9 lần cải tạo ao tôm bằng clorine , phơi nắng 2-3tháng, thả tôm 9 lần đều trắng tay?

  • Thread starter lamgiau_nhanh
  • Ngày gửi
9 lần cải tạo ao tôm bằng clorine , phơi nắng 2-3tháng, thả tôm 9 lần đều trắng tay?

@snakevn:

Xin mời bác, dùng cái kiến thức men vi sinh của bác để giúp cho những người cải tạo ao tôm 9 lần mà 9 lần vẫn bị trắng tay.

Đây là địp để bác trổ tài, bác đã học hỏi nghiên cứu rồi, giờ đến lược bác áp dụng thực hành để hướng dần cho người nông dân nghèo tiền thiếu kiến thức và kỉ thuật.

Tám Lúa nhường cho bác, ra trận lấy công đầu.

Dưới đây là 1 đoạn:

Mách nước (Hint) cho bác nè, đảo quốc nhỏ bé nước "Sing" đã làm cho toàn thế giới thán phục, đây là 1 đoạn câu trả lời của 9 lần cải tạo ao .....

***Trước nhất là bác snakevn bắt mạch tại sao 9 lần làm mà vẫn thất bại, sau đó bác mới kê toa (cần phải làm những gì để không phải bị trắng tay).

=============


Trả Lời:

Mỗi lần Tám Lúa về VN đều chứng kiến cảnh đoàn quân quét dọn đường phố ban đêm... ngày nọ qua ngày kia ...dọn sạch tối đêm nay ...ngày mai lại đầy rác ...hảnh diện là Hòn Ngọc Viên Đông!

Các bác hãy nhìn đảo quốc nhỏ bé kia kià, nước Sing (Singapor) đường phố họ sạch sẻ, không rác rưới, không khạc nhổ, họ đã làm cho toàn thế giới thán phục.

Do đâu mà có, là do họ biết thay đổi Tư Duy, thay đổi cách xả rác vô thùng rác, thành ra đường phố của họ rất là sạch sẻ. Đó là cụm từ THAY ĐỔI.

Ở đây chúng ta nói về cải tạo ao tôm:

- Cải tạo ao tôm bằng clorine , phơi nắng 2-3tháng.

Cải tạo ao tôm diệt khuẩn, làm sạch ao tôm cho đả, đến khi thả tôm xuống nuôi thì một mực vẫn giữ qui trình nuôi y như cũ, giống như tối quyét dọn, ngày mai rác vẫn đầy đường.

Nuôi thì để thức ăn dư thừa, men vi sinh thì không đánh, ao bị ô nhiểm thì tôm chết cá chết, có gì đâu mà khó hiểu.

Cụm từ Thay Đổi (thay đổi qui trình nuôi), mà các bác không chịu dùng đến, cho dù các bác có cải tạo ao trăm vạn ngàn lần, thì trăm vạn ngàn lần các bác cũng trắng tay.

Còn bác snakevn đặt câu hỏi với Tám Lúa đánh men vi sinh định kỳ 3-5 ngày 1 lần dựa trên cơ sở nào mà Tám Lúa nói như vậy.

Dòng đời con men vi sinh sống từ 3 ngày đến 14 ngày (nghĩa là con men vi sinh chết không biết lúc nào) do đó sách vở mới viết và đặt ra đánh men vi sinh là ngày thứ 15, từ đó các vị trí thức thuỷ sản có cái kiến thức VAY MƯỢN có cái ĐỊNH KIẾN qui trình đánh men vi sinh 15 ngày bất di bất dịch (Sách vỡ nói đúng, nhưng copy y chang sách vỡ là chết đấy).

Tám Lúa thì không, Tám lúa cho rằng con men vi sinh chỉ sống có 3 ngày, còn ngày thứ tư đến ngày thứ 14 có ai đảm bảo nó vẫn sống trong ao, Tám Lúa cho rằng nó chết, bởi vậy Tám Lúa mới áp dụng câu "Giết lầm còn hơn thả lầm", thà là cho nó chết, còn hơn nghĩ là nó sống (thật sự nó chết thì sao), cho nên chủ trương của Tám Lúa là đánh men vi sinh phủ đầu không chừa kẻ hở để con virút xâm nhập, đó là cách thay đổi qui trình nuôi.


Tám Lúa Miền Trên
 


Last edited by a moderator:
Dòng đời con men vi sinh sống từ 3 ngày đến 14 ngày (nghĩa là con men vi sinh chết không biết lúc nào) do đó sách vở mới viết và đặt ra đánh men vi sinh là ngày thứ 15, từ đó các vị trí thức thuỷ sản có cái kiến thức VAY MƯỢN có cái ĐỊNH KIẾN qui trình đánh men vi sinh 15 ngày bất di bất dịch (Sách vỡ nói đúng, nhưng copy y chang sách vỡ là chết đấy).
Tám Lúa thì không, Tám lúa cho rằng con men vi sinh chỉ sống có 3 ngày, còn ngày thứ tư đến ngày thứ 14 có ai đảm bảo nó vẫn sống trong ao, Tám Lúa cho rằng nó chết, bởi vậy Tám Lúa mới áp dụng câu "Giết lầm còn hơn thả lầm", thà là cho nó chết, còn hơn nghĩ là nó sống (thật sự nó chết thì sao), cho nên chủ trương của Tám Lúa là đánh men vi sinh phủ đầu không chừa kẻ hở để con virút xâm nhập, đó là cách thay đổi qui trình nuôi.
Tám Lúa Miền Trên

tôi đồng ý với ý kiến nầy
 
Hy vọng 1 ngày nào đó bác tám lúa không post bài về con vi sinh nữa.... không lẽ 100 năm nữa bác vẫn có mỗi một con vi sinh. Giờ người ta nuôi voi rồi mà bác còn nuôi ba cái con bé tí ti đó... Cái gì cũng vậy đọc nhiều quá bị bội thực.... bác ko thấy chán thì mọi người cũng sẽ thấy chán... thà bác kể về tình hjnh bên đó cho ANh Em đọc có lẽ còn vui hơn.
 
Bác Tám bị ngộ độc con vi sinh ồi! Tôi thấy bàn về con vi sinh của bác Tám thì xách phím chạy có cờ! Mà nói đi cũng nói lại, bài này bác Tám viết rất được. Không ... chửi bới ai. Vậy nó nhẹ nhàng, dễ tiếp thu. Ai ai cũng zui zui!

Túm gọn lại ý của bác Tám.

Thời gian định kỳ đánh men vi sinh cho ao tôm- cá là bao lâu?
Trong các tài liệu nói là 15 ngày. Vì sao như thế? Vì theo lý thuyết, vi sinh vật trong hồ thủy sản có thế sống từ 3-14 ngày. Xin nhấn mạnh là từ 3-14 ngày, chứ không phải nó có thể sống được 14 ngày.

Đặt ngược lại vấn đề, nếu con vi sinh nó chỉ sống được 4, 5, 6, 9 ngày thì sao?

Theo như bác Tám Lúa áp dụng phương án tối thiểu: Vi sinh vật chỉ sống được 3 ngày. Ăn chắc mặc bền, bác Tám định kỳ đánh vi sinh là 3-5 ngày

Bàn thêm về tư duy học tập - ứng dụng lao động sản xuất!
Nếu anh đọc mà anh không hiểu thì kiến thức của anh chỉ là kiến thức vay mượn. Sẽ là con dao 2 lưỡi làm đứt tay anh đấy :1^:
- Không có gì là bất biến! Trong lao động, cần có sự thay đổi, đặt vđ qua các góc khác nhau để thay đổi. Ví dụ trên đánh vi sinh 3-5 ngày của bác Tám Lúa là 1 ví dụ về thay đổi tư duy- thay đổi quy trình sản xuất là thế:cool:
Lưu ý: tôi tóm gọn lại theo ý của bác Tám thôi nhé! :D
 
Last edited by a moderator:
" Dòng đời con men vi sinh sống từ 3 ngày đến 14 ngày (nghĩa là con men vi sinh chết không biết lúc nào) do đó sách vở mới viết và đặt ra đánh men vi sinh là ngày thứ 15, từ đó các vị trí thức thuỷ sản có cái kiến thức VAY MƯỢN có cái ĐỊNH KIẾN qui trình đánh men vi sinh 15 ngày bất di bất dịch (Sách vỡ nói đúng, nhưng copy y chang sách vỡ là chết đấy)."
Sách vở ra sao mình không rành chớ thực tế mình là dân nuôi tôm sú từ khi
chuyển dịch tới nay đã hơn 10 năm, nhưng mới biết xài men vi sinh khoảng 4
năm nay. Mình vẫn xài teo định kì dao động trong khoảng 15 ngày/ lần.Thiết
nghĩ con tôm sú muốn thành công phụ thuộc rất nhiều yếu tố chớ không phải
do con VSV quyết định.
 
Hy vọng 1 ngày nào đó bá tám lúa không post bài về con vi sinh nữa.... không lẽ 100 năm nữa bác vẫn có mỗi một con vi sinh. Giờ người ta nuôi voi rồi mà bác còn nuôi ba cái con bé tí ti đó... Cái gì cũng vậy đọc nhiều quá bị bội thực.... bán ko thấy chán thì mọi người cũng sẽ thấy chán... thà bác kể về tình hjnh bên đó cho ANh Em đọc có lẽ còn vui hơn.

Thưa bác KTD, bác nói sai rồi.

Trong nuôi trồng thuỷ sản, nếu con tôm con cá, chúng ăn thức ăn sẳn có trong ao thì liệng con men vi sinh vào ao cũng bằng thừa.

Nuôi mà đem thức ăn từ bên ngoài liệng vào trong ao thì làm cho nước trong ao ô nhiễm MẤT CÂN BẰNG HỆ SINH THÁI, muốn cân bằng hệ sinh thái chỉ có con men vi sinh gánh vác được chuyện nầy, ngoài ra không có loại thuốc tiên hoặc con vật nào dọn sạch ao, trả lại sự sinh thái cho nước trong ao bằng con men vi sinh.

Bác nói Tám Lúa nói hoài về con men vi sinh không chán sao.
Tám Lúa nói con men vi sinh từ năm 2007 đến giờ, hơn 4 năm trôi qua, giờ thì mọi người chỉ biết lờ mờ về con men vi sinh.

Bằng chứng cụ thể là có nhiều thanh viên học được trong nhà trường (hấp thụ được kiến thức vay mượn), rồi post bài tá lã, khi nói đến những khúc mắc những sự cố vấp phải thì không một ai đứng ra lí giải hoặc đề ra phương án để giúp người nông dân.

- Học ở nhà trường ra thành kỉ sư ...học lên nữa là thạc sỉ tiến sỉ ....chỉ là NGHIÊN CỨU như là Dược sỉ.

- Thực tế về ngành nuôi trồng thuỷ sản của nước ta thiếu về ỨNG DỤNG VÀ THỰC HÀNH như là bác sỉ.


Bác sỉ thì không có 1 móng nào, Dược Sỉ thì quá nhiều , quá tải ...nông dân bội thực về con men vi sinh, hay là nông dân đã và đang bội thực quá nhiều dược sỉ?

Nếu là như vậy thì để bác Snakevn và bác timtoi_sangtao
hướng dẫn người nông dân cách học kí hiệu NH3, NH2 ....để trở thành dược sí.

Còn Tám Lúa liemtran308 muốn hướng dẫn người nông dân biết cách bắt mạch mỗi khi có sự cố để trở thành bác si.

Nên nhớ: "Nghiên cứu và ứng dụng thực hành là 2 phân ngành khác nhau như Chó với Mèo".

Không cùng đường, thì không chung lối, thì đường ai nấy đi.

Tám Lúa liemtran308 xin thề rằng, sẽ không bao giờ bước chân vào chuyên mục Nuôi Trồng Thuỷ Sản, nếu có sẽ chết bất đắc kì tử.

Xin chào,

Take care

Tám Lúa liemtran308

***Thắc mắc, liên hệ liemtran308@yahoo.com
 
Trả Lời:

Mỗi lần Tám Lúa về VN đều chứng kiến cảnh đoàn quân quét dọn đường phố ban đêm... ngày nọ qua ngày kia ...dọn sạch tối đêm nay ...ngày mai lại đầy rác ...hảnh diện là Hòn Ngọc Viên Đông!

Các bác hãy nhìn đảo quốc nhỏ bé kia kià, nước Sing (Singapor) đường phố họ sạch sẻ, không rác rưới, không khạc nhổ, họ đã làm cho toàn thế giới thán phục.

Do đâu mà có, là do họ biết thay đổi Tư Duy, thay đổi cách xả rác vô thùng rác, thành ra đường phố của họ rất là sạch sẻ. Đó là cụm từ THAY ĐỔI.

Ở đây chúng ta nói về cải tạo ao tôm:

- Cải tạo ao tôm bằng clorine , phơi nắng 2-3tháng.

Cải tạo ao tôm diệt khuẩn, làm sạch ao tôm cho đả, đến khi thả tôm xuống nuôi thì một mực vẫn giữ qui trình nuôi y như cũ, giống như tối quyét dọn, ngày mai rác vẫn đầy đường.

Nuôi thì để thức ăn dư thừa, men vi sinh thì không đánh, ao bị ô nhiểm thì tôm chết cá chết, có gì đâu mà khó hiểu.

Cụm từ Thay Đổi (thay đổi qui trình nuôi), mà các bác không chịu dùng đến, cho dù các bác có cải tạo ao trăm vạn ngàn lần, thì trăm vạn ngàn lần các bác cũng trắng tay.

Còn bác snakevn đặt câu hỏi với Tám Lúa đánh men vi sinh định kỳ 3-5 ngày 1 lần dựa trên cơ sở nào mà Tám Lúa nói như vậy.

Dòng đời con men vi sinh sống từ 3 ngày đến 14 ngày (nghĩa là con men vi sinh chết không biết lúc nào) do đó sách vở mới viết và đặt ra đánh men vi sinh là ngày thứ 15, từ đó các vị trí thức thuỷ sản có cái kiến thức VAY MƯỢN có cái ĐỊNH KIẾN qui trình đánh men vi sinh 15 ngày bất di bất dịch (Sách vỡ nói đúng, nhưng copy y chang sách vỡ là chết đấy).

Tám Lúa thì không, Tám lúa cho rằng con men vi sinh chỉ sống có 3 ngày, còn ngày thứ tư đến ngày thứ 14 có ai đảm bảo nó vẫn sống trong ao, Tám Lúa cho rằng nó chết, bởi vậy Tám Lúa mới áp dụng câu "Giết lầm còn hơn thả lầm", thà là cho nó chết, còn hơn nghĩ là nó sống (thật sự nó chết thì sao), cho nên chủ trương của Tám Lúa là đánh men vi sinh phủ đầu không chừa kẻ hở để con virút xâm nhập, đó là cách thay đổi qui trình nuôi.


Tám Lúa Miền Trên
Bác Tám nói chuẩn không cần chỉnh!
Em cũng đã từng bị cái gọi là cứng nhắc cứ theo một lối mòn mà đi, thì người đi trước thì bằng phẳng không chút gồ ghề. Đến khi mình cũng bước trên con đường mòn đó, cũng đi giống người trước không khác gì thì tại sao lại bị vấp ngã. Vấn đề được đưa ra là tự mình không chịu thay đổi cách đi, cách nhìn nên mới bị ngã, vì lúc này con đường đó không bằng phẳng, không thuận lợi nữa rồi.
Em đã từng nuôi gà và cũng đã từng nếm mùi thất bại thảm hại cũng chỉ vì cách làm và cách nghĩ như trên. Bây giờ thì đã thay đổi cách làm và cách nghĩ và kết quả cũng được thay đổi theo hướng tích cực hơn trước.
Đúng là phải tự mình biết chọn lọc và vận dụng linh hoạt những kiến thức, những kinh nghiệm học được vào từng công việc cụ thể thì mới thành công.
 

Anh chị nào nuôi tôm thì về làm thử, thực hư như thế nào hồi sau sẽ rõ. Chứ người này hỏi người kia trả lời mà người hỏi không có nuôi tôm, không có thực hành, không có bằng chứng vào vặn qua vặn lại riết mất hòa khí lắm mấy bác.
Thực hành xong, có vấn đề gì thì các bác cứ lên đây mà đem bác tám ra mỗ xẻ. Còn ai thực hành thấy kết quả tốt thì lên đây bình luận cho mọi người biết!
Ý em vậy thôi. Chúc anh chị may mắn!
 
Kakaka, bác liemtran308 đã nêu đích danh snakevn thì snakevn đành phải tiếp bác vậy. Xin lỗi bác vì thời gian vừa qua snakevn bận việc nên không online để bác chờ lâu. Rất có nhã hứng “hầu tiếp” bác !
9 lần cải tạo ao tôm bằng clorine , phơi nắng 2-3tháng, thả tôm 9 lần đều trắng tay?
@snakevn:
Xin mời bác, dùng cái kiến thức men vi sinh của bác để giúp cho những người cải tạo ao tôm 9 lần mà 9 lần vẫn bị trắng tay.
Đây là địp để bác trổ tài, bác đã học hỏi nghiên cứu rồi, giờ đến lược bác áp dụng thực hành để hướng dần cho người nông dân nghèo tiền thiếu kiến thức và kỉ thuật.
Tám Lúa nhường cho bác, ra trận lấy công đầu.
- Clorine là chất sát trùng ( diệt vi khuẩn). Khi dùng clorine thì đa số cả vi khuẩn có lợi hay có hại gì cũng đều có thể bị tiêu diệt ( hình như ý này bác liemtran308 đã nói trong topic Nuôi thủy sản trên bể nổi, nên snakevn chỉ nhắc lại thôi). Việc dùng clorine thì cũng giống như ta bị tiêu chảy mà dùng kháng sinh vậy, kháng sinh sẽ tiêu diệt cả vi khuẩn có lợi và có hại trong đường ruột nên khi hết tiêu chảy ta ăn vào thứ khác thì xác suất bị tiêu chảy trở lại sẽ rất cao do vi khuẩn có lợi cho đường tiêu hóa đã bị giết lầm khi dùng kháng sinh. Chính vì vậy khi dùng clorine thì mức độ “sạch” chỉ duy trì được 1 thời gian ngắn, sau đó khi thức ăn dư thừa tích tụ ngày càng nhiều thì sẽ tạo 1 môi trường thuận lợi cho vi khuẩn có hại phát triển. Tôm “đi bán muối” trong câu chuyện này thì đứa con nít nào cũng biết cả.
- “Phơi nắng 2-3 tháng”: phơi nắng chủ yếu là có công dụng diệt trừ cá tạp và cũng 1 phần diệt khuẩn. Diệt cá tạp để không tiêu hao thức ăn và 1 phần đừng để cá tạp lây bệnh cho tôm, cá nuôi. Diệt khuẩn trong trường hợp này là chủ yếu dùng nhiệt độ của bức xạ mặt trời để diệt nhưng cũng không thể loại trừ vi khuẩn có lợi bị chết cùng vi khuẩn có hại. Vậy diệt khuẩn bằng phương pháp này cũng chỉ có hiệu quả trong 1 thời gian ngắn chứ không thể duy trì đối với lối nuôi thâm canh hoặc nuôi với mật độ cao. Và cũng chính vì thế mà khi tôm nó ị ra cộng với thức ăn du thừa nhiều thì môi trường cũng trở thành “bãi rác”. Ở bãi rác “bụi đời” thì sống còn “công tử “ thì chết cũng là lẽ thường tình.
- Kết luận: vệ sinh có nhiều cách vệ sinh và cho dù dùng cách vệ sinh nào đi chăng nữa nhưng nếu không “giữ” vệ sinh thì cũng bại. 1 năm bác liemtran308 cho dù có bỏ 1 ngày- 24 giờ ra tắm cho thật sạch, kì cọ đến tróc da nhưng bác không tắm 364 ngày còn lại thì bác vẫn có ghẻ như thường. Vậy là coi như snakevn trả lời cho bác xong cái câu hỏi 9 lần có 9 lần không của bác rồi nhé !
- Tuy nhiên vệ sinh chỉ hạn chế bệnh ở mức cao chứ không hoàn toàn ngăn ngừa bệnh. Thiếu gì thằng ở cực sạch mà vẫn đi bệnh viện đó thôi. Nhưng chắc số đó ít bác liemtran308 hén !
Bây giờ snakevn có 1 số thắc mắc muốn nhờ bác chỉ giáo:
Mỗi lần Tám Lúa về VN đều chứng kiến cảnh đoàn quân quét dọn đường phố ban đêm... ngày nọ qua ngày kia ...dọn sạch tối đêm nay ...ngày mai lại đầy rác ...hảnh diện là Hòn Ngọc Viên Đông!
Các bác hãy nhìn đảo quốc nhỏ bé kia kià, nước Sing (Singapor) đường phố họ sạch sẻ, không rác rưới, không khạc nhổ, họ đã làm cho toàn thế giới thán phục.
Do đâu mà có, là do họ biết thay đổi Tư Duy, thay đổi cách xả rác vô thùng rác, thành ra đường phố của họ rất là sạch sẻ. Đó là cụm từ THAY ĐỔI.
- Vì sao bác liemtran308 biết rằng hiện nay nông dân VN chưa “thay đổi” ? Bác đã đi hết những nơi nuôi tôm để xem họ có áp dụng đánh men vi sinh hay họ chỉ làm như bác nói ở trên? Bác biết người nuôi tôm ở VN bắt đầu xài men vi sinh từ khi nào không?
- “Tư duy” từ đâu mà có? Theo bác nên tự nghĩ ra hay nên học hỏi?
- “Thay đổi” nhưng thay đổi thế nào mới là quan trọng? Người Singapore giáo dục công dân họ ý thức giữ vệ sinh hay bắt công dân tự suy nghĩ về việc bỏ rác nơi nào cho đúng?
Cải tạo ao tôm diệt khuẩn, làm sạch ao tôm cho đả, đến khi thả tôm xuống nuôi thì một mực vẫn giữ qui trình nuôi y như cũ, giống như tối quyét dọn, ngày mai rác vẫn đầy đường.
Cách này hiện nay chỉ có những người nuôi tôm không theo kịp thời đại mới làm. Vì sao bác đem 1 ít trường hợp sai đi đánh đồng cho cả triệu người đang làm đúng? Như vậy là ngụy biện theo lối đánh đồng phải không bác liemtran308?
Nuôi thì để thức ăn dư thừa, men vi sinh thì không đánh, ao bị ô nhiểm thì tôm chết cá chết, có gì đâu mà khó hiểu.
Bác liemtran308 căn cứ vào đâu để nói là người nuôi tôm hiện nay không hiểu điều này? Hay là vẫn dựa theo thuyết ngụy biện ở trên?
Cụm từ Thay Đổi (thay đổi qui trình nuôi), mà các bác không chịu dùng đến, cho dù các bác có cải tạo ao trăm vạn ngàn lần, thì trăm vạn ngàn lần các bác cũng trắng tay.
- Sao bác liemtran308 biết là họ không dùng? Ao tôm nào bị phá sản đều là không dùng đúng quy trình như bác nói hay sao?
Dòng đời con men vi sinh sống từ 3 ngày đến 14 ngày (nghĩa là con men vi sinh chết không biết lúc nào) do đó sách vở mới viết và đặt ra đánh men vi sinh là ngày thứ 15, từ đó các vị trí thức thuỷ sản có cái kiến thức VAY MƯỢN có cái ĐỊNH KIẾN qui trình đánh men vi sinh 15 ngày bất di bất dịch (Sách vỡ nói đúng, nhưng copy y chang sách vỡ là chết đấy).
Tám Lúa thì không, Tám lúa cho rằng con men vi sinh chỉ sống có 3 ngày, còn ngày thứ tư đến ngày thứ 14 có ai đảm bảo nó vẫn sống trong ao, Tám Lúa cho rằng nó chết, bởi vậy Tám Lúa mới áp dụng câu "Giết lầm còn hơn thả lầm", thà là cho nó chết, còn hơn nghĩ là nó sống (thật sự nó chết thì sao), cho nên chủ trương của Tám Lúa là đánh men vi sinh phủ đầu không chừa kẻ hở để con virút xâm nhập, đó là cách thay đổi qui trình nuôi.

- Nếu giả sử snakevn nói con men vi sinh chỉ sống có 2 ngày thì bác liemtran308 sẽ làm gì snakevn nào? Nếu giả sử snakevn nói chắc gì 3 ngày con men vi sinh của bác còn sống trong ao thì bác phản biện ra làm sao? Bác cho rằng con men vi sinh chỉ sống có 3 ngày là bác tự cho hay bác coi trong sách hay do bác đo kiểm từ thực nghiệm? Snakevn không nói 3 ngày của bác lá sai hay đúng mà chỉ hỏi bác “tính toán” thế nào để có con số đó thôi?
 
Last edited by a moderator:
Xin lỗi bác Tám !
Có lẽ con hơi quá lời... bác viết thấy ghê quá hic hic..... vấn đề lá bác viết thế nào má có quá nhiều người phản đối qua fone. Khó xử lắm chứ... đâu phải dễ . Chắc ông Giang biết.


Từ hôm anh tanthanh rủ qua nhà mà chưa đi được, tui cứ áy náy mãi.
@ Ong Trường Giang: Có dính tui vô nữa, Cuối tháng nhé, tui với ông qua chổ ông Tấn Thành chơi !
Mà ko biết sức chứa được mấy người để tui rủ thêm anh em Agriviet nhỉ ^^! Mà còn chị ở nhà nữa .
 


Back
Top