4- Sấy cùi nhãn cho đến khi khô. Thường sấy bằng
củi nhãn và than củi nhãn. Sấy xong thì long
nhãn có màu nâu đỏ sậm, gần đen, hơi dẻo, hơi
cứng, nhai lạo xạo đường kết tinh bên trong.

Lý do làm thế là vì phải bóc lấy cùi nhãn. Nếu
sấy thì phải sấy rất nhẹ lửa, nên tốt nhất là
phơi nắng trước khi bóc nhãn. Mùa nhãn chín cũng
là mùa nắng. Chỉ sấy khi không may đúng vào ngày
mưa thì làm long nhãn thôi.
 
Cám ơn a Trường và anhmytran nhé :
E định tậu một lò sấy được cả vải và nhãn để xuất khẩu. Đợt vừa rồi vào sài gòn chơi ở nhà Chú dì chuyên sấy nhãn xuất khẩu sang TQ. Ở đây sấy bằng lò than, nhãn tươi được đưa lên giá của lò gạch và đốt than luôn. Sau khi sấy được khoảng 1,5 ngày thì bỏ xuống bóc vỏ lấy cùi (long) và mang lên sấy trong 1 ngày nữa là được. Nghe nói bên Thái Lan họ sấy nhãn bằng điện nên chất lượng rất đều và được giá nên e muốn tham khảo để chuyển sang sấy bằng điện nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu. Nếu có thể mùa hè tới đây e sẽ tiến hành sấy thử vải ở Bắc giang sau đó sẽ tiến hành sấy nhãn. Vải sấy thì phải để cả vỏ và đóng thùng xuất khẩu luôn. Còn sấy lạnh e mới nghe thấy bảo tiết kiệm điện và cho màu sắc đẹp, chất lượng nên cũng muốn tìm hiểu thêm. Các a cho e thêm ý kiến để e tham khảo. Cám ơn !
 
Cám ơn a Trường và anhmytran nhé :
E định tậu một lò sấy được cả vải và nhãn để xuất khẩu. Đợt vừa rồi vào sài gòn chơi ở nhà Chú dì chuyên sấy nhãn xuất khẩu sang TQ. Ở đây sấy bằng lò than, nhãn tươi được đưa lên giá của lò gạch và đốt than luôn. Sau khi sấy được khoảng 1,5 ngày thì bỏ xuống bóc vỏ lấy cùi (long) và mang lên sấy trong 1 ngày nữa là được. Nghe nói bên Thái Lan họ sấy nhãn bằng điện nên chất lượng rất đều và được giá nên e muốn tham khảo để chuyển sang sấy bằng điện nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu. Nếu có thể mùa hè tới đây e sẽ tiến hành sấy thử vải ở Bắc giang sau đó sẽ tiến hành sấy nhãn. Vải sấy thì phải để cả vỏ và đóng thùng xuất khẩu luôn. Còn sấy lạnh e mới nghe thấy bảo tiết kiệm điện và cho màu sắc đẹp, chất lượng nên cũng muốn tìm hiểu thêm. Các a cho e thêm ý kiến để e tham khảo. Cám ơn !
Giá điện đắt 5 lần so với giá củi. Anh tham khảo thêm ở đây nhé :
http://www.maysaythiennam.com/2014/12/say-nong-san-bang-cui-nhung-loi-ich.html

Sạch ko thua gì điện nhé !
Tôi không biết bạn sấy vải và nhãn để làm gì,
nhưng sấy nhãn để làm nhãn khô thì không sấy
cả vỏ, cả hột, mà chỉ sấy cùi không thôi.

Cách làm nhãn khô (long nhãn) như sau:
1- Nhãn chín hái xuống, đổ vào chảo nước sôi
chần cho chết trái nhãn, và chết nấm mốc bám
vào trái. Có thế thì phơi nhãn mới chóng khô
và không bị thối trong khi phơi.
2- Phơi nhãn 2-3 ngày nắng to, hay sấy nhẹ cho
đến khi cùi nhãn se lại, có màu vàng nâu nhạt,
dễ bóc và không chảy nước là được. Nếu phơi hay
sấy quá, thì cùi sẽ dính sát vào hạt, khó bóc.
Nếu nhãn còn tươi, khi bóc sẽ bị chảy mất nước
ngọt, và khi sấy thì nước này chảy tèm lem khắp
nơi và cháy làm cáu bẩn các đồ dùng làm long.
3- Bóc vỏ trước cả mớ, rồi sau đó mới bóc cùi.
4- Sấy cùi nhãn cho đến khi khô. Thường sấy bằng
củi nhãn và than củi nhãn. Sấy xong thì long
nhãn có màu nâu đỏ sậm, gần đen, hơi dẻo, hơi
cứng, nhai lạo xạo đường kết tinh bên trong.

Lý do làm thế là vì phải bóc lấy cùi nhãn. Nếu
sấy thì phải sấy rất nhẹ lửa, nên tốt nhất là
phơi nắng trước khi bóc nhãn. Mùa nhãn chín cũng
là mùa nắng. Chỉ sấy khi không may đúng vào ngày
mưa thì làm long nhãn thôi.
https://www.google.com.vn/search?q=...aF8gXCk4CAAQ&ved=0CAgQ_AUoAQ&biw=1366&bih=665

Đa phần là cả vỏ bác nhé, thị trường họ chuộng thế, mình phải làm thế, em cũng từng thắc mắc là tại sao họ lại để cả vỏ, nhưng chưa có câu trả lời.
 
Có lẽ tôi bị lạc hậu rồi.

Long Nhãn từ cổ không bao giờ
có vỏ. Bạn sinh sau, nên không
được biết long nhãn như thế nào.

Có lẽ từ khi người ta lừa đảo,
bán long nhãn trộn long vải vào,
nên mới có cái trò nhãn khô cả
vỏ. Long Nhãn có trộn đồ giả vào
thì mắt trần rất dễ nhận ra. Tuy
vậy, để tiện mua bán, cứ để cả trái
thì dễ nhận ra hơn, đỡ phải tranh
cãi.

Bạn có biết tỷ lệ cùi nhãn khô
với cả trái nhãn khô là bao nhiêu
không? Chắc chắn dưới 30%.

Bạn có biết tỷ lệ thể tích cùi
nhãn khô với cả trái nhãn khô là
bao nhiêu không? Chắc chắn dưới 10%.

Bạn có biết công bóc cùi nhãn khô
từ trái nhãn khô so với công bóc cùi
nhãn se trong trái nhãn phơi vài nắng
là bao nhiêu không? Chắc chắn gấp 5
lần là ít.

Vì vậy, chắc chắn vẫn có đại gia đòi
mua Long Nhãn xịn không có vỏ, chứ
không phải ai cũng như ai đâu. Vàng
còn có đồ giả. Tổ Yến cũng có đồ giả.
Thuốc chữa bệnh cũng có đồ giả. Mọi
mặt hàng Trung Quốc cũng có loại gắn
nhãn hiệu Việt Nam. Điều đó không làm
cho không có đồ thật.
 
Có lẽ tôi bị lạc hậu rồi.

Long Nhãn từ cổ không bao giờ
có vỏ. Bạn sinh sau, nên không
được biết long nhãn như thế nào.

Có lẽ từ khi người ta lừa đảo,
bán long nhãn trộn long vải vào,
nên mới có cái trò nhãn khô cả
vỏ. Long Nhãn có trộn đồ giả vào
thì mắt trần rất dễ nhận ra. Tuy
vậy, để tiện mua bán, cứ để cả trái
thì dễ nhận ra hơn, đỡ phải tranh
cãi.

Bạn có biết tỷ lệ cùi nhãn khô
với cả trái nhãn khô là bao nhiêu
không? Chắc chắn dưới 30%.

Bạn có biết tỷ lệ thể tích cùi
nhãn khô với cả trái nhãn khô là
bao nhiêu không? Chắc chắn dưới 10%.

Bạn có biết công bóc cùi nhãn khô
từ trái nhãn khô so với công bóc cùi
nhãn se trong trái nhãn phơi vài nắng
là bao nhiêu không? Chắc chắn gấp 5
lần là ít.

Vì vậy, chắc chắn vẫn có đại gia đòi
mua Long Nhãn xịn không có vỏ, chứ
không phải ai cũng như ai đâu. Vàng
còn có đồ giả. Tổ Yến cũng có đồ giả.
Thuốc chữa bệnh cũng có đồ giả. Mọi
mặt hàng Trung Quốc cũng có loại gắn
nhãn hiệu Việt Nam. Điều đó không làm
cho không có đồ thật.
Bác ơi, chú ý vào nội dung tý, ở đây là em nói Vải để cả vỏ còn Long Nhãn thì em chưa tham khảo.
À có ngay đây bác:

https://www.google.com.vn/search?q=...mOuAS9n4KQAg&ved=0CAgQ_AUoAQ&biw=1366&bih=665

Đúng là long nhãn thì lại đa phần là bóc vỏ - có nghĩa là chúng ta ko thể đánh đồng sấy vải và sấy nhãn mặc dù 2 loại quả này khá giống nhau . :)
 
Trái vải to gấp rưỡi trái nhãn, nên thể
tích của nó cũng như trọng lượng gấp 3
trái nhãn. Thời gian làm khô trái vải
phải gấp đôi trái nhãn.

Tuy vậy, vấn đề không phải ở chỗ làm khô,
mà là ở chỗ thị trường yêu cầu. Người ta
mua như thế nào, thì phải sấy như thế.
Ngày xưa Vải khô, Nhãn khô đều phải bóc ra
cùi rồi sấy, nhưng bây giờ họ thích Vải khô
cả vỏ, thì đành phải làm vậy. Càng đỡ tốn
công. Cho nó mua về rồi muốn làm gì thì làm.

Có mấy loại trái khô bán ở Mỹ, thì trái Vả
khô vẫn có hột ở trong. Ăn Vả khô rất bực
mình. Các loại khác đề bóc vỏ bỏ hột rồi.
 
Cám ơn tất cả các ý kiến của mọi người, nhưng thôi để ra giêng bàn tiếp vậy, kính chúc tất cả a chị e mạnh khỏe hạnh phúc bên gia đình và người thân.
Chào thân ái, chào xuân 2015. Trân trọng !
 
Cám ơn tất cả các ý kiến của mọi người, nhưng thôi để ra giêng bàn tiếp vậy, kính chúc tất cả a chị e mạnh khỏe hạnh phúc bên gia đình và người thân.
Chào thân ái, chào xuân 2015. Trân trọng !
Ra giêng mình về Hải Dương lắp một lò sấy vải ở đấy, nếu tiện mời bác qua tham quan.
 


Back
Top