Cách đây 5 năm, trong khi sang Trung Quốc làm việc, tôi có được xem một bộ phim về các loại dưa hấu của Trung Quốc. Họ có tới 200 loại và số lượng thu hoạch hằng năm rất lớn. Khi đi trên đường phố ở các thành phố hoặc các thị trấn nhỏ, tôi cũng thường thấy rất nhiều quầy bán dưa hấu. Năm nay tôi cũng thấy họ bán với giá như nhiều năm trước: 1 NDT/1 cân Trung Quốc - tức 500g, theo giá hiện nay 1 NDT khoảng 3.300 đồng, tức 1kg bán lẻ trên đường phố giá 6.600 đồng, trong khi đó ở các chợ Hà Nội, giá bán là 10.000 - 18.000 đồng/kg, còn trong siêu thị là 20.000 đồng/kg. Trong khi cùng lúc tại ruộng Phú Yên bà con nông dân đang chỉ bán được giá 500 đồng/kg, trên ruộng miền Tây Nam Bộ giá 1.000 đồng – 2.000 đồng /kg. Tại sao người Việt Nam lại phải ăn dưa hấu với giá rất cao mà lại xuất khẩu sang Trung Quốc với giá rất rẻ mạt?
Tôi nhớ rằng năm 2010, ở biên giới Lạng Sơn, lúc đầu người ta xuất khẩu dưa hấu sang Trung Quốc với giá 5.000 đồng/kg, sau đó xuống còn 3.000 đồng/kg trong khi ở Hà Nội tôi phải mua với giá 16.000 đồng/kg. Khi dưa hấu bị ứ đọng vài ngày, người ta vứt dưa hấu xuống đường cùng với rơm rạ lót. Tại sao các chủ hàng không quay ngược xe để bán tại Hà Nội hoặc các thành phố, thị tứ, địa phương khác?
Năm nay có điều hơi lạ là từ những ngày đầu tháng 2, trên rất nhiều trục đường vành đai quanh Hà Nội đã thấy dưa hấu bán với giá 10.000 đồng/kg. Một người khe khẽ trả lời những câu hỏi của tôi: “Cháu phải lót tay mới được bán ở đây đấy ông ạ!”.
Cũng tương tự, ngày 12.5.2013, một đoàn các nhà khoa học của Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam xuống Phủ Lý thăm những vườn rau trồng rất ít sâu bệnh, sản lượng cao hơn, chất lượng tốt hơn dù không dùng thuốc trừ sâu. Họ không ngờ rằng, những cây xà lách trái mùa đường kính khoảng 20cm ăn rất ngon chỉ với giá 1.000 đồng/kg ở thành phố Phủ Lý trong khi đó chỉ cần đi xe buýt 90 phút lên đến Giáp Bát, giá đã là 15.000 đồng/kg. Một vị viện sĩ hỏi: “Tại sao bà con không đem rau ra Hà Nội bán ?”, mọi người nhìn nhau không ai trả lời. Một người nói nhỏ: “Cháu đi thì hết về với chồng!”.
Cách đây không lâu, su su An Lão, Hải Phòng bán tại ruộng giá 500 đồng/kg, trong khi ở chợ Mơ Hà Nội giá 10.000 đồng/kg. Nhiều nhà có xe ôtô nhưng không thể đem su su lên Hà Nội được.
Nghe đâu ximăng trong nước bán đắt hơn nhiều so với ximăng xuất khẩu. Người bảo là có thật, kẻ bảo điều đó là không đúng. Chẳng ai có thể thuyết phục được người khác lời mình là đúng. Còn hôm nay vợ tôi đi chợ mua 17.000 đồng/kg gạo, trong khi các báo đang rầm rộ đưa tin nông dân Đồng Tháp bán thóc xuất khẩu chỉ được 4.500 đồng/kg - tức khoảng 8.000đ/kg gạo.
Người nước ngoài mua gạo của VN sản xuất ra rẻ hơn chúng ta phải mua gạo trên chính đất nước mình. Còn người làm ra thóc gạo đang không bán được ra thị trường thóc gạo với giá mà người tiêu dùng đang phải mua.
Ai đang thực sự điều hành giá cả trên thị trường? Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang đứng ở đâu trên thị trường hàng hóa nông sản? Hãy làm cho người Việt Nam được mua nông sản Việt Nam rẻ hơn người nước ngoài mua nông sản Việt Nam xuất khẩu đi!
TS Nguyễn Văn Khải/ Báo Lao Động
Tôi nhớ rằng năm 2010, ở biên giới Lạng Sơn, lúc đầu người ta xuất khẩu dưa hấu sang Trung Quốc với giá 5.000 đồng/kg, sau đó xuống còn 3.000 đồng/kg trong khi ở Hà Nội tôi phải mua với giá 16.000 đồng/kg. Khi dưa hấu bị ứ đọng vài ngày, người ta vứt dưa hấu xuống đường cùng với rơm rạ lót. Tại sao các chủ hàng không quay ngược xe để bán tại Hà Nội hoặc các thành phố, thị tứ, địa phương khác?
Năm nay có điều hơi lạ là từ những ngày đầu tháng 2, trên rất nhiều trục đường vành đai quanh Hà Nội đã thấy dưa hấu bán với giá 10.000 đồng/kg. Một người khe khẽ trả lời những câu hỏi của tôi: “Cháu phải lót tay mới được bán ở đây đấy ông ạ!”.
Cũng tương tự, ngày 12.5.2013, một đoàn các nhà khoa học của Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam xuống Phủ Lý thăm những vườn rau trồng rất ít sâu bệnh, sản lượng cao hơn, chất lượng tốt hơn dù không dùng thuốc trừ sâu. Họ không ngờ rằng, những cây xà lách trái mùa đường kính khoảng 20cm ăn rất ngon chỉ với giá 1.000 đồng/kg ở thành phố Phủ Lý trong khi đó chỉ cần đi xe buýt 90 phút lên đến Giáp Bát, giá đã là 15.000 đồng/kg. Một vị viện sĩ hỏi: “Tại sao bà con không đem rau ra Hà Nội bán ?”, mọi người nhìn nhau không ai trả lời. Một người nói nhỏ: “Cháu đi thì hết về với chồng!”.
Cách đây không lâu, su su An Lão, Hải Phòng bán tại ruộng giá 500 đồng/kg, trong khi ở chợ Mơ Hà Nội giá 10.000 đồng/kg. Nhiều nhà có xe ôtô nhưng không thể đem su su lên Hà Nội được.
Nghe đâu ximăng trong nước bán đắt hơn nhiều so với ximăng xuất khẩu. Người bảo là có thật, kẻ bảo điều đó là không đúng. Chẳng ai có thể thuyết phục được người khác lời mình là đúng. Còn hôm nay vợ tôi đi chợ mua 17.000 đồng/kg gạo, trong khi các báo đang rầm rộ đưa tin nông dân Đồng Tháp bán thóc xuất khẩu chỉ được 4.500 đồng/kg - tức khoảng 8.000đ/kg gạo.
Người nước ngoài mua gạo của VN sản xuất ra rẻ hơn chúng ta phải mua gạo trên chính đất nước mình. Còn người làm ra thóc gạo đang không bán được ra thị trường thóc gạo với giá mà người tiêu dùng đang phải mua.
Ai đang thực sự điều hành giá cả trên thị trường? Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang đứng ở đâu trên thị trường hàng hóa nông sản? Hãy làm cho người Việt Nam được mua nông sản Việt Nam rẻ hơn người nước ngoài mua nông sản Việt Nam xuất khẩu đi!
TS Nguyễn Văn Khải/ Báo Lao Động