Nhiều thách thức cho ngành chăn nuôi khi Việt Nam gia nhập TPP

  • Thread starter TrạiGàGiữaThànhPhố
  • Ngày gửi



Người chăn nuôi heo ở Đồng Nai đang áp dụng mô hình chăn nuôi an toàn sinh học để nâng cao chất lượng, năng suất, hạ giá thành sản phẩm, chuẩn bị cho sân chơi TPP.

NDĐT- Năng suất thấp, giá thành sản xuất cao, quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ, chưa kiểm soát tốt dịch bệnh… là những hạn chế của ngành chăn nuôi Việt Nam hiện nay. Nếu không khắc phục những tồn tại này, ngành chăn nuôi sẽ đối mặt với nhiều thách thức khi Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) được ký kết. Trong đó, dự kiến, thuế suất nhiều sản phẩm thịt nhập khẩu bằng 0%.


Thua ngay trên sân nhà

Theo thống kê, trong số 20 nước có tổng đàn heo nái đứng đầu thế giới, Việt Nam đứng cuối bảng về năng suất sinh sản. Ở các nước như Mỹ, Thái-lan, Trung Quốc… trung bình mỗi heo nái sinh sản 26 con heo con/năm, thì Việt Nam chỉ sinh sản được khoảng 16 con/năm.

Ngoài ra, nguyên liệu sản xuất thức ăn ở Việt Nam lại phụ thuộc vào thị trường nước ngoài khi có gần 90% phải nhập khẩu. Điều này khiến giá thức ăn chăn nuôi ở trong nước luôn cao hơn các nước trong khu vực từ 10 đến 15% đã đẩy giá thành sản phẩm chăn nuôi cao hơn các nước khác. Điều này tạo nên nghịch lý thịt ngoại đang được người tiêu dùng trong nước lựa chọn thay cho thịt nội. Bởi, dù đang chịu mức thuế nhập khẩu từ 5 đến 7%, nhưng giá thịt ngoại trên thị trường vẫn không cao hơn thịt nội là mấy, trong khi chất lượng lại tốt hơn.

Bên cạnh đó, xét trên bình diện chung, quy mô chăn nuôi chủ yếu vẫn là sản xuất nhỏ lẻ, chỉ có khoảng 23 nghìn trang trại, ít hơn nhiều so với các quốc gia khác. Vậy điều gì sẽ xảy ra khi thịt ngoại sẽ được nhập vào Việt Nam với thuế suất 0% trong trường hợp Việt Nam gia nhập TPP?

Nói về vấn đề này, ông Phạm Đức Bình, Tổng Giám đốc Công ty Thanh Bình, đồng thời là Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Đồng Nai cho biết: “Trong bối cảnh ngành chăn nuôi trong nước đang có quá nhiều yếu thế, giá thịt heo, thịt gà cao hơn so với các nước, một khi gia nhập TPP, thuế suất nhập khẩu thịt và các sản phẩm liên quan của các nước nhập vào Việt Nam với thuế suất bằng 0%, giá thành thậm chí sẽ còn thấp hơn thịt nội, ngành chăn nuôi trong nước khó cạnh tranh nổi. Hệ lụy là không chỉ người chăn nuôi, mà những nông dân trồng cây lương thực làm nguyên liệu thức ăn cho ngành chăn nuôi cũng bị ảnh hưởng”.

Đồng tình với quan điểm này, Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi Đồng Nai Nguyễn Trí Công nhấn mạnh: “Hiện nay, khi Hiệp định TPP chưa đàm phán xong, nhưng thực tế thì người tiêu dùng trong nước đã có xu hướng dùng các loại thịt ngoại, đặc biệt là thịt bò. Cụ thể, chỉ trong 11 tháng năm 2014, Việt Nam đã nhập khẩu gần 210 nghìn con trâu, bò theo đường chính ngạch, tăng gần 50% so với cùng kỳ năm 2013. Con số này đã chứng minh được nhận định trên. Và điều khi sẽ xảy ra khi Việt Nam tham gia TPP, tôi nghĩ chắc chắn ngành chăn nuôi sẽ đối mặt với những thử thách cực lớn, nguy cơ thua ngay trên sân nhà là rất cao nếu chúng ta không có những biện pháp khắc phục những hạn chế này”.

Giải pháp nào cho ngành chăn nuôi?

ttrai6.jpg


Trang trại gà của ông Trần Đức Lượng, huyện Thống Nhất (Đồng Nai).

Những dự báo như trên đã được các chuyên gia cảnh báo từ lâu, và nếu không có những giải pháp đối phó, rất có thể mối lo ngại trên sẽ trở thành hiện thực. Trong số nhiều “đối sách” đưa ra bàn bạc, thảo luận, vấn đề làm sao tăng năng suất, giảm giá thành chăn nuôi để tận dụng lợi thế về mức ưu đãi thuế suất xuất khẩu các sản phẩm gia súc, gia cầm sang các nước thành viên TPP đã thu hút nhiều sự quan tâm, bàn luận.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Trí Công, Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi Đồng Nai, lại băn khoăn: “Đây là chuyện không hề đơn giản. Muốn làm được điều này, chúng ta phải hình thành ngay quy hoạch và xây dựng ngay các vùng chăn nuôi tập trung, có quy mô lớn để sản xuất. Những vùng này sẽ chuyên sản xuất các loại vật nuôi có chất lượng tốt, năng suất cao, bảo đảm các yếu tố tiêu chuẩn để xuất ngoại, như vậy mới có thể hy vọng”.

Trước những yêu cầu khắt khe về hàng rào kỹ thuật thương mại quốc tế, việc xuất khẩu thịt gia súc, gia cầm để cạnh tranh ngay trong các nước thành viên xem ra là vấn đề của nhiều năm sau nữa.

Nhiều người thực tế hơn thì cho rằng, giải pháp tốt nhất để ngành chăn nuôi trong nước đứng vững khi Việt Nam gia nhập TPP, là phải tăng sức cạnh tranh đối với các sản phẩm thịt nhập khẩu ngay tại thị trường nội địa. Tức là, phải tìm cách để nâng cao chất lượng thịt nội, hạ giá thành chăn nuôi, tạo ra giá bán cạnh tranh trên thị trường và quan trọng là phải tạo ra được chuỗi thị trường ổn định, bền vững.

Ông Phạm Đức Bình cho biết thêm: “Muốn đứng vững trước “làn sóng TPP”, vấn đề đầu tiên là người chăn nuôi phải chủ động, phải thay đổi tư duy sản xuất. Tức là phải liên kết với nhau, tạo nên một chuỗi thông suốt từ sản xuất đến tiêu thụ. Trong đó, phải chủ động được con giống, thức ăn, thuốc thú y…thông qua sự liên kết với các doanh nghiệp. Có như vậy mới mong hạ giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh với các loại thịt ngoại”.

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng Nai Phan Minh Báu thì cho rằng: “Khi Việt Nam gia nhập TPP, tức là tham gia vào sân chơi chung, chúng ta phải hoàn thiện mình. Chúng ta không hoàn thiện, không làm mình mạnh lên thì sẽ gặp thiệt thòi. Một trong những giải pháp mà ngành chăn nuôi Đồng Nai - địa phương có tổng đàn gia súc, gia cầm lớn nhất nước với gần 1,3 triệu con heo, 13 triệu con gà công nghiệp - đang triển khai là tổ chức lại sản xuất, tổ chức lại khâu chăn nuôi theo hướng ổn định về số lượng, bảo đảm chất lượng. Để thực hiện chính sách này, Đồng Nai đang có nhiều chương trình để hỗ trợ người chăn nuôi đầu tư sản xuất theo hướng hiện đại, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia cùng người chăn nuôi hình thành nên các chuỗi liên kết sản xuất. Qua đó nâng cao chất lượng và hạ giá thành chăn nuôi”.

Liệu những giải pháp mà ngành chăn nuôi trong nước đã và đang chuẩn bị có đủ để giúp người nông dân “đứng vững” trước “làn sóng” thịt ngoại được dự báo sẽ đổ bộ mạnh mẽ vào thị trường trong nước khi Việt Nam là thành viên TPP? Đây chắc chắn là một trong những thử thách mà ngành chăn nuôi trong nước đối mặt với nhiều thách thức đang đặt ra không hề nhỏ.
theo nhandan.com.vn
 


Tôi xin nói thật và nói thẳng: Là chẳng có việc gì phải lo lắng cả. Trước hết, đây cũng là những dự đoán từ con người , mà con người thì ko phải lài cái máy, mà nếu là cái máy thì cũng có lúc hư hỏng. Thấy nên dự đoán này cũng chưa chắc là chính xác. Đầu tiên chúng ta hiểu TPP là gì, chính là viết tắt của cụm từ tiếng anh:Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement - viết tắt TPP) tạm dịch là: Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương: có nghĩa là nước nào gia nhập hiệp hội này thì ko đánh thuế hàng hóa xuất nhập khẩu lẫn nhau.
Quốc gia Trạng thái Ngày
22px-Flag_of_Brunei.svg.png
Brunei Sáng lập tháng 6 năm 2005
22px-Flag_of_Chile.svg.png
Chile Sáng lập tháng 6 năm 2005
22px-Flag_of_New_Zealand.svg.png
New Zealand Sáng lập tháng 6 năm 2005
22px-Flag_of_Singapore.svg.png
Singapore Sáng lập tháng 6 năm 2005
22px-Flag_of_the_United_States.svg.png
United States Đang đàm phán tháng 2 năm 2008
22px-Flag_of_Australia.svg.png
Australia Đang đàm phán tháng 11 năm 2008
22px-Flag_of_Peru.svg.png
Peru Đang đàm phán tháng 11 năm 2008
22px-Flag_of_Vietnam.svg.png
Vietnam Đang đàm phán tháng 11 năm 2008
22px-Flag_of_Malaysia.svg.png
Malaysia Đang đàm phán tháng 10 năm 2010
22px-Flag_of_Mexico.svg.png
Mexico Đang đàm phán tháng 10 năm 2012
22px-Flag_of_Canada.svg.png
Canada[9] Đang đàm phán tháng 10 năm 2012
22px-Flag_of_Japan.svg.png
Japan Đang đàm phán tháng 3 năm 2013

Đấy gồm những nước trên, Chắc chắn nhìn vào tên các nước thì có thể hình dung nông sản của họ ko thể nào có giá thành thấp hơn Việt nam được, người ta còn nói nhất cự ly nhì tốc độ, chi phí chở 1 con gà con heo con bò từ các nước đó đến VN đã cao hơn chi phí sản xuất tại VN rồi, thì làm sao mà có thể cạnh tranh với hàng nội địa, chưa kể tâm lý người tiêu dùng họ thích mua nông sản của ông A, ông B ở cùng địa phương mà họ biết những người này sản xuất nông sản sạch ko dùng thuốc kích thích tăng trưởng. Thế thì bà con nông dân cứ an tâm mà làm, rằng trời sinh voi sinh cỏ, có ai đói đâu mà anh lo. Vả lạ khi gia nhập TPP chúng ta bán được những mặt hàng ta có lợi thế so sánh như lúa gạo, cao su... từ đó tăng thu nhập người trong các ngành này qua đó thúc đẩy luôn những tiêu dùng những ngành khác, (ví dụ nhưng người nông dân bán lúa có tiền, họ lấy tiền đó mua gà nội địa .) Qua đó thấy rằng chỉ khi nào đi vào thực tế thì mới biết, còn giờ chưa nói chắc chắn được điều gì.
 
Last edited by a moderator:
tôi cũng có cùng quan điểm với bác, tuy giá thành sx một kg thịt rẻ hơn ở nước ta nhưng họ phải vận chuyển nên phải chịu thêm chi phí vận tải. Hơn nữa dân mình thích thịt tươi sống ăn ngay ngon hơn nhiều so với thịt đông lạnh, nếu hj vận chuyển về ta mới giết mổ thì chi phí còn cao hơn nhiều. Bởi vậy chúng ta cứ làm ko việc gì phải lo sợ!
 
Gia nhập vào TPP có mặt lợi, cũng có mặt hại. Đối với nông nghiệp,cái lợi lớn nhất nhưng vô hình là tạo ra môi trường cạnh tranh cực cao cho nền nông nghiệp, giống như ta ném đứa bé mới chập chững biết bơi xuống ao; không bơi được thì chết ráng chịu. Trong bối cảnh đó, đứa bé phải hết sức nỗ lực, nếu không muốn chết.

Đồng ý rằng đối thủ ở xa, vận chuyển tốn kém, nhưng các nước giàu, chính phủ họ trợ giá cho nông nghiệp rất lớn, nên giá thành làm ra rất rẻ. Nên nhớ bắp, đậu nành của Mỹ đã và đang giết chết 2 mặt hàng này ở VN. Con bò của Úc đang lăm le thôn tính con bò VN...đó là nay còn có hàng rào thuế quan, chứ vào TPP rồi, thuế suất còn 0%, chịu đời thấu không?

Nafta - Hiệp ước tự do thương mại bắc châu Mỹ giữa Hoa Kỳ, Canada và Mexico (gần như TPP) ký kết cách đây 21 năm, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 1994. Với lời hứa của chính quyền Hoa Kỳ rằng, hiệp ước sẽ tạo ra việc làm cho ít nhất 200.000 chỉ riêng ở Hoa Kỳ cùng với đó là sự tăng trưởng ngoạn mục về kinh tế cho Mexico, ổn định cho Canada.

Nhưng thực tế thì sao? Sau chừng đó năm thực hiện nông dân Canada và Mexico đã nếm trái đắng, không còn khả năng sản xuất, phải bán ruộng đất rồi đi làm thuê. Một làn sóng biểu tình phản đối NAFTA bùng lên. Nhưng làm sao được, đã ký rồi thì đâu có phải nói chơi?

Thực chất là như vậy; nhưng liệu Nhà nước, các nhà kinh tế của VN có lượng giá được hết những khó khăn của nông dân khi hội nhập TPP không? Biết cả đấy. Nhưng ta chỉ có thể đàm phán để tăng lợi ích, giảm thiệt hại chứ không còn cách nào khác, vì thời đại ngày nay buộc ta phải hội nhập mới có động lực cho nền kinh tế phát triển. Nếu không hội nhập sớm, càng để lâu đất nước càng tụt hậu.
Hôm qua ông Ô Bà Má đã nắm trong tay quyền đàm phán nhanh. TPP đã cận kề rồi. Chúng ta phải chuẩn bị thôi. Ai không biết bơi hoặc bơi yếu thì sẽ chết chìm. Hãy chờ xem!
 
Ơ t



Người chăn nuôi heo ở Đồng Nai đang áp dụng mô hình chăn nuôi an toàn sinh học để nâng cao chất lượng, năng suất, hạ giá thành sản phẩm, chuẩn bị cho sân chơi TPP.

NDĐT- Năng suất thấp, giá thành sản xuất cao, quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ, chưa kiểm soát tốt dịch bệnh… là những hạn chế của ngành chăn nuôi Việt Nam hiện nay. Nếu không khắc phục những tồn tại này, ngành chăn nuôi sẽ đối mặt với nhiều thách thức khi Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) được ký kết. Trong đó, dự kiến, thuế suất nhiều sản phẩm thịt nhập khẩu bằng 0%.


Thua ngay trên sân nhà

Theo thống kê, trong số 20 nước có tổng đàn heo nái đứng đầu thế giới, Việt Nam đứng cuối bảng về năng suất sinh sản. Ở các nước như Mỹ, Thái-lan, Trung Quốc… trung bình mỗi heo nái sinh sản 26 con heo con/năm, thì Việt Nam chỉ sinh sản được khoảng 16 con/năm.

Ngoài ra, nguyên liệu sản xuất thức ăn ở Việt Nam lại phụ thuộc vào thị trường nước ngoài khi có gần 90% phải nhập khẩu. Điều này khiến giá thức ăn chăn nuôi ở trong nước luôn cao hơn các nước trong khu vực từ 10 đến 15% đã đẩy giá thành sản phẩm chăn nuôi cao hơn các nước khác. Điều này tạo nên nghịch lý thịt ngoại đang được người tiêu dùng trong nước lựa chọn thay cho thịt nội. Bởi, dù đang chịu mức thuế nhập khẩu từ 5 đến 7%, nhưng giá thịt ngoại trên thị trường vẫn không cao hơn thịt nội là mấy, trong khi chất lượng lại tốt hơn.

Bên cạnh đó, xét trên bình diện chung, quy mô chăn nuôi chủ yếu vẫn là sản xuất nhỏ lẻ, chỉ có khoảng 23 nghìn trang trại, ít hơn nhiều so với các quốc gia khác. Vậy điều gì sẽ xảy ra khi thịt ngoại sẽ được nhập vào Việt Nam với thuế suất 0% trong trường hợp Việt Nam gia nhập TPP?

Nói về vấn đề này, ông Phạm Đức Bình, Tổng Giám đốc Công ty Thanh Bình, đồng thời là Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Đồng Nai cho biết: “Trong bối cảnh ngành chăn nuôi trong nước đang có quá nhiều yếu thế, giá thịt heo, thịt gà cao hơn so với các nước, một khi gia nhập TPP, thuế suất nhập khẩu thịt và các sản phẩm liên quan của các nước nhập vào Việt Nam với thuế suất bằng 0%, giá thành thậm chí sẽ còn thấp hơn thịt nội, ngành chăn nuôi trong nước khó cạnh tranh nổi. Hệ lụy là không chỉ người chăn nuôi, mà những nông dân trồng cây lương thực làm nguyên liệu thức ăn cho ngành chăn nuôi cũng bị ảnh hưởng”.

Đồng tình với quan điểm này, Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi Đồng Nai Nguyễn Trí Công nhấn mạnh: “Hiện nay, khi Hiệp định TPP chưa đàm phán xong, nhưng thực tế thì người tiêu dùng trong nước đã có xu hướng dùng các loại thịt ngoại, đặc biệt là thịt bò. Cụ thể, chỉ trong 11 tháng năm 2014, Việt Nam đã nhập khẩu gần 210 nghìn con trâu, bò theo đường chính ngạch, tăng gần 50% so với cùng kỳ năm 2013. Con số này đã chứng minh được nhận định trên. Và điều khi sẽ xảy ra khi Việt Nam tham gia TPP, tôi nghĩ chắc chắn ngành chăn nuôi sẽ đối mặt với những thử thách cực lớn, nguy cơ thua ngay trên sân nhà là rất cao nếu chúng ta không có những biện pháp khắc phục những hạn chế này”.

Giải pháp nào cho ngành chăn nuôi?

ttrai6.jpg


Trang trại gà của ông Trần Đức Lượng, huyện Thống Nhất (Đồng Nai).

Những dự báo như trên đã được các chuyên gia cảnh báo từ lâu, và nếu không có những giải pháp đối phó, rất có thể mối lo ngại trên sẽ trở thành hiện thực. Trong số nhiều “đối sách” đưa ra bàn bạc, thảo luận, vấn đề làm sao tăng năng suất, giảm giá thành chăn nuôi để tận dụng lợi thế về mức ưu đãi thuế suất xuất khẩu các sản phẩm gia súc, gia cầm sang các nước thành viên TPP đã thu hút nhiều sự quan tâm, bàn luận.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Trí Công, Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi Đồng Nai, lại băn khoăn: “Đây là chuyện không hề đơn giản. Muốn làm được điều này, chúng ta phải hình thành ngay quy hoạch và xây dựng ngay các vùng chăn nuôi tập trung, có quy mô lớn để sản xuất. Những vùng này sẽ chuyên sản xuất các loại vật nuôi có chất lượng tốt, năng suất cao, bảo đảm các yếu tố tiêu chuẩn để xuất ngoại, như vậy mới có thể hy vọng”.

Trước những yêu cầu khắt khe về hàng rào kỹ thuật thương mại quốc tế, việc xuất khẩu thịt gia súc, gia cầm để cạnh tranh ngay trong các nước thành viên xem ra là vấn đề của nhiều năm sau nữa.

Nhiều người thực tế hơn thì cho rằng, giải pháp tốt nhất để ngành chăn nuôi trong nước đứng vững khi Việt Nam gia nhập TPP, là phải tăng sức cạnh tranh đối với các sản phẩm thịt nhập khẩu ngay tại thị trường nội địa. Tức là, phải tìm cách để nâng cao chất lượng thịt nội, hạ giá thành chăn nuôi, tạo ra giá bán cạnh tranh trên thị trường và quan trọng là phải tạo ra được chuỗi thị trường ổn định, bền vững.

Ông Phạm Đức Bình cho biết thêm: “Muốn đứng vững trước “làn sóng TPP”, vấn đề đầu tiên là người chăn nuôi phải chủ động, phải thay đổi tư duy sản xuất. Tức là phải liên kết với nhau, tạo nên một chuỗi thông suốt từ sản xuất đến tiêu thụ. Trong đó, phải chủ động được con giống, thức ăn, thuốc thú y…thông qua sự liên kết với các doanh nghiệp. Có như vậy mới mong hạ giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh với các loại thịt ngoại”.

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng Nai Phan Minh Báu thì cho rằng: “Khi Việt Nam gia nhập TPP, tức là tham gia vào sân chơi chung, chúng ta phải hoàn thiện mình. Chúng ta không hoàn thiện, không làm mình mạnh lên thì sẽ gặp thiệt thòi. Một trong những giải pháp mà ngành chăn nuôi Đồng Nai - địa phương có tổng đàn gia súc, gia cầm lớn nhất nước với gần 1,3 triệu con heo, 13 triệu con gà công nghiệp - đang triển khai là tổ chức lại sản xuất, tổ chức lại khâu chăn nuôi theo hướng ổn định về số lượng, bảo đảm chất lượng. Để thực hiện chính sách này, Đồng Nai đang có nhiều chương trình để hỗ trợ người chăn nuôi đầu tư sản xuất theo hướng hiện đại, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia cùng người chăn nuôi hình thành nên các chuỗi liên kết sản xuất. Qua đó nâng cao chất lượng và hạ giá thành chăn nuôi”.

Liệu những giải pháp mà ngành chăn nuôi trong nước đã và đang chuẩn bị có đủ để giúp người nông dân “đứng vững” trước “làn sóng” thịt ngoại được dự báo sẽ đổ bộ mạnh mẽ vào thị trường trong nước khi Việt Nam là thành viên TPP? Đây chắc chắn là một trong những thử thách mà ngành chăn nuôi trong nước đối mặt với nhiều thách thức đang đặt ra không hề nhỏ.
theo nhandan.com.vn
Ơ thế hóa ra gia nhập TPP lại gây nhiều khó khăn cho nông nghiệp Việt Nam thế hả.chủ thớt xem ông nào định ký cái hiệp định này lôi xuống cho về nuôi lợn đi...các bác nhà báo chỉ đc cái giỏi dọa nông dân.
 
Ơ tƠ thế hóa ra gia nhập TPP lại gây nhiều khó khăn cho nông nghiệp Việt Nam thế hả.chủ thớt xem ông nào định ký cái hiệp định này lôi xuống cho về nuôi lợn đi...các bác nhà báo chỉ đc cái giỏi dọa nông dân.
Theo ngu ý của hạ quan. Các bác muốn thắng trong trận này thì phải thành công trong liên kết bốn nhà. Trong đó anh nhà nước phải nhiệt tình thêm chút nữa lôi mấy anh kia lại làm việc. Israel không nhiều đất nông nghiệp nhưng họ sản xuất nông nghiệp hàng đầu thế giới nhờ họ liên kết với nhau rất tốt đó thôi.
 


Back
Top