M
minhtrong123456
Guest
1/TRỨNG 30.000VND/quả
2/Chim 01 tháng tuổi 200.000 VND/đôi
3/Chim 2 tháng tuổi 300.000 VND/đôi
4/Chim 3 tháng tuổi 400.000 VND/ĐÔI
5/Chim 4 tháng tuổi 500.000 VND/ĐÔI đã biết trống mái
6/Chim 5 tháng tuổi 600.000VND/ĐÔI đã biết trống mái
7/Chim đang trưởng thành đang đẻ 1.200.000VND/ĐÔI
-ĐỊA CHỈ :13/2 KHU PHỐ BÌNH ĐÁNG -PHƯỜNG BÌNH HÒA-THỊ XÃ THUẬN AN -TỈNH BÌNH DƯƠNG
-LIÊN HỆ SDT : 01234.40.7939 Hoặc 0186.702.4447
HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT NUÔI CHIM TRĨ
I. Phương pháp chọn giống
Dựa vào đặc điểm cơ thể để phân biệt chim trống , mái :
Ở cùng lứa tuổi Chim trĩ trống thường có ngoại hình lớn hơn chim trĩ mái . Lúc còn nhỏ rất khó phân biệt chủ yếu dựa vào cảm quan nghề nghiệp và một số biểu hiện nhỏ về sự khác biệt trong tập tính sinh hoạt và ngoại hình chim.
Khi bước vào thời kỳ 2 - 4 tháng tuổi chim trống có biểu hiện chuyển dần màu lông từ nâu nhạt sang đỏ pha, lúc này trọng lượng và chiều dài cơ thể lớn hơn chim mái rõ rệt . Trên cổ chim trống hình thành tuyến lông màu đồng phía dưới là màu xanh lá cây hoặc màu tím sáng. Kế tiếp xuất hiện 1 vòng lông cổ màu trắng (thường gọi là Trĩ Đỏ Khoang Cổ Trắng). Lông đuôi có màu đỏ và màu hạt dẻ pha trộn với các vệt đen hoặc trắng nhạt. Trên má hình thành hai mào đỏ và hai chỏm lông sừng màu xanh thẫm. Chim Trống trưởng thành có thể nặng tới 1,5 – 2kg, lông đuôi có thể đạt 0,4 – 0,6m, tùy theo chế độ chăm sóc và mật độ nuôi thả.
Chim mái có kích thước nhỏ hơn chim trống .Sau khi thay lông ở thời kỳ 3-5 tháng tuổi chim mái sẽ ổn định ở bộ lông màu tối có những đốm đen pha lẫn màu hạt dẻ. Chim mái có đuôi ngắn hơn chim trống, trọng lượng bình quân của một chim mái trưởng thành khoảng 1,0 – 1,3 kg/con.
Trong môi trường tự nhiên một chim trĩ đực thường quàn lý và giao phối với rất nhiều chim mái. Với bản tính rất hăng về dục vọng 1 chim trĩ trống có thể đạp liên hồi nhiều chim trĩ mái trong một thời gian ngắn.Với tốc độ và sự uy hiếp rất mạnh đối phương nên việc nuôi ghép 1 trĩ đực và 1 chim mái để sinh sản là điều tối kỵ. Chim mái sẽ thường xuyên rơi vào trạng thái hoảng loạn, bị dập trứng, hoặc lồi hậu môn. Đôi khi có vấn đề về tâm sinh lý ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản lượng cũng như về chất lượng quả trứng. Tuy nhiên khi nuôi nhốt trong môi trường nhân tạo cùng với chế độ ăn kiêng của chim mái sẽ ảnh hưởng nhiều tới khả năng sinh tinh và chất lượng tinh của chim trống. Do đó cần tiến hành phối ghép trống mái theo một tỷ lệ nhất định để tỷ lệ trứng có phôi cao mà vẫn không ảnh hưởng tới sản lượng và chất lượng trứng. Cùng với kết quả nghiên cứu ở các trại nuôi khác, qua nghiên cứu thực nghiệm tại Trang Trại đã cho thấy tỷ lệ 1 trống : 3 mái cho kết quả tốt nhất.
Việc nuôi chim trĩ đỏ ở thời kỳ còn nhỏ thường gặp một số khó khăn nhất định liên quan đến chế độ dinh dưỡng, điều kiện môi trường đặc biệt là khâu vận chuyển. Vì vậy những người mới nuôi hoặc chưa có kinh nghiệm nuôi trĩ đỏ nên hạn chế việc đầu tư mua con giống zide nhỏ. Người mua nên chọn mua những cá thể chim ở thời kỳ 2 – 5 tháng tuổi hoặc chim hậu bị cho tỷ lệ nuôi sống cao có thể lên tới 99%.
Trọn chim trống có ngoại hình to, cao, đuôi dài, lông mượt, trường chim, dáng khỏe mạnh, lanh lợi, không dị tật. Nếu ở thời kỳ trưởng thành chim trống luôn trong tư thế nghiêng mình sung trận.
Chim mái: bầu chim, nở hậu, không dị hình, dị tật. Nên mua chim ở những cơ sở gây nuôi uy tín và có nhiều năm kinh nghiệm để lựa được những cá thể chim khỏe mạnh, không bị đồng huyết, cũng như được tư vấn về kỹ thuật gây nuôi.
II. Kỹ Thuật làm chuồng trại :
Chim trĩ thích nghi tốt ở nhiều vùng địa hình và khí hậu đặc biệt là ở các tỉnh phía nam, nơi có khí hậu ấm áp quanh năm. Việc làm chuồng trại nuôi chim trĩ khá đơn giản bà con có thể tận dụng các khu chuồng nuôi cũ, hoặc nhà kho, xưởng, sau đó cải tạo lại miễn sao đảm bảo vệ sinh, thoáng mát, tránh mưa tạt và kín để chim không bay đi mất.
Với chim non từ mới nở tới 1 tháng tuổi: nuôi, úm trong các ô lồng hoặc dải chấu dưới nền xi măng được chia thành các ô nhỏ, đảm bảo nhiệt độ úm mà vẫn không bị thiếu oxy cho chim con, nên hạn chế tiếp đất, nuôi ở nơi kín gió và đảm bảo tốt nhất về công tác vệ sinh và cách ly phòng ngừa bệnh dịch. Hạn chế cho người lạ hoặc vật nuôi khác tiếp cận.
+ Mật độ nuôi úm trong chuồng nhỏ
Chim 0 – 30 ngày tuổi : 40 - 15 con /m2 :
Sau 30 ngày tuổi có thể đưa ra chuồng rộng (nền xi măng có phủ lớp cát dày 0.4 cm). Về đêm phủ bạt che xung quanh đồng thời thắp đèn sưởi ấm trong chuồng. Có thể thả chuồng nền xi măng có rải trấu nhưng phải có khay cát riêng để chim con ăn và tắm cát.
30 – 60 ngày tuổi : mật độ 12 – 6 con / m2
60 – 90 ngày tuổi : 5 – 3 con /m2
Sau 90 ngày tuổi có thể đưa chim ra chuồng lớn hơn với mật độ nuôi 1 – 3con /m2
+ Làm chuồng cho chim lớn :
- Nên chia chuồng thành nhiều ô khác nhau để tiện cho công tác quản lý và theo dõi bệnh tật cũng như quá trình sinh trưởng và phát triển của chim :
- Nếu làm chuồng mới để nuôi chim sinh sản có thể thiết kế theo khung cơ bản sau :
Rộng ngang : 3,5 m x dài 6 m x cao 1,5 – 2,0 m.
Với diện tích ô chuồng này có thể nuôi được 30 - 40 cá thể chim hậu bị.
- Tường vây có thể xây cao 40 – 50 cm, phía trên dùng lưới B40 quây lên tới nóc chuồng. Trên nóc sử dụng các loại tấm lợp broxi măng hoặc vật liệu rẽ tiền sẵn có tại địa phương. Miễn sao đảm bảo chim không thoát ra ngoài. Tiến hành gác các sà ngang tạo chổ chim đậu phòng khi các cá thể trong đàn đánh nhau, đồng thời cũng làm tăng diện tích chuồng nuôi. Có thể tận dụng các cây sẵn có tại địa phương để gác sà ngang.
+ Đối với chuồng chim từ 1 tới 3 tháng tuổi:
- Xây tương tự như trên nhưng phủ bên trong lớp lưới mắt cáo (bên ngoài lưới b40) để tránh chim con chui lọt ra ngoài.
+ Đối với chim sinh sản:
Nên tham khảo một số kích thước chuồng nuôi sau để đỡ tốn chi phí mà vẫn đảm bảo sinh sản tốt.
Rộng ngang: 1,2 – 1,8m x dài 4,0 – 6,0m x cao 1,5m – 2,0m.
Với diện tích ô chuồng này nuôi được 1 trống 3 mái sinh sản.
- Xây tương tự như chuồng chim lớn nhưng trong chuồng không được gác các sà ngang vì tránh trường hợp chim mái đậu lên các sà ngang gây cản trở chim trống đạp mái dẫn đến tỷ lệ trứng không có phôi cao.
Nền chuồng được dải một phần hoặc toàn bộ cát (sử dụng loại cát vàng) để chim tắm cát và làm ổ đẻ. Phần còn lại có thể sử dụng bằng nền betong, hoặc trồng cỏ trong khoảng sân chơi.
Mái che có thể lợp toàn phần hoặc bán phần miễn sao đảm bảo thoáng về mùa khô, ấm về mùa mưa, tránh mưa tạt gió lùa vào chuồng nhưng vẫn giữ độ thông thoáng. Nên che chắn cẩn thận toàn bộ chuồng nuôi bằng vải bạt khi trời chuyển mưa, đây là những thời điểm chim dễ bị mắc các bệnh về đường hô hấp, tiêu chảy nên cần đảm bảo ấm và trong chuồng khô ráo cho chim.
III. Thời kỳ đẻ trứng và kỹ thuật ấp nở
1. Thời kỳ đẻ trứng
Chim trĩ giống bình quân sau khi nuôi đến 8 tháng tuổi có thể đẻ trứng nhưng cũng có một số cá thể rớt trứng sớm có thể từ 6,5 tháng tuổi đã có thể đẻ trái trứng đầu tiên. Theo kết quả khảo sát tại Trang Trại, chúng tôi ghi nhận được thời gian đẻ của chim thường từ đầu tháng 1 âm lịch đến khoảng cuối tháng 10 âm lịch. Một số con có khả năng đẻ liên tục từ 5 đến 8 tháng cho sản lượng trứng cao từ 150 trứng trở lên đến 200 trứng, một số con chỉ đẻ từ 2 đến 3 tháng liên tục, sau đó nghỉ 1 đến 3 tháng cho sản lượng trứng trung bình từ 80 đến 100 quả / 1 năm. Do đó, chim trỉ không chỉ có tiềm năng cung cấp thit thương phẩm mà nó còn có tiềm năng cung cấp trứng trên thị trường với giá trị dinh dưỡng cao. Sản lượng trứng, thời gian đẻ phụ thuộc nhiều vào từng vùng khí hậu, ngoài ra kỹ thuật nuôi cũng như công tác chọn giống, chế độ cho ăn và quản lý cũng ảnh hưởng nhiều đến kết quả.
2. Kỹ thuật ấp trứng và cách bảo quản
Chim trĩ trong tự nhiên không tự ấp trứng, chim thường đẻ nhờ vào tổ chim khác. Vì vậy khi đưa vào nuôi trong môi trường nhân tạo ta phải dùng tác nhân phụ để ấp trứng cho chim.Tỉ lệ nở phụ thuộc vào 2 yếu tố: là chất lượng phôi trứng, kỹ thuật ấp cách bảo quản và thời gian bảo quản trứng.
a. Kỹ thuật ấp
Thường có 2 cách cơ bản để ấp trứng trĩ
. Dùng vật nuôi khác có thân nhiệt và điều kiện ấp nở tương tự (thường dùng gà mái hoa mơ, gà tre ..vv ). Cách ấp này đơn giản như ấp trứng gia cầm thông thường tuy nhiên cho tỷ lệ thành công thấp và khó áp dụng cho nuôi quy mô lớn.
. Dùng máy ấp: Sử dụng loại máy ấp trứng gia cầm thông thường để ấp. Thời gian ấp nở khoảng 24 -26 ngày.
Nhiệt độ ấp trứng chim trĩ tương tự như ấp trứng gà là 37,4 0C, độ ẩm dao động từ 60 đến 70 % tùy vào mỗi giai đoạn của quá trình ấp trứng. Càng ở giai đoạn sau thì nhu cầu ẩm độ càng tăng lên cao, nhu cầu về nhiệt độ giảm xuống 37,1 0C. Với nhiệt độ và ẩm độ như trên được áp dụng tại Trang Trại đã cho kết quả với tỷ lệ ấp nở từ 65 – 80%.
Lưu ý sử dụng hoàn toàn nước sạch để tạo độ ẩm, không dùng nước có chứa tạp chất sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình bay hơi của nước. Phải tiến hành vệ sinh hút bụi bẩn sau mỗi kỳ ấp, thay nước ở khay làm ẩm thường xuyên để đảm bảo nước đủ và không bị váng ở trên mặt làm giảm sự bốc hơi.
Sau 10 đến 15 ngày hình thành các mạch máu đỏ tươi có thể dùng đèn soi trứng để loại những trứng không có phôi.
b. Cách bảo quản trứng
Trứng sau khi thu hoạch phải để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp rọi vào trứng. Sau từ 2 đến 5 ngày phải tiến hành ấp trứng để cho kết quả tốt nhất. Nếu trứng để ngoài môi trường tự nhiên chỉ để được tối đa 7 ngày. Có thể bảo quản trứng trong ngăn mát của tủ lạnh nhưng cũng trữ được tối đa là 7 ngày. Nếu bảo quản trứng trong ngăn mát thì khi đưa trứng ra ngoài ta phải tiến hành lau khô vỏ trứng, sau đó để trứng ổn định lại nhiệt độ ở môi trường ngoài khoảng 1 ngày rồi mới cho vào ấp.
IV.Thức ăn
Thức ăn dành cho chim là các loại cám tổng hợp được chế biến sẵn dành cho gia cầm. Tùy vào ngày tuổi của chim mà cho ăn loại cám gà con hay gà lớn cho phù hợp.
Chim con từ 1 đến 45 ngày tuổi cho ăn loại cám dành cho gà con. Nên cho ăn tăng dần lượng thức ăn để chim con làm quen dần với cám. Khi đã quen rồi thì nên định mức lượng thức ăn để không lãng phí thức ăn rơi vãi. Giai đoan này nên cho ăn ngày 4 lần.
Nước uống phải sạch tốt nhất là nước đun sôi để nguội cho chim uống trong những ngày đầu đời là rất quan trọng. Phải đảm bảo nước trong máng uống chỉ sử dụng trong ngày.
Chim trên 45 ngày tuổi tới 4 tháng tuổi cho ăn cám viên dành cho gà lớn.
Chim trên 4 tháng tuổi: Có thể tận dụng các nguyên liệu sẵn có tại địa phương như lúa, bắp cho ăn kèm với cám tổng hợp để giảm chi phí thức ăn. Đây cũng là giai đoạn cần nhu cầu dinh dưỡng cao để chim đạt đến trọng lượng tối đa. Vì vậy không nên hạn chế quá mức lượng thức ăn của chim. Để chất lượng và sản lượng thịt cao thì nên xuất bán thịt ở giai đoạn từ 5 tháng tuổi.
Chim từ 6 – 7 tháng : Cho ăn cám gà hậu bị nếu là chim nuôi sinh sản.
Chim từ 7 tháng trở lên: Cho ăn cám gà đẻ. Nên định mức lượng thức ăn phù hợp để tránh chim quá mập hoặc quá ốm ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ đẻ.
Ngoài thức ăn là các loại cám và các nguyên liệu khác, trong khẩu phần ăn cần bổ sung thêm một số loại rau để bổ sung các vitamin đồng thời làm tăng tính ngon miệng. Ví dụ : rau muống, rau khoai lang…
Cho ăn bổ sung thêm 1 số khoáng chất : Ca , Zn, Cu. Có thể sử dụng loại thuốc trống cắn ,mổ bán tại các tiệm thú y để trộn vào thức ăn cho chim.
V. Điều kiện nuôi dưỡng và chăm sóc
1. Đối với chim con
Chim con ở giai đoan úm cần đảm bảo nhiệt độ trong chuồng úm như sau:
Từ 1 đến 7 ngày tuổi nhiệt độ từ 340C sau đó giảm dần đến 310C.
Từ 8 ngày tuổi đến 30 ngày tuổi úm ở nhiệt độ 300C cho kết quả sinh trưởng và phát triễn tốt.
Chim con lớn hơn 1 tháng tuổi được thả ra chuồng đảm bảo nhiệt độ không dưới 250C
Giai đoạn này sức đề kháng của chim con rất yếu, nhưng đảm bảo được về nhiệt độ úm và công tác vệ sinh phòng bệnh tốt cho kết quả nuôi sống cao từ 95 đến 99%.
2. Đối với chim lớn
Có kế hoạch quản lý đàn tốt để không xảy ra trường hợp chim đánh nhau gây xáo trộn đàn. Tạo các sà ngang nhiều để chim có chổ bay nhảy khi có các cá thể khác đuổi đánh. Can thiệp kịp thời khi phát hiện các cá thể trong đàn đánh nhau. Có thể bố trí các bóng điện sáng trong các ô chuồng để có chế độ cho ăn ban đêm từ 20 đến 21h.
3. Đối với chim hậu bị
Cần tiến hành ghép 1 trống với nhiều mái (từ 5 đến 10 mái trở lên) để chim mái làm quen dần với chim trống. Nhưng khi chim mái có biểu hiện “chịu trống” thì ta nhanh chóng ghép bầy với tỷ lệ 1 trống : 3 mái.
3. Đối với chim đẻ
Cần theo dõi sản lượng và chất lượng trứng cũng như tỷ lệ trứng có phôi sau khi ấp để có biện pháp khắc phục.
Cũng giống như gà đẻ, tỷ lệ đẻ cũng phụ thuộc phần nào vào thời gian chiếu sáng trong ngày. Vì vậy nên bố trí các bóng đèn trong chuồng chim đẻ để kéo dài thời gian chiếu sáng trong ngày.
VI. Phòng bệnh
a. Đối với chim con ở giai đoạn nhỏ có sức đề kháng kém nên quy trình phòng bệnh phải được chú ý đặc biệt. Các bệnh thường gặp ở giai đoạn này xảy ra chủ yếu ở đường hô hấp và tiêu hóa.
Phòng bệnh bằng kháng sinh: Sử dụng kháng sinh định kỳ để phòng một số bệnh như tiêu chảy do E.coli hoặc salmonella (thương hàn), tụ huyết trùng, CRD, đau mắt là những bệnh thường gặp trên chim trĩ.
Từ 1 đến 5 ngày tuổi: Dùng các thuốc đặc trị bệnh về đường hô hấp và tiêu hóa.
Tylo – genta hoặc Dox – Tylo hoặc Tylo – Amox hoặc Norflox - H pha vào nước uống với liều gấp đôi so với gia cầm.
Từ 5 đến 8 ngày tuổi tiến hành chủng ngừa bằng vaccin dịch tả gà (chủng Lasota) loại nhỏ mắt, nhỏ mũi. Trước khi chủng ngừa nên cho chim uống vitamin C hoặc các loại thuốc mát gan, giải độc để làm tăng sức đề kháng. Vaccin này có độ dài miễn dịch khoảng 2 đến 3 tháng nên sau khoảng thời gian đó phải tiến hành chủng ngừa lại cho đàn chim.
Bổ sung các chất khoáng đặc biệt là canxi vào thức ăn hoặc nước uống ở giai đoạn 9 đến 10 ngày tuổi.
Hiện nay, chưa có nghiên cứu nào cho thấy trên chim trĩ bị mắc bệnh Gumboro (hay còn gọi là bệnh gà rù) như ở trên gia cầm. Vì vậy mà không cần thiết phải chủng ngừa bệnh này trên chim trĩ.
Từ 10 đến 15 ngày tuổi có thể cho uống thuốc liều phòng đợt 2 hoặc trị tiêu chảy nếu như thấy có triệu chứng.
b. Đối với chim lớn từ 2 tháng tuổi trở lên: Dùng kháng sinh định kỳ 2 – 3 lần / tháng, mỗi lần cách nhau 7 – 10 ngày hoặc khi thời tiết thay đổi. Có thể dùng một trocg các chế phẩm sau: Speclin 1.000, Tyl – Sul, E.flox 2.5.
Ngoài ra, trên chim bố mẹ sinh sản cần chủng ngừa thêm vaccin cúm gia cầm (2 lần / 1 năm) dưới sự hướng dẫn cụ thể của cán bộ thú y địa phương.
Định kỳ xịt sát trùng chuồng trại 1 – 2 lần / 1 tuần. Sau mỗi đợt nuôi từ 1 đến 2 tháng phải thay toàn bộ cát hoặc trấu trong chuồng, xịt thuốc sát trùng và rửa chuồng, sau đó quét vôi để loại trừ mầm bệnh khỏi chuồng nuôi.
VII. Lợi nhuận kinh tế
Cùng với ngoại hình bắt mắt thì chất lượng thịt chim cũng không kém phần hấp dẫn. Thịt chim trĩ được đánh giá là thực phẩm ngon nhất, bổ dưỡng nhất so với các loại gia cầm. Hàm lượng Protein trong thịt chim trĩ được đánh giá là cao hơn cả trong thịt bò, vì thế mà thịt chim trĩ có vị ngọt và thơm ngon rất nhiều. Hơn nữa, trứng chim trĩ béo và thơm ngon hơn trứng gà ta rất nhiều mà sản lượng cũng không thua nhiều so với các loại gia cầm chuyên trứng. Do đó, nghề chăn nuôi chim trĩ đang có tiềm năng lớn về cung cấp thịt, trứng thương phẩm trên thị trường và cũng đang được nhiều người quan tâm đến loài vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất này.
Qua kết quả khảo sát tại Trại chúng tôi đã ghi nhận một vài thông số đáng chú ý để phản ánh phần nào mức độ hiệu quả kinh tế về loài chim này.
Sau 4,5 tháng, chim trĩ trống đạt trọng lượng trung bình 1.45kg và tiêu tốn hết 6.5 – 7.25 kg cám. Chim trĩ mái đạt 1.25 kg và tiêu tốn hết 5.8 – 6.25 kg cám. Chi phí thuốc thú y khoảng 8 đến 10 ngàn đồng / con. Với giá cám 10.500đ / kg.
Các chỉ tiêuChim trốngChim máiĐơn vị
Trọng lượng1.451.25kg
Tiêu tốn thức ăn6.5 – 7.255.8 - 6.25kg
FCR thực4.5 – 5.04.65 – 5.0
Chi phí thuốc8 – 10.0008 – 10.000đồng
Giá cám10.50010.500đồng
Chi phí tổng cộng78 – 86.00070.000- 75.000đồng
Giá bán / kg400.000400.000đồng
Lợi nhuận314.000325.000đồng
Với giá cả chim thịt khoảng 400 đến 500 ngàn đồng / kg mang lại thu nhập quá cao cho bà con chăn nuôi. Trong những năm vừa qua, chim trĩ được bà con chăn nuôi nhân đàn nuôi mở rộng ở khắp nơi trong cả nước với quy mô nhỏ và vừa, nhưng vẫn chưa đủ để cung cấp thịt thương phẩm cho thị trường đặc biệt là thị trường ở các tỉnh phía Nam. Vì vậy mà thịt chim trĩ chỉ có mặt tại các nhà hàng, quán ăn cao cấp mới có loài thực phẩm này.upupupup
Last edited by a moderator: