Thảo luận Vấn dề nước phục vụ nông nghiệp

Các cụ vẫn dạy "Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống".
Nước vẫn giữ vai trò quan trọng bậc nhất.
Tôi đã từng chứng kiến cảnh bà con chỗ tôi phải để cà phê tơ chết héo vì đào giếng mãi không có nước.
=========
Hiện tại chỗ tôi người dân đang sử dụng giếng khoan để khai thác nước ngầm phục vụ tưới cây và chăn nuôi gia súc, gia cầm.
Tôi cũng đang dùng và thấy rất không hài lòng.
Giếng khoan nhà tôi đường kính 114mm, sâu 60m. Tôi thả bơm hỏa tiễn 1 pha sâu 50m. Khi bật bơm thì đồng hồ ampe kế chỉ khoảng 13A. Ống dây ra đường kính 34mm. Khi cầm đầu vòi cách mặt đất 60cm thì nó phun xa được 57cm. 10 phút sau thì còn 20cm không thể dùng tắm heo hay tưới cây được.
==========
Tôi lập chủ đề này mục đích để cùng bà con tìm ra giải pháp cho việc bơm nước hoặc cách gì đó để di chuyển nước ở dưới tầng sâu khoảng 20m lên bể chứa trên mặt giếng làm sao cho tốn ít năng lượng nhất (trong trường hợp dùng điện lưới) Nếu dùng pin mặt trời thì chi phí cho 1 khối nước đưa lên được phải có giá thành không cao tính theo tuổi thọ của pin và máy bơm. Không cần lưu lượng lớn, vì mạch nước ngầm nhiều nơi không được mạnh.
 


Last edited:
Ở một số vùng hiếm nuớc ko có túi nứoc ngầm thừong phải đào giếng theo kiểu truyền thống sâu từ 15-20 m Nuớc sẽ ngấm qua thành giếng từ từ ,sau đó mới bơm lên
 
Với nhu cầu dùng nước của nhà tôi hiện nay thì cũng tạm ổn. Tuy nhiên, tôi đang tiến hành đào 1 giếng đường kính 1m bên cạnh giếng khoan mục đích để chứa nước tương tự như bạn @Lemac nói. Vì mực nước ngầm tĩnh của giếng nhà tôi đo được là 7,2m
 
không biết giếng khoan nhà bạn tới mức này đã nằm trên chân đá chưa
không thể lấy mặt nước ngầm để so sánh với mạch nước nổi được
với giếng khoan mặt nước tỉnh 7,5 m
với áp lực nước đẩy lên từ giếng khoan nằm 7.5
khi bơm nó sẽ tụt xuống từ 10 đến 15m và dừng lại ở đó
thì mạch nước ngầm dừng lại không tụt nữa và tỉnh tại đây
khi không bơm thì mạch nước lại dâng cao ở 7.5 m
còn ở mạch nước nổi nếu tỉnh ở 7.5
thì cũng cần đào sâu thêm 3,...4m nửa mới có nước chứa mà bơm
nếu mạch nước nổi yếu cũng sẽ tụt cạn đáy nếu bơm 1...2h
 
gieng_khoan.png
không biết giếng khoan nhà bạn tới mức này đã nằm trên chân đá chưa
không thể lấy mặt nước ngầm để so sánh với mạch nước nổi được
với giếng khoan mặt nước tỉnh 7,5 m
với áp lực nước đẩy lên từ giếng khoan nằm 7.5
khi bơm nó sẽ tụt xuống từ 10 đến 15m và dừng lại ở đó
thì mạch nước ngầm dừng lại không tụt nữa và tỉnh tại đây
khi không bơm thì mạch nước lại dâng cao ở 7.5 m
còn ở mạch nước nổi nếu tỉnh ở 7.5
thì cũng cần đào sâu thêm 3,...4m nửa mới có nước chứa mà bơm
nếu mạch nước nổi yếu cũng sẽ tụt cạn đáy nếu bơm 1...2h

Có thấy mấy "cây giò" đá xanh dài tầm 50cm bác @nhoangcr à.
Sáng sớm 2-2-2015 tôi ra đo mặt nước dưới giếng là 7,2m
Sau khi tắm heo lần 1 (cho nó bở phân ra) thì đo lại được 12m
Chờ khoảng 15 phút tắm cho heo sạch lần này bơm lâu hơn thì đo lại thấy 15,2m

4h chiều tôi ra đo lại thì nó đã hồi về 7,2m

===========

Bơm càng mạnh, mực nước càng tụt sâu => năng lượng để đưa nước lên bể chứa càng phải lớn.

===========

Nói như bác @nhoangcr thì bơm nhà tôi đặt quá sâu.
Và chỉ nên đặt ở mức 7,2 + 15 = 22,2 m thôi phải không ?
Vì khi bơm thì nước sẽ chỉ tụt xuống đến đấy thì sao phải thả sâu tới 50m cho tổn hao công suất vì phải bơm trong ống dài ?
 
Last edited:
Xem file đính kèm 4059

Có thấy mấy "cây giò" đá xanh dài tầm 50cm bác @nhoangcr à.
Sáng sớm 2-2-2015 tôi ra đo mặt nước dưới giếng là 7,2m
Sau khi tắm heo lần 1 (cho nó bở phân ra) thì đo lại được 12m
Chờ khoảng 15 phút tắm cho heo sạch lần này bơm lâu hơn thì đo lại thấy 15,2m

4h chiều tôi ra đo lại thì nó đã hồi về 7,2m

===========

Bơm càng mạnh, mực nước càng tụt sâu => năng lượng để đưa nước lên bể chứa càng phải lớn.

===========

Nói như bác @nhoangcr thì bơm nhà tôi đặt quá sâu.
Và chỉ nên đặt ở mức 7,2 + 15 = 22,2 m thôi phải không ?
Vì khi bơm thì nước sẽ chỉ tụt xuống đến đấy thì sao phải thả sâu tới 50m cho tổn hao công suất vì phải bơm trong ống dài ?
Sao bạn không gắn thêm 1 mô tơ đẩy ở trên miệng giếng nữa?
 
Xem file đính kèm 4059

Có thấy mấy "cây giò" đá xanh dài tầm 50cm bác @nhoangcr à.
Sáng sớm 2-2-2015 tôi ra đo mặt nước dưới giếng là 7,2m
Sau khi tắm heo lần 1 (cho nó bở phân ra) thì đo lại được 12m
Chờ khoảng 15 phút tắm cho heo sạch lần này bơm lâu hơn thì đo lại thấy 15,2m

4h chiều tôi ra đo lại thì nó đã hồi về 7,2m

===========

Bơm càng mạnh, mực nước càng tụt sâu => năng lượng để đưa nước lên bể chứa càng phải lớn.

===========

Nói như bác @nhoangcr thì bơm nhà tôi đặt quá sâu.
Và chỉ nên đặt ở mức 7,2 + 15 = 22,2 m thôi phải không ?
Vì khi bơm thì nước sẽ chỉ tụt xuống đến đấy thì sao phải thả sâu tới 50m cho tổn hao công suất vì phải bơm trong ống dài ?


chính xác không cần bàn nữa hii hhi
nhà mình tới 2 cái giếng khoan cũng chỉ thả tối đa là 25m
nếu ở mực nước đó mà bơm 1h không hụt nước là ok
nó sẽ không tụt thêm nữa đâu
 

Tôi đã quyết định kéo mô tơ lên treo ở khoảng 26m.
Tuy nhiên, tôi thấy việc làm này rất có thể làm tôi tốn công tốn tiền mua vật tư thêm mà việc nước có ra mạnh hơn hay không vẫn chưa thể khẳng định.
=========
Tôi nghĩ thế này : Máy bơm của tôi đặt ở độ sâu 50m, và mặt nước ở độ sâu 7,2m và nước trong ống theo quy luật tự nhiên cũng ở 7,2m.
Vậy máy bơm của tôi chỉ phải đẩy nước lên tính từ mặt nước lên thôi... phần nằm dưới nước thì đã có tự nhiên lo rồi. Không biết có ai thử đặt sâu đặt nông và kiểm tra kết quả chưa ? Bác @nhoangcr đã thử chưa ?
=========
Phần tôi thì đằng nào tôi cũng đã đầu tư dây nhợ xuống tới 50m... Bây giờ lôi lên cũng chẳng làm gì lại thêm chật nhà chuột cắn ra thì cũng vứt.
 
Tôi đã quyết định kéo mô tơ lên treo ở khoảng 26m.
Tuy nhiên, tôi thấy việc làm này rất có thể làm tôi tốn công tốn tiền mua vật tư thêm mà việc nước có ra mạnh hơn hay không vẫn chưa thể khẳng định.
=========
Tôi nghĩ thế này : Máy bơm của tôi đặt ở độ sâu 50m, và mặt nước ở độ sâu 7,2m và nước trong ống theo quy luật tự nhiên cũng ở 7,2m.
Vậy máy bơm của tôi chỉ phải đẩy nước lên tính từ mặt nước lên thôi... phần nằm dưới nước thì đã có tự nhiên lo rồi. Không biết có ai thử đặt sâu đặt nông và kiểm tra kết quả chưa ? Bác @nhoangcr đã thử chưa ?
=========
Phần tôi thì đằng nào tôi cũng đã đầu tư dây nhợ xuống tới 50m... Bây giờ lôi lên cũng chẳng làm gì lại thêm chật nhà chuột cắn ra thì cũng vứt.
bây giờ cái gợi ý của tôi cho bạn như sau
chưa vội kéo bơm lên bây giờ
bạn bơm nước trong vòng 1h sau đó bạn bạn thòng dây đo độ sau mặt nước tỉnh nằm bao nhiêu mét
(vẫn để bơm hoạt động mà đo nhé)
sau biết mặt nước tỉnh rồi, bạn đặc mô tô ở độ sâu,hơn mức đo 5m là tôi thấy ok
vì ngang tầng này có mạch rất mạnh nó bảo hòa với lượng nước moto bơm rồi
nếu mạch yếu trong vòng 5 phút là nó tụt xuống liền
 
:Cry:Sao bác @nhoangcr không nói sớm.
=======
Hôm qua kiểm tra trong nhà còn 1 cuộn dây 4 mềm dài 26,5m dùng tưới chôm chôm... Quyết định thử xem.
Lôi hỏa tiễn lên trông cái đầu giảm 50->34 thấy kỳ kỳ ? sao phải giảm xuống 34 làm gì ? Ra ống 50 thì mua luôn ống 50 mà gắn vào... (công trình này tôi khoán cho đơn vị cung cấp bơm luôn nên không biết)
Nghĩ vậy nhưng thôi kệ nhà sản xuất, mình ra tiệm ống nước mua cái đầu giảm 50->40 về gắn vào.
Rị mọ cả ngày hôm qua sao mà mình làm chậm quá :Botay:.
Gọi thêm 2 thanh niên phụ mới kéo được quả hỏa tiễn lên thay dây nhợ rồi đặt yên vị vào "bệ phóng" tọa độ trục Z là -26,5m.
Khai hỏa trong niềm vui sướng 1330mm. Mạnh hơn cũ rất nhiều (600mm)
?????
Đang ngẫm nghĩ không biết là do mình thay ống to hơn hay là do độ sâu được giảm.
3 phút sau niềm vui tan biến... nước không ra mạnh nữa :Cry:. Giống như chuột chù phải khói trông phát chán.
Chờ 10 phút bơm được 3 phút... thế đấy !
Vấn đề vẫn là vấn đề... bà con à.
==============
Tôi làm và chia sẻ không chỉ giải quyết vấn đề của tôi mà còn đóng vai anh nông dân ham học hỏi nghiên cứu chịu thử - sai tốn công tốn của mặt nào đó giúp bà con không thất bại như tôi :)
=======
Mất 1 ngày.
Kêu 2 thanh niên phụ kéo mất 1 gói thuốc lá (tôi không biết hút).
1. Giảm 50->40 : 16000
2. Co 42 : 5000
3. Khớp nối nhanh : 27000
4. Keo dán : 7000
5. Một số cái linh tinh có sẵn trong kho như băng keo, ống 42...

Tổng thiệt hại 55.000 tiền mặt :)
Tình hình là vẫn chưa yên :(
 
Last edited:
Chào bạn Lequangdata,
Qua thắc mắc của bạn mình đoán chủ topic chắc còn trẻ tuổi và mới về quê lập nghiệp?
Dù chưa có kinh nghiệm thực tế nhưng theo suy nghĩ cá nhân mình có vài giải đáp cho bạn như sau:
-Nhiều khả năng là giếng khoan của bạn ko có mạch lớn, nước chỉ rỉ ra từ đá. Cho nên khi bạn bơm 1 thời gian thì nước chảy yếu hoặc ko ra nước mặc dù bạn có hạ thấp độ sâu của máy bơm hỏa tiễn.
- Giếng càng sâu thì việc đưa nước lên mặt đất sẽ tốn nhiều điện(năng lượng) hơn. Cho nên việc sử dụng năng lượng mặt trời ko giúp bạn tiết kiệm năng lượng. NLMT chỉ là giải pháp cho vùng thiếu điện lưới.
-Mặt khác giếng càng sâu thì việc đưa nước lên mặt đất sẽ khó khăn hơn..vì vậy đầu ra phải giảm xuống ống 34cm.
...
Cho nên giải pháp có thể là bạn phải khoan giếng khác hoặc đào giếng để lấy thể tích chứa nước. Nếu có khoan giếng mới và để chắc chắn đủ nước tưới bạn có thể hỏi người khoan giếng có bao nước hay ko? Hoặc bạn hỏi hàng xóm xung quanh để có giải pháp tốt nhất phù hợp với nơi bạn làm nông nghiệp.
 
Cái giếng ấy khoan 60m năm 2012.
6tr tiền khoan
500k tiền súc
1,8tr 60m ống 114mm.
Giờ khoan cái mới là coi như cúng Diêm Vương bằng ấy tiền.
=======
Tuy mạch nước yếu, nhưng nó có thể đưa lên 7,2m. Tôi đang nghĩ đến 1 cái bơm nhỏ ăn ít điện. Bơm 1 ngày 24h chừng 2 khối là ok. Khả năng hút sâu 10m. Loại bơm chìm dưới nước thì càng tốt.
 
Các cụ vẫn dạy "Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống".
Nước vẫn giữ vai trò quan trọng bậc nhất.
Tôi đã từng chứng kiến cảnh bà con chỗ tôi phải để cà phê tơ chết héo vì đào giếng mãi không có nước.
=========
Hiện tại chỗ tôi người dân đang sử dụng giếng khoan để khai thác nước ngầm phục vụ tưới cây và chăn nuôi gia súc, gia cầm.
Tôi cũng đang dùng và thấy rất không hài lòng.
Giếng khoan nhà tôi đường kính 114mm, sâu 60m. Tôi thả bơm hỏa tiễn 1 pha sâu 50m. Khi bật bơm thì đồng hồ ampe kế chỉ khoảng 13A. Ống dây ra đường kính 34mm. Khi cầm đầu vòi cách mặt đất 60cm thì nó phun xa được 57cm. 10 phút sau thì còn 20cm không thể dùng tắm heo hay tưới cây được.
==========
Tôi lập chủ đề này mục đích để cùng bà con tìm ra giải pháp cho việc bơm nước hoặc cách gì đó để di chuyển nước ở dưới tầng sâu khoảng 20m lên bể chứa trên mặt giếng làm sao cho tốn ít năng lượng nhất (trong trường hợp dùng điện lưới) Nếu dùng pin mặt trời thì chi phí cho 1 khối nước đưa lên được phải có giá thành không cao tính theo tuổi thọ của pin và máy bơm. Không cần lưu lượng lớn, vì mạch nước ngầm nhiều nơi không được mạnh.
A gặp đúng người rồi đây, a bảo a sài hỏa tiễn 1 pha, cái này e chưa hiểu, hỏa tiễn thì có loại nửa ký, 1 ký,1,5ký...., a thả bơm 50m thì phải chạy dây 3 pha từ bơm lên đến mặt giếng, còn phía trên mặt đất a đặt dây 2 pha. Nhà a khoan giếng năm 2012, bơm sau 10 phút thì nước yếu chứng tỏ mạch ngầm chỗ a rất yếu cộng thêm a đặt bơm sâu nên nước lên rất yếu. Theo e, nếu a dùng bơm (hỏa tiễn nửa ký+ đặt bơm 50m) thì sẽ k cạn nước được, nhưng lượng nước 50m+ nước mạch yếu là 3 khối/1 giờ. Mà a mới khoan đc 60m còn cạn mà, theo e khoan thêm lên 80 90m , nhưng mà cũng hên xui lắm. Chỗ a là vùng đất lấy đá lên ak.
Theo mình thì loại máy bơm nước ly tâm là tiết kiếm điện năng nhất(đối với loại giếng khoan có độ sâu khoảng 10m). Tuy nhiên để bơm nước ở độ sâu lớn hơn 10m bạn nên thay ống đầu vào và đầu ra nhỏ hơn thông số kỹ thuật nhà sản xuất cung cấp.
http://hangphu.vn/chi-tiet-san-pham...tuoi-tieu-nong-nghiep-tht-15dk201hp-3023.html
Cái này thì theo mình miền bắc sài thôi, miền nam rất rất ít giếng sài được, đa số giếng miền nam mực nước nằm ở sâu tầm trên 30m, nên mực nước chết thường nằm ở mức 15-20m, còn bơm ky tâm chỉ hút lên được 8m thôi.Giếng khoan thì chỉ có hỏa tiễn và hỏa tiễn thôi.
:Cry:Sao bác @nhoangcr không nói sớm.
=======
Hôm qua kiểm tra trong nhà còn 1 cuộn dây 4 mềm dài 26,5m dùng tưới chôm chôm... Quyết định thử xem.
Lôi hỏa tiễn lên trông cái đầu giảm 50->34 thấy kỳ kỳ ? sao phải giảm xuống 34 làm gì ? Ra ống 50 thì mua luôn ống 50 mà gắn vào... (công trình này tôi khoán cho đơn vị cung cấp bơm luôn nên không biết)
Nghĩ vậy nhưng thôi kệ nhà sản xuất, mình ra tiệm ống nước mua cái đầu giảm 50->40 về gắn vào.
Rị mọ cả ngày hôm qua sao mà mình làm chậm quá :Botay:.
Gọi thêm 2 thanh niên phụ mới kéo được quả hỏa tiễn lên thay dây nhợ rồi đặt yên vị vào "bệ phóng" tọa độ trục Z là -26,5m.
Khai hỏa trong niềm vui sướng 1330mm. Mạnh hơn cũ rất nhiều (600mm)
?????
Đang ngẫm nghĩ không biết là do mình thay ống to hơn hay là do độ sâu được giảm.
3 phút sau niềm vui tan biến... nước không ra mạnh nữa :Cry:. Giống như chuột chù phải khói trông phát chán.
Chờ 10 phút bơm được 3 phút... thế đấy !
Vấn đề vẫn là vấn đề... bà con à.
==============
Tôi làm và chia sẻ không chỉ giải quyết vấn đề của tôi mà còn đóng vai anh nông dân ham học hỏi nghiên cứu chịu thử - sai tốn công tốn của mặt nào đó giúp bà con không thất bại như tôi :)
=======
Mất 1 ngày.
Kêu 2 thanh niên phụ kéo mất 1 gói thuốc lá (tôi không biết hút).
1. Giảm 50->40 : 16000
2. Co 42 : 5000
3. Khớp nối nhanh : 27000
4. Keo dán : 7000
5. Một số cái linh tinh có sẵn trong kho như băng keo, ống 42...

Tổng thiệt hại 55.000 tiền mặt :)
Tình hình là vẫn chưa yên :(
A làm thế này vô ích thôi, lượng nước mạch ra k đủ cho bơm hút. A chỉ có cách khoan sâu xuống thêm để tìm thêm 1 mạch nữa thôi, tại vì giếng a đã có 1 mạch rồi nếu e k nhầm mạch của a là mạch đẩy, bây giờ a chỉ có cách khoan sâu thêm để tìm thêm 1 -2 mạch nữa.Mà khi người ta khoan thì mất 6 triệu là đúng rồi, 60m thì chắc 12triẹu k có nước chia đôi mỗi bên 6 triệu. 60m theo e còn cạn quá
 
Cái bơm hỏa tiễn của tôi có dán tem là 1.5Hp.
Không kéo được điện 3 pha nên không thể khoan sâu hơn nữa... Nếu có 3 pha thì khoan sâu xuống thêm và mua cái 5Hp thì vấn đề lại khác rồi.
Kéo 1 pha mà tốn phí mất 20 triệu rồi :-(.
=====
Vì nhu cầu dùng nước của tôi hiện giờ hơi thiếu thôi, chưa đến mức khó khăn... Chỉ tắm heo và sinh hoạt thôi chứ nếu tưới cà phê mà gặp cái giếng như này thì chết.
=====
Có cái bơm nào vài trăm watt. đầu ra yếu như "tắc ké đái" thôi cũng được. Cắm điện vào cho nó chạy ngày đêm cho đến ngày hư luôn. Chỉ cần nó bơm đầy cái bể nước 4 khối cho 1 ngày. Bơm yếu thì mực nước sẽ tụt không nhiều và chỉ cần năng lượng nhỏ có thể đưa nước lên. Đó là suy luận của tôi.
 
Cái này thì theo mình miền bắc sài thôi, miền nam rất rất ít giếng sài được, đa số giếng miền nam mực nước nằm ở sâu tầm trên 30m, nên mực nước chết thường nằm ở mức 15-20m, còn bơm ky tâm chỉ hút lên được 8m thôi.Giếng khoan thì chỉ có hỏa tiễn và hỏa tiễn thôi.

Như đã nói ở trên, thông số kỹ thuật độ sâu hút nước của máy ly tâm khoảng 10m. Tuy nhiên nếu giếng khoan sâu vẫn dùng máy bơm ly tâm được. Tôi từng biết giếng có độ sâu hơn 50m vẫn có thể dùng máy bơm thường để bơm nước lên( công suất bơm 2hp).
Theo chủ topic muốn tìm giải pháp để đưa nước từ độ sâu tĩnh 10m lên mặt đất và tiết kiệm điện năng nhất thì tôi tin chắc chỉ có máy bơm ly tâm là tiết kiệm điện năng nhất và đạt lượng nước yêu cầu.
Giếng nước phải đủ nhiều thì mới dùng bơm hỏa tiễn.


Có cái bơm nào vài trăm watt. đầu ra yếu như "tắc ké đái" thôi cũng được. Cắm điện vào cho nó chạy ngày đêm cho đến ngày hư luôn. Chỉ cần nó bơm đầy cái bể nước 4 khối cho 1 ngày. Bơm yếu thì mực nước sẽ tụt không nhiều và chỉ cần năng lượng nhỏ có thể đưa nước lên. Đó là suy luận của tôi.

Quan trọng là giếng của bạn có ra đủ nước 4m3 cho 1 ngày? Nếu bạn biết được thời gian lượng nước rỉ ra ở mức tĩnh 7,2m thì bạn có thể gắn hẹn giờ cho máy bơm nước hoạt động. Ví dụ như: mỗi 2h bơm nước 15p.
Bạn lập topic và muốn tìm ra giải pháp thì sẽ có rất nhiều ý kiến. Vấn đề là bạn phải biết xử lý thông tin thế nào?
Giống như chương trình "Người bí ẩn" ai cũng cho mình là "Người bí ẩn" và bạn là người phải tìm ra được người đó là ai cũng như là bạn phải quyết định được đâu là giải pháp tốt nhất cho vấn đề của bạn.
 
oh em cũng đang đau đầu về vấn đề này, ở quê em "Nghệ An" trong bán kính 5>6km người ta cũng chỉ xài giếng đào và giếng đào mà thôi, cũng có 1,2 nhà khoan giếng gặp đá rồi không khoan được, còn ở bán kính 4km thì có nhà khoan không có nước, có nhà khoan nước đục vàng như nước xình vậy. giếng đào tới 40>50tr/1giếng, em đang tính về làm nông mà cái giếng đào tới 50tr thì hết cả 1 đống vốn luôn rồi hiz. giếng đào xung quanh nhà họ đào ~20>25m nước quá trời không biết em khoan giếng 114mm giống bác thì sao nhỉ
 
Như đã nói ở trên, thông số kỹ thuật độ sâu hút nước của máy ly tâm khoảng 10m. Tuy nhiên nếu giếng khoan sâu vẫn dùng máy bơm ly tâm được. Tôi từng biết giếng có độ sâu hơn 50m vẫn có thể dùng máy bơm thường để bơm nước lên( công suất bơm 2hp).
Theo chủ topic muốn tìm giải pháp để đưa nước từ độ sâu tĩnh 10m lên mặt đất và tiết kiệm điện năng nhất thì tôi tin chắc chỉ có máy bơm ly tâm là tiết kiệm điện năng nhất và đạt lượng nước yêu cầu.
Giếng nước phải đủ nhiều thì mới dùng bơm hỏa tiễn.




Quan trọng là giếng của bạn có ra đủ nước 4m3 cho 1 ngày? Nếu bạn biết được thời gian lượng nước rỉ ra ở mức tĩnh 7,2m thì bạn có thể gắn hẹn giờ cho máy bơm nước hoạt động. Ví dụ như: mỗi 2h bơm nước 15p.
Bạn lập topic và muốn tìm ra giải pháp thì sẽ có rất nhiều ý kiến. Vấn đề là bạn phải biết xử lý thông tin thế nào?
Giống như chương trình "Người bí ẩn" ai cũng cho mình là "Người bí ẩn" và bạn là người phải tìm ra được người đó là ai cũng như là bạn phải quyết định được đâu là giải pháp tốt nhất cho vấn đề của bạn.
A nói chỉ đúng 1 phần, máy ly tâm theo a nói là bơm được độ sâu 10m mà có thể lấy nước được giếng khoan 50m theo e thì đúng nhưng ở trường hợp này thì lại sai hoàn toàn, vì mực nước tĩnh của chủ thớt là trên 50m nhưng mực nước nhìn thấy từ lúc chưa bơm có thể nhìn thấy là dưới 10m, nhưng khi bơm mạch k ra đủ nên mực nước tĩnh tụt rất sâu. Mà trong khi đó giếng khoan mực nước tĩnh phải dưới 10m mới xài được máy ly tâm như a nói. Gia đình e hiện tại khoan giếng hơn 15 năm rồi, e chưa thấy ai dùng cái gì ngoài hỏa tiễn lấy nước giếng khoan lên được(đối với mực nước tĩnh từ15-20m trở lên nhé)
oh em cũng đang đau đầu về vấn đề này, ở quê em "Nghệ An" trong bán kính 5>6km người ta cũng chỉ xài giếng đào và giếng đào mà thôi, cũng có 1,2 nhà khoan giếng gặp đá rồi không khoan được, còn ở bán kính 4km thì có nhà khoan không có nước, có nhà khoan nước đục vàng như nước xình vậy. giếng đào tới 40>50tr/1giếng, em đang tính về làm nông mà cái giếng đào tới 50tr thì hết cả 1 đống vốn luôn rồi hiz. giếng đào xung quanh nhà họ đào ~20>25m nước quá trời không biết em khoan giếng 114mm giống bác thì sao nhỉ
Chỗ bạn ra Vinh tìm mua máy khoan được đá ấy, ngoài đó có rất nhiều. Chỗ mình có khá nhiều người nghệ an ra mua máy cũ tầm 30-40 triệu về khoan, mua máy về khoan kiếm tiền chắc hơn làm nông đó ^^!
 
A nói chỉ đúng 1 phần, máy ly tâm theo a nói là bơm được độ sâu 10m mà có thể lấy nước được giếng khoan 50m theo e thì đúng nhưng ở trường hợp này thì lại sai hoàn toàn, vì mực nước tĩnh của chủ thớt là trên 50m nhưng mực nước nhìn thấy từ lúc chưa bơm có thể nhìn thấy là dưới 10m, nhưng khi bơm mạch k ra đủ nên mực nước tĩnh tụt rất sâu. Mà trong khi đó giếng khoan mực nước tĩnh phải dưới 10m mới xài được máy ly tâm như a nói. Gia đình e hiện tại khoan giếng hơn 15 năm rồi, e chưa thấy ai dùng cái gì ngoài hỏa tiễn lấy nước giếng khoan lên được(đối với mực nước tĩnh từ15-20m trở lên nhé)
Như đã nói ở trên giếng khoan phải có lượng nước vừa đủ thì mới xài máy bơm hỏa tiễn. Nếu giếng ít nước thì lấy nước ở đâu ra cho bơm hỏa tiễn bơm lên?!!
Đối với vấn đề của chủ topic(giếng ít nước) có thể dùng bơm thường hoặc bơm ly tâm 2 đầu(một đầu bơm nước lên và 1 đầu đưa nước lại dưới giếng theo 1 tỷ lệ nào đó để giếng khoan có đủ 1 lượng nước cho máy bơm hoạt động)
Còn về độ sâu của giếng hoặc mực nước tĩnh thấp(cách mặt đất đến 50m hoặc sâu hơn) vẫn có thể dùng máy bơm thường hoặc bơm ly tâm. Tất nhiên giải pháp hiệu quả nhất vẫn là dùng bơm hỏa tiễn cho giếng sâu nhưng do đặc thù là giếng ít nước và nhu cầu của chủ topic chỉ là 4m3/ngày thì bơm thường hoặc bơm ly tâm sẽ là giải pháp tối ưu nhất.
 


Back
Top