Cây Sến Mật - Madhuca pasquieri

  • Thread starter viện lâm nghiệpvn
  • Ngày gửi
Cây Sến mật (Madhuca pasquieri, thuộc họ hồng xiêm).
Sến mật là cây gỗ lớn, có thể cao 30m đến 35m. Phiến lá hình trái xoan hay hình bầu dục dài, dài 6–16 cm, rộng 2–6 cm, mép lá hình răng cưa thưa, đầu tù và có mũi nhọn rộng. Cụm hoa ở nách lá các lá trên, thường gồm 2-3 hoa; hoa có tràng nhẵn màu vàng. Quả hình bầu dục hay gần hình cầu, dài 2,5–3 cm; hạt hình trứng.

Cây sến mật sinh trưởng chậm, ưa đất tốt và ẩm, ra hoa vào tháng 1-3; có quả chín tháng 11-12. Cây tái sinh bằng hạt và chồi
Sến mật phân bố từ các tỉnh miền Bắc tới Thừa Thiên Huế. Cây được trồng nhiều ở Quảng Bình, Huế làm cây công trình rất đẹp.
552d16a998542.jpg





    • Gỗ: Gỗ màu đỏ nâu, cứng, khó gia công, dễ nẻ, chịu cường độ lực lớn. Gỗ sến mật được xếp vào nhóm tứ thiết cùng với Đinh, Lim và Táu.
    • Hạt: chứa 30-35% dầu béo, có thể dùng ăn hay dùng trong công nghiệp.
    • Lá: có thể nấu thành cao để chữa bỏng.
    • So với gỗ cây sến mủ (sến đỏ, họ dầu) ở miền Nam thì gỗ cây sến mật tốt hơn rất nhiều.
 


bạn lên công ty giống lâm nghiệp đông bắc hỏi chắc là có. công ty ở thành phố lạng sơn đấy.
 
Thợ xẻ thợ mộc chúng tôi gọi là Sến Đắng.
Đắng vì mùi gỗ đắng, nếm thấy đắng. Sến
hay làm đình chùa. Mấy chục năm sau khi
đình chùa phá dỡ, lấy cột kèo Sến ra xẻ
thì vẫn tươi ướt gần như mới. Đó là vì
nó có chất dầu, và chất hút ẩm khí trời.
Chắc dầu nó độc, nên mối mọt không ăn được.

Xẻ và bào gỗ Sến rất chóng mòn cưa đục,
vì chất trong gỗ của nó ăn mòn chất thép.
Lim và Nghiến cũng cứng như Sến, nhưng ít
ăn mòn đồ như Sến. Ví dụ xẻ gỗ Nghiến từ
sáng đến trưa hay đến chiều, mới cần giũa
sắc lại lưỡi cưa, nhưng xẻ gỗ Lim thì chỉ
được 4 giờ là cưa cùn, còn xẻ gỗ Sến thì
chỉ 2 giờ là cưa cùn. Cho dù giũa lại cưa
sắc, xẻ gỗ Sến 1 ngày, thì cái cưa đó
không thể xẻ được gỗ Sến nữa, mà phải xẻ
gỗ Nghiến 1 tuần liền, thì cưa mới dần dần
sắc trở lại mà xẻ Sến. Lý do là từng răng
cưa bị Sến ăn mòn cả 2 bên chứ không chỉ
giữa mũi răng cưa mà thôi. Khi bên cạnh
của răng cưâ bị mòn, thì nó không cào xé
gỗ nữa, mà cọ vào vách miếng gỗ xẻ, làm
nóng lên, và kéo rất nặng tay, mới lôi được
cưa qua khe gỗ xẻ đã bị hẹp lại.

Xẻ Sến bằng cưa máy, thi mạch cưa đầu tiên có thể
khá thẳng, nhưng sau đó thì đi vòng vèo. Tấm ván
lẽ ra 1 centimet, thì có chỗ dày 2 centimet, có
chỗ chỉ vài milimet thôi. Nếu chủ gỗ không ký giao
kèo kỹ lưỡng, có thể bị được 1 đống gỗ hỏng, mà
chẳng được tấm gỗ nào thẳng. Lý do là khi mũi cưa
bị cùn cả 2 bên, thì nó không mở được mạch cưa
đủ rộng, lại bị thằng thợ cưa dốt cứ ép nó phải
cưa, thì nó cưa theo sức ép mà quẹo sang bên chứ
không thể cưa được bình thường.
 

Không đồng ý với bac anhmytran về việc xẻ gỗ nến, bậy giờ xẻ gỗ không như xưa nữa đâu Bác ạ
 
Khi nghe nói đến gỗ sến ba con miền nam thường nhầm lẫn với cây sến đỏ. Xin lưu ý với bà con: Cây Sến đỏ hay sến mũ ko phải loài sến nằm trong nhóm "tứ thiết" (đinh, lim, sến, táu). Cây Sến đỏ thuộc họ dầu, gỗ hơi mềm chỉ dùng để đóng đồ dùng thông thường, cây ưa vùng đất có độ PH cao, cạnh tranh dinh dưỡng với các loại cây khác. Cây Phân bố chủ yếu ở miền nam.
 
mình ko sx cây giống ban ah.
lạ quá . K cũng có cây Sến Mật , nhưng lá nó đâu có răng cưa đâu bạn ?
Thợ xẻ thợ mộc chúng tôi gọi là Sến Đắng.
Đắng vì mùi gỗ đắng, nếm thấy đắng. Sến
hay làm đình chùa. Mấy chục năm sau khi
đình chùa phá dỡ, lấy cột kèo Sến ra xẻ
thì vẫn tươi ướt gần như mới. Đó là vì
nó có chất dầu, và chất hút ẩm khí trời.
Chắc dầu nó độc, nên mối mọt không ăn được.

Xẻ và bào gỗ Sến rất chóng mòn cưa đục,
vì chất trong gỗ của nó ăn mòn chất thép.
Lim và Nghiến cũng cứng như Sến, nhưng ít
ăn mòn đồ như Sến. Ví dụ xẻ gỗ Nghiến từ
sáng đến trưa hay đến chiều, mới cần giũa
sắc lại lưỡi cưa, nhưng xẻ gỗ Lim thì chỉ
được 4 giờ là cưa cùn, còn xẻ gỗ Sến thì
chỉ 2 giờ là cưa cùn. Cho dù giũa lại cưa
sắc, xẻ gỗ Sến 1 ngày, thì cái cưa đó
không thể xẻ được gỗ Sến nữa, mà phải xẻ
gỗ Nghiến 1 tuần liền, thì cưa mới dần dần
sắc trở lại mà xẻ Sến. Lý do là từng răng
cưa bị Sến ăn mòn cả 2 bên chứ không chỉ
giữa mũi răng cưa mà thôi. Khi bên cạnh
của răng cưâ bị mòn, thì nó không cào xé
gỗ nữa, mà cọ vào vách miếng gỗ xẻ, làm
nóng lên, và kéo rất nặng tay, mới lôi được
cưa qua khe gỗ xẻ đã bị hẹp lại.

Xẻ Sến bằng cưa máy, thi mạch cưa đầu tiên có thể
khá thẳng, nhưng sau đó thì đi vòng vèo. Tấm ván
lẽ ra 1 centimet, thì có chỗ dày 2 centimet, có
chỗ chỉ vài milimet thôi. Nếu chủ gỗ không ký giao
kèo kỹ lưỡng, có thể bị được 1 đống gỗ hỏng, mà
chẳng được tấm gỗ nào thẳng. Lý do là khi mũi cưa
bị cùn cả 2 bên, thì nó không mở được mạch cưa
đủ rộng, lại bị thằng thợ cưa dốt cứ ép nó phải
cưa, thì nó cưa theo sức ép mà quẹo sang bên chứ
không thể cưa được bình thường.

Bác cho cháu hỏi là lá cây Sến Mật có răng cưa ở rìa lá không ? . Và lá có mủ trắng đục phải không bác . Mấy năm trước con thấy bác có nói về cây Đinh ở Miền Nam , con cũng đang có vài cây trồng sưu tầm , thấy tài liệu nói gỗ nó làm đồ mộc xuất khẩu nhưng con không thấy tên gỗ này trên các trang quốc tế . Vậy chắc là nó có tên gỗ thương mai riêng phải không bác ?
 
Tôi là thợ mộc, thợ xẻ, chỉ biết tên gỗ theo cây
gỗ mình đang xẻ, miếng gỗ mình đang bào.

Tôi không biết cây gỗ đó rễ, thân, cành, lá, bông,
trái, hạt nó ra sao, cũng không biết trên Internet
hay sách vở thì gọi là gì.

Ví dụ gỗ Dẻ thì có chục loại gỗ Dẻ. Tôi không
biết gỗ Dẻ nào thì có trái ăn và bán ở chợ. Thế
nhưng gỗ Dẻ tốt thì xếp loại 4, gỗ Dẻ xấu thì
xếp loại 7. Các gỗ Dẻ khác thì xếp loại 5, loại
6, trong đó loại 6 chỉ bền chục năm, loại 7 thì
bền 1 năm.

Ví dụ, cây gỗ Mỡ thì tôi cho rằng nó là loại gỗ
Vàng Tâm. Vàng Tâm bao gồm: Mỡ, Giổi, De, và cây
Mít ăn trái. Tiêu chuẩn Vàng Tâm phải là gỗ có
màu vàng, gỗ non bên ngoài màu trắng, và điều
quan trọng nhất là không bị mối mọt, bền hàng
trăm năm. Nhiều giống gỗ ruột vàng vỏ trắng,
nhưng không bền trăm năm, thì không được gọi là
Vàng Tâm. Vì thế Vàng Tâm chỉ có 4 cây đó thôi.

Cũng như có bạn nói, Sến đỏ là Sến thường, không
phải Tứ Thiết.
 
Vậy gỗ Đinh trong nhóm tứ thiết là Đinh Thối hay Đinh vậy bác . Cháu có một cặp cây Đinh Thối ( Đinh Đỏ ) mấy năm liên tục ra hoa trắng cả cây nhưng lại không đậu trái nào , làm cháu sợ mất giống . Cháu trồng nó ở trong Sài Gòn . Bác sống ở đâu vậy ? Bác có hay về Việt Nam không ? Mong được gặp bác .
mình ko sx cây giống ban ah.
Mong được làm quen và chia sẻ với bạn . Sến mật bạn gửi hình lên lạ quá , làm K bất ngờ và thích thú . nếu bạn có hạt hay cây nhỏ thì K xin chia sẻ với bạn .
 
Khánh đã có được sến chưa
Cây Sến mật (Madhuca pasquieri, thuộc họ hồng xiêm).
Sến mật là cây gỗ lớn, có thể cao 30m đến 35m. Phiến lá hình trái xoan hay hình bầu dục dài, dài 6–16 cm, rộng 2–6 cm, mép lá hình răng cưa thưa, đầu tù và có mũi nhọn rộng. Cụm hoa ở nách lá các lá trên, thường gồm 2-3 hoa; hoa có tràng nhẵn màu vàng. Quả hình bầu dục hay gần hình cầu, dài 2,5–3 cm; hạt hình trứng.

Cây sến mật sinh trưởng chậm, ưa đất tốt và ẩm, ra hoa vào tháng 1-3; có quả chín tháng 11-12. Cây tái sinh bằng hạt và chồi
Sến mật phân bố từ các tỉnh miền Bắc tới Thừa Thiên Huế. Cây được trồng nhiều ở Quảng Bình, Huế làm cây công trình rất đẹp.
Chủ thớt đưa lên thông tin vừa mừng vừa hụt hẫng, mừng vì mong có thể có được cây trồng sưu tầm, hụt hẫng vì với mác "viện lâm nghiệpvn" mà chẳng thể chia sẻ được giống, buồn quá
 
Khánh đã có được sến chưa

Chủ thớt đưa lên thông tin vừa mừng vừa hụt hẫng, mừng vì mong có thể có được cây trồng sưu tầm, hụt hẫng vì với mác "viện lâm nghiệpvn" mà chẳng thể chia sẻ được giống, buồn quá
K có cây này lâu rồi . 4 năm trước đặt mua hạt ở Quy Nhơn gửi về . Mua nguyên 1kg hạt thì côngty mới bán , hjc ! Trồng mệt xỉu luôn vì lúc đầu K chỉ định trông 1 cây duy nhất ^^. Hồi đó hạt gửi về , ướp nước đá và mút xốp . Giờ anh Giang kêu gửi hạt ra anh thì em chịu thua vì tốn phí gửi cả một cái thùng mút luôn đó . Cây con thì được .
 
K có cây này lâu rồi . 4 năm trước đặt mua hạt ở Quy Nhơn gửi về . Mua nguyên 1kg hạt thì côngty mới bán , hjc ! Trồng mệt xỉu luôn vì lúc đầu K chỉ định trông 1 cây duy nhất ^^. Hồi đó hạt gửi về , ướp nước đá và mút xốp . Giờ anh Giang kêu gửi hạt ra anh thì em chịu thua vì tốn phí gửi cả một cái thùng mút luôn đó . Cây con thì được .
gian nan quá. Một kg bao nhiêu tiền, 1 cây gửi nhiều tiền không K. Mình trồng sưu tầm nhưng vẫn phải hợp với hầu bao Khánh ah
 
gian nan quá. Một kg bao nhiêu tiền, 1 cây gửi nhiều tiền không K. Mình trồng sưu tầm nhưng vẫn phải hợp với hầu bao Khánh ah
^^ anh lo xa quá //// chắc hơn chục năm nữa Sến Mật của em mới có trái
 
Mà cây này là Sến Mật 150% vì em mua hạt của công ty Lâm Nghiệp lớn nhất Miền Trung . Một trong 3 công ty hạt giống Lâm Nghiệp lớn nhất Việt Nam. Mà vui lắm hồi 5 năm trước em gọi ra côngty này hỏi mua hạt cây Mun thì nhân viên chuyển máy cho sếp , sếp nói không có và ... Sếp nói :" nếu mốt anh có thì anh giao lại cho bên tôi ".
K dua ha, mua mot lan thi mua dc lan 2
Anh Giang đừng giận . Vì cây của em chưa có hạt đâu - ít nhất cũng 4-5 năm nữa mới trưởng thành . Hơn nữa vì hạt có nhiều dầu nên vận chuyển khó khăn hơn hạt họ Bằng Lăng hoặc họ Đậu .
567ac3568a1a7.jpg

23928552155_2a282640a5_o.jpg

Em cũng nhờ cô bạn gái cũ ở tp Phan Rang - Tháp Chàm gửi cho một ít hạt cây Vấp ( gỗ Xương Gà đóng sườn tàu đánh cá ) hạt cây này cũng chứa rất nhiều dầu nên mau hỏng nhưng vì có vỏ cứng bao bọc nên không cần vận chuyển lạnh. Nhưng cũng không thể lưu hạt quá 11 ngày , nhận được hạt là phải tách vỏ rồi ươm ngay. Đáng lý K cũng gửi bạn bè cùng trồng hạt cây Vấp ( Iron wood ) nhưng lúc đó thấy mọi người ai cũng hừng hực khí thế nhóm 1A,nhóm 1 cùng tiến ^^ nên K không dám hó hé là cũng đang mê cây Vấp .
Ah! Hai tấm hình trên là hình cây Vấp ( ít hoa) - hình Sến Mật ít bữa nữa em chụp lại rồi đưa lên .
 


Back
Top