Trang trại nuôi heo rừng

  • Thread starter Paka ali
  • Ngày gửi
Chào tất cả mọi người đồng kính chào các cô chú,
Hiện tại mình muốn mở trang trại nuôi heo rừng với vốn ban đầu 100 triệu.
Dự tính chi phí đầu tư:
1. Đất hố gò đồi (15 triệu) 400m2 mình mua và xã hộ trợ cho mình
2. Chi phí chuồng trại 30 triệu trong đó có chổ che chở và lưới b40 bao quanh hết diện tích đất.
3. Thuê nhân công 1 người/2tr500/ tháng. 12thang mất 30tr.
như vậy còn 55 triệu mình đâu tư giống 40 con + thuốc men.
với hình thức ban đầu mình đâu tư vậy có được không. như vậy 1 năm so với lượng heo sinh sản ra có lời không. mong mọi người có kinh nghiệm chia sẻ và đưa ra bài toán thích hợp. cảm hơn mọi người.
Chào tất cả mọi người đồng kính chào các cô chú,
Hiện tại mình muốn mở trang trại nuôi heo rừng với vốn ban đầu 100 triệu.
Dự tính chi phí đầu tư:
1. Đất hố gò đồi (15 triệu) 400m2 mình mua và xã hộ trợ cho mình
2. Chi phí chuồng trại 30 triệu trong đó có chổ che chở và lưới b40 bao quanh hết diện tích đất.
3. Thuê nhân công 1 người/2tr500/ tháng. 12thang mất 30tr.
như vậy còn 55 triệu mình đâu tư giống 40 con + thuốc men.
với hình thức ban đầu mình đâu tư vậy có được không. như vậy 1 năm so với lượng heo sinh sản ra có lời không. mong mọi người có kinh nghiệm chia sẻ và đưa ra bài toán thích hợp. cảm hơn mọi người.
sao không có ai trả lời bài mình vậy, mình cần tư vấn
 


Hình thức trang trại, vốn đầu tư nghe thấy là Ok rồi. Nhungwc cái quan trọng là đầu ra, giá cả bao nhiêu, với một cái nữa là dịch bệnh.
- Đầu ra+ giá cả+dịch bệnh ... Ba cái này là quan trọng nhất . Nuôi heo rừng hiện nay không có cái gì là mới
 
xin chia sẻ thông tin mà mình sưu tầm được
KỸ THUẬT NUÔI HEO RỪNG

I. Kỹ thuật nuôi.
1 - Chọn giống:
Chọn những con đầu thanh, ngực sâu, mình nở, hoạt bát, lưng thẳng, bụng gọn, bốn chân chắc khỏe, bộ phận sinh dục phát triển và hoạt động tốt. Nếu có điều kiện nên chọn lọc qua đời trước (dòng, giống bố mẹ, ông bà…), qua bản thân (ngoại hình, khả năng thích nghi, khả năng SX…) .
2- Phối giống: Chu kỳ động dục của heo rừng là 21 ngày, thời gian động dục kéo dài 3-5 ngày. Thời điểm phối giống thích hợp vào cuối ngày thứ 2 hoặc đầu ngày thứ 3 (tùy theo giống, tuổi) cho nên cần theo dõi biểu hiện của heo lên giống. Khi âm hộ chuyển từ màu hồng tươi sang màu hồng tái, có nếp nhăn và dịch nhờn tiết ra nhiều, tai chĩa về phía trước, có phản xạ đứng im là thời điểm phối giống thích hợp nhất.
- Bỏ qua 1-2 lần động dục đầu tiên, vì cơ thể chưa hoàn thiện, trứng rụng ít, phối giống, đậu thai hiệu quả thấp. Khi heo cái có dấu hiệu động dục ta cho heo đực tiếp xúc với heo cái. Heo đực sẽ phối giống liên tục, bất kể ngày đêm đến khi nào heo cái không chịu nữa mới thôi. Có thể cho phối kép 2 lần vào lúc sáng sớm và chiều mát (hoặc ngược lại).
* Lưu ý: Sau 21 ngày, heo cái không động dục trở lại, có thể heo cái đã có bầu .Khi heo cần phối giống bạn có thể cho heo đực qua chuồng cái hoặc ngược lại
- Phải theo dõi, ghi sổ ngày phối giống và quản lý đồng huyết thật chặt chẽ, tuyệt đối cấm phối giống đồng huyết, vì đồng huyết heo sẽ lụi tàn và đàn heo không thể phát triển được
- Khi heo phối giống được 3 tháng 3 tuần 3 ngày thì heo đẻ (có thể tăng giảm vài ngày)
- Khi heo đẻ không cần can thiệp hay giúp đỡ.Tuy nhiên, vẫn phải theo dõi, nếu heo đẻ ngược chúng ta phải can thiệp nếu không giúp heo con có thể chết ngạt và những con còn lại trong bụng heo mẹ sẽ chết theo và có thể sẽ mất luôn heo mẹ.
- Heo con sinh ra được 1 tháng bà con chủng ngừa vacxin 3 bệnh ( dịch tả, thương hàn, tụ huyết trùng). Sau 21 đến 28 ngày tiêm bổ sung mũi thứ 2 nhằm mục đích tăng cường sự miễn dịch đối với bệnh .Heo con trên 14 ngày tuổi có thể chủng ngừa vacxin lở mồm long móng, chuyển sang chuồng nuôi, cai sữa mẹ an toàn
- Chăm sóc nuôi dưỡng:
+ Heo giống đực.
- Có ý nghĩa quan trọng trong việc gây đàn, việc quản lý và chăm sóc tốt 1 heo đực có thể phối 5-10 heo cái. Heo đực giống phải nuôi riêng và có chế độ bồi dưỡng, nhất là thức ăn tinh giàu đạm, khoáng, sinh tố. Ngày phối giống nên bổ sung thêm thức ăn tinh giàu dinh dưỡng, 1 -2 quả trứng gà, muối khoáng, sinh tố cho ăn tự do nhằm mục đích tăng lượng tinh trùng có trong tinh dịch và tinh trùng khỏe mạnh hơn.
+ Heo giống cái.
- Heo rừng mắn đẻ và khéo nuôi con. Trong tự nhiên, khi đẻ heo mẹ tự chăm sóc, nuôi dưỡng con cái và tự tách bầy khi con lớn. Heo rừng sinh sản tự nhiên quanh năm. Mỗi năm heo rừng đẻ hai lứa, lứa đầu đẻ từ 4 – 5 con, từ lứa thứ 2 trở đi heo đẻ 7 – 8 con có khi lên tới 11 – 12 con.
Thời gian mang thai của heo rừng và heo rừng lai cũng 3 tháng, 3 tuần, 3 ngày (114 -115 ngày) thì đẻ. Đối với heo nái mang thai, 2 tháng đầu mang thai cho ăn khẩu phần thức ăn bình thường rau, củ, quả hạt ngũ cốc các loại. . . có thể bổ sung thêm thức ăn tinh hỗn hợp, 15g muối, 20g khoáng mỗi ngày. Sau 2 tháng đến khi đẻ cần thiết phải bổ sung thêm thức ăn tinh giàu dinh dưỡng, nhất là đạm, khoáng, sinh tố… Ngày heo đẻ có thể cho heo ăn cháo loãng, ít muối, ít rau xanh để đề phòng sốt sữa.
Đối với heo nái nuôi con, khẩu phần thức ăn phải đảm bảo số lượng, chất lượng và chủng loại… Khi heo con được 1,5- 2 tháng tuổi, đã ăn được thức ăn do con người cung cấp thì cho mẹ ăn khẩu phần ăn bình thường. Không nên phối giống cho heo mẹ động dục trong thời kỳ nuôi con.
Có điều bà con chăn nuôi cần biết là dù cho heo đực giống và heo cái giống ăn uống bổ dưỡng bao nhiêu thì ta cũng không nên để cho chúng trở nên mập ú sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phối giống ( đối với heo đực) và sinh sản( đối với heo nái).Heo đực mập quá thường chậm chạp và lười biếng còn heo cái đến kỳ động dục mà mập ú thì trứng sẽ bị mỡ bao bọc nên trứng sẽ rụng xuống tử cung không nhiều dẫn đến đẻ ít con.
+ Heo giống con:
- Heo con không cần đỡ đẻ, khi heo đẻ xong ta nên bấm răng nanh cho heo con để đề phòng cắn vú mẹ khi bú, chỉ khoảng 30 phút đến 1 tiếng đồng hồ heo con đã có thể đứng dậy bú mẹ. 15- 20 ngày chạy lon ton và bắt đầu tập ăn cỏ, cây. Heo con được 1,5 – 2 tháng tuổi đã cứng cáp, ăn được thức ăn do con người cung cấp thì cai sữa, tách bầy làm giống . . .
Heo sơ sinh có thể đạt 300- 500 gr/con, 1 tháng tuổi 3-5 kg, 2 tháng tuổi 8-10 kg, 6 tháng tuổi 25-30 kg, 12 tháng tuổi có thể đạt 60-70% trọng lượng trưởng thành. Với cách nuôi và chế độ dinh dưỡng thông thường, sau 6 tháng nuôi, heo con có thể đạt trọng lượng 25- 30 kg và bán thịt. Để heo con sinh trưởng, phát triển tốt, nên tạo điều kiện cho heo con bú sữa đầu càng sớm, càng tốt, chậm nhất 1 -2 giờ sau khi sinh.
* Lưu ý:
- Sau khi đưa heo con ra chuồng nuôi cai sữa mẹ, bà con nhớ cứ mỗi 6 tháng sau phải chủng ngừa lại 2 loại vacxin (vacxin 3 bệnh và lở mồm long móng).
- Cứ nửa tháng cần phun thuốc khử trùng chuồng trại và rắc vôi bột 1 lần, Trong trường hợp có dịch bệnh xảy ra thì cần sát trùng ít nhất một tuần một lần.
- Cứ 2 tháng tẩy giun sán cho toàn đàn heo trong trang trại 1 lần
3 – Chuồng trại heo rừng:
-Hiện nay có rất nhiều cách để làm chuồng heo nhưng trang trại chúng tôi thì áp dụng cách nuôi heo bán chăn thả .nghĩa là nuôi nhốt trong vòng rào.
-Trong khu vực nuôi ,chúng tôi phân ra thành nhiều dãy chuồng trong mỗi dãy có nhiều ô lớn nhỏ khác nhau .Mỗi ô chuồng như vậy cũng phải xây móng thật chắc bên dưới bằng đá chẻ,sau đó câu kẽm vào lưới B40 và tấp hồ lại thật chắc ,trong mỗi ô chuồng có xây tường cao 1m có mái lợp để che nắng che mưa . Mỗi ô đều phải làm cửa với đủ chốt khóa chắc chắn để heo và người chăm sóc ra vào khi cần thiết .Ở trong trại có 3 dãy chuồng và có 6 ô (heo đực và heo cái được bấm số thẻ để phân biệt).
Dãy 1: Dùng để nuôi nhốt heo giống (heo chửa, heo hậu bị và heo đực giống) nuôi nhốt chung 2 đến 3 con cái và 1 con đực vào 1 ô với diện tích từ 12m x 15m. Heo sau khi phối giống có chửa thì chuyển qua chuồng heo đẻ .
Dãy 2: Ở chuồng heo đẻ thì xây với diện tích 35m2 bên trong xây nhà cho heo đẻ khoảng 4m2, ngăn cho heo tập ăn khoảng 2m2, sau khi heo tập ăn mạnh thì ta lại chuyển qua đàn nuôi thịt .
Dãy 3: Mỗi ô chuồng heo thịt nuôi nhốt từ 20 đến 25 con heo thịt với diện tích từ 150 đến 200 m2 . Trong mỗi ô heo giống và heo thịt thì có hồ tắm, với kích thước từ 1,5 đến 2m tùy điều kiện.
- Tùy theo diện tích trang trại bà con có thể làm chuồng lớn hơn hoặc nhỏ hơn. Mỗi chuồng 200m2 có thể nuôi 40-50 con heo tách sữa mẹ ( sau khi đẻ 3 tháng tuổi)
* Lưu ý: Không nên tận dụng các khu đất đã nuôi heo nhà hoặc các địa điểm gần khu nuôi heo nhà để xây dựng chuồng trại nuôi heo rừng. Mầm bệnh tồn đọng của heo nhà có thể lây sang heo rừng. Vì vậy, ta nên bố trí ở một địa điểm mới, cách ly với những chuồng trại có sẵn. Mặt khác, chỗ nuôi càng im ắng càng tốt. Nên bố trí nó ở xa khu vực dân cư và xa cả đường quốc lộ nữa.
- Nơi nuôi heo rừng cũng cần được chiếu sáng đầy đủ. Không nên nuôi trong các chuồng được che đậy kín đáo như kiểu nuôi heo nhà. Cần nơi vừa được râm mát, vừa được chiếu sáng ánh mặt trời, khu nuôi chúng phải có chỗ được che và có chỗ được chiếu sáng tự nhiên để heo sưởi nắng. Vì vậy, ta nên bố trí chiều dài của chuồng theo hướng Đông – Tây là tốt nhất.
4 – Thức ăn của heo rừng:
- Chia làm 2 loại:
+Thức ăn thô: Gồm khoai lang, củ mì (sắn), bắp (ngô), bã mì, đậu, cây chuối, bẹ chuối, thân cây ngô non, rau muống, rau lang, chuối , bèo tây, các loại cỏ, các loại rau quả xanh, trái cây,… ta chỉ cần ñöa vào chuồng cho chúng ăn ,nên rửa sạch các loại rau củ không có nguồn gốc,xuất xứ có thể còn tồn dư thuốc bảo vệ thực vật.
+Thức ăn tinh: Là loại thức ăn ít chất xơ và có thành phần dinh dưỡng cao hơn. Bao gồm: lúa, gạo, cám, hèm bia rượu,…
Khẩu phần thức ăn cho heo rừng thông thường: 70% là thức ăn thô, 30% là thức ăn tinh. Mỗi ngày cho ăn 2 lần (sáng, chiều), một con heo lai trưởng thành tiêu thụ hết khoảng 2-3 kg thức ăn các loại.
* Lưu ý:
+ Thức ăn cho heo rừng, do con người cung cấp có thể thiếu dinh dưỡng, nhất là đạm, khoáng và sinh tố.. nên ngoài việc bổ sung thức ăn tinh giàu đạm, muối, sinh tố, cần thiết phải bổ sung thêm đá liếm cho heo rừng liếm tự do . Hỗn hợp đá liếm bổ sung khoáng có thể mua hay tự trộn theo tỷ lệ (muối ăn 100g; sắt sun phát 100g: đồng sun phát 50g; diêm sinh 100g; vôi tôi 1.000g . . . đất sét vừa đủ 3kg)
+ Thức ăn của heo rừng chủ yếu là thực vật. Không nên lạm dụng thức ăn giàu dinh dưỡng để nuôi heo rừng vì nó sẽ làm cho phẩm chất thịt của heo rừng bị biến đổi và nhiều khi làm cho heo bị bệnh rối loạn tiêu hóa gây tiêu chảy…
+ Heo ăn thức ăn xanh tươi ít uống nước, tuy nhiên cũng cần có đủ nước sạch và mát cho heo uống tự do. Hàng ngày phải vệ sinh chuồng trại, dọn bỏ thức ăn thừa, rửa sạch máng ăn, máng uống…
5 – Thú y:
* Phòng bệnh: Việc phòng bệnh cho heo rừng lai, mang tính chất phòng toàn đàn, cần làm những việc sau:
+ Chăm sóc nuôi dưỡng tốt: tạo môi trường sống gần gũi với đặc điểm sinh lý của nó.
+ Đảm bảo khẩu phần thức ăn đủ về số lượng lẫn chất lượng.
+ Tiêm phòng các bệnh truyền nhiễm: Nên chích ngừa các bệnh truyền nhiễm cho heo rừng lai đúng định kỳ như dịch tả tụ huyết trùng, lở mồm long móng…theo đặc điểm dịch tễ học của vùng cũng như quy định của cơ quan thú y.
+ Sát trùng chuồng trại: Trong và ngoài khu vực nuôi cần làm vệ sinh chu đáo thường xuyên bằng Vime- Iodine, Vimekon.
* Chữa bệnh: Nhìn chung heo rừng lai là loại động vật có sức đề kháng cao với bệnh tật hơn heo nhà. Chúng ít bệnh và thích nghi cao so với môi trường sống , thế nhưng thực tế heo rừng và heo rừng lai cũng bị vướng vào một số bệnh thông thường lẫn ngặt nghèo như bệnh đường tiêu hóa ,bệnh ký sinh trùng ngoài da, ký sinh trùng đường ruột và các bệnh truyền nhiễm khác
a – Bệnh đường tiêu hóa: Khi heo rừng lai mắc một số bệnh về đường tiêu hóa như: Sình bụng đầy hơi ,tiêu chảy ngộ độc thức ăn ta có thể dùng các loại thuốc dân gian như 5-10kg rau dừa dại cho heo ăn hoặc bổ sung thức ăn đắng chát như lá chuối,lá ổi ,quả ổi xanh ,cà rốt ,rễ cau , rễ dừa, quả điều, lá điều cũng rất tốt. Ngoài ra khi heo mới bị tiêu chảy ta có thể sử dụng men Smeta của người cho uống,hoặc men tiêu hóa của heo nhằm mục đích ổn định hệ vi sinh đường ruột .Trong trường hợp sử dụng các liệu pháp trên mà heo vẫn chưa khỏi tiêu chảy thì ta có thể sử dụng kháng sinh tiêm như thuốc “Đặc trị tiêu chảy chướng bụng đầy hơi” Via enro 5 hoặc“ thuốc đặc trị phân nhớt vàng” Via flox 50 hoặc thuốc Multibio…Trong trường hợp tiêu chảy nặng có thể kết hợp vừa tiêm kháng sinh vừa cho uống kháng sinh + men tiêu hóa + điện giải .Để phòng các bệnh về đường tiêu hóa ,cần cho heo ăn những thức ăn đảm bảo vệ sinh ,không bị ẩm mốc hôi thối ,không có dư lượng thuốc trừ sâu ,khẩu phần ăn phải đầy đủ số lượng lẫn chất lượng .
b - Bệnh đường hô hấp phức hợp ( Sưng phổi) : Bệnh thường xảy ra ở giai đoạn trước và sau khi cai sữa .Mầm bệnh có nhiều ở phổi ,phủ tạng ,dịch tiết đường hô hấp ,dịch mũi. Heo bị sưng phổi thường sốt cao ,suy yếu ,bỏ ăn, ốm nhanh .Ho,khó thở ,há miệng để thở ,thở ngồi,thở bụng . Có thể điều trị bằng kháng sinh tổng hợp . Để phòng bệnh :bên cạnh việc quản lý môi trường chăn nuôi tốt thì biện pháp phòng trị tổng hợp bằng vaccin và kháng sinh vẫn được ưu tiên hàng đầu .
c – Bệnh táo bón : Khi heo bị táo bón có thể cho uống thuốc nhuận tràng hoặc thức ăn nhuận tràng (như rau khoai lang ,rau muống ….)
d – Bệnh ký sinh trùng đường ruột : Heo bị nhiễm ký sinh trùng đường ruột thường còi cọc chậm lớn ,trong phân có ấu trùng giun sán nên cần thiết phải sổ giun định kỳ cho heo. Có thể sử dụng thuốc Fencare safety liều 25g/100kg trọng lượng cho cả đàn gia súc trong trại cùng một lúc, lặp lại 3 tháng 1 lần .
e – Bệnh ký sinh trùng ngoài da: Heo bị nhiễm ký sinh trùng ngoài da làm cho heo ngứa liên tục, mất ngủ ,bỏ ăn ,giảm tiết sữa ,giảm tăng trọng …có thể dùng tiêm Virbamec LA liều 1ml/33kg thể trọng cho heo 45 ngày tuổi ,nái một tuần trước sinh , heo nọc 6 tháng một lần hoặc có thể sử dụng thuốc Vemectin 0,3% 1ml/10kg. Khi heo bị ghẻ có thể dùng thuốc Sebacil pour-on bôi dọc theo sống lưng từ đầu đến góc đuôi chỉ dùng một lần duy nhất . Nếu trường hợp ghẻ nặng nên điều trị lặp lại sau hai tuần .
- Ký sinh trùng ngoài da: Ve (bét), mò, ghẻ, ruồi muỗi… bám trên da hút máu và truyền bệnh ít khi xảy ra. Do đặc tính hoang dã nên heo rừng không sợ muỗi hay côn trùng khác tấn công. Tuy nhiên, khi heo bị bệnh ký sinh trùng ngoài da, ta có thể dùng thuốc sát trùng bôi hay xịt đều có tác dụng tốt. Để phòng bệnh ký sinh trùng ngoài da, ta nên định kỳ vệ sinh sát trùng chuồng trại và môi trường xung quanh sạch sẽ.
g – Trường hợp heo sốt ,bỏ ăn không rõ nguyên nhân: Có thể sử dụng thuốc hạ sốt Anagin C + Bio Sond + Bcomblex chích từ 3 đến 5 ngày là khỏi bệnh
h – Bệnh chấn thương: Do tranh giành thức ăn, hay lúc đùa giỡn gây ra.
- Chấn thương nhỏ thì rửa sạch và bôi thuốc sát trùng (có thể dùng Vime- Iodine bôi lên vết thương).
- Chấn thương lớn thì rửa sạch, sát trùng trước và sau khi khâu, chích kháng sinh tổng hợp như Ampicyline, Tetracyline hoặc (Peniciline + Streptomycine) …Da heo rừng có khả năng tái sinh nhanh nên chóng lành
Ngoài ra heo con mới sinh có thể cho heo uống thuốc phòng và điều trị bệnh cầu trùng ở heo con, thuốc Baycox 5% hoặc thuốc Five-cox 5% dùng 1 liều duy nhất .
- Heo con sinh ra cần bổ sung Sắt + B12 để phòng và trị bệnh thiếu máu do thiếu sắt ở heo con, phòng bệnh phấn trắng ở heo con nâng cao sức đề kháng, kích thích tăng trọng giúp heo con phát triển tốt ngoại hình đẹp
II. Kinh nghiệm chăn nuôi.
Xin chia sẻ với mọi người về một số thông tin liên quan về việc chăn nuôi heo rừng quy mô trang trại/ hộ gia đình.
1. Chi phí thức ăn (tính tại địa bàn ngoại thành Hà Nội): 5000đ/con/ngày: nếu bạn có đất trồng rau lang, sắn, chuối, bèo tây, cỏ sữa, cỏ voi, thân ngô, ngọn mía … thì bạn có thể tiết kiệm được 70% chi phí thức ăn. Khẩu phần ăn của heo rừng 70% là chất sơ, ngoài ra bạn có thể cho ăn thêm bã rượu sau khi nấu cũng rất tốt về đường ruột.
2.Chi phí chuồng trại
+ Lưới B40 loại 3,5-4ly: bạn có thể tham khảo tại các cửa hảng sắt. Diện tích chuồng kích thước 10mx15m,
+ Gạch xây cao hơn mặt đất từ 20-30cm tùy điều kiện (để bảo vệ lưới được lâu, tránh mục, bị đào bới bởi heo rùng…)
+ Trong khuôn viên 10mx15m xây 3 – 4 ô nhỏ diện tích từ 3-5m2 để heo mẹ khi đẻ ở nuôi con trong vòng 2 tháng: xây cao 1,2m và lợp bằng rơm, lá cọ…). Nên trồng cây bóng mát trong từng chuồng
+ Máng cho heo ăn: có thể xây bằng xi măng, vỏ lốp ô tô cũ…
3. Chi phí quản lý
+ Bạn có thể tự tính dựa theo mức giá của địa phương. Một người có thể chăm sóc được <500 con heo rừng
4. Sinh sản
Sau 2 tháng là heo mẹ cai sữa, lúc này heo con được 4-6kg. sau 6 tháng là có thể đi giống và 1 năm sinh 2 lứa, mỗi lứa được 4-6 con cho năm đầu. sang năm thứ 2 thì số con có thể từ 6-9 con. Một năm trung bình heo rừng đạt 40-60kg hơi.
Qua tài liệu và quan sát thực tế chúng tôi thấy heo rừng khi mới sinh ra hầu hết có màu lông nâu vàng và có những sọc vàng, hoặc trắng vàng dọc hai bên sườn và lưng. Chúng trông giống sọc của quả dưa. Các vệt sọc này thường mất dần sau khi heo được trên 4-5 tháng tuổi. Có con tới 7 tháng tuổi mới trở lại màu đen nhạt hoàn toàn. Điều đặc biệt ở heo rừng là vị trí của lỗ chân lông. Cứ 3 lỗ chân lông lại mọc chụm vào một chỗ như khóm lúa. Khi cạo lông đi chúng xuất hiện rất rõ. Đây là điểm phân biệt rõ nhất với thịt heo nhà.
Heo rừng thường có từ 8-12 vú, hiếm thấy có heo trên 12 vú. Và cũng như heo nhà, heo rừng cái 6-7 tháng tuổi đã bắt đầu động dục. Động dục của heo rừng cái “thầm lặng” hơn heo nhà. Chúng thường ít kêu rống, thích nằm một chỗ. Âm hộ xưng tấy màu đỏ (lúc đầu) rồi chuyển sang tím tái (vài ngày sau). Quá trình động dục 3-4 ngày và nếu thấy không được phối giống thì 20-22 ngày sau lại xuất hiện lần động dục mới (giống như heo nhà). Nếu trong quá trình động dục, heo cái nào “may mắn” gặp được heo đực phối giống có kết quả thì nó trở thành heo mang thai. Thời gian mang thai (thời gian chửa) cũng tương tự như heo nhà: 112-116 ngày. Gần tời ngày đẻ, heo có thai thường tự tìm hoặc tạo ra hang hốc và kiếm lá cây khô, cỏ khô… để tự làm tổ đẻ (trong điều kiện tự nhiên)…..
 
Cắt nanh Tiêm sắt rồi hoạn trong tuần hết. Chủng vac cần ở gần ổ dịch trước đó. Đi ỉa do ăn k cân đối chất, béo, đạm động vật nhiều hoặc thức ăn bị biến chất.
Trại này họ làm lợn lai chứ k có lợn nào nhập về, thay đổi thức ăn là có lưng thẳng. 4 đến 6 chục kí năm mà ăn kiểu thô tinh là biết có cám công nghiệp.
Kn trại này còn lôm côm. Đi ỉa cho rau dừa là dứt.
 
quan tâm mỗi giá đầu ra bao nhiêu 1kg .còn nuôi lợn rừng đề kháng rất tốt it bệnh .
 
RẤT VUI ĐƯỢC LÀM QUEN VỚI MỢI NGƯỜI!
Chào toàn thể anh chị em. Hiện trang trại Heo Rừng chúng tôi bán giống và bao sản phẩm đầu ra sau nuôi cho quý khách hàng mua giống tại cơ sở chúng tôi với số lượng không hạn chế. Vậy nên cá nhân hoặc tổ chức có nhu cầu làm giàu từ HEO RỪNG làm giàu xin liên hệ với cơ sở chúng tôi qua ...
SĐT: 0965357179 ( Quân)
FACEBOOK: https://www.facebook.com/profile.php?id=100010428036380
Cảm ơn mọi người đã đọc bài.
 


Back
Top