Bán Bán rượu tắc kè

Tắc kè được Đông y xếp vào loại thuốc bổ dương, dùng trong các trường hợp liệt dương, di tinh, xuất tinh sớm... Tắc kè còn là loại thuốc bổ phế khí, dùng trong các bệnh hen suyễn lâu ngày, viêm phổi, ho lao, ho ra máu, hoặc trị suy nhược thần kinh, tinh thần mệt mỏi, lao động trí não căng thẳng...
Công thức cho 4 lít rượu tắc kè gồm: tắc kè 100 gr, hà thủ ô đỏ 200 gr, ba kích 200 gr, nhục thung dung 100 gr, đẳng sâm 200 gr, huyết giác 20 gr, đại hồi hoặc tiểu hồi 10 gr, trần bì 10 gr, đường trắng 200 gr, rượu trắng 35 - 40 độ 4 lít.
Trước hết, làm sạch tắc kè, bỏ hết phủ tạng, nên nhớ phần đuôi là quý nhất của con tắc kè. Dùng bông thấm cồn 70 độ lau sạch máu và dùng rượu 35-40 độ ngâm với gừng tươi giã nát, bóp đều vào tắc kè, ủ 30 phút để khử mùi tanh. Lấy ra, để khô se rồi có thể tiến hành theo hai cách:
Ngâm rượu tắc kè tươi: Thường ngâm một đôi, một con đực, một con cái. Con đực thường có kích thước to và dài hơn. Cũng có thể ngâm nhiều đôi, tùy điều kiện. Cho tắc kè đã chuẩn bị như trên vào bình có dung tích thích hợp. Dùng rượu 60 - 70 đổ đổ ngập tắc kè (một phần tắc kè, 5 - 8 phần rượu), ngâm 100 ngày, chiết lấy dịch lần đầu, rồi ngâm tiếp 1-2 lần nữa. Những lần sau có thể dùng rượu 35 - 40 độ, số ngày ngâm cũng giảm dần (60 ngày, 30 ngày). Gộp dịch ngâm của ba lần lại để pha rượu.
Ngâm rượu tắc kè khô: Sau khi làm tắc kè và khử mùi như trên, dùng hai que nứa nhỏ căng hai chân trước và hai chân sau, cũng có thể căng từng cặp chéo, một chân trước với một chân sau. Dùng một thanh nứa khác dài hơn chiều dài của thân và đuôi tắc kè, xiên từ ức đến quá đuôi. Dùng giấy bản hoặc vải mềm cuốn nhẹ vào đuôi để bảo quản. Đem tắc kè xếp vào các khay nhôm, theo kiểu úp thìa và đặt vào các lò sấy, có nhiệt độ từ 60 độ trở lên để cho tắc kè khỏi bị ôi thiu. Sau đó nâng dần nhiệt độ, sấy tới khô hoàn toàn. Lấy ra để nguội, bảo quản trong các thùng sắt tây, cứ một lớp tắc kè lại rắc một ít quả xuyên tiêu để tránh sâu mọt phá hoại.

Thỉnh thoảng phải quan sát để phát hiện sâu mọt, đặc biệt chỗ cậy đuôi tắc kè, nơi mà sâu mọt hay phá hoại nhất. Nhiều khi nhìn bên ngoài, đuôi tắc kè vẫn đẹp, vẫn căng phồng, song bên trong sâu mọt đã ăn hết phần thịt. Đem tắc kè khô chặt bỏ phần đầu (từ mắt) và bốn bàn chân. Có thể để cả con hoặc chặt thành mảnh nhỏ, sao nhỏ lửa tới hơi vàng cho có mùi thơm. Cũng có thể giã dập để có bột thô (trường hợp giã dập, thời gian ngâm rượu sẽ nhanh hơn). Sau khi đã chuẩn bị xong tắc kè, có thể tiến hành ngâm rượu như trên, chỉ cần rượu 35 - 40 độ.

Đồng thời với việc ngâm rượu tắc kè, tiến hành ngâm rượu của các vị thuốc đã chế biến nói trên. Dùng rượu trắng 35 - 40 độ với tỷ lệ một phần thuốc, 5 - 8 phần rượu. Số ngày ngâm có thể ít hơn ngâm tắc kè tươi. Lần đầu ngâm một tháng, lần 2-3 ngâm 2 - 3 tuần lễ. Gộp rượu thuốc của các lần ngâm lại.

Pha chế rượu tắc kè: Sau khi đã chuẩn bị rượu của hai phần như trên, có thể tiến hành pha chế theo tỷ lệ 1 : 1 (một phần rượu tắc kè, một phần rượu thuốc), hoặc 1 : 2. Rót từ từ rượu tắc kè vào rượu thuốc, vừa rót vừa dùng đũa thủy tinh quấy đều để tránh rượu bị kết tủa. Sau cùng thêm đường trắng, quấy đều cho tan. Bổ sung rượu cho đủ 4 lít.

Ngày dùng 2-3 lần, mỗi lần 30-50 ml, uống trước bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ. Rượu bổ tắc kè rất tốt cho các trường hợp thận dương kém, suy yếu sinh lý, trí lực, thần kinh suy giảm. Lưu ý không nên lạm dụng, uống rượu tắc kè như một thứ rượu “thực phẩm” để khai vị.
Theo Sức Khỏe & Đời Sống


P7290171.jpg

P7290173.jpg


Hiện cơ sở chúng tôi có ngậm một số rượu tắc kè,anh chị em nào cần thì liên hệ nha:093.9999.202.gặp MR Tùng
Bình 5 lít gồm 30 con tắc kè giá 1 triệu/bình
Bình 2 lít gồm 7 con tắc kè.giá 200k/bình


Hình ảnh rượu tắc kè úp lên cho em xem nè
P8200218.jpg

P8200219.jpg
 


Tết đến !Bà con nào cần mua rượu Tắc kè để làm quà tặng hoặc để đãi khách thì liên hệ mình wa số phone ở chữ ký nha
 


Back
Top