Chào bạn tantatnhan!
Sự việc diễn ra ở một số địa phương, đặc biệt là tại Hải Phòng vừa qua không chỉ làm đau đầu các nhà quản lý mà còn gây trở ngại rất lớn đến việc bảo tồn các loài động vật quý hiếm này. Trong trường hợp đặc biệt ở Hải Phòng, cuộc mua bán vẫn chưa đi đến kết luận vì cơ quan chức năng vẫn đang quan tâm đến việc người mua ở thành phố Hồ Chí Minh có xuất lậu số hàng ra nước ngoài - vi phạm quy định CITES - hay không?
Đứng trên góc độ bảo tồn, nhiều tổ chức về bảo tồn trong và ngoài nước (như Trung tâm giáo dục thiên nhiên) đã phản đối kịch liệt những hành động như thế.
Khi cơ quan Kiểm lâm tịch thu động vật hoang dã về (như trường hợp của tỉnh Lâm Đồng mình) thì: nếu đã chết hoặc bị thương mà khả năng cứu chữa không được sẽ tiến hành tiêu huỷ ngay. Đối với những con hoàn toàn khoẻ mạnh thì đem thả ngay về tự nhiên. Đối với những con bị ốm yếu mà có thể chữa khỏi thì chăm sóc đến khi sức khoẻ tốt sẽ thả về tự nhiên.
Theo mình biết hiện nay Cục Kiểm lâm đang nghiên cứu cho phép khai thác một số lượng hạn chế một số loài nhất định để làm nguồn giống ban đầu, thuần hoá, nhân nuôi. Tuy nhiên, trong số các loài này có loài tê tê hay không thì mình cũng chưa rõ.
Trước mắt, nếu bạn hay bất cứ ai muốn đi tắt, đó đầu thì cứ việc, đó là quyền của bạn, nhưng khi bị các cơ quan chức năng vào kiểm tra, thì số lương tê tê bạn mua về nuôi không những không còn mà còn bị phạt thêm tiền, rút giấy phép kinh doanh, giấy phép lập trại nuôi (nếu có). Với một người nông dân, việc bỏ ra một số tiền kha khá để mua giống để nuôi một loài mà pháp luật chưa cho phép, khi bị kiểm tra, bị tịch thu, bị phạt tiền,... liêu họ có còn vốn để làm ăn không bạn?
Có lẽ, để đi tắt, đón đầu như bạn nói, vào thời điểm này chắc chỉ có những đại gia mới làm nổi!