Bạn lầm rồi. Tôi là thợ mộc và là thợ xẻ.
Tay nghề gỗ của tôi, nhà buôn nào qua mặt
nổi. Tôi thừa biết Bạch đàn và Pơ mu không
thể giống nhau ở chỗ nào cả.
Pơ Mu là loại gỗ thông, thớ thẳng, mọc từng
khoanh. Nếu chẻ, thớ gỗ nó là những sọc song
song với nhau. Làm gì có vân đẹp?
Bạch đàn là gỗ thường, thớ xoắn, khó chẻ,
và có vân. Tuy thế, gỗ bạch đàn không phải
loại quý tốt.
Có tranh luận với các bác cũng chẳng được, thực tế giá trị và nhu cầu trên thì trường đã chứng minh điều gì là tốt và đúng đắn nhất và..... cũng không phải ngẫu nhiên mà em lại có thể chụp được những vườn cây quý để giới thiệu với các bác.
Nhờ Lù A Sáy dám nghĩ, dám làm, nhẫn nại nhặt từng hạt pơmu về trồng mà những quả đồi khô hạn vùng núi cao Tà Xùa (Sơn La) lại xanh ngát. Mong muốn lớn nhất của chàng trai H’mông này là tái sinh hàng vạn hécta rừng huyền thoại…
Vừa đặt chân lên thị trấn Bắc Yên, chúng tôi đã may mắn gặp Lù A Sáy (sinh năm 1979, bản Tà Xùa C, xã Tà Xùa), nhân vật “nổi tiếng” bởi kỳ tích tiên phong đem hạt cây pơmu về trồng và có lẽ cũng là người giữ “kỷ lục” có nhiều rừng pơmu nhất trên khắp dải đất hình chữ S thương yêu này.
Sau gần 30 phút vật lộn tưởng như phó thác tính mạng cho số phận, chúng tôi cũng được tận mắt thấy cánh rừng huyền thoại. Lù A Sáy khoát tay tự hào giới thiệu: “Cây pơmu đấy. Nó gần chục năm tuổi rồi. Quả đồi này được 4ha. Còn quả đồi bên kia nhiều cây to hơn và cũng rộng hơn quả đồi này”. Trước mắt chúng tôi là quả đồi với những hàng pơmu thẳng tắp, như muốn nhắc nhở người dân Tà Xùa nói riêng và người dân Tây Bắc nói chung.
Lù A Sáy dẫn khách thăm quả đồi pơmu kế tiếp. Những hàng cây pơmu to như cột nhà kiêu hãnh vươn lên từ đất mẹ.
Bên ly trà thơm ngon, bố của Lù A Sáy, ông Lù A Chống ôn lại buổi ban đầu Lù A Sáy đem hạt pơmu về trồng: “Ban đầu, tôi cũng không đồng ý cho thằng Sáy trồng cây pơmu, bởi chẳng biết nó có lên nổi hay không, mà nếu có lên được thì biết đến bao giờ mới được thu. Trong khi cây chè đang đem lại hiệu quả kinh tế... Tuy nhiên về sau, tôi cũng bị nó thuyết phục vì ý nghĩa của việc trồng cây pơmu, nó muốn bảo tồn giống gỗ quý của Tây Bắc và nó muốn mọi người cùng nhau trồng cây pơmu trên những quả đồi khô hạn để khôi phục cánh rừng nguyên sinh ngày nào. Gia đình tôi hết sức ủng hộ nó. Bây giờ nhìn thấy gần chục hécta pơmu mỗi ngày một lớn, tôi vui lắm!”.
Ông Đinh Thế Anh, Phó Chủ tịch UBND xã Tà Xùa cũng chia sẻ: “Lù A Sáy là một tấm gương điển hình của xã Tà Xùa và của huyện Bắc Yên. Đồi pơmu anh tự lấy hạt trong rừng về trồng cây phát triển rất tốt và có thể nhân rộng cho bà con trồng ở những vùng đất xấu. Lù A Sáy nhận nhiều giấy khen của huyện, của tỉnh và anh cũng thường xuyên được tỉnh, huyện cho tham quan thực tế ở nhiều nơi. Xã đang xem xét giao một vài quỹ đất cho Lù A Sáy trồng pơmu”.
Rời Tà Xùa, hình ảnh người đàn ông H’mông trẻ tâm huyết tái sinh rừng pơmu vẫn lưu mãi tâm trí chúng tôi. Giá nhiều người quản lý rừng chung chí hướng như Lù A Sáy, một ngày không xa sẽ có những cánh rừng quý như pơmu tái sinh…
(nếu bạn nào quan tâm, tôi có thể đưa các bạn đi thăm nhiều mô hình đang trồng cây Pơ mu nữa-có thực tế sẽ tốt hơn tranh luận bằng lí thuyết)