Thảo luận Ứng dụng đèn LED cho nông nghiệp công nghệ cao

  • Thread starter newstart
  • Ngày gửi
Update 26/10/2015 :
Cập nhật kết quả thử nghiệm chong đèn tại vườn thanh long nhà bác @thinhtran

IMG_20151024_111832.jpg
IMG_20151024_111823.jpg

Hình trên được chụp ngày 23/10
Cảm ơn bác @thinhtran đã cung cấp hình này!

Em tổng hợp một vài thông tin trong đợt thử nghiệm này :

Công suất đèn : 14W
Số đêm chong đèn : 14 đêm (bắt đầu chong từ đêm 27/9 đến hết đêm 10/10)
Số giờ chong đèn/đêm : 12 tiếng (18h đến 6h sáng ngày hôm sau)
Cách chong đèn : đèn đặt giữa 2 hàng cây , trung bình 1 đèn/ trụ


Kết luận :

1. Sử dụng đèn LED để kích thanh long ra hoa trái vụ là hoàn toàn khả thi và hứa hẹn sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần so với đèn sợi đốt, đèn compact.

2. Mặc dù số nụ đạt 40-45 nụ/trụ nhưng phân bố không đều trên các cành, những cành gần đèn thì ra quá nhiều hoa, cành xa đèn nhận được ít hoặc ko nhận được ánh sáng dẫn tới không bung hoa.

3. Thiết kế hiện tại tốn nhiều nhân lực thi công.

Những điều chỉnh cho lần thử nghiệm tiếp theo :

1. Giảm công suất đèn xuống còn 10-12W
2. Thiết kế lại đèn để ánh sáng phân bố đều trên các cành
3. Thay đổi cách treo đèn thành treo ở ngã tư (tương tự như đèn compact/ sợi đốt)

4. Theo đề nghị của Ba bác @thinhtran em sẽ thiết kế thêm một mẫu đèn công suất lớn 130W-150W treo trên cao giống như đèn cao áp chiếu sáng đường phố, mỗi đèn sẽ bao phủ được 13-15 trụ. với thiết kế như thế này đèn sẽ được treo cố định trên cao nên giảm chi phí nhân công mỗi vụ chong đèn, tránh bị mất trộm.


# 06-09-2015
Chào các bác,

Em đã tham gia điễn đàn cũng lâu rồi nhưng chỉ vào để đọc bài và tìm hiểu một số thông tin. Học hỏi kiến thức của các bác cũng nhiều mà chưa có dịp chia sẻ lại.

Vậy nên hôm nay Em mạo muội làm topic để chia sẻ với các bác một vài kiến thức mà em tìm hiểu được trong thời gian qua cũng như những nghiên cứu mà em đang thực hiện.

Sơ lược nội dung bài viết :

A. Ảnh hưởng của các bước sóng ánh sáng,cường độ ánh sáng tới sự quang hợp của cây trồng.

B. Tiềm năng ứng dụng công nghệ LED cho nông nghiệp công nghệ cao.

C. Một vài mẫu thử nghiệm

D. Cơ hội hợp tác nghiên cứu-thử nghiệm, thương mại sản phẩm.

A.1 Ảnh hưởng của bước sóng ánh sáng tới sự sinh trưởng của cây trồng(đơn vị bước sóng ánh sáng là nm)

Sau nhiều nghiên cứu về tác động của ánh sáng lên tốc độ tăng trưởng của thực vật, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng các sắc tố quang hợp khác nhau sử dụng các bước sóng khác nhau và trong mỗi giai đoạn sinh trưởng khác nhau thì cây cần các bước sóng khác nhau.

1. Ánh sáng tia cực tím (bước sóng 10nm - 400nm)

Mặc dù tiếp xúc quá nhiều với tia cực tím (tia UV) sẽ gây nguy hiểm cho hệ thực vật, tuy nhiên với một lượng nhỏ vừa đủ ánh sáng cận cực tím sẽ có lợi. Trong nhiều trường hợp tia UV có vai trò quan trọng trong việc hình thành màu sắc thực vật,mùi vị và hương liệu. Nghiên cứu cho thấy ánh sáng UV ở bước sóng 385nm thúc đẩy sự tích tụ hợp chất phenolic, tăng cường hoạt động chống oxy hóa của chất chiết xuất từ thực vật. ACE nào đang trồng các loại nấm hoặc thảo dược có thể nghiên cứu và thử nghiệm bước sóng này để nâng cao phẩm chất sản phẩm của mình ^_^

2. Ánh sáng xanh dương (bước sóng 430 - 450nm)

Phổ ánh sáng 450nm cho phép cryptochromes và phototropins phản ứng trong cây trồng.

Cryptochromes sẽ làm thay đổi nhịp sinh học (chuyển từ chu trình hô hấp sang chu trình quang hợp). protein phototropins kích thích cây mở khí khổng, uốn cong về phía ánh sáng giúp phát triển thân cây và hình thành chất diệp lục.

Bước sóng này kích thích tăng trưởng thực vật thông qua hình thành rễ mạnh mẽ và quang hợp với cường độ cao. Được dùng trong giai đoạn cây giống, cây non trong giai đoạn sinh trưởng. nếu muốn cây ngừng phát triển thì bước sóng này phải được giảm bớt hoặc loại bỏ.

3. Ánh sáng xanh lá cây (bước sóng 500nm – 550nm)

Ánh sáng xanh lá cây hầu như không có tác dụng quang hợp cho cây, thường được trộn một tỉ lệ nhỏ với ánh sáng xanh dương và đỏ để tạo ánh sáng tổng hợp cho mắt người dễ quan sát.

4. Ánh sáng đỏ (bước sóng 640nm – 680nm)

Protein phytochrome có trong hầu hết các loại thực vật rất nhạy cảm với ánh sáng đỏ và đỏ xa, ánh sáng đỏ sẽ kích thích phytochrome chuyển đổi thành phytochrome FR(Pfr) . Thực vật có hoa dựa vào protein này để điều chỉnh thời điểm ra hoa(dựa vào nồng độ Pfr) và thiết lập nhịp sinh học, ngoài ra nó cũng điều tiết các phản ứng khác như sự nảy mầm của hạt giống, kéo dài thân cây, kích thước-hình dạng và số lượng lá.

Ánh sáng đỏ là bước sóng quan trong nhất đối với quá trình quang hợp, ra hoa, đậu quả. Được dùng để mở rộng chu kỳ ánh sáng, kích thích cây ra hoa cho cây dài ngày (cây Thanh Long,hoa Lay Ơn,…) hoặc ngăn chặn ra hoa ở cây ngắn ngày(Hoa cúc…).

5. Đỏ xa (bước sóng 730nm)

Mặc dù bước sóng 730nm nằm phạm vi quang hợp của cây nhưng nó tác động mạnh mẽ trong việc chuyển đổi phytochrome FR(Pfr) thành phytochrome R (Pr). Các loại cây ngắn ngày sẽ ra hoa dựa trên nồng độ protein phytochrome R (Pr), vậy nên bước sóng này thường được dùng ở cuối chu kỳ ánh sáng(mỗi ngày là 1 chu kỳ ánh sáng) để kích thích ra hoa ở cây ngắn ngày.

A.2 Ảnh hưởng của cường độ ánh sáng tới sự sinh trưởng của cây trồng (đơn vị cường độ ánh sáng là lux).

cuongdosang.png


Nguồn : http://www.greenmanspage.com/lighting.html
Note : Cường độ sáng ở bảng trên được tính cho các nguồn sáng là ánh sáng mặt trời

B. Tiềm năng và ứng dụng LED trong nông nghiệp công nghệ cao

LED (Light-Emitting Diode) là một công nghệ chiếu sáng dựa trên nền công nghệ bán dẫn,với nhiều ưu điểm vượt trội. LED đang dần thay thế cho các công nghệ chiếu sáng khác trong cả nông nghiệp và dân dụng .

Ưu điểm :

1. LED có dải quang phổ hẹp, nên cây có thể hấp thụ hầu hết ánh sáng phát ra.

2. Có thể chế tạo được dải bước sóng bất kỳ

3. Tuổi thọ rất cao lên đến 30000h(theo datasheet hãng gửi cho em là 40.000-45.000h nhưng em trừ hao còn 30.000h) như vậy nếu sử dụng 12h/ngày thì dùng được khoảng 7 năm.

4. Hiệu suất phát sáng cao,tỏa ít nhiệt nên giảm chi phí tiền điện máy lạnh trong các trại giống

5. LED có đế bằng kim loại, cover bằng plastic nên chịu lực tác động tốt hơn,không bị nứt,bể khi trời mưa hoặc nhiệt độ thay đổi đột ngột như các loại bóng khác có vỏ bằng thủy tinh(đèn sợi đốt, đèn compact…)

Nhược điểm :

1. Giá thành còn cao hơn nhiều so với các công nghệ chiếu sáng khác(gấp 3-5 lần). Bà con nông dân khó tiếp cận được với công nghệ này.

2. Không có nhiều nhà sản xuất tham gia vào lĩnh vực này. Hầu hết các đèn có trên thị trường sử dụng các tỉ lệ bước chung cho tất cả các loại cây và các giai đoạn,chưa có đèn chuyên dụng cho từng loại cây,từng giai đoạn sinh trưởng dẫn đến hiệu quả chiếu sáng chưa được tối ưu.

Đến đây các bác chắc cũng đã nắm được kiến thức cơ bản về chiếu sáng cho cây trồng và lựa chọn được thiếu bị chiếu sáng hiệu phù hợp nhất với mình. Trong khuôn khổ bài viết này em chỉ phân tích sâu vào chiếu sáng cho cây sử dụng công nghệ LED vì em cho rằng đó là phương pháp hiệu quả nhất và sẽ là tương lai của nông nghiệp công nghệ cao. Nếu bác nào cùng ý kiến với em xin mời theo em xuống dưới :

Như đã nói ở trên, mỗi giai đoạn của cây sẽ có nhu cầu về tỉ lệ các phổ ánh sáng khác nhau,cường độ ánh sáng khác nhau.

1. Các giai đoạn sinh trưởng và tỉ lệ phổ ánh sáng phù hợp :

Cây trồng nói chung có 3 giai đoạn sinh trưởng :

+ Giai đoạn cây giống

+ Giai đoạn tăng trưởng thực vật

+ Giai đoạn ra hoa và đậu trái

Từ 3 giai đoạn sinh trưởng này ta có 5 cách trộn ánh sáng:

+ F1 : Tốt nhất cho cây giống. Phổ này giúp cây phát triển rễ và lá,phù hợp cho các trại giống.

+ F2 : Tốt nhất cho thời kỳ tăng trưởng . Phổ này giúp cây phát triển mạnh về cành lá, phù hợp cho các loại rau lấy lá.

+ F3 : Tốt nhất cho ra hoa . Phổ ánh sáng này kích thấy cây ngày dài ra hoa(thanh long), hãm sự ra hoa của cây ngắn ngày(hoa cúc).

+ F4 : Sử dụng cho mục đích chung. Phổ ánh sáng này này tương thích với hầu hết các loại cây,các giai đoạn sinh trưởng, phù hợp với quy mô nhỏ, tài chính eo hẹp.

+ F5 : Tốt nhất cho mắt người. Phổ này có thêm ánh sáng xanh lá cây tạo ra ánh sáng tổng hợp mà mắt người dễ nhìn nhất, phù hợp cho các hồ thủy sinh,các gian hàng hội chợ.

Trong bài viết này em xin phép chỉ giới thiệu phổ F1 : Tốt nhất cho cây giống

F1.png

tilebuocsong.png

2. Cường độ ánh sáng

Hầu hết các thực vật ở nước ta có nguồn gốc nhiệt đới,nên với độ sáng khoảng 25k-30k lux là đủ cho cây phát triển, một số loại rau có nhu cầu ánh sáng ít hơn. Dưới đây là biểu đồ phân bố bước sóng của ánh sáng mặt trời :

SolarIrradianceSpectrum.jpg

Nguồn : http://www.bentham.co.uk/solsim.htm

Theo biểu đồ trên chỉ có khoảng 25-30% ánh sáng mặt trời nằm trong khoảng hấp thụ của cây, tức tương đương với 6k-9k lux.

Như vậy khi xây dựng hệ thống chiếu sáng bằng LED thay thế hoàn toàn cho ánh sáng mặt trời thì các bác cần đạt được độ sáng trong khoảng 6-9k lux, tùy nhu cầu ánh sáng của mỗi loại cây mà các bác điều chỉnh cường độ sáng cho phù hợp để đạt lợi ích cao nhất. Nếu cường độ sáng vượt quá nhu cầu của cây(vượt qua điểm bão hòa thì cây sẽ không phát triển nhanh hơn,trong một số trường hợp có thể có tác dụng phụ).

Đối với các bác dùng LED để kéo dài quang chu kỳ(kích thích ra hoa ở cây ngày dài, hãm ra hoa ở cây ngắn ngày) thì không cần phải thiết kế hệ thống để đạt được độ sáng 6-9k lux vì chi phí sẽ rất cao. Với trường hợp này mặt trời vẫn là nguồn sáng chính của cây,ta chỉ cần thắp sáng bổ sung để cây tổng hợp đủ Pr hoặc Pfr. Để vẫn điều khiển ra hoa được như ý muốn vừa giảm chi phí đầu tư tới mức thấp nhất thì các bác xây dựng hệ thống theo các biến dưới đây :

1. Tính toán để hệ thống đèn thắp sáng nhiều nhất có thể(để giúp thu hồi vốn nhanh hơn,giảm chi phí xây dựng).

2. Với thời gian thắp như mục 1, tính toán cường độ sáng để cây có thể tổng hợp đủ Pr hoặc Pfr từ đó điểu khiển ra hoa theo ý muốn.

3. Cường độ sáng tính toán ở mục 2 phải lớn hoặc bằng mức mức sáng yêu cầu để cây có thể thực hiện quang hợp, nếu ánh sáng yếu hơn mức này cây sẽ ko quang hợp thì coi như thắp sáng vô ích.

Việc tính toán và xây dựng mô hình dựa vào các thông số mà hãng sản xuất đưa ra sẽ rất khó với nhiều bác,đòi hỏi phải có một kiến thức chuyên ngành nhất định. Giải pháp cho vấn đề này là các bác cứ thử lắp đèn rồi dùng các thiết bị đo sáng,phân tích tích quang phổ để kiểm nghiệm lại hệ thống của mình sau đó điều chỉnh để đạt được như mong muốn. Có 2 thông số các bác cần phải đo : bước sóng và cường độ ánh sáng . Cái máy để đo được 2 thông số này có giá rẻ nhất khoảng 1500usd, chắc không có bác nào mạo hiểm đầu tư cái mày này để đo vài lần.

Có một cách giải quyêt cho vấn đề này:

+ Bước sóng phụ thuộc vào vật liệu chế tạo led,vậy nên nó không thay đổi nhiều trong các điều kiện chiếu sáng. Các bác có 2 lựa chọn hoặc là tin tưởng vào thông số nhà sản xuất đưa ra(nếu đó là nhà sản xuất uy tín thì đây là cách đơn giản nhất) hoặc là gửi mẫu sang một công ty độc lập để nhờ họ kiểm tra giúp. Link dưới là cty sản xuất máy đo quang phổ của China,cty này cũng cấp dịch vụ đo quang phổ miễn phí : http://www.lisungroup.com/ Nếu bác nào liên hệ đc với cty này thì gửi mẫu qua nhờ họ test(phí gửi qua DHL khoảng 500k).

+ Để đo cường độ sáng thì các bác cần 1 smartphone có cảm biến ánh sáng(hầu hết các smartphone bây giờ đều có). Các bác cài ứng dụng “Lux easy Light metter” hoặc những phần mềm tương tự để biến phone thành thiết bị độ sáng. Mỗi điện thoại có độ chính xác khác nhau, tuy không nhiều nhưng các bác cứ lấy điện thoại xịn mà đo cho yên tâm.


C. Thử Nghiệm

Em đã liên hệ với 3 cty nước ngoài để xin mẫu họ về thử nghiệm. Đây là mẫu mà của cty GOUREN (china), mẫu mà theo em là tốt nhất về mức độ hoàn thiện, kích thước die, hiệu suất, và uy tín khi giao dịch.
redledb9794.jpg

blueled.jpg


Một số mẫu đèn em đang phát triển:

LED.jpg


1. Thử nghiệm trên Thanh Long

Đây là một số hình ảnh em thử nghiệm trên thanh long ở Bình Thuận,bắt đầu chong đèn từ 02/09/2015.
IMG_20150831_173256.jpg

IMG_20150831_210521.jpg

IMG_20150831_210527.jpg


2. Thử nghiệm trên cây dưa leo

Hiện em đang thử ươm và trồng dưa leo, rau cải trong nhà(không sử dụng ánh sáng mặt trời). Do em ở phòng trọ, không có nhiều diện tích nên em chỉ trồng vài cây để thử nghiệm.

dualeo1.jpg

dualeo2.jpg


D. Cơ hội hợp tác nghiên cứu -thử nghiệm và thương mại sản phẩm.

Hiện tại em mới chỉ xin được thử nghiệm trên thanh long, khoảng nữa tháng nữa mới có kết quả. Nhưng em mẫu thiết kế đầu của mình(hình bulb) chưa được tối ưu:
+ ánh sáng bị lọt xuống đất nhiều
+ các nhánh bên hông chưa được chiếu sáng đầy đủ
+ khó thi công,lắp đặt

Em đang thiết kế lại thành đèn chiếu ngang thay vì chiếu đứng(chiếu từ trên xuống) như vậy sẽ khắc phục được các nhược điểm của version 1.

Ngoài đèn cho thanh long em đang phát triển các loại đèn chuyên dùng cho cây giống, cho hoa cúc, hoa ly...nhưng chưa có nơi để thử nghiệm.

Nếu bác nào cũng đang nghiên cứu về lĩnh vực này hay đơn giản chỉ là ủng hộ các bạn trẻ nghiên cứu công nghệ giúp bà con nông dân thì có thể hợp tác với em để tiếp tục nghiên cứu. Có 2 hình thức hợp tác :

1. Hợp tác cùng nghiên cứu : đối với hình thức này thì cả 2 cùng chia sẻ các kiến thức đã nghiên cứu được, cùng nhau thử nghiệm và thương mại sản phẩm.

2. Hợp tác thử nghiệm : đối với hình thức này thì em sẽ chịu trách nhiệm nghiên cứu và tạo mẫu thử nghiệm, các bác giúp em thử nghiệm nó trên vườn nhà bác . Mọi mẫu thử nghiệm em sẽ cũng cấp miễn phí, và nếu bác nào có lòng hảo tâm ủng hộ về tài chính hoặc bất cứ thứ gì khác trong quá thử nghiệm thì em rất vui lòng đón nhận.


# 02-10-2015_Update tình hình phát triển cây dưa leo : Cây bắt đầu ra hoa....
IMG_14683977d.jpg

IMG_147130dab.jpg

sosanhdualeo.jpg


# update link youtube :

Mọi chi tiết xin vui lòng liên qua :
ĐT : 01693712101
Email : newstart67890@gmail.com

Skype : duongvantuan156
 


Last edited by a moderator:
Theo chia sẽ của anh Vân tôi cảm nhận 1 điều anh không phải là 1 nông dân bàn phím, mà 1 nông dân lão làng :D gọi cho vui mà tuổi teen bây giờ nói là "không phải dạng vừa đâu". anh chia sẽ rất đúng với thực tế về cây thanh long. nhà em thì đang chong đèn bằng cao áp hiệu quả rất tốt nhưng chi phí ban đầu rất cao. nhưng được cái an toàn và ít tốn điện hơn bòng tròn và bóng comp,anh ở tỉnh nào vậy có thể giao lưu với anh được chứ.

Thân chào
thú thật mình củng là nông dân chính hiệu đấy . củng có đất có vườn chỉ có cái không có là ... trực tiếp cầm cuốc vì cái cần câu cơm của mình lại ở mãn khác .mình rất gắn bó với nông nghiệp việt nam rất khát khao mong nền khoa học nông nghiệp nước nhà bò lên cho bằng người ta . cho nông dân mình ngẩn cao đầu với thiêng hạ ....bạn dùng đèn cao áp kích trái cho thanh long có kết quả tốt vì 2 lí do sau . 1 quan thông của đèn cao áp rất cao . và nhiệt năng củng rất cao . 2 điều kiện trên đã gần đạt yêu cầu rồi đấy có điều ... tiền điện cao quá giá thành cao độ bền lại không cao... còn nhiều bất cập quá . sự xuất hiện của đèn led một cuộc cách mạng về ánh sáng . về thắp sáng riêng ứng dụng trong nông nghiệp thay thế ánh sáng tự nhiên cho cây trồng lại có nhiều vấn đề cần khắc phục . nên hiểu cây không chỉ nhận ánh sáng cho quá trình hình thành chất dịêp lục ... mà thời gian chiếu sáng và nhiệt độ còn là mốc sinh học cho sự phát triển hoa trái hay ... nghĩ của cây . ngoài tự nhiên bạn thấy thú vị lắm . nếu tháng nào ngày dài hơn đêm ( ví dụ tháng 5 chưa nằm đả sáng ) vào tháng này nhiệt độ củng cao ....chốt lại đưa ánh sáng vào cây trồng là việc phải làm nhưng làm như thế nào cho hiệu quả thì ở việt nam chỉ nằm trên báo cáo và thực nghiệm ảo thôi xưa lắm rồi .......mình ở bình phước có dịp mời bạn lên chơi
 


không biết tuổi tác nên xưng hô nhiều khi không đúng chắc anh Vân có thể lớn hơn mà không biết bao nhiêu để tiện việc xưng hô cho đúng lễ nghĩa em sinh 1984 nếu có gì để thay đổi cách xưng hô cho đúng.cảm ơn anh về những chia sẽ chân tình, em là con nhà nông nhưng chưa làm nông, học cấp 3 xong rồi vào sài gòn học rồi đi làm tới bây giờ. nhưng vẫn thích bên nông lắm nên dự định sẽ về quê.không biết cây chủ lực anh đang trồng là cây gì ở Bình Phước tiêu cũng khá phát triển.
 
mới đây mình cũng được nghe nhắc đến việc sử dụng ánh sáng tím chong thanh long nhưng vẫn chưa rõ thực hư và kết quả thế nào,ai rõ chia sẽ thêm,và mính vẫn luôn theo dõi diễn đàn để chờ kết quả chính xác
 
mới đây mình cũng được nghe nhắc đến việc sử dụng ánh sáng tím chong thanh long nhưng vẫn chưa rõ thực hư và kết quả thế nào,ai rõ chia sẽ thêm,và mính vẫn luôn theo dõi diễn đàn để chờ kết quả chính xác

Cảm ơn bác, em sẽ gửi bác kết quả sau khi thử nghiệm xong!
Anh Vân còn nhớ hôm trước em liên hệ với anh về việc làm đèn LED cho thanh long chứ ạ?
Có 1 số anh chị trồng thanh long và nuôi gà hỏi em về việc dùng đèn LED để chong đèn cho thanh long và úm gà. Nhưng đợt đó em tìm hoài mà không thấy thông tin về công nghệ này để dịch ra cho bà con. Bạn bè em ở viện nghiên cứu Hà Lan nói họ đã nghiên cứu hơn 10 năm nay về việc sử dụng các loại ánh sáng có màu khác nhau, quang thông khác nhau để áp dụng cho trồng rau vụ đông mà chưa thành công.
Theo em được biết, nhu cầu hiện tại về ánh sáng đèn chong của cây thanh long là: nhiệt độ màu (6500); quang thông (1420lm), nếu có đèn LED có thông số tương tự, anh nghĩ có thể thay thế được bóng đèn tròn và đèn tuýp hiện tại không? Làm sao mình biết chính xác cần phải dùng ánh sáng màu gì anh nhỉ?

Chào bạn,
Theo hiểu biết của mình thì nhiệt độ màu chỉ biểu thị màu sắc ánh sáng nguồn phát ra không liên quan gì đến bước sóng, trong khi cây quang hợp dựa vào bước sóng ánh sáng. Đèn sợi đốt có nhiệt độ màu khoảng 2500K -> cây quang hợp vẫn rất tốt.

https://vi.wikipedia.org/wiki/Nhiệt_độ_màu

Quang thông là chỉ tổng lượng ánh sáng do nguồn phát ra(đơn vị lm). Cây quang hợp được hay ko dựa vào lượng ánh sáng mà lá cây nhận được người ta gọi là độ rọi và được tính bằng đơn vị lux(thực ra trong chiếu sáng nông nghiệp người tính bằng số hạt photon mà lá nhận được,đơn vị là umol. Cái này quy đổi khá phức tạp nhưng sẽ cho kết quả chính xác hơn,trên thị trường có bán máy đo umol). Độ rọi phụ thuộc vào : quang thông nguồn phát ra + vị trí của cây so với đèn + góc chiếu.

Về độ rọi thích hợp cho thanh long :
Trong một báo cáo thử nghiệm của Đại Học Cần Thơ thì khi chong đèn sợi đốt 75W-1000 bóng/ha(độ rọi tại lá gần đèn nhất đạt 31lux) cây cho 42 nụ/trụ
Chong đèn compact 20W-1800 bóng/ha(độ rọi tại lá gần đèn nhất đạt 383lux) cho 74 nụ/trụ

Thân!
sosanhrahoa.png
 
Last edited by a moderator:
mình đang cần dùng đèn led ánh sáng đỏ để kích ra hoa,bạn có sản phẩm nào chưa giá cả thế nào để mình thử nghiệm cùng vói compact luôn
 
cho mình hỏi là cho tơi hôm nay thì bạn đã thu lại được kết quả chưa? hiệu quả như thế nào?
Chào bác,

Em đang thử nghiệm trên cây dưa leo(sử dụng as LED thay thế hoàn toàn as mặt trời) và cây thanh long(sử dụng as LED chiếu sáng bổ sung để kích thích cây ra hoa).

Kết quả về cây dưa leo em vừa cập nhật ở trên bài viết, cây phát triển tốt và đang ra hoa-trái non.

Về cây thanh long em thử đợt 1 ở Bắc Bình chưa đạt yêu cầu, ra được 6-7 hoa/trụ
Em rút ra được một vài nguyên nhân :
1. công suất đèn thấp : 7W/trụ
2. đèn chiếu từ trên cao vào đỉnh cây nên hầu hết ánh sáng đều chiếu vào các cành già,cành bị sâu bệnh => giảm hiệu quả ra hoa.
3. thiết kế đèn của phiên bản 1 chưa hiệu quả về chiếu sáng, ánh sáng lọt xuống đất nhiều.

Đợt 2 em đang thử tại vườn nhà bác @thinhtran (Phan Rí Cửa) đã được gần 1 tuần.
đợt này em đã nâng công suất lên 12W & 15W, thiết kế lại đèn giúp cây tận dụng được ánh sáng tốt hơn, hứa hẹn sẽ cho kết quả khả quan. Em sẽ tiếp tục cập nhật kết quả....mời bác đón theo dõi

mình đang cần dùng đèn led ánh sáng đỏ để kích ra hoa,bạn có sản phẩm nào chưa giá cả thế nào để mình thử nghiệm cùng vói compact luôn
Chào bác,

Rất vui nhận được đề nghị của bác. Hiện tại em chưa bán sản phẩm,tất cả đèn em gửi thử nghiệm đều miễn phí.
Có phải bác đang trồng hoa ở Đà Lạt ? nhà em ở Lâm Hà...^_^ . Sắp tới em về nhà và có ghé qua Đà Lạt, nếu được em sẽ gửi cho bác một số mẫu để thử nghiệm.
Bác cho em một số thông tin về loại hoa mà bác muốn thử nghiệm nhé!
 

Chào bác,

Em đang thử nghiệm trên cây dưa leo(sử dụng as LED thay thế hoàn toàn as mặt trời) và cây thanh long(sử dụng as LED chiếu sáng bổ sung để kích thích cây ra hoa).

Kết quả về cây dưa leo em vừa cập nhật ở trên bài viết, cây phát triển tốt và đang ra hoa-trái non.

Về cây thanh long em thử đợt 1 ở Bắc Bình chưa đạt yêu cầu, ra được 6-7 hoa/trụ
Em rút ra được một vài nguyên nhân :
1. công suất đèn thấp : 7W/trụ
2. đèn chiếu từ trên cao vào đỉnh cây nên hầu hết ánh sáng đều chiếu vào các cành già,cành bị sâu bệnh => giảm hiệu quả ra hoa.
3. thiết kế đèn của phiên bản 1 chưa hiệu quả về chiếu sáng, ánh sáng lọt xuống đất nhiều.

Đợt 2 em đang thử tại vườn nhà bác @thinhtran (Phan Rí Cửa) đã được gần 1 tuần.
đợt này em đã nâng công suất lên 12W & 15W, thiết kế lại đèn giúp cây tận dụng được ánh sáng tốt hơn, hứa hẹn sẽ cho kết quả khả quan. Em sẽ tiếp tục cập nhật kết quả....mời bác đón theo dõi



Chào bác,
Rất vui nhận được đề nghị của bác. Hiện tại em chưa bán sản phẩm,tất cả đèn em gửi thử nghiệm đều miễn phí.
Có phải bác đang trồng hoa ở Đà Lạt ? nhà em ở Lâm Hà...^_^ . Sắp tới em về nhà và có ghé qua Đà Lạt, nếu được em sẽ gửi cho bác một số mẫu để thử nghiệm.
Bác cho em một số thông tin về loại hoa mà bác muốn thử nghiệm nhé!
Chào Bác, mình cũng dân Bình Thuận, cũng đang có Thanh Long, ở gần khu vực Phan Rí Cửa, bác có thể cho mình địa chỉ hoặc Sđt của bác @thinhtran để tham khảo mô hình thế nào không ạ.
Cảm ơn bác.
Mail: tacxin@hotmail.com có gì bác mail qua cho em sđt, địa chỉ của bác Thịnh nha.
 
Chào bạn,
Về quang hợp của cây thì theo mình biết thì giới trồng cần sa dưới hầm ở bên Mỹ (không dùng ánh sáng mặt trời),họ thắp sáng 18h/ ngày, và chỉ cho cây nghỉ 6h ở giai đoạn đầu để giúp cây lớn nhanh. Khi cây lớn đến 1 chiều cao nhất nhật họ giảm xuống còn 12h chiếu sáng 12h nghỉ để tiết kiệm tiền điện vì lúc này có thắp sáng nhiều thì cây cũng không lớn nhanh hơn được.
Những người trồng hoa cúc,hoa bách thảo ở Đà Lạt họ cũng thắp đèn từ khi mặt trời lặn(6h chiều) cho tới 4-5h sáng hôm sau để giúp cây lớn nhanh, không bị cong, không bị ra hoa ngoài ý muốn.
Nếu bạn có tài liệu nào nghiên cứu về các khoảng thời gian nghỉ của cây thì share cho mình nghiên cứu với, nếu có thêm dữ liệu này sẽ giúp cây đạt được độ sinh trưởng tối ưu.

Về chi phí đầu tư, vận hành thì khi làm dự án đèn Thanh Long mình có làm 1 bảng so sánh, bạn tham khảo thêm :

Sosanhchiphi.png



Chào bác,

Cảm ơn những ý kiến đóng góp của bác.
Về : bước sóng, màu sắc, cường độ sáng, quang phổ tối ưu cho từng giai đoạn thì em đã nêu chi tiết ở trên bài viết, bác xem lại giúp em.
Về : thời gian chiếu sáng, nhiệt độ, tốc độ gió, độ ẩm thì mình sẽ quan tâm khi bác trồng trong nhà kính hoặc trồng không dùng ánh sáng mặt trời. Nếu bác đang đi theo hướng này thì em sẽ trao đổi với bác nhiều hơn.

Có thể vấn đề này cũ vì chúng ta đã biết nó từ lâu những chúng ta chưa biết áp dụng nó hiệu quả, điều nay theo em thì vẫn còn phải nghiên cứu-thử nghiệm nhiều. Nếu thường xuyên thẽo dõi công nghệ bác sẽ thấy các nước phát triển như Mỹ, Hàn, đặc biệt là Nhật họ đã rất thành công với mô hình này

https://www.tinhte.vn/threads/nong-trai-trong-xa-lach-nang-suat-10-000-bup-ngay-trong-nha-may-ban-dan-cu-cua-sony.2484910/
http://www.illumitex.com/thousand-plus-illumitex-lights-installed-innovative-chicagoland-vertical-farm/

Đương nhiên vào thời điểm này vì các lý do về kinh tế,dân trí, nhu cầu thực phẩm sạch em không khuyên khích các bác đưa các loại rau củ có giá trị thấp mà nó vẫn sống tốt ngoài tự nhiên vào trong mô hình này, nhưng trong tương lai sẽ thay đổi.
Ở thời điểm hiện tại theo em có 2 cách để ta ứng dụng công nghệ này :
1. Trồng những loại cây có giá trị cao(các loại nấm, dược phẩm), các loại cây ở vùng khác có giá trị cao mà không thích hợp với điệu kiện tự nhiên ở việt nam. Việc trồng trong nhà kính với sự điều khiển chính xác về độ sáng,bước sóng,nhiệt độ,độ ẩm,tốc độ gió,dinh dưỡng thì sẽ cho năng suất cao gấp nhiều lần.
2. Sử dụng như một phương pháp chiếu sáng bổ sung(nguồn sáng chính vẫn là mặt trời) để điều khiển sự sinh trưởng và ra hoa của cây.(như điều khiển thời điểm ra hoa của Hoa Cúc, ra hoa trái vụ ở Thanh Long,kích thích cây lớn nhanh bằng cách chiếu sáng bổ sung để tăng cường quang hợp....)

Vì em mới ra trường đi làm được vài năm,vốn chưa có nhiều, kiến thức còn sơ sài nên bước đầu em đang đi theo cách thứ 2. Hiện tại em đã làm được một số đèn mẫu và đang thử nghiệm cho thanh long và trồng dưa leo trong nhà(phòng trọ của em). Nếu bác quan tâm em sẽ chia sẻ với bác khi nhận được kết quả từ Bình Thuận

Hiện tại em đang tìm thêm nhà vườn để thử nghiệm trên rau/ hoa /nấm nếu bác cũng đang trồng một trong các loại này thì em sẽ rất vui được thử nghiệm trên vườn nhà bác.
Chào Bạn Newstart !
Mình quan tâm chủ đề của Bạn. Hiện nay Mình đang trồng nấm Rơm trong nhà xây kín, dùng bóng compact trắng chiếu sáng. Mong Bạn cho ý kiến về việc dùng đèn Led có thể tăng năng suất nấm rơm không ?Bạn mua giùm Mình bóng Led để thử nghiệm nhé.
 
Chào Bạn Newstart !
Mình quan tâm chủ đề của Bạn. Hiện nay Mình đang trồng nấm Rơm trong nhà xây kín, dùng bóng compact trắng chiếu sáng. Mong Bạn cho ý kiến về việc dùng đèn Led có thể tăng năng suất nấm rơm không ?Bạn mua giùm Mình bóng Led để thử nghiệm nhé.
Chào bác,

Bác cho em xin sđt hoặc gọi cho em qua số 01693712101, mình sẽ trao đổi cụ thể hơn.

Cảm ơn bác!

cho mình hỏi là cho tơi hôm nay thì bạn đã thu lại được kết quả chưa? hiệu quả như thế nào?

Chào các bác @tranvanlocninhbinhphuoc , @ngocvuongpt , @nguyễn văn sum , @Phúc cứt bò

Em vừa nhận được kết quả thử nghiệm tại vườn thanh long nhà bác @thinhtran, em xin chia sẻ với các bác vài hình ảnh :
IMG_20151024_111832.jpg
IMG_20151024_111823.jpg

Hình trên được chụp ngày 23/10
Cảm ơn bác @thinhtran đã cung cấp hình này!

Em tổng hợp một vài thông tin trong đợt thử nghiệm này :

Công suất đèn : 14W
Số đêm chong đèn : 14 đêm (bắt đầu chong từ đêm 27/9 đến hết đêm 10/10)
Số giờ chong đèn/đêm : 12 tiếng (18h đến 6h sáng ngày hôm sau)
Cách chong đèn : đèn đặt giữa 2 hàng cây , trung bình 1 đèn/ trụ


Kết luận :

1. Sử dụng đèn LED để kích thanh long ra hoa trái vụ là hoàn toàn khả thi và hứa hẹn sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần so với đèn sợi đốt, đèn compact.

2. Mặc dù số nụ đạt 40-45 nụ/trụ nhưng phân bố không đều trên các cành, những cành gần đèn thì ra quá nhiều hoa, cành xa đèn nhận được ít hoặc ko nhận được ánh sáng dẫn tới không bung hoa.

3. Thiết kế hiện tại tốn nhiều nhân lực thi công.

Những điều chỉnh cho lần thử nghiệm tiếp theo :

1. Giảm công suất đèn xuống còn 10-12W
2. Thiết kế lại đèn để ánh sáng phân bố đều trên các cành
3. Thay đổi cách treo đèn thành treo ở ngã tư (tương tự như đèn compact/ sợi đốt)
4. Theo đề nghị của Ba bác @thinhtran em sẽ thiết kế thêm một mẫu đèn công suất lớn 130W-150W treo trên cao giống như đèn cao áp chiếu sáng đường phố, mỗi đèn sẽ bao phủ được 13-15 trụ. với thiết kế như thế này đèn sẽ được treo cố định trên cao nên giảm chi phí nhân công mỗi vụ chong đèn, tránh bị mất trộm.

Nếu như đợt thử nghiệm tiếp theo cho kết quả tốt, khắc phục được các nhược điểm của lần này em sẽ đăng ký kinh doanh và thương mại sản phẩm, mong nhận được sự ủng hộ của các bác!

Trân trọng cảm ơn!
Tuấn
 
Last edited by a moderator:
Chào bác,

Bác cho em xin sđt hoặc gọi cho em qua số 01693712101, mình sẽ trao đổi cụ thể hơn.

Cảm ơn bác!



Chào các bác @tranvanlocninhbinhphuoc , @ngocvuongpt , @nguyễn văn sum , @Phúc cứt bò

Em vừa nhận được kết quả thử nghiệm tại vườn thanh long nhà bác @thinhtran, em xin chia sẻ với các bác vài hình ảnh :
IMG_20151024_111832.jpg
IMG_20151024_111823.jpg

Hình trên được chụp ngày 23/10
Cảm ơn bác @thinhtran đã cung cấp hình này!

Em tổng hợp một vài thông tin trong đợt thử nghiệm này :

Công suất đèn : 14W
Số đêm chong đèn : 14 đêm (bắt đầu chong từ đêm 27/9 đến hết đêm 10/10)
Số giờ chong đèn/đêm : 12 tiếng (18h đến 6h sáng ngày hôm sau)
Cách chong đèn : đèn đặt giữa 2 hàng cây , trung bình 1 đèn/ trụ


Kết luận :

1. Sử dụng đèn LED để kích thanh long ra hoa trái vụ là hoàn toàn khả thi và hứa hẹn sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần so với đèn sợi đốt, đèn compact.

2. Mặc dù số nụ đạt 40-45 nụ/trụ nhưng phân bố không đều trên các cành, những cành gần đèn thì ra quá nhiều hoa, cành xa đèn nhận được ít hoặc ko nhận được ánh sáng dẫn tới không bung hoa.

3. Thiết kế hiện tại tốn nhiều nhân lực thi công.

Những điều chỉnh cho lần thử nghiệm tiếp theo :

1. Giảm công suất đèn xuống còn 10-12W
2. Thiết kế lại đèn để ánh sáng phân bố đều trên các cành
3. Thay đổi cách treo đèn thành treo ở ngã tư (tương tự như đèn compact/ sợi đốt)
4. Theo đề nghị của Ba bác @thinhtran em sẽ thiết kế thêm một mẫu đèn công suất lớn 130W-150W treo trên cao giống như đèn cao áp chiếu sáng đường phố, mỗi đèn sẽ bao phủ được 13-15 trụ. với thiết kế như thế này đèn sẽ được treo cố định trên cao nên giảm chi phí nhân công mỗi vụ chong đèn, tránh bị mất trộm.

Nếu như đợt thử nghiệm tiếp theo cho kết quả tốt, khắc phục được các nhược điểm của lần này em sẽ đăng ký kinh doanh và thương mại sản phẩm, mong nhận được sự ủng hộ của các bác!

Trân trọng cảm ơn!
Tuấn
Tranh thủ làm sản phẩm hoàn thiện vừa thử và vừa giới thiệu sản phẩm luôn rồi sẽ tiến hành thương mại, nhưng giá phải vừa túi tiền, chứ cao quá nông dân không ngó tới đâu. ví dụ mặc dù chong đèn cao áp rất có hiệu quả và có lợi về sau hơn combact nhưng vốn đầu tư gấp 3, 4 lần nên nông dân vẫn ít sử dụng.em thử làm bóng led có đui vặn là E27 hoặc E40 để bỏ vào chóa giống như bóng cao áp xem.
 
Tranh thủ làm sản phẩm hoàn thiện vừa thử và vừa giới thiệu sản phẩm luôn rồi sẽ tiến hành thương mại, nhưng giá phải vừa túi tiền, chứ cao quá nông dân không ngó tới đâu. ví dụ mặc dù chong đèn cao áp rất có hiệu quả và có lợi về sau hơn combact nhưng vốn đầu tư gấp 3, 4 lần nên nông dân vẫn ít sử dụng.em thử làm bóng led có đui vặn là E27 hoặc E40 để bỏ vào chóa giống như bóng cao áp xem.

Dạ, Em biết với điều kiện của bà con hiện nay thì giá thành là yếu tố ảnh hưởng rất nhiều đến việc tiếp cận sản phẩm công nghệ mới của bà con, điều mà em đã cân nhắc rất nhiều ngay từ khi bắt đầu phát triển sản phẩm này. Và giá thành cũng là lợi thế cạnh trạnh của em so với các đối thủ khác trên thị trường.
Hiện tại em đang rà soát lại thiết kế, liên hệ với các cty gia công ở Việt Nam để nội địa hóa tối đa có thể giúp giảm giá thành sản phẩm.

Như đã trao đổi với anh, em vẫn theo đuổi 2 hướng sản phẩm :
1. đèn hình trụ tròn với đui xoáy E27, trung bình 1 trụ/ đèn. đèn này nhỏ gọn, tương thích với hệ thống dây điện của đèn compact và đèn sợi đốt, giá rẻ phù hợp với những hộ có ít vốn.
2. đèn treo cao cố định như đèn cao áp, trung bình 15-17 trụ/đèn. đèn này có độ ổn định cao,treo trên cao nên không ảnh hưởng đến việc chăm sóc cây thanh long khi chong đèn,không phải lắp đèn mỗi khi đến vụ giúp giảm chi phí nhân công chong đèn => phù hợp cho các hộ trồng diện tích lớn theo quy mô bán công nghiệp.

Ngoài phương án bán đèn thì em cũng sẽ cho bà con thuê đèn theo vụ với giá rất cạnh tranh(rẻ hơn tiền điện trả cho đèn sợi đốt), em hy vọng điều này sẽ giúp chia sẻ gánh nặng vốn đầu tư và rủi ro với bà con.
 
Dạ, Em biết với điều kiện của bà con hiện nay thì giá thành là yếu tố ảnh hưởng rất nhiều đến việc tiếp cận sản phẩm công nghệ mới của bà con, điều mà em đã cân nhắc rất nhiều ngay từ khi bắt đầu phát triển sản phẩm này. Và giá thành cũng là lợi thế cạnh trạnh của em so với các đối thủ khác trên thị trường.
Hiện tại em đang rà soát lại thiết kế, liên hệ với các cty gia công ở Việt Nam để nội địa hóa tối đa có thể giúp giảm giá thành sản phẩm.

Như đã trao đổi với anh, em vẫn theo đuổi 2 hướng sản phẩm :
1. đèn hình trụ tròn với đui xoáy E27, trung bình 1 trụ/ đèn. đèn này nhỏ gọn, tương thích với hệ thống dây điện của đèn compact và đèn sợi đốt, giá rẻ phù hợp với những hộ có ít vốn.
2. đèn treo cao cố định như đèn cao áp, trung bình 15-17 trụ/đèn. đèn này có độ ổn định cao,treo trên cao nên không ảnh hưởng đến việc chăm sóc cây thanh long khi chong đèn,không phải lắp đèn mỗi khi đến vụ giúp giảm chi phí nhân công chong đèn => phù hợp cho các hộ trồng diện tích lớn theo quy mô bán công nghiệp.

Ngoài phương án bán đèn thì em cũng sẽ cho bà con thuê đèn theo vụ với giá rất cạnh tranh(rẻ hơn tiền điện trả cho đèn sợi đốt), em hy vọng điều này sẽ giúp chia sẻ gánh nặng vốn đầu tư và rủi ro với bà con.
chúc mừng thành công bước đầu của bác,đúng như bác nói giá thành vẫn là cái quyết định đầu tiên của người nông dân.Được biết Điện Quang cũng đang nghiên cứu cho ra sphẩm mới chong thanh long thay cho bóng compact đó là bóng đèn led siêu tiết kiệm điện đó bác,
và nông dân thì luôn chú trọng ở 2 vấn đề :giá thành và hiệu quả của nó,nông dân muốn thấy liền thấy thật tế
 
Về cơ bản các nghiên cứu của bạn là có cơ sở khoa học.Nhưng theo mình với mẫu đèn như bạn đang làm thì sẽ gặp phải một số vấn đề sau một vài vụ trời mưa sẽ gỉ hết các chân chip. Các bạn có thể tham khảo mẫu của công ty chúng tôi đang cung cấp. Các bạn có thể xem thí nghiệm về khả năng chịu nước của loại đèn này được giới thiệu tại triển lãm quốc tế nông nghiệp Việt Nam 2015
Công suất đèn 7w. Giá bán hiện nay là 170k/ chiếc. Chế độ bảo hành 1 đổi 1 trong vòng 1 năm.
Các bạn hoặc nhà vườn quan tâm có thể liên hệ với công ty này theo địa chỉ bên dưới
Greenvina.,jsc
Địa chỉ: Tầng I tòa G3CD Vũ Phạm Hàm- Cầu Giấy- Hà Nội
Điện thoại: 0439902796 - Hotline: 0976460000
Website: www.dentrongcay.com
 
Về cơ bản các nghiên cứu của bạn là có cơ sở khoa học.Nhưng theo mình với mẫu đèn như bạn đang làm thì sẽ gặp phải một số vấn đề sau một vài vụ trời mưa sẽ gỉ hết các chân chip. Các bạn có thể tham khảo mẫu của công ty chúng tôi đang cung cấp. Các bạn có thể xem thí nghiệm về khả năng chịu nước của loại đèn này được giới thiệu tại triển lãm quốc tế nông nghiệp Việt Nam 2015
Công suất đèn 7w. Giá bán hiện nay là 170k/ chiếc. Chế độ bảo hành 1 đổi 1 trong vòng 1 năm.
Các bạn hoặc nhà vườn quan tâm có thể liên hệ với công ty này theo địa chỉ bên dưới
Greenvina.,jsc
Địa chỉ: Tầng I tòa G3CD Vũ Phạm Hàm- Cầu Giấy- Hà Nội
Điện thoại: 0439902796 - Hotline: 0976460000
Website: www.dentrongcay.com

Chào bạn,

Cảm ơn những chia sẻ của bạn.
Như đã chia sẻ trong bài viết,những mẫu ở trên chỉ là phiên bản thử nghiệm!
mục đích thử nghiệm là đánh giá hiệu quả và tính khả thi của dự án vậy nên để cho kịp tiến độ và giảm chi phí R&D mình chỉ tập trung vào các yếu tốt ảnh hưởng tới ảnh tới hiệu quả ra hoa của cây. Các yếu tố về thẩm mỹ,khả năng chống chịu...vv mình sẽ dành cho phiên bản thương mại, và cái tiêu chuẩn này cũng rất dễ đánh giá,có thể test ngay trong phòng lab. Hiện tại mình đã phát triển thêm phiên bản mới rồi.

Về đèn của bạn thì mình chưa biết hiệu quả ntn,nhưng thiết kế có vẻ ok.
Nếu mình không nhầm thì cty bạn nhập nguyên bộ đèn này về phân phối. Nhập nguyên bộ như vậy có 2 điểm yếu :
1. Không thể tùy biến để tối ưu cho từng khu vực địa lý:
Thanh long được trồng ở cả miền nam và miền bắc,khí hậu 2 vùng miền rất khác nhau. Miền nam lại có 2 vùng trồng là Bình Thuận và các tỉnh miền tây thời gian nắng cũng khác nhau. mỗi vùng lại có thanh long ruột đỏ và thanh long ruột trắng => nhu cầu ánh sáng của mỗi loại cũng khác nhau. Với điều kiện khí hậu,địa lý, giống thanh long phức tạp như vậy thì một mẫu đèn không thể tối ưu cho tất cả các khu vực được.
2. Giá thành cao :
Giá của bạn cao hơn khá nhiều so khả năng tài chính của các hộ nông vừa và nhỏ, đây là bài toán bạn phải giải để sản phẩm tiếp cận được với nhiều bà con hơn.

Sản phẩm của mình là nhóm mình tự thiết kế,nhận các phản hồi từ các đợt thử nghiệm để điều chỉnh.
Ngoài chip LED, IC driver nhập về thì tất cả các phần còn lại đều được sản xuất và lắp ráp ở Việt Nam.
Vì tỉ lệ nội địa hóa cao và làm chủ được thiết kế như vậy mình có thể thay đổi thiết kế trong một thời gian rất ngắn và giá thành cũng hợp lý so khả năng của bà con.
Ở thời điểm hiện tại còn nhiều thứ phải cân đối lại nên mình chưa thể công bố giá bán chính thức, những sẽ tốt hơn rất nhiều so với giá bạn đang phân phối.
Hy vọng sau này khi sản phẩm đi vào thương mại bạn có thể hợp tác với mình để làm đại lý phân phối khu vực miền bắc.

Thân chào!
 
Chào bạn,

Cảm ơn những chia sẻ của bạn.
Như đã chia sẻ trong bài viết,những mẫu ở trên chỉ là phiên bản thử nghiệm!
mục đích thử nghiệm là đánh giá hiệu quả và tính khả thi của dự án vậy nên để cho kịp tiến độ và giảm chi phí R&D mình chỉ tập trung vào các yếu tốt ảnh hưởng tới ảnh tới hiệu quả ra hoa của cây. Các yếu tố về thẩm mỹ,khả năng chống chịu...vv mình sẽ dành cho phiên bản thương mại, và cái tiêu chuẩn này cũng rất dễ đánh giá,có thể test ngay trong phòng lab. Hiện tại mình đã phát triển thêm phiên bản mới rồi.

Về đèn của bạn thì mình chưa biết hiệu quả ntn,nhưng thiết kế có vẻ ok.
Nếu mình không nhầm thì cty bạn nhập nguyên bộ đèn này về phân phối. Nhập nguyên bộ như vậy có 2 điểm yếu :
1. Không thể tùy biến để tối ưu cho từng khu vực địa lý:
Thanh long được trồng ở cả miền nam và miền bắc,khí hậu 2 vùng miền rất khác nhau. Miền nam lại có 2 vùng trồng là Bình Thuận và các tỉnh miền tây thời gian nắng cũng khác nhau. mỗi vùng lại có thanh long ruột đỏ và thanh long ruột trắng => nhu cầu ánh sáng của mỗi loại cũng khác nhau. Với điều kiện khí hậu,địa lý, giống thanh long phức tạp như vậy thì một mẫu đèn không thể tối ưu cho tất cả các khu vực được.
2. Giá thành cao :
Giá của bạn cao hơn khá nhiều so khả năng tài chính của các hộ nông vừa và nhỏ, đây là bài toán bạn phải giải để sản phẩm tiếp cận được với nhiều bà con hơn.

Sản phẩm của mình là nhóm mình tự thiết kế,nhận các phản hồi từ các đợt thử nghiệm để điều chỉnh.
Ngoài chip LED, IC driver nhập về thì tất cả các phần còn lại đều được sản xuất và lắp ráp ở Việt Nam.
Vì tỉ lệ nội địa hóa cao và làm chủ được thiết kế như vậy mình có thể thay đổi thiết kế trong một thời gian rất ngắn và giá thành cũng hợp lý so khả năng của bà con.
Ở thời điểm hiện tại còn nhiều thứ phải cân đối lại nên mình chưa thể công bố giá bán chính thức, những sẽ tốt hơn rất nhiều so với giá bạn đang phân phối.
Hy vọng sau này khi sản phẩm đi vào thương mại bạn có thể hợp tác với mình để làm đại lý phân phối khu vực miền bắc.

Thân chào!
Cảm ơn bạn về những chia sẻ hết sức cởi mở của bạn. Việc để tìm ra sự khác nhau đến mức chi tiết về cây thanh long ở bình thuận và long an mình nghĩ sẽ rất mất nhiều thời gian. và về cơ bản đèn của mình thí nghiệm ở hai vùng đều cho ra nụ trên các nhánh ở các trụ là rất đều thậm chí là nhiều bà còn phải ngắt bớt. nên mình nghĩ việc đi tìm sự khác biệt đó vào thời điềm này chưa phù hợp ( chúng ta hãy bắt tay giúp bà còn tiết giảm điện năng tiêu thụ trước) rồi tìm ra cái bài toán tối ưu như bạn đặt rau. Giá thành thì tùy mỗi đơn vị mà có những hạch toán khác nhau ( nếu là chip led 630nm hay 660nm thì giá đèn của bên mình cũng sẽ không đến 100k/ chiếc) nhưng nếu đúng chip 660nm và 730nm thì tại thời điềm này bản thân công ty mình cũng chưa có cách nào khác để giảm giá thành được ( mặc dù biết là đang cao hơn so với đèn compact tới 5 lần) nhưng xét về lâu dài thì vẫn hiệu quả, bóng của mình chi phí cao ở phần nhôm tản nhiệt để đảm bảo tuổi thọ của bóng và khả năng chịu nước. Chứ với mẫu thiết kế của bạn thì khả năng chịu nước mình nghĩ sẽ không đảm bảo. và góc chiếu của bạn như vậy sẽ còn gặp nhiều vấn đề trong việc phủ đều ánh sáng đến các nhánh và các trụ thanh long. Còn tiết lộ với bạn rằng bên mình không phải nhập 100% nguyên chiếc đâu. Mình có nhà máy lắp ráp tại thành phố Hải Dương. Có dịp mời bạn ghé thăm
Bạn có thể cho biết một công cụ liên lạc online thuận tiện nhất giữa tôi và bạn để trao đổi kinh nghiệm về vấn đề này
Email của mình là: congdoanmanager@gmail.com hoặc bạn có thể seach facebook của email này rồi kết bạn chúng ta trao đổi thêm
 
Cảm ơn bạn về những chia sẻ hết sức cởi mở của bạn. Việc để tìm ra sự khác nhau đến mức chi tiết về cây thanh long ở bình thuận và long an mình nghĩ sẽ rất mất nhiều thời gian. và về cơ bản đèn của mình thí nghiệm ở hai vùng đều cho ra nụ trên các nhánh ở các trụ là rất đều thậm chí là nhiều bà còn phải ngắt bớt. nên mình nghĩ việc đi tìm sự khác biệt đó vào thời điềm này chưa phù hợp ( chúng ta hãy bắt tay giúp bà còn tiết giảm điện năng tiêu thụ trước) rồi tìm ra cái bài toán tối ưu như bạn đặt rau. Giá thành thì tùy mỗi đơn vị mà có những hạch toán khác nhau ( nếu là chip led 630nm hay 660nm thì giá đèn của bên mình cũng sẽ không đến 100k/ chiếc) nhưng nếu đúng chip 660nm và 730nm thì tại thời điềm này bản thân công ty mình cũng chưa có cách nào khác để giảm giá thành được ( mặc dù biết là đang cao hơn so với đèn compact tới 5 lần) nhưng xét về lâu dài thì vẫn hiệu quả, bóng của mình chi phí cao ở phần nhôm tản nhiệt để đảm bảo tuổi thọ của bóng và khả năng chịu nước. Chứ với mẫu thiết kế của bạn thì khả năng chịu nước mình nghĩ sẽ không đảm bảo. và góc chiếu của bạn như vậy sẽ còn gặp nhiều vấn đề trong việc phủ đều ánh sáng đến các nhánh và các trụ thanh long. Còn tiết lộ với bạn rằng bên mình không phải nhập 100% nguyên chiếc đâu. Mình có nhà máy lắp ráp tại thành phố Hải Dương. Có dịp mời bạn ghé thăm
Bạn có thể cho biết một công cụ liên lạc online thuận tiện nhất giữa tôi và bạn để trao đổi kinh nghiệm về vấn đề này
Email của mình là: congdoanmanager@gmail.com hoặc bạn có thể seach facebook của email này rồi kết bạn chúng ta trao đổi thêm

Chào bạn,

Chip 630nm thì giá rất rẻ, hiệu quả cũng thấp.
Mình ít dùng facebook, giờ hành chính bạn có thể liên lạc vs mình qua skype : duongvantuan156
các giờ khác thì email cho mình : newstart67890@gmail.com
 
nông dân chấp nhận dùng compact vì tiết kiệm điện năng và theo công suất hạ tải trạm biến áp,với giá thành bóng compact từ 30-35.000/bóng đã quá cao rồi,mấy bác nghiên cứu ra loại bóng mới tiết kiệm điện năng hơn nhưng vẫn đảm bảo năng suất hoặc hơn là điều đáng mừng cho bà con nông dân và cho các bác,tuyy nhiên với giá thành chỉ cần cao hơn compact vài ngàn thôi đã là 1lựa chọn rất khó cho nông dân rồi nói chi gấp 5-6lần,vì tình hình hiện nay cây tlong khó còn nằm trong top cây làm giàu rồi.phương án cho thuê như chủ top sự kiến may ra còn tạm chấp nhận để nông dân thử.
 
Mình có trồng một cây khế trong giếng trời, cây có chiều cao 3,5m và rộng 2m. Do hơi ít sáng nên cây không phát triển được và có chiều hướng xấu đi vì vậy mình muốn lắp đèn để tạo sáng nhân tạo cho cây phát triển thì mình dùng loại nào, bao nhiêu bóng, công suất, thời gian chiếu sáng liên tục ... như thế nào? Nhờ các bác giúp đỡ, tư vấn!
 


Back
Top