Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Nghệ An vừa tổ chức đánh giá kết quả thành công bước đầu của một số dự án ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong việc xây dựng các mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi được triển khai thực hiện trong thời gian qua ở các vùng sinh thái khác nhau trên địa bàn một số huyện.
Hầu hết các dự án đều đạt được các mục tiêu đề ra nhằm tìm ra những cơ cấu phù hợp về giống cây trồng, vật nuôi, qui trình canh tác cho từng loại đất, từng địa phương để tăng hệ số sử dụng đất và nâng cao hiệu quả kinh tế trên mỗi đơn vị diện tích canh tác theo chủ trương phát động của Tỉnh ủy và UBND tỉnh về phong trào xây dựng cánh đồng thu nhập trên 50 triệu đồng/ha/năm. Thành công của các dự án là bài học kinh nghiệm để nhân rộng ra nhiều địa phương khác trên phạm vi toàn tỉnh trong thời gian tới.
Mô hình lạc phủ nilon + dưa hấu + rau (dưa chuột, bí xanh, dưa leo) ở xã Thanh Lĩnh (Thanh Chương) cho thu nhập từ 60 đến 80 triệu đồng/ha/năm (2004-2006); mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa cưỡng ở xã Tam Hợp (Quỳ Hợp) cho thu nhập 53,8 triệu đồng/ha/năm (2005-2007).
Dự án “Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa cưỡng tại huyện Nghĩa Đàn” nhằm nâng cao hệ số sử dụng đất cũng như nâng cao thu nhập cho người dân trong huyện trên diện tích hơn 800ha đất lúa cưỡng phần lớn mỗi năm chỉ cấy được 1 vụ lúa (vụ mùa) do thiếu nước tưới, năng suất thấp (3-4 tấn/ha), các vụ khác hầu như bỏ hoang nên hệ số sử dụng đất thấp (1,29 lần), thu nhập bình quân chỉ đạt khoảng 12 triệu đồng/ha/năm.
Bước đầu dự án đã xác định được 3 công thức luân canh: Lạc xuân + lúa mùa sớm + dưa chuột vụ đông; Bí xanh vụ xuân + lúa mùa sớm + ngô vụ đông xuân; Đậu tương vụ xuân + lúa mùa sớm + ngô vụ đông xuân cho hiệu quả kinh tế đáng khích lệ. Vụ xuân năm 2010, dự án bố trí gieo 1 ha lạc xuân (giống L23) tại xã Nhgĩa An năng suất đạt 2,5 tấn/ha, ước tính thu nhập 30 triệu đồng/ha; trồng 2ha bí xanh (giống Nam Định) tại xã Nghĩa trung đạt năng suất bình quân 30 tấn/ha, ước thu nhập trên 70 triệu đồng/ha; gieo 2ha đậu tương xuân (giống DT 84) tại xã Nghĩa Hội, năng suất đạt 2 tấn/ha, cho thu nhập trên 20 triệu đồng/ha. Như vậy, việc chuyển đổi cây trồng trên đất lúa cưỡng ở Nghĩa Đàn chỉ tính trong vụ xuân 2010 đã mang lại mức thu nhập bình quân 36 triệu đồng/ha, cao gấp 3 lần so với 1 vụ lúa trước đây.
Khác với Nghĩa Đàn, hàng năm nhiều xã vùng Bích Hào thuộc huyện Thanh Chương thường có 2-3 tháng bị lũ lụt, 3-4 tháng bị hạn hán, chỉ sản xuất được 1 vụ lúa chính, hệ số sử dụng đất thấp (1,4 lần), thu nhập bình quân trong vùng mới chỉ đạt mức 17,6 triệu đồng/ha/năm, đời sống nông dân gặp nhiều khó khăn do đó dự án “Xây dựng mô hình chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cây trồng thích hợp cho vùng chậm lũ Bích Hào-huyện Thanh Chương” nhằm khắc phục tình trạng này. Dựa trên một số đặc điểm của cây trồng như: khả năng chống chịu lũ tốt, chống chịu hạn tốt, thời gian sinh trưởng ngắn, phù hợp với đất đai, khí hậu trong vùng, dự án đã xây dựng được 3 công thức luân canh là: Lúa xuân + lúa hè thu + ngô vụ đông; Lúa xuân + lúa hè thu + cá vụ đông; Lạc xuân + dưa hấu hè thu + dưa chuột hoặc rau vụ đông. Kết quả chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi ở vùng chậm lũ Bích Hào-Thanh Chương cho thấy:
Vụ đông 2009, dự án triển khai nuôi 2ha cá (trôi, mè, trắm, chép) tại vùng đồng Nẩy Làng, xã Thanh Xuân, đạt năng suất bình quân 0,4 tấn/ha, thu nhập 4 triệu đồng/ha. Nhờ tận dụng được nguồn thức ăn tàn dư trên cây lúa, người dân chỉ đầu tư giống nên lợi nhuận khá cao. Dự án trồng 2ha ngô vụ đông bằng các giống NK 66, CP 3Q năng suất 3 tấn/ha, cho thu nhập bình quân 12 triệu đồng/ha. Năm 2010 dự án triển khai cấy 3ha lúa xuân (các giống Q.Ưu 1 và Nhị Ưu 986) tại vùng đồng Nẩy Làng và Tam bảo, Cửa Trường (xã Thanh Mai) cho năng suất bình quân 5 tấn/ha, thu nhập khoảng 20 triệu đồng/ha. Trồng 3ha lạc xuân (L14 và L23) tại vùng Đồng Dạ (xã Thanh Hà) cho năng suất 2,5 tấn/ha, thu nhập bình quân 37 triệu đồng/ha. Như vậy mô hình này đạt mức thu nhập bình quân 50-60 triệu đồng/ha/năm, tăng 2-3 lần so với cơ cấu sản xuất trước đây.
Với các vùng đất cát, dự án đã triển khai “Hỗ trợ xây dựng mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp trên đất cát xã Diễn Phong, huyện Diễn Châu) với một số mô hình bằng 2 công thức luân canh: Dưa hấu xuân + dưa hấu hè thu + khoai tây vụ đông; Dưa hấu xuân + dưa hấu hè + bí xanh vụ đông. Vụ đông 2009, xã trồng 3ha khoai tây (giống Diamant của Hà Lan), đạt năng suất 10 tấn/ha, cho thu nhập 30 triệu đồng/ha. Trồng 2ha bí xanh (giống TN01 của Trang Nông), đạt năng suất 26 tấn/ha, cho thu nhập 52 triệu đồng/ha. Vụ xuân 2010 trồng 5ha dưa hấu (giống An Tiêm 119) đạt năng suất bình quân 10 tấn/ha, cho thu nhập 40 triệu đồng/ha.
Nhằm tận dụng các lợi thế về điều kiện tự nhiên và kinh nghiệm của nông dân trên vùng chuyên canh 2 vụ lúa/năm, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh bố trí dự án “ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất chuyên canh lúa theo hướng gia trại ở xã Đô Thành, huyện Yên Thành” bằng 2 mô hình trồng lúa nếp nguyên chủng và nuôi cá lóc thương phẩm. Vụ xuân 2010, dự án gieo cấy 5ha lúa nếp nguyên chủng (nếp N87) tại xóm Xuân Lai, cho năng suất 5,2 tấn/ha, cho thu nhập 37 triệu đồng/ha (giá bán thóc nếp 7.200 đồng/kg). Mô hình nuôi cá lóc thương phẩm trên diện tích 400m2 bắt đầu được triển khai từ tháng 3/2010. Đến nay cá sinh trưởng, phát triển tốt, dự kiến năng suất đạt 360 tấn/ha.
Theo đánh giá, kết quả bước đầu các dự án ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi ở 4 huyện Nghĩa Đàn, Thanh Chương, Diễn Châu và Yên Thành trong thời gian qua cho thấy: Chuyển dịch cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện sinh thái và tập quán canh tác của nông dân từng vùng là yêu cầu tất yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trên mỗi đơn vị diện tích canh tác. Quá trình chuyển đổi phải đi đôi với việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật và khoa học công nghệ trong thâm canh, đặc việt là sử dụng các giống có thời gian sinh trưởng phù hợp để né tránh thiên tai, các giống có tiềm năng năng suất cao, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt để hạn chế mức thấp nhất việc sử dụng phân hóa học và thuốc BVTV, qua đó nâng cao chất lượng nông sản, tạo ra các sản phẩm an toàn cho sức khỏe con người, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.
Bao Nong Nghiep Viet Nam
Hầu hết các dự án đều đạt được các mục tiêu đề ra nhằm tìm ra những cơ cấu phù hợp về giống cây trồng, vật nuôi, qui trình canh tác cho từng loại đất, từng địa phương để tăng hệ số sử dụng đất và nâng cao hiệu quả kinh tế trên mỗi đơn vị diện tích canh tác theo chủ trương phát động của Tỉnh ủy và UBND tỉnh về phong trào xây dựng cánh đồng thu nhập trên 50 triệu đồng/ha/năm. Thành công của các dự án là bài học kinh nghiệm để nhân rộng ra nhiều địa phương khác trên phạm vi toàn tỉnh trong thời gian tới.
Mô hình lạc phủ nilon + dưa hấu + rau (dưa chuột, bí xanh, dưa leo) ở xã Thanh Lĩnh (Thanh Chương) cho thu nhập từ 60 đến 80 triệu đồng/ha/năm (2004-2006); mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa cưỡng ở xã Tam Hợp (Quỳ Hợp) cho thu nhập 53,8 triệu đồng/ha/năm (2005-2007).
Dự án “Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa cưỡng tại huyện Nghĩa Đàn” nhằm nâng cao hệ số sử dụng đất cũng như nâng cao thu nhập cho người dân trong huyện trên diện tích hơn 800ha đất lúa cưỡng phần lớn mỗi năm chỉ cấy được 1 vụ lúa (vụ mùa) do thiếu nước tưới, năng suất thấp (3-4 tấn/ha), các vụ khác hầu như bỏ hoang nên hệ số sử dụng đất thấp (1,29 lần), thu nhập bình quân chỉ đạt khoảng 12 triệu đồng/ha/năm.
Bước đầu dự án đã xác định được 3 công thức luân canh: Lạc xuân + lúa mùa sớm + dưa chuột vụ đông; Bí xanh vụ xuân + lúa mùa sớm + ngô vụ đông xuân; Đậu tương vụ xuân + lúa mùa sớm + ngô vụ đông xuân cho hiệu quả kinh tế đáng khích lệ. Vụ xuân năm 2010, dự án bố trí gieo 1 ha lạc xuân (giống L23) tại xã Nhgĩa An năng suất đạt 2,5 tấn/ha, ước tính thu nhập 30 triệu đồng/ha; trồng 2ha bí xanh (giống Nam Định) tại xã Nghĩa trung đạt năng suất bình quân 30 tấn/ha, ước thu nhập trên 70 triệu đồng/ha; gieo 2ha đậu tương xuân (giống DT 84) tại xã Nghĩa Hội, năng suất đạt 2 tấn/ha, cho thu nhập trên 20 triệu đồng/ha. Như vậy, việc chuyển đổi cây trồng trên đất lúa cưỡng ở Nghĩa Đàn chỉ tính trong vụ xuân 2010 đã mang lại mức thu nhập bình quân 36 triệu đồng/ha, cao gấp 3 lần so với 1 vụ lúa trước đây.
Khác với Nghĩa Đàn, hàng năm nhiều xã vùng Bích Hào thuộc huyện Thanh Chương thường có 2-3 tháng bị lũ lụt, 3-4 tháng bị hạn hán, chỉ sản xuất được 1 vụ lúa chính, hệ số sử dụng đất thấp (1,4 lần), thu nhập bình quân trong vùng mới chỉ đạt mức 17,6 triệu đồng/ha/năm, đời sống nông dân gặp nhiều khó khăn do đó dự án “Xây dựng mô hình chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cây trồng thích hợp cho vùng chậm lũ Bích Hào-huyện Thanh Chương” nhằm khắc phục tình trạng này. Dựa trên một số đặc điểm của cây trồng như: khả năng chống chịu lũ tốt, chống chịu hạn tốt, thời gian sinh trưởng ngắn, phù hợp với đất đai, khí hậu trong vùng, dự án đã xây dựng được 3 công thức luân canh là: Lúa xuân + lúa hè thu + ngô vụ đông; Lúa xuân + lúa hè thu + cá vụ đông; Lạc xuân + dưa hấu hè thu + dưa chuột hoặc rau vụ đông. Kết quả chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi ở vùng chậm lũ Bích Hào-Thanh Chương cho thấy:
Vụ đông 2009, dự án triển khai nuôi 2ha cá (trôi, mè, trắm, chép) tại vùng đồng Nẩy Làng, xã Thanh Xuân, đạt năng suất bình quân 0,4 tấn/ha, thu nhập 4 triệu đồng/ha. Nhờ tận dụng được nguồn thức ăn tàn dư trên cây lúa, người dân chỉ đầu tư giống nên lợi nhuận khá cao. Dự án trồng 2ha ngô vụ đông bằng các giống NK 66, CP 3Q năng suất 3 tấn/ha, cho thu nhập bình quân 12 triệu đồng/ha. Năm 2010 dự án triển khai cấy 3ha lúa xuân (các giống Q.Ưu 1 và Nhị Ưu 986) tại vùng đồng Nẩy Làng và Tam bảo, Cửa Trường (xã Thanh Mai) cho năng suất bình quân 5 tấn/ha, thu nhập khoảng 20 triệu đồng/ha. Trồng 3ha lạc xuân (L14 và L23) tại vùng Đồng Dạ (xã Thanh Hà) cho năng suất 2,5 tấn/ha, thu nhập bình quân 37 triệu đồng/ha. Như vậy mô hình này đạt mức thu nhập bình quân 50-60 triệu đồng/ha/năm, tăng 2-3 lần so với cơ cấu sản xuất trước đây.
Với các vùng đất cát, dự án đã triển khai “Hỗ trợ xây dựng mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp trên đất cát xã Diễn Phong, huyện Diễn Châu) với một số mô hình bằng 2 công thức luân canh: Dưa hấu xuân + dưa hấu hè thu + khoai tây vụ đông; Dưa hấu xuân + dưa hấu hè + bí xanh vụ đông. Vụ đông 2009, xã trồng 3ha khoai tây (giống Diamant của Hà Lan), đạt năng suất 10 tấn/ha, cho thu nhập 30 triệu đồng/ha. Trồng 2ha bí xanh (giống TN01 của Trang Nông), đạt năng suất 26 tấn/ha, cho thu nhập 52 triệu đồng/ha. Vụ xuân 2010 trồng 5ha dưa hấu (giống An Tiêm 119) đạt năng suất bình quân 10 tấn/ha, cho thu nhập 40 triệu đồng/ha.
Nhằm tận dụng các lợi thế về điều kiện tự nhiên và kinh nghiệm của nông dân trên vùng chuyên canh 2 vụ lúa/năm, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh bố trí dự án “ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất chuyên canh lúa theo hướng gia trại ở xã Đô Thành, huyện Yên Thành” bằng 2 mô hình trồng lúa nếp nguyên chủng và nuôi cá lóc thương phẩm. Vụ xuân 2010, dự án gieo cấy 5ha lúa nếp nguyên chủng (nếp N87) tại xóm Xuân Lai, cho năng suất 5,2 tấn/ha, cho thu nhập 37 triệu đồng/ha (giá bán thóc nếp 7.200 đồng/kg). Mô hình nuôi cá lóc thương phẩm trên diện tích 400m2 bắt đầu được triển khai từ tháng 3/2010. Đến nay cá sinh trưởng, phát triển tốt, dự kiến năng suất đạt 360 tấn/ha.
Theo đánh giá, kết quả bước đầu các dự án ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi ở 4 huyện Nghĩa Đàn, Thanh Chương, Diễn Châu và Yên Thành trong thời gian qua cho thấy: Chuyển dịch cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện sinh thái và tập quán canh tác của nông dân từng vùng là yêu cầu tất yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trên mỗi đơn vị diện tích canh tác. Quá trình chuyển đổi phải đi đôi với việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật và khoa học công nghệ trong thâm canh, đặc việt là sử dụng các giống có thời gian sinh trưởng phù hợp để né tránh thiên tai, các giống có tiềm năng năng suất cao, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt để hạn chế mức thấp nhất việc sử dụng phân hóa học và thuốc BVTV, qua đó nâng cao chất lượng nông sản, tạo ra các sản phẩm an toàn cho sức khỏe con người, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.
Bao Nong Nghiep Viet Nam
Last edited: