Bài toán kinh tế nuôi chim bồ câu pháp

  • Thread starter f999
  • Ngày gửi
Tôi muốn nuôi chim bồ câu làm kinh tế nên đọc nhiều trên mạng về nuôi chim bồ câu. xem thì hay cả. có mấy thắc mắc mong mọi người cho ý kiến
Nói trừ chi phí 1 cặp bồ câu đẻ lãi 600 000, 00 đồng cặp/ năm 2010 ( sơn dương -Tuyên quang ) tôi tạm tính thế này
Nếu chưa khấu hao chuồng trại, thiêt bi, dụng cụ, giống, nhân công thì một cặp bố mẹ 1 năm nếu bình thường thì
Chi: ăn 50 kg x 10.000,00 = 500.000,00 đ ( Định lương theo T/ L viện giống gia cầm thụy phương)
phụ chi = 20.000,00 đ
cộng = 520.000,00 đ
thu: 8 cặp chim thịt x 100.000,00 = 800.000,00 đ x 80 % = 640.000,00 đ ( lấy tỷ lệ sinh sản 80 % )
chênh lệch thu chi 640000, -520000, = 120.000,00 đ

Mời các Bác phản biện. Bác nào đã từng nuôi chim bồ câu pháp Hạch toán giúp và Xác minh xem cách hạch toán trên đây đã đầy đủ và đúng chưa.
Trân trọng cảm ơn.
 


Bác nói thế không chuẩn rồi, bác thử so sánh 1 con cho ăn gạo lức và 1 con cho ăn thóc xem thế nào. Vấn đề thêm chất thì đã có khoáng chất cho bồ câu rồi bác ạ.
 


- Vấn đề con người can thiệp vào đút cám sẽ làm chim trưởng thành kém ở khoản nuôi con em chưa có điều kiện kiểm nghiệm tuy nhiên theo cá nhân em nó đã trở thành 1 bản năng nuôi con hoặc là được truyền gien từ bố mẹ, nên bố mẹ nuôi tốt ắt hẳn chim non sau này cũng sẽ vậy chứ có phải do bắt chước đâu

Đúng là việc sinh nở, ấp trứng, nuôi con,... là do bản năng của mỗi loài động vật, nhưng qua thực tế áp dụng ở trại mình thì thấy hiệu quả không như ý muốn và chất lượng con giống cũng không tốt lắm (Vì mình đã áp dụng rồi nhưng thấy không hiệu quả cao nên không áp dụng nữa. Nếu bà con hoặc anh, chị nào có cách nào hiệu quả hơn thì tư vấn thêm để mọi người cùng học hỏi).


Về vấn đề thức ăn, giá thức ăn, giá bán... chắc mọi người tính đều đúng. Tuy nhiên khi nuôi sẽ có vấn đề không tính được chính xác gây giảm doanh thu :
- Các bác đều tính toán trên cơ sở đàn đã ổn định, chim bố mẹ đã được chọn lựa
- các Bác không thể tính hết tỷ lệ các cặp chim không tốt như đẻ ít, ấp không tốt, trứng không tốt
- quá trình nuôi và chọn lọc chim bố mẹ cũng mất thời gian 5-8 tháng, đây là thời gian nuôi không có lãi

Thật ra nếu nuôi khoảng 200 cặp chim bố mẹ thì tỷ lệ những cặp bố mẹ "chưa tốt" cũng không nhiều (khoảng 5 - 10%) nên cũng không có vấn đề gì lớn. Đương nhiên, khi chúng ta nuôi bồ câu thì chúng ta có ít nhất 8 tháng làm việc mà không có lãi (vì giai đoạn này chim chỉ có ăn mà chưa ra sản phẩm hoặc có sản phẩm nhưng chưa nhiều). Nhưng sau thời gian đó thì chúng ta bắt đầu thu hoạch liên tiếp khi chim bố mẹ đã đẻ, ấp trứng và nuôi con ra ràng tốt.


cho em xin thăc mắc ngoài lề 1 chút đó là khi chim ấp đến ngày thứ 10, thì bị chim ỉa chảy vào ướt trứng, em phát hiện kịp thời và lau sạch, không biết cặp trứng này có hư không ! Em xin cảm ơn, khi em soi đèn thì trứng đã đen không còn thấy mạch máu nữa, em nghĩ nó đã thành con, nên không biết thế nào.

Thông thường trứng đến ngày thứ 10 thì có 1 số trường hợp chúng ta soi trứng vẫn còn thấy trứng có chỉ máu màu đỏ. Tuy nhiên, nếu nhìn vào trứng, chúng ta có thể biết trứng hị hư hoặc không hư (màu sắc, trứng có bóng, láng hay không,...). Theo mình thì nếu a nuôi số lượng nhiều thì lấy trứng này cho chim bố mẹ khác ấp giùm, thay đổi vật dụng lót ổ đẻ và chuẩn bị cho cặp trứng tiếp theo (Vì khi lấy trứng bồ câu ra thì khoảng 10 - 15 ngày sau, chim bố mẹ đẻ tiếp).

---------------------------------------
Tôi không nuôi bồ câu, nhưng tôi có nuôi gà. Tôi đã sử dụng cám gà của Cargill, Japfa, Dabaco. Theo Tôi Anh không nên dùng cám cargill để nuôi bồ câu vì:
- Giá thành cám của Cargill quá cao
- Cám Cargill chỉ mạnh về cám lợn (cám đỏ cho lợn tập ăn và cám thuốc), còn cám gà của Cargill chất lượng còn nhiều hạn chế.
Nếu A có điều kiện thì nên nuôi con Bồ câu bằng cám của Japfa hoặc cám của Dabaco. Giá thành của Japfa cao hơn Dabaco, chất lượng đỉnh cao chỉ sau mỗi CP. Dabaco giá vừa phải chất lượng gần bằng Japfa và hơn Cargill. Nếu A dùng cám 5202 của Cargill thì A nên dùng cám D57 của Dabaco (giá 250.000đ/bao).
Chúc A thanh công.

Trước hết cảm ơn anh vì tư vấn cho mình loại cám thích hợp. Vấn đề này mình cũng sẽ nghiên cứu thêm, nhưng thực tế là trước đây mình đã có nghiên cứu, thay đổi loại cám cho bồ câu nhưng đều thấy không tốt bằng Cagrill nên mình mới quyết định dùng Cagrill. Trong năm 2012, mình cố gắng lắp đặt 01 dây chuyền sản xuất cám mini phục vụ cho trang trại của mình vì mình đã có công thức cám cho bồ câu rồi (thậm chí là công thức cho bồ câu non, bồ câu đang lớn, bồ câu bố mẹ, cám tùy thuộc vào thời tiết nóng, lạnh,...).

Cho bồ câu ăn gạo lức, thì không bằng cho ăn thóc.
Bồ câu ăn gạo thì phải ăn thêm sỏi đá để nghiền gạo,
nhưng ăn thóc thì thóc nghiền lẫn nhau trong diều.
*
Điểm nữa là bồ câu có khả năng ăn thức ăn tươi sống
như Thóc, Đỗ, Ngô mà không cần xay nghiền. Các bạn
mua cám, thì đã mất một số tiền cho xưởng xay cám,
trong khi bồ câu khoái ăn thức ăn tự nhiên hơn.
Chẳng nói thì ai cũng biết cám để lâu thì mất chất
rất nhanh, nhưng Thóc, Đỗ, Ngô thì có thể để 1 năm
vẫn gieo nảy mầm tốt, sức sống giồi giào trong đó.
*

Về vấn đề gạo lức hay thóc, như anhmytran có nói cũng chính xác. Tuy nhiên, có 1 điều là cách này nếu nuôi theo kiểu truyền thống (thả cho chim bay tự nhiên) thì áp dụng được, còn nuôi công nghiệp thì theo mình nghiên cứu và có vấn đề như thế này: khi cho bồ câu Pháp trắng của mình ăn thóc thì sau khi ăn, chim bồ câu mẹ đút cho chim con ăn. Tuy nhiên, do chưa kịp tiêu hóa thóc nên khi "ợ thức ăn" để đút chim con thì chim mẹ bị sướt miệng, chảy máu rất nhiều (vì vỏ thóc chưa được tiêu hóa hết). Từ đó, mình không dám cho ăn thóc nữa, mà cho ăn gạo lức (gạo lức này là mình mua mỗi 03 tháng khoảng 4 tấn lúa nguyên chất của bà con ở đồng bằng sông Cửu Long về rồi gửi vào nhà máy xay lúa. Tiền xay lúa thì mình trừ vào tiền cám mà khi xay xong mình không có sử dụng cám mà để cho nhà máy bán, nên cũng không có chi phí.

Nhưng nếu nuôi số lượng ít và nuôi thả bay thì theo mình cho ăn lúa vẫn tốt hơn ăn gạo lức vì trong vỏ thóc có chất giúp chim ít bị các bệnh về tiêu hóa hơn.

Về các loại khoáng cho bồ câu: vì sống trong tự nhiên, bồ câu có nhiều lựa chọn và tìm kiếm các chất khoáng phù hợp. Nhưng vì nuôi công nghiệp không thả bay nên vấn đề lựa chọn khoáng cho bồ câu là điều rất quan trọng. Thậm chí, ở trại nghiên cứu của mình, khi nghiên cứu 01 số loại khoáng chất thì chim đẻ trứng và nở con toàn là chim trống hoặc mái, vì vậy khoáng chất cũng có ý nghĩa rất quan trọng trong toàn bộ khâu nuôi bồ câu. Hiện nay ở trang trại mình đã sản xuất được loại khoáng chất với các thành phần khoáng khá tốt cho bồ câu.

Thật sự là giữa cách nuôi kiểu truyền thống và cách nuôi kiểu công nghiệp có sự khác biệt, nhưng tất cả đều vì 1 mục đích: giảm chi phí, tăng lợi nhuận.

img0667.700x0.jpg


img0675.700x0.jpg


img0661.700x0.jpg


img0642.700x0.jpg


img0640.700x0.jpg



Xin nêu vấn đề để mọi người tiếp tục thảo luận và cho ý kiến.
 
Trứng mà bị chim bố mẹ ỉa vào tối qua đó là của cặp bc gà Vàng, em thấy đôi này ấp tốt nên mới gửi qua cho ấp, từ ngày đầu cho đến ngày thứ 10 chim ấp rất tốt, trứng chuyển sang bóng màu và phát triển bình thường, chỉ có tối qua nó bắn vào 1 phát dơ hết trứng em vội chùi vào áo thun đang mặc và cho vào ổ khác.
Xin anh cho ý kiến về máy ấp trứng, hiệu quả thế nào, em dự định mua 1 máy ấp tầm 60 trứng để hạn chế bớt sự hư hỏng trứng từ nhửng ngày đầu do nguyên nhân chim mẹ hay ỉa vào.
Tuy nhiên không dám gọi nhờ các bác bán máy tư vấn vì các bác ấy chủ yếu tư vấn để mà bán đc sản phẩm của mình

Xin cảm ơn mọi người
 
:mellow:[SUP]​[/SUP]sin chao moi nguoi minh vua tham gia cho minh hoi chim bo cau can nhung khoang j vay va minh muon ban mot con chim mai to nhat hung yen hien tai de van bing thuong vi con trong bi chet doi
 
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]--> xin cảm ơn tất cả các Bác : @
nuoide
, bocaungocdien , shima , ca heo. santarosa

, conghuonghn , anhmytran..............

Đã đóng góp ý kiến xây dựng và phản
biên .. Ý kiến của tât cả các bác là nguồn tư liệu vô cùng quý giá cho tất cả những ai đã và đang xác định nuôi chim bồ câu pháp làm kinh tế.
Mong các bác tiếp tục cho ý kiến
Trân trọng cảm ơn.


--------

Xin phép các Mods : tôi muốn gửi lời cảm ơn tới các bác đã reply nhưng không biết mục " Thank " ở chỗ nào?
Xin Cảm ơn.
 
Last edited by a moderator:
Cám ơn bạn bocaungocdien đã cho câu trả lời thoả đáng.
Tôi cũng nghĩ là người nuôi phải tìm cho ra bí quyết
cho bồ câu ăn, và áp dụng vào hoàn cảnh của mình cho
kinh tế, chứ không hoàn toàn dựa vào quảng cáo của nhà
bán thức ăn và các nguồn tin tức bên ngoài. Có ai cho
không bí kíp đâu. Phải mất mồ hôi và tiền của mới có.
*
 
Theo tôi, vấn đề mấu chốt không phải là nuôi Bồ Câu dễ ra sao, tiền lời mỗi tháng lên 50-60 triệu (hiện nay)..! mà vấn đề là khi quyết định nuôi những vật nuôi này người nông dân phải nghĩ đến trước tiên đầu ra của nó sau này như thế nào..?? Bây giờ ít người nuôi thì giá cao, khi đã đổ xô nhau đi mua giống, xây trại thì chừng 1 năm sau thì "cung vượt quá cầu" tìm người mua ko ra ==> rớt giá..!!
Tôi nghĩ khi đã muốn nuôi thì phải nghĩ đến bán cho ai, ai sẽ mua nó về ăn..? nếu nuôi rồi tìm cách bán cho người nông dân khác để làm giống thì nói gì nữa (vì giá con giống vật nuôi mới luôn cao)..!Bao giờ thì tất cả anh em bà con nông dân mới trở nên giàu nhờ việc bán vật nuôi cho người tiêu thụ.? Chứ cứ lòng vòng mua đi bán lại cho nhau thì...khó nói quá (không biết diễn tả sao).
Lấy ví dụ tôi có anh bạn mới mua chục cặp rắn về nuôi, tôi hỏi "cái này mai mốt bán cho ai..?" thì anh ta trả lời đại loại là phải quen biết thân tình mới mua được con giống (mua ở Tay Ninh), nói chung là nuôi rồi chỉ để bán con giống cho người khác chứ bán cho ai ăn thì chưa biết...!!==> Anh em nông dân mình cứ bán con giống qua lại cho nhau...!!
 

Tôi lại nghĩ phần lớn người Việt Nam thích ăn các món từ bồ câu. Nếu tìm cách hạ giá thành, giá bán thêm chút nữa thì Bồ câu sẽ trở thành thức ăn thông dụng như gà, vịt, khi đó đầu ra cho bồ câu cũng nhiều như gà vịt thôi. Hầu như hộ dân nào ở các làng quê cũng nuôi gà, vậy mà gà ngoài chợ vẫn bán được, mỗi tội lời ít. Còn nếu ai nuôi số lượng lớn (tầm như các công ty chẳng hạn) thì chắc chắn họ phải suy nghĩ nát óc, tìm được đầu ra chắc chắn cho mình rồi mới đầu tư. Dân mình cũng thế thôi, chưa có đầu ra chắc chắn chả ai ngu chi mà nuôi nhiều, nuôi vừa phải, đưa ra chợ bán, bán cho anh em, hàng xóm, không hết thì mình có ăn dần, chuồng trại thì còn đó mất đâu mà sợ. Tôi nghĩ, ai chăm chỉ, chịu khó, ban đầu chấp nhận lấy công làm lãi thì chọn nuôi những con thông thường, từ ít tới nhiều. Ai có tham vọng giàu nhanh, muốn "một vốn mười lời" thì phải chấp nhận mạo hiểm, đặt cược vào những con vật mới, "khủng", "sốc". Tôi thuộc nhóm ít vốn, lại nhát gan nên ban đầu chọn cách thứ nhất: Lấy công làm lãi, tích cóp dần. Và tôi sẽ chọn những vật nuôi thông thường là gà, ngan, bồ câu. Tất nhiên là nuôi từng ít một rồi tăng đàn dần. Sức yếu nên đi từ từ vậy, nhưng phải đi chứ cứ xem mọi người giải bài toán kinh tế xong, hãi quá không dám bước đi nữa thì cũng không được. (Thấy các bác tính toán xong em hiểu biết thêm, thấy làm nông khó quá, thấy hãi nhưng em quyết định vẫn làm. Hi hi, Bác nào có bí kíp gì giúp em đỡ hãi, mách cho em với, em đội ơn nhiều !). Tôi sẽ học làm nông với những suy nghĩ ban đầu đơn giản như thế, có gì không đúng nhờ cả nhà tư vấn, chỉ giáo giúp. Cảm ơn cả nhà !
 
Cách nay 8 năm, tôi rất đam mê trở thành người nông dân thực thụ, vì từ lúc sinh ra mình đã "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời". Dù khổ cực nhưng rất vui vì không bon chen, không danh lợi, sống cuộc sống bình thản dù "nghèo vẫn hoàn nghèo".
Thế nhưng khi cha mẹ đã lớn tuổi, không còn cưu mang mình được nữa, nếu mình vẫn làm nông nghiệp bằng phương pháp cũ, lạc hậu, vốn ít, trình độ thấp thì mình sẽ trở thành "gánh nặng cho gia đình".
Rồi tôi học nghề lái xe, may mắn xin được việc làm, đồng lương dù không cao nhưng vẫn "khá" hơn so với nghề nông và quan trọng hơn là đỡ vất vả, đỡ khó khăn hơn và ổn định hơn.
Nghề nuôi bồ câu không mới, nhưng quan trọng là làm sao để có lợi nhuận với đồng vốn ban đầu ít ỏi thì quả không dễ. Thực tế mình chỉ có niềm vui và đam mê thôi. Ban đầu nuôi ít, 50 - 100 cặp nhưng cũng toàn bồ câu tạp. Quá trình nuôi tích lũy kinh nghiệm, may mắn gặp được nhiều khách hàng tìm đến đặt hàng, rồi thì vay vốn, mở rộng quy mô sản xuất, cứ thế phát triển.
Nhưng đâu phải cái gì cũng thuận lợi, rồi thì thuốc men, bệnh tật, rồi vấn đề đầu ra, rồi thì chuồng trại, con giống, nhân công giỏi,.... Thú thật, làm ăn càng lớn thì càng phải tính toán thật kỹ từ những việc nhỏ rồi mới quyết định. Ngày tôi nghỉ việc, không làm "tài xế" nữa, ai ở công ty cũng thấy tiếc cho tôi, vì đang yên ổn tự nhiên rẽ 1 ngã khác, mà ngã đó thì có dăm bảy đường, thuận lợi thì ích mà khó khăn thì nhiều với 1 anh thanh niên trình độ chưa hết 12.
Nếu không có quyết tâm, 1 chút may mắn và niềm đam mê thì tôi chắc cũng sẽ sống cuộc sống bình thản, thu nhập 4 triệu/tháng, không hơn không kém.
Thú thật, đã từng là 1 nông dân chính hiệu nên rất hiểu những khó khăn của nhà nông, dù nói thật nếu có 1 chút kiến thức, cộng thêm "lanh lợi" 1 chút thì mình sống dư sức bằng nghề làm nông.
Làm ăn thì bắt buột phải tính toán, phải khoa học thì mới được. Làm mà không có kế hoạch, không có phương án thì thành công không dễ đến.Làm ăn thì sẽ có thành công, sẽ có thất bại. Chợt nhớ 1 câu nói nổi tiếng của một vĩ nhân (thú thật chỉ nghe mà không biết) đại khái là: những ai bước lên đỉnh vinh quang của khoa học chính là những người không ngại khó khăn, gian khổ, phải có những bước "ghập ghềnh", "khúc khuỷu",...
Chỉ mong là bà con mình ai cũng tìm được 01 phương kế chăn nuôi, sản xuất hiệu quả, vươn lên trong cuộc sống, đã là hạnh phúc lắm rồi.
 
tiện đây các anh các chú cho cháu hỏi,cháu mới tập nuôi BC Pháp,10 cặp.do lúc mua quên đánh dấu nên giờ về khó xác định trống mái quá ạ,sau khi nuôi 2 tháng thì có 1 cặp bắt đầu đẻ,buổi sáng khi ra chuồng cháu thấy 1 trứng bé tí,đến chiều thì thấy 1 trứng to nữa,hôm sau thêm 1 trứng nữa là 3,sau đó 1 con lên ấp.cháu lấy trứng ra không cho ấp thì 1 thời gian sau nó lại tiếp tục đẻ (cháu quên không nhớ là bao nhiêu ngày).lần này là 3 trứng to.cháu để cho nó ấp khoảng 9 ngày nay thì đem ra soi vẫn không thấy j,đập trứng thì cả 3 trái đều ko có trống,cháu nghi đây là 2 con mái nên đã đổi với 1 chuồng khác.vậy cho cháu hỏi có trường hợp nào BC mái đẻ 3 trứng không ạ.vì nếu cả 2 con cùng đẻ thì phải 4 trứng.và giờ làm sao để phân biệt trống mái ạ,nếu theo cách xem đầu to đầu nhỏ thì cháu thấy con nào cũng hao hao nhau.:wacko::wacko:
 
Ngày xưa tôi nuôi bồ câu ta thả bay tự do,
tự do cặp đôi, thì thỉnh thoảng có chim mái
đẻ 3 trứng mặc dù không lấy trứng đi. Cả 3
trứng đều nở cả, nhưng nuôi rất khó, vì 1
con yếu nhất sẽ bị còi. Lúc ấy tôi nuôi chỉ
cho ăn thêm, nên chim non bị đói. Nếu cho bố
mẹ ăn nhiều, thì có thể nuôi được cả 3.
*
Còn chuyện nhìn mà coi trống mái, thì người
quen nhìn sẽ đúng 100%, nhưng người không
quen, sẽ lẫn những con mái tướng trống và
những con trống có tướng mái. Dù sao, khi
thả tự do, thì hành động của chúng sẽ thấy
rất rõ. Nhốt đại vào với nhau, thì các con
mái sẽ chịu ở với nhau, nhưng không gù nhau
và không nhảy lên lưng nhau.
*
 
Xác định thị trường cho sản phẩm chim bồ câu

Chào các anh các chị trên diễn đàn!
Tôi là Linh ở Quảng Bình, qua các thông tin trên các phương tin truyền thông, tôi được biết hiện nay nuôi chim bồ câu khá có lãi, đầu tư ít có lãi nhanh. tuy nhiên đó là nuôi tại các tỉnh thành có thị trường tiêu thụ rộng lớn là Hà Nội vầ Hồ Chí Minh nên đầu ra khá thuận lợi và rất ổn định.
Còn tại các tỉnh miền trung ví dụ như tỉnh tôi (Quảng Bình) thị trường quy mô nhỏ hẹp việc xác định đầu ra cho là không đơn giản, Cá nhân tôi đang có hướng nuôi bồ công công nghiệp tại tỉnh nhà nhưng lại chưa có kinh nghiệm về việc xác định đầu ra tại các thị trường nhỏ, Chính vì vậy qua diển đàn tôi rất mong muốn được tiếp thu ý kiến đóng góp từ chính kinh nghiệm của các anh chị trong linh vực này.
Rất mong ý kiến của các anh chị
 
Chào các anh các chị trên diễn đàn!
Tôi là Linh ở Quảng Bình, qua các thông tin trên các phương tin truyền thông, tôi được biết hiện nay nuôi chim bồ câu khá có lãi, đầu tư ít có lãi nhanh. tuy nhiên đó là nuôi tại các tỉnh thành có thị trường tiêu thụ rộng lớn là Hà Nội vầ Hồ Chí Minh nên đầu ra khá thuận lợi và rất ổn định.
Còn tại các tỉnh miền trung ví dụ như tỉnh tôi (Quảng Bình) thị trường quy mô nhỏ hẹp việc xác định đầu ra cho là không đơn giản, Cá nhân tôi đang có hướng nuôi bồ công công nghiệp tại tỉnh nhà nhưng lại chưa có kinh nghiệm về việc xác định đầu ra tại các thị trường nhỏ, Chính vì vậy qua diển đàn tôi rất mong muốn được tiếp thu ý kiến đóng góp từ chính kinh nghiệm của các anh chị trong linh vực này.
Rất mong ý kiến của các anh chị
Chẳng có nơi nào là ko có thị trường cả, chỉ có bạn có nhìn ra nó ko mà thôi. Bạn ở Quảng Bình ( hay một nơi nào khác ) dân số chỉ cần 1000 hộ gia đình. Nếu bạn có khả năng tiếp thị tốt, thuyết phục được người khác sử dụng sản phẩm của bạn thì với 1000 hộ gđ chỉ cần 500 hộ mua của bạn 1tháng 1 cặp BC thôi thì phải chăng bạn đã có 1 cuộc sống thuận lợi. "đừng nhìn quá xa vì tầm mắt của bạn có giới hạn, hãy tận dụng những giới hạn trong tầm mắt cho bạn". Đầu tiên là những người xung quang, những chợ nhỏ, những quán bình dân.... rùi sau đó đi đến những cái lớn hơn, thành công đến chậm thì lỗ mà đến nhanh thì ko vững. Em nghĩ rằng mấy bác như shima, bocaungocdien, HienBeo.... cũng đi lên theo cách này.
 
Chẳng có nơi nào là ko có thị trường cả, chỉ có bạn có nhìn ra nó ko mà thôi. Bạn ở Quảng Bình ( hay một nơi nào khác ) dân số chỉ cần 1000 hộ gia đình. Nếu bạn có khả năng tiếp thị tốt, thuyết phục được người khác sử dụng sản phẩm của bạn thì với 1000 hộ gđ chỉ cần 500 hộ mua của bạn 1tháng 1 cặp BC thôi thì phải chăng bạn đã có 1 cuộc sống thuận lợi. "đừng nhìn quá xa vì tầm mắt của bạn có giới hạn, hãy tận dụng những giới hạn trong tầm mắt cho bạn". Đầu tiên là những người xung quang, những chợ nhỏ, những quán bình dân.... rùi sau đó đi đến những cái lớn hơn, thành công đến chậm thì lỗ mà đến nhanh thì ko vững. Em nghĩ rằng mấy bác như shima, bocaungocdien, HienBeo.... cũng đi lên theo cách này.

Mấy bác Hiền Béo,Bocaungocdien họ làm thị trường giống,sau đó bán cho nhà hàng lớn,đầu mối lớn.chứ không làm ăn lặt vặt bán lẻ tẻ cho dân

1000 ngàn hộ mà có đến 500 hộ mua 1 cặp trên tháng thì quả là con số trong mơ.Vì khách hàng tiềm năng chiếm 1/2 dân cư trong vùng ....

Tôi cam đoan ngay cả những chuyên gia làm thị trường giỏi nhất việt nam và thế giới không ai có thể làm nổi ....Tại sao? Vì đơn giản thôi. Chim bồ câu tiếng là bổ đấy.Nhưng không phải ai cũng biết ăn,... nói thì nghe có vẻ vô lý nhưng đó là sự thực được đúc rút từ chính tôi mà ra

Thứ nữa: không phải ai cũng có tiền để xả láng.Giá một đôi chim không phải quá cao . nhưng quảng bình là tỉnh cát trắng . kinh tế không phát triển lắm.Chắc chắn rằng trong số 1000 hộ kia cũng ko ít gia đình thuộc diện khó khăn

Có bồ câu,có tiền.Nhưng đâu phải ai cũng biết nấu ngon để ăn . Có người mua về Hầm cho con cái,bản thân ăn . Làm không ra cái gì . Tành ngòm,hôi rình ---> cạch đến già

Nói chung còn nhiều vấn đề lắm ...chưa kể mấy vụ bệnh tật,ăn chay nữa...

Để đạt con số 500/1000 hộ .... /tháng/cặp .... là cả một vấn đề quá lớn
 
fbgfhfhhhhhhhhhhhhhh

tất cả các ông chỉ nói phét để các ông bán được bồ câu giống.
tôi ở ngài bắc đang nuôi nỗ chỏng võ đây.
 
tất cả các ông chỉ nói phét để các ông bán được bồ câu giống.
tôi ở ngài bắc đang nuôi nỗ chỏng võ đây.
bạn phải chỉ trích dẫn xem lỗ thế nào chứ theo mình những người nuôi có kỹ thuật thì mới lãi nhiều được
 
-Kinh tế VN bây giờ cũng ko xếp vào hàng khó khăn nữa, VN sắp trở thành nước có thu nhập TB rùi, Quảng Bình cũng đâu phải nghèo cũng có đc tp Đồng hới, tuy trực thuộc Tỉnh, nhưng các bạn thấy đó Bình Dương là 1 tỉnh rất phát triển nhưng chư có 1 tp nào, Đồng Nai cũng chỉ đc 1 cái Biên Hòa, để lên đc Tp đâu phải dẽ, phải đạt đc đủ các chỉ tiêu nhà nước đề ra.
-Còn vấn đề ng dân có mua hay ko phụ thuộc rất nhiều vào tiếp thị, bạn ko thể ngồi 1 chỗ ở nhà chờ ng khác đến mua rùi tự than vãn số lượng người "biết ăn" BC ít quá. Nếu các bạn chú ý các bạn sẽ thấy ti vi hiện nay trước khi chiếu 1 bộ phim nào đó điều quảng cáo rất nhiều thậm chí quảng cáo còn hay hơn phim(đối với mấy kênh TH cáp thôi nhé), ít nhất bạn cũng phải vào coi 1 lần, hay bạn coi tiếp, dở thì thôi, chứ ko như mấy đài VTV1,2,3 chỉ giới thiệu đơn giản vì vậy lượng ng chú ý đón xem flim sẽ ít hơn. Ng Việt chúng ta gần như rất ít chú trọng vào quảng cáo và đó cũng là đ? yếu rất lớn chưa đc khắc phục.
 
c
còn vấn đề ng dân có mua hay ko phụ thuộc rất nhiều vào tiếp thị, bạn ko thể ngồi 1 chỗ ở nhà chờ ng khác đến mua rùi tự than vãn số lượng người "biết ăn" BC ít quá

Link: http://agriviet.com/home/threads/66484-Bai-toan-kinh-te-nuoi-chim-bo-cau-phap#ixzz1scqutDrn


Biết ăn,chỉ là một yếu tố nhỏ . Trong vô số những yếu tố tôi nêu ra để thấy rằng nhiệm vụ làm thế nào để 50% số dân trong vùng ... là không thể làm được ... Ngay cả các mặt hàng thiết yếu còn khó chứ nói chi là một món ăn chưa phải là món mang tính truyền thống,bắt buộc phải ăn và ăn cho lấy được :lol:
 
Bài viết có nội dung tương tự


Back
Top