10 món ngon tiến vua

Kính thưa các mod và toàn thể ACE trên diễn đàn.


- Lời đầu tiên cho phép em gửi lời chào, lời chúc sức khoẻ đến tất cả các mod và toàn thể ACE trên diễn đàn, chúc mọi người làm ăn thuận lợi và thành đạt.


- Em xin giới thệu về một số đặc sản tiến vua nổi tiếng ở Việt Nam:

1. Bánh Phu Thê (đặc sản của tỉnh Bắc Ninh)
20111101204715_v1.jpg

món bánh này không lẻ chiếc mà đi theo cặp. Phía sau những lớp là chuối, chiếc bánh hiện ra với lớp vỏ làm bằng bột nếp óng ánh màu vàng tươi. Nhân bánh là đỗ xanh giã nhuyễn, nhào đường, có thể cho thêm dừa.


- Xem thêm tại: http://vi.wikipedia.org/wiki/Bánh_phu_thê


2. Sâm cầm (đặc sản của vùng hồ Tây, Hà Nội)
20111101204715_v2.jpg

Quan niệm dân gian cho rằng loài chim này di trú từ phương Bắc về phương Nam, chúng đào ăn nhân sâm trên đỉnh các núi cao ở Trung Quốc, Hàn Quốc nên được gọi là sâm cầm. Đó là lý do thịt Sâm cầm được cho là một món ăn đại bổ. Và đây là món ăn nổi tiếng, đã đi vào câu ca dao “Dưa La, húng Láng, ngổ Đầm/Cá rô Đầm Sét, sâm cầm Hồ Tây" của đất Thăng Long.


- Xem thêm tại: http://vi.wikipedia.org/wiki/Sâm_cầm


3. Cá Anh Vũ ( thương hiệu của ngã ba sông Bạch Hạc, Việt Trì, Phú Thọ)
20111101205042_v3.jpg

Cá Anh Vũ có những thớ thịt trắng, quánh và đặc biệt là khối sụn môi giòn sần sật, cá anh vũ được người sành ẩm thực cho là ngon hơn bất kỳ loài cá nào của sông nước.


- Xem thêm tại: http://vi.wikipedia.org/wiki/Cá_anh_vũ


4. Chè long nhãn hạt sen (Hưng Yên)
20111101205042_v4.jpg

Sau mỗi bữa ăn đầy sơn hào hải vị, vua chúa ngày xưa tráng miệng bằng gì? Một trong những câu trả lời là chè long nhãn hạt sen. Nguyên liệu chính của món chè tiến vua này là những quả nhãn lồng phố Hiến, loại nhãn có hương vị thơm quý phái, cùi dầy, ăn giòn, ngọt hơn bất cứ các loại nhãn nào khác.


- Xem thêm tại:http://dantri.com.vn/giai-tri/mat-lanh-voi-che-sen-long-nhan-630895.htm


1344427811-chehatsenlongnhan-bep-eva2.jpg



5. Gà Đông Tảo (Hưng Yên)
20111101205042_v5.jpg



Là giống gà quý chỉ có ở huyện Khoái Châu, gà Đông Tảo còn được gọi là gà chân voi đôi chân to sần sùi như chân voi, thân hình chắc nịch. Giống gà này rất khó nuôi, đòi hỏi phải kỳ công chăm sóc và gà càng già càng quý, thịt ăn thường có mùi vị thơm ngon đặc trưng không lẫn với bất kỳ loại gà nào.


6. Chuối ngự (Nam Định)
20111101205147_v6.jpg



Chuối Ngự cho quả rất nhỏ, khi chín có màu vàng ướm như tơ tằm, vỏ mỏng, mùi thơm ngát, vị ngọt thanh tao đầy quyến rũ.
LNK9-d8cb7.jpg



7. Cốm làng Vòng (Hà Nội)
...Vào một mùa thu cách đây cả ngàn năm, khi lúa bắt đầu uốn câu thì trời đổ mưa to, gió lớn, đê vỡ, ruộng lúa cao nhất đồng cũng chìm nghỉm. Người làng Vòng đành mò cắt những bông lúa còn non ấy đem về rang khô, ăn dần, chống đói. Không ngờ cái sản phẩm bất đắc dĩ ấy lại có hương vị riêng, rất hấp dẫn, khiến người làng Vòng thường hay làm để ăn chơi mỗi khi mùa thu đến.
- Xem thêm tại: http://vi.wikipedia.org/wiki/Cốm_làng_Vòng


8. Mắm tép Hà Yên (Thanh Hóa)
20111101205147_v8.jpg



Để làm loại mắm này, người ta đến tận khe Gia Giã, làng Cổ Đam (vùng Bỉm Sơn bây giờ) để đánh riêng một loại tép quý, là tép riu nhỏ, có mầu trong xanh. Khi nấu nước mắm cũng phải chọn người nấu giỏi nhất vùng. Khi hoàn thành mắm có ánh vàng, sóng sánh như mật ong,


- Xem thêm tại: http://vi.wikipedia.org/wiki/Mắm_tép


9. Rau muống Linh Chiểu (Hà Nội)
20111101205236_v9.jpg

- Rau có đặc điểm trắng nõn và mềm giòn như giá đỗ, hương vị hài hòa, thời xưa rất được các bậc vua chúa ưa thích. Bởi vậy, giống rau này còn có tên gọi khác là rau muống tiến vua.
- Để bảo đảm chất lượng, việc chăm sóc rau rất kỳ công và vất vả, đất trồng rau phải nằm sát sông, được hưởng mạch nước sủi trong vắt và phù sa sông Hồng bồi đắp. Do việc chăm sóc phức tạp, hiệu quả kinh tế không cao, ngày nay giống rau đặc sản này đang dần bị mai một.


10. Yến sào (Khánh Hòa)
YEN-SAO-CHAN-PHI_2012911153926429.jpg

Được làm từ nước dãi của những con chim yến, yến sào (tổ chim yến) là một đặc sản có hương vị rất hấp dẫn và giá trị dinh dưỡng cao.


Từ thời xưa, yến sào đã được khai thác tại các đảo Yến ở ngoài khơi tỉnh Khánh Hòa để cung tiến các vua chúa.


Ngày nay, cơ hội thưởng thức sản vật này vẫn nằm ngoài khả năng của đa số người dân Việt Nam bởi giá thành của chúng rất cao, từ 50-60 triệu đồng/kg. Phần lớn yến sào khai thác được xuất khẩu để thu ngoại tệ.




Ẩm thực không chỉ là ăn cho ngon, cho no, cho đủ chất… mà ẩm thực còn là một nét văn hóa chứa đựng trong mình những tinh túy của thời gian
 


Last edited:
Bạn có nhầm khi bảo Bánh phu thê là đặc sản Bắc Ninh?
Theo tui biết thì bánh Phu thê là của người Huế, gọi là bánh Su-suê, đọc trại ra là bánh Phu thê, bánh không gói bằng lá chuối mà đựng trong hộp xếp bằng lá dừa rất duyên dáng, ngày nay người ta hay dùng trong các lễ cưới hỏi.
 
Bạn có nhầm khi bảo Bánh phu thê là đặc sản Bắc Ninh?
Theo tui biết thì bánh Phu thê là của người Huế, gọi là bánh Su-suê, đọc trại ra là bánh Phu thê, bánh không gói bằng lá chuối mà đựng trong hộp xếp bằng lá dừa rất duyên dáng, ngày nay người ta hay dùng trong các lễ cưới hỏi.

Mình cũng thấy như bạn, mình đã từng sống ở Huế, có dự đám cưới và đã được ăn bánh Su-suê ở Huế. Nghe mấy Mệ nói thì đó là đặc sản của Huế. Nó được làm bằng hộc dừa rất xinh.

Mình thấy ngộ ngộ nên có học cách làm và về dạy lại cho gia đình. Hằng năm vào ngày này (19/1AL) gia đình mình đều làm bánh này trước là để cúng vong linh tổ tiên sau là biếu cho bà con. Hôm qua đọc bài của bạn huyvumanh mình phân vân không biết là bánh xuất phát từ vùng nào ? Bạn huyvumanh có thể nói rõ hơn về nguồn gốc xuất xứ của loại bánh này cho mọi người biết được không ?
 
trừ món yến sào ra, mấy món khác lạ quá, chưa thấy hoặc ăn lần nào
 
Bạn có nhầm khi bảo Bánh phu thê là đặc sản Bắc Ninh?
Theo tui biết thì bánh Phu thê là của người Huế, gọi là bánh Su-suê, đọc trại ra là bánh Phu thê, bánh không gói bằng lá chuối mà đựng trong hộp xếp bằng lá dừa rất duyên dáng, ngày nay người ta hay dùng trong các lễ cưới hỏi.

Mình cũng thấy như bạn, mình đã từng sống ở Huế, có dự đám cưới và đã được ăn bánh Su-suê ở Huế. Nghe mấy Mệ nói thì đó là đặc sản của Huế. Nó được làm bằng hộc dừa rất xinh.

Mình thấy ngộ ngộ nên có học cách làm và về dạy lại cho gia đình. Hằng năm vào ngày này (19/1AL) gia đình mình đều làm bánh này trước là để cúng vong linh tổ tiên sau là biếu cho bà con. Hôm qua đọc bài của bạn huyvumanh mình phân vân không biết là bánh xuất phát từ vùng nào ? Bạn huyvumanh có thể nói rõ hơn về nguồn gốc xuất xứ của loại bánh này cho mọi người biết được không ?

Em tìm hiểu được thông tin như sau:
http://www.vietnamhouse.vn/dacsan/bacninh/banh-phu-the-dinh-bang.html
[h=1]Bánh phu thê Đình Bảng[/h]04/08/2011 03:49 PM

Chuyện kể rằng khi vua Lý Anh Tông xuất chinh, hoàng hậu chính tay vào bếp làm ra món bánh gửi theo chồng đi đánh trận. Nhà vua cảm động, khi ăn lại thấy hương vị rất ngon bèn đặt tên là bánh phu thê và truyền rộng ra dân gian. Là nơi gắn bó với phát tích của triều Lý nên Đình Bảng là nơi đầu tiên làm ra loại bánh này.
28hh252.jpg


Có một số nơi vẫn gọi lầm bánh phu thê là bánh xu xuê hay xu xê. Đó là một sự hiểu lầm đáng trách bởi ngay từ tên gọi, món bánh này đã hàm chứa một câu chuyện cảm động về tình vợ chồng đằm thắm, gắn bó keo sơn.
71877898.jpg

Để làm được ra chiếc bánh phu thê cũng khá kì công. Nguyên liệu làm bánh bao gồm gạo nếp, đường cát, đậu xanh, dừa, hoa dành dành và đu đủ khô.Trước hết là công đoạn chọn gạo. Gạo phải là loại nếp cái hoa vàng, đều hạt, được vo sạch và giã tay bằng cối. Bột giã được chiết lấy tinh bột mịn chừng phân nửa lượng gạo, xay nhuyễn và đem phơi. Trong các công đoạn thì đây là công đoạn khó khăn nhất, đòi hỏi kinh nghiệm và bí quyết làm nghề lâu năm, chỉ có tại Đình Bảng. Gạo không đều, xay bằng máy hay phơi bột chưa đủ khô sẽ làm mất độ dai, dẻo của bánh - đặc trưng tối quan trọng của loại đặc sản này.
Nhân bánh là đỗ xanh ngâm kĩ, đãi vỏ, đem đồ và thắng đường cát. Khi gói bánh, người thợ trộn thêm sợi đu đủ khô để tạo độ dai và thêm sợi dừa nạo để bánh có vị ngậy. Nhân bánh cũng thường được thêm hạt sen để tạo vị thơm ngon, hấp dẫn.

1banhdacuanl.jpg


Bánh thành phẩm có màu vàng nhạt, có độ trong vừa phải để khi bóc ra, ta có thể thấy được nhân bán ẩn khuất phía sau lớp vỏ bánh dày vừa phải. Để tạo màu, nguyên liệu được chọn là hoa dành dành phơi khô, nấu lấy nước để trộn bột.

Bánh được gói thành hai lớp. Bên trong là lớp lót lá chuối tiêu có mùi thơm dịu, bên ngoài được bọc bằng lá dong và buộc một sợi lạt đỏ. Bánh được gói thành cặp (không để lẻ bánh) và được bày bán ở Đền Đô, Đình Làng và chuyển sang Hà Nội phục vụ các lễ cưới, lễ hỏi của các đôi uyên ương.
Một chiêc bánh đơn giản nhưng chứa đựng trong mình cả một triết lý Á Đông sâu sắc. Lá bánh xanh mướt tượng trưng cho sự chung thủy của người vợ Việt Nam. Sợi dây kết đôi bằng lạt nhuộm đỏ mô phỏng sợi tơ hồng thể hiện tình vợ chồng. Bánh có màu vàng trong thể hiện tình yêu thương thầm kín, chứa đựng sự quan tâm, chăm sóc của người vợ đối với chồng mình.
00sauriengmido.jpg

Bánh được bóc ra đã tỏa mùi hương mát dịu. Đưa cho người yêu thương cùng ăn là sự thể hiện tình cảm trìu mến trước một thức trân phẩm nhiều ý nghĩa. Cắn một góc bánh, nhai nhẹ, cảm giác mềm mại và gợn lên cái dai dai của sợi đu đủ khô. À! Thì ra là thế. Hàm ý sâu xa của chiếc bánh nhắc nhở người chồng đừng quên tình nghĩa lứa đôi khi vấn vương vị bánh trong miệng.

Bánh phu thê - với tên gọi của mình đã tự nói lên ý nghĩa tiềm ẩn về một cuộc sống gia đình ấm áp. Bánh có ở nhiều nơi để gọi là bánh phu thê đúng nghĩa thì chỉ có ở Đình Bảng. Nếu về Bắc Ninh mà chưa có cơ hội thưởng thức bánh phu thê Đình Bảng hay mua về làm quà cho người thân thì có thể nói là bạn đã bỏ phí một phần chuyến đi.
 
Cảm ơn huyvumanh về thông tin trên !
 

Đúng là hàng tiến vua, vì mãi tới giờ vẫn chưa được ăn :lol:. Cai con cá nhìn mặt bư vậy mà thịt lại đỉnh nhỉ :approve:
 


Back
Top