Thảo luận Bài thuốc dân gian trị bệnh cho Gà

tải xuống (5).jpg Ngày xưa ông bà nuôi gà chỉ cho ăn hành lá và tỏi để ngừa bệnh, nay thuốc kháng sinh và thú y nhiều nên mất dần cây thuốc dân gian (nhất là những tồn dư độc hại trong thuốc kháng sinh, thú y mang lại). Tìm hiểu thấy hay nên share cho bà con xem thế nào, nếu có gì mọi người góp ý thêm cho

TRỊ BỆNH GÀ

Cây thuốc được sắc cho uống hoặc trộn vào thức ăn. Liều lượng nêu dưới đây thường được dùng cho 10 gà lớn, 20 gà giò hoặc 40 gà con theo mẹ.
Bệnh bạch lỵdo Salmonella pullorum
Lá lốt (16g) + ngãi cứu (16g) + lá xoài (12g) + lá trầu không (12g)
Bệnh hô hấp mãn tính (CRD)
Ba chẽ (20g) + ké đầu ngựa (12g) + trắc bá diệp (16g)+hương nhu (16g)+lá nha đam (12g) Dịch tả gà (Newcastle)
Các thảo dược sau được dùng phòng bệnh tương đối hiệu quả:
- Rễ cây lốt (20g) + gừng khô (15g) + gừng tươi (1 củ to) + xương truật (15g)
- Lá tía tô (15g) + xương bồ (10g) + hoàng nàn chế (15g)+ bạc hà (10g)+ hương phụ (10g)
- Sa nhân (10g) + chỉ xác (10g) + nhục đậu khấu (15g) + quế chi (5g) + hoàng liên (20g) + lô hội (2g)
-Trắc bá diệp (16g) + nọc sởi (16g) + chút chít (16g) + hoàng đằng (12g)
- Hoa kinh giới (50g)+lá tía tô (25g)+kim ngân hoa (25g)+liên kiều (25g)+bạc hà (25g)
Bệnh toi gà(tụ huyết trùng)
Than gỗ (3 cục bằng ngón tay) + gừng sống (3 lát) + tiêu hột (8 hột) + tỏi (3 tép)
Bên cạnh đó, vịt bị toi dùng lá ngãi cứu + hương nhu đốt xông đầu hướng gió cho vịt và xông thuốc nhiều lần trong thời gian có dịch cũng cho hiệu quả tốt.
 


Last edited by a moderator:
nhữ cái đó em biết cách đây 3 năm rồi nhưng chưa thử nhiệm không biết sẽ thế nào nhưng em nghĩ những bài thuốc đó chỉ có thể phòng bệnh thôi chứ chữa bệnh thì chắc không ổn
Uh, ko trị dứt điểm dc đâu bạn, thuốc dân gian phòng bệnh là chính, nhưng nếu chớm bệnh vẫn có thể trị dc 1 số bệnh nhẹ,vấn đề này theo mình thì chỉ có dân nhà vườn mới hiểu rõ, còn bài thuốc a Ngọc cho phải tìm hiủ, thử nghiệm mới ok, ai tin thì theo bởi sách vở rõ ràng mà, mong mà kiếm dc tài liệu như vậy hjhj
 


Uh, ko trị dứt điểm dc đâu bạn, thuốc dân gian phòng bệnh là chính, nhưng nếu chớm bệnh vẫn có thể trị dc 1 số bệnh nhẹ,vấn đề này theo mình thì chỉ có dân nhà vườn mới hiểu rõ, còn bài thuốc a Ngọc cho phải tìm hiủ, thử nghiệm mới ok, ai tin thì theo bởi sách vở rõ ràng mà, mong mà kiếm dc tài liệu như vậy hjhj

Bạn có thể gửi bài thuốc dân gian dùng trong chăn nuôi cho mình với, Cảm ơn anh rất nhiều!
mail: vosang2105@yahoo.com
 
Bài viết rất bổ ích nhưng thật sự e chẳng tìm đủ được mấy thứ trên
 
Gửi cho e nữa nha. Cảm ơn a nhiều. rongvang249@yahoo.com
xong oy, kiểm tra mail nha bạn
Bạn có thể gửi bài thuốc dân gian dùng trong chăn nuôi cho mình với, Cảm ơn anh rất nhiều!
mail: vosang2105@yahoo.com
kiểm tra mail nha bạn
nhữ cái đó em biết cách đây 3 năm rồi nhưng chưa thử nhiệm không biết sẽ thế nào nhưng em nghĩ những bài thuốc đó chỉ có thể phòng bệnh thôi chứ chữa bệnh thì chắc không ổn
cũng có thể, tuy nhiên hiệu quả chưa cao, hơn nữa có ai dám đem bầy gà mình ra thử nghiệm đâu hjhj, một số cây cỏ như nghệ, gừng, tỏi, xả ... thì mình vẫn đang xài nhưng cũng chỉ phòng ngừa là chính
 
xong oy, kiểm tra mail nha bạn

kiểm tra mail nha bạn

cũng có thể, tuy nhiên hiệu quả chưa cao, hơn nữa có ai dám đem bầy gà mình ra thử nghiệm đâu hjhj, một số cây cỏ như nghệ, gừng, tỏi, xả ... thì mình vẫn đang xài nhưng cũng chỉ phòng ngừa là chính
E nhận được rui . Cảm ơn anh nhiều nha. Chúc anh thành công nhé.
 
Cảm ơn bạn đã chia sẻ thông tin quý báu. Lưu lại để mai mốt cần dùng.
 
Lang thang vào Farmvina, thấy cái này cũng hay nè Bình nhỏ, mai mới nhập giống về, cùng thử nghiệm nha:

Nuôi gà sinh sản: Những điều có thể bạn chưa biết

Như các bạn đã biết, để nuôi gà sinh sản siêu thịt, ở nước ta đã nhập một số giống gà ông, bà, bố, mẹ hướng thịt để tạo ra gà broiler, như gà ISA-MPK30, gà AA, gà Lohman, gà Ross … Dưới đây Farmvina xin chia sẻ về các “tuyệt chiêu” giúp bà con nắm vững các kiến thức và kinh nghiệm giúp nuôi gà sinh sản thành công vượt trội.

Kỹ thuật nuôi gà con 0-6 tuần tuổi: Gà con sinh trưởng nhanh, trao đổi chất mạnh, vì vậy thức ăn cho gà con phải đầy đủ về số lượng và chất lượng. Các nguyên liệu để sản xuất thức ăn phải tốt. Tuy nhiên, phải khống chế khối lượng cơ thể và thức ăn ngay từ tuần tuổi thứ 2 – thứ 3, và nuôi tách riêng trống mái ngay từ 1 ngày tuổi.

Kỹ thuật nuôi gà hậu bị 7-20 tuần tuổi: Đặc điểm gà giai đoạn này tiếp tục tăng trưởng nhanh, nhưng tích luỹ mỡ nhiều (nhanh béo). Nuôi gà hậu bị đẻ khác với nuôi gà giò thịt (broiler) là: Gà không béo, thân hình phải gọn nhẹ, ngăn phát dục sớm, để khi lên đẻ cho sản lượng trứng cao và nở tốt. Vì vậy, cần áp dụng chế độ ăn hạn chế thức ăn cả về chất và lượng, và khống chế độ chiếu sáng – giảm thời gian và cường độ chiếu sáng trong ngày. Chu vi máng ăn gần gấp 2 lần so với gà thịt. Để tránh những con khoẻ tranh hết thức ăn của con yếu hơn, khi mà lượng thức ăn hạn chế (chỉ còn 65-70% ăn tự do), từ đó làm tăng độ đồng đều của đàn gà hậu bị đẻ, số lượng gà chọn lên để nhiều hơn.

Kỹ thuật nuôi gà đẻ 21-66 (hoặc 70) tuần tuổi:
+ Để khởi động vào thời điểm gà từ 21-23 tuần tuổi: Giai đoạn này gà vừa ăn hạn chế xong nên số lượng thức ăn cho gà phải tăng từ từ. Sở dĩ phải quan tâm đàn gà bắt đầu vào đẻ, vì đàn gà hậu bị phải ăn hạn chế, có thể gầy nhỏ, chưa hoàn chỉnh về mặt sinh lý cơ thể, chuẩn bị cho giai đoạn đẻ cao. Tuy nhiên, chất lượng thức ăn như protein, năng lượng … lại phải tăng cao hơn so với gà hậu bị và gà đẻ sau 24 tuần tuổi. Gà trống và gà mái phải nuôi tách riêng.
+ Giai đoạn đẻ 24-60 (hoặc 70) tuần tuổi: Giai đoạn này, gà mới chính thức cho sản phẩm. Gà 24-40 tuần tuổi, hầu như đã thành thục hoàn toàn, tăng trọng không đáng kể nên thức ăn phải đảm bảo cho sản xuất trứng cao. Để đạt được tỷ lệ đẻ, số gà con giống/1 mái cao phải đảm bảo số lượng và chất lượng thức ăn cho gà theo tỷ lệ (số lượng thức ăn ở giai đoạn này là cao nhất, nhưng chất lượng có thấp hơn giai đoạn khởi động), đảm bảo các tiêu chuẩn mật độ nuôi, mật độ máng ăn, máng uống, thời gian và cường độ chiếu sáng, chống nóng. Gà 41-64 tuần tuổi, đẻ giảm dần, tích mỡ bụng nhiều nên cần giảm cả số lượng và chất lượng thức ăn cung cấp cho gà.
Để nuôi gà sinh sản siêu thịt tốt, chúng ta cần lưu ý đến những kinh nghiệm sau:

Những điều cần chú ý khi chăm sóc gà mái đẻ
· Không nuôi tiếp gà đẻ ở chuồng gà giò, vì chuồng nuôi đã bị ô nhiễm nặng.
· Không thả gà trống vào đàn gà mái trước 24 tuần tuổi.
· Không để gà đẻ 5% trước 24 tuần tuổi, và 26 tuần tuổi.
· Cho gà trống ăn tách riêng mái nhờ hệ thống chụp máng ăn gà mái, còn gà trống treo cao hơn đầu gà mái.
· Chế độ thông thoáng đảm bảo, vì cường độ hô hấp của gà đẻ cao hơn gà thường.
· Định kỳ thay đệm lót ổ đẻ tuần/lần.
· Thu trứng 1 giờ/lần vào buổi sáng, 2 giờ/lần vào buổi chiều.
· Không để gà mái đứt bữa ăn uống. Đặc biệt vào mùa hè phải tăng gấp 1,5 lần so với mùa đông.
· Vào mùa hè cần có hệ thống chống nóng: quạt, phun mưa trên mái.
· Vào mùa nóng cho gà ăn vào sáng sớm (5-6 giờ), ăn và chống nắng. Tăng mức protein thô 1,5% – 2% tăng 100-150Kcal ME/kg thức ăn.
· Khi bắt đầu mùa nóng 2-3 ngày, không được tăng năng lượng và protein ngay, sáng ngày thứ 4 mới tăng …
· Điều chỉnh mức ăn theo tỷ lệ thuận với tỷ lệ đẻ.
· Cung cấp 14g sỏi nhỏ đường kính trên dưới 0,5cm/gà/tháng giúp tiêu hoá thức ăn cho gà.
· Hai tuần cân thử gà một lần (cân 20-30% tổng số gà), để kiểm tra khối lượng cơ thể: Nếu vượt thì giảm 5g thức ăn/con, nếu giảm thì tăng 5g thức ăn/con. Không để vượt quá khối lượng cơ thể chuẩn.

Những điều cần chú ý nuôi đàn gà trống giống
Đàn gà trống có vai trò quan trọng trong việc duy trì và nâng cao tỷ lệ trứng có phôi, tỷ lệ ấp và số con 1 ngày tuổi/mái đẻ. Vì vậy cần chú ý những vấn đề sau:
· Nuôi tách riêng trống và mái từ 1-164 ngày (24 tuần).
· Gà trống vào phối giống lưu ý phải cùng tuổi với gà mái.
· Cho gà ăn hạn chế ngay sau 2 tuần tuổi. Không để gà trống béo, nhưng cũng không để gà gầy yếu (nhất là chân).
· Cân mẫu 2 tuần/lần để kiểm tra khối lượng cơ thể …
· Bổ sung vitamin ADE, B 3 lần/tuần.
· Rải thóc ra nền, để gà bới giúp cho chân khoẻ, với số lượng 5-10g/con/ngày được trừ vào tiêu chuẩn ăn.
· Gà 14-15 tuần tuổi được cắt móng chân thứ 3 về phía lườn để hạn chế làm rách lưng gà mái.
· Khi gà được 16 tuần tuổi, mào đã dựng đỏ là gà trống thành thục tốt. Tốt nhất nên tiến hành loại những con gà chân yếu, mào chun tái, mắt kém, lông xù.
· Ghép 1 con trống với 8-10 con mái (lưu ý dự trữ gà trống để phòng trường hợp gà bị chết, bị loại). Không để gà vượt quá khối lượng cơ thể chuẩn.
Công việc theo dõi sản xuất và sức khoẻ đàn gà phải được làm thường xuyên: tốt nhất người phụ trách chăn nuôi phải có sổ sách theo dõi sản xuất trứng, tiêu tốn thức ăn, số gà chết loại hàng ngày. Có sổ theo dõi bệnh tật, mổ khám, phòng trị bệnh cho gà (ngày nào tiêm phòng vác-xin, ngày nào chữa trị bệnh …).
Với các “tuyệt chiêu” được ghi chép kỹ lưỡng như trên, Thư viện nông nghiệp Farmvina hi vọng bạn đã tích luỹ được những kinh nghiệm quý giá giúp nuôi gà sinh sản siêu thịt.Tuyệt chiêu nuôi gà sinh sản siêu thịt cần biết!

Công thức khẩu phần ăn nuôi gà

Nuôi gà thả vườn mỗi khi cần cho ăn, ta chỉ cần vốc ít nắm lúa hoặc bắp, gạo, thậm chí cơm nguội rải ra sân cho bầy gà bu lại giành ăn, coi như xong bữa. Thế nhưng, nuôi gà công nghiệp, nuôi nhốt một chỗ trong chuồng, cả ngày chúng không thể tìm được thức gì ăn ngoài khẩu phần ăn của chủ nuôi cung cấp.
Nếu khẩu phần ăn đó đủ chất bổ dưỡng với tỷ lệ pha trộn hợp lý giữa các chất đạm, bột đường, chất béo, khoáng chất, vitamin thì gà sẽ sinh trưởng tốt, khỏe mạnh, lớn nhanh, đẻ sai, trứng lớn.
Ngược lại, nếu khẩu phần ăn pha trộn cẩu thả, được chất này thiếu chất khác, thứ quá thừa thứ lại quá thiếu thì gà ăn vào sẽ bị ốm đau, bệnh tật, trống mái sinh sản đều không tốt.
Điều đó cho ta thấy, nuôi gà công nghiệp phải thường xuyên theo dõi sức khỏe của gà qua từng giai đoạn phát triển ra sao để theo đó mà tính khẩu phần ăn nuôi chúng cho hợp lý, cho có lợi. Vì gà có khỏe mạnh, chóng lớn, đẻ sai thì chủ nuôi mới thu được nhiều lời.
Nuôi gà công nghiệp ta cần biết nhu cầu về chât đạm và chất bột đường của gà ra sao để cho chúng ăn đúng mức.
Nhu cầu về chất đạm trong khẩu phần gà được tính như sau:
· Gà vài ba tuần tuổi: từ 19 đến 21 phần trăm
· Gà giò: 18 phần trăm
· Gà đẻ: từ 16 đến 17 phần trăm
· Gà thịt: từ 12 đến 15 phần trăm
(Xin được lưu ý: khẩu phần ăn của gà có tỷ lệ đạm quá cao sẽ có hại cho sức khỏe của gà, có thể giết chết nó. Nhưng, nếu thức ăn có tỷ lệ đạm thấp, gà sẽ ốm yếu, bệnh tật, tăng trưởng chậm).
Nhu cầu về chất bột đường trong khẩu phần ăn của gà được tính như sau:
· Gà vài ba tuần tuổi: từ 40 đến 45 phần trăm
· Gà giò: từ 50 đến 55 phần trăm
· Gà trưởng thành: từ 54 đến 60 phần trăm
· Gà đẻ: từ 50 đến 55 phần trăm
· Gà thịt: từ 60 đến 65 phần trăm
Xin được lưu ý thêm là tỷ lệ chất bột đường trong khẩu phần ăn của gà cần phải tính toán cho hợp lý: nếu thiếu sẽ không cung cấp đủ nhiệt lượng cho gà khiến gà còi cọc, chậm lớn. Ngược lại nếu tỷ lệ chất bột đường dư thừa thì sẽ sinh ra lớp mỡ dự trữ khiến gà bị mập. Như vậy nuôi gà thịt thì có lợi, còn gà mái đẻ thì nân, trống cũng giảm khả năng đạp mái.

Tính khẩu phần thức ăn nuôi gà
Đến đây, chúng ta đã biết đến thành phần các chất cần thiết trong khẩu phần ăn của gà gồm có những gì, và nguyên liệu để pha chế gồm có những gì. Đồng thời cũng nắm rõ nhu cầu ăn uống của gà ra sao từng giai đoạn phát triển tốt. Từ đó, ta có thể tự tìm ra một công thức về khẩu phần ăn thích hợp đối với từng loại gà.
Nên tự khắt khe với chính mình trong việc chọn lựa một công thức về khẩu phần hợp lý nhất, bằng cách đặt ra nhiều câu hỏi, rồi sau đó tự tìm lấy cây trả lời. Chẳng hạn:
· Liệu chất đạm trong công thức có thiếu không?
· Liệu chất bột đường có dư thừa lắm không?
· Có tăng thêm khoáng chất cho gà con không?
· Có nên bớt cám thay tấm?
Khi có sự cân nhắc, đắn đo, ta có thể dễ dàng tìm được cho mình công thức thích nghi đển nuôi gà. Farmvina xin đơn cử vài ví dụ:

Công thức khẩu phần ăn cho gà con:
· Bột bắp: 30%
· Cám gạo: 20%
· Tấm gạo: 14%
· Bột cá: 14,5%
· Bánh dầu: 10%
· Mày đậu xanh: 10%
· Bột xương: 0,5%
· Bột sò: 0,5%
· Muột bọt: 0,5%
· Tổng: 100%

Công thức khẩu phần ăn cho gà đẻ:
· Bột bắp: 45%
· Cám gạo: 20%
· Bột thịt: 8%
· Bột cá: 7%
· Bánh dầu: 10%
· Bánh dầu dừa: 7%
· Bột xương: 0,5%
· Bột sò: 2%
· Muối bọt: 0,55
· Tổng: 100%

Công thức khẩu phần ăn cho gà thịt:
· Bột bắp: 50%
· Cám gạo: 28%
· Bột cá: 5%
· Bánh dầu: 10%
· Bánh dầu dừa: 5%
· Bột xương: 0,5%
· Bột sò: 1%
· Muối bọt: 0,5%
· Tổng: 100%

Công thức khẩu phần ăn cho gà giò:
· Bột bắp: 40%
· Cám gạo: 20%
· Tấm gạo: 10%
· Bột cá: 5%
· Bột thịt: 5%
· Bánh dầu 10%
· Bánh dầu dừa: 8%
· Bột xương: 1%
· Vôi chết: 0,5%
· Muối bọt: 0,5%
· Tổng: 100%

Khi đã bằng lòng với công thức mà mình đã ưng ý chọn ra, ta dùng cân để cân từng thành phần thực phẩm cho đúng cân lượng, sau đó mới trộn thật đều.
Có điều Farmvina xin lưu ý các bạn là mọi nguyên liệu nên xay nhuyễn thành bột như nhau, tránh trong thức ăn (cám gà) có hột to hột nhỏ.
Vì theo bản tính cố hữu của loài gà, con nào cũng lựa ăn hột to trước, sau đó nếu còn đói mới ăn hột nhỏ, mà thông thường chính những hột nhỏ này mới chứa nhiều chất bổ dưỡng cần thiết cho sự tăng trưởng của gà.
Riêng muối bọt là muối hột rang lên rồi đâm nhuyễn ra (dùng muối iod bán ngoài thị trường cho gà ăn rất tốt).
Việt Chương
 
Last edited by a moderator:
Kỹ thuật nuôi gà con 0-6 tuần tuổi: Gà con sinh trưởng nhanh, trao đổi chất mạnh, vì vậy thức ăn cho gà con phải đầy đủ về số lượng và chất lượng. Các nguyên liệu để sản xuất thức ăn phải tốt. Tuy nhiên, phải khống chế khối lượng cơ thể và thức ăn ngay từ tuần tuổi thứ 2 – thứ 3, và nuôi tách riêng trống mái ngay từ 1 ngày tuổi.
Ok anh, hay nè, mà cái đoạn em bôi đen-in nghiêng có vẻ ko ổn hjx hjx
 
Ok anh, hay nè, mà cái đoạn em bôi đen-in nghiêng có vẻ ko ổn hjx hjx
uh, 01 ngày tuổi thì phải có chuyên gia mới phân biệt được, có lẽ là 01 tháng tuổi mà họ gõ nhầm.
Uh, vậy nên e mới nói lựa trống khó, mua giống phải nhỏ và cùng cỡ mới ko đá nhau, e tính theo tỉ lệ 1 trống-7, 8 mái, a thấy dc ko. Máy ấp e mua a ơi, mua về xài thử oy theo đó mà chế máy bự hơn, ko tự làm từ đầu vì phải chỉnh sửa hơi lâu mà e đi làm suốt hjhj
Giống chọi trống nè @Bình nhỏ, thử liên hệ xem. http://hatthocvang.com/san-pham-chi-tiet/ga-choi-thuan-phoi-giong_475.aspx
 
gà này lai đòn Bình Định a ơi, e thì lai gà nòi - lông - cựa nam bộ, giống gà họ bán ít lông, lớn lên cổ trọc, da đỏ ... dân miền nam ko chuộng lắm
để e kiếm vài bầy rồi up hình con và bố mẹ a coi, tiêu chuẩn là to, lườn đầy, đủ hình của 1 con gà cựa miền nam mới được, do gà mái mình hơi xấu, xong giữ f1 làm bổn lun hjhjhj
 
Cho mình xin 1 file vơi ah, cảm ơn bạn rất nhiều!
eptabinh@yahoo.com
đúng oy, để mình gửi cho bạn ấy 1 bộ lun

bạn đưa địa chỉ mail đây, có bài thuốc dân gian của a Nguyên Ngọc cho hay lắm nè
Chào a
Mình là thành viên mới, cũng đang rất quan tâm về chủ đề này. Tài liệu gửi qua mail:eptabinh@yahoo.com giúp mình với!
Rất mong bạn chia sẻ. Thanks b!
 
Mùa này nếu nuôi nhỏ lẻ bạn kiếm trái đu đủ dầu đập nhỏ cho gà con ăn phòng bệnh cúm (gà bị gù) cũng hay lắm đó. Cây này trong nam nhiều, ko bít ngoài trung và bắc có ko
đu đủ dầu là đu đủ gì zậy anh? e cũng thích mảng thuốc nam trị bệnh cho gia súc, gia cầm.
 


Back
Top