Về lễ hội chùa Hương (huyện Mỹ Đức), ai cũng muốn được thưởng thức món canh rau sắng nổi tiếng nơi đây. Dân gian xưa có câu: "Muốn ăn rau sắng chùa Hương - Tiền đò ngại tốn con đường ngại xa". Cây rau sắng không chỉ là biểu tượng của núi rừng chùa Hương mà còn là giống cây giúp nông dân nơi đây vươn lên làm giàu, góp phần làm thay đổi diện mạo quê hương.
Theo người dân thôn Tiên Mai, xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, từ cái đói, cái nghèo khi xưa, người dân nơi đây vào rừng kiếm củi, hái rau ăn. Thấy cây mọc trên các vách núi xanh mướt, họ hái về ăn thấy ngon rồi truyền miệng nhau. Và không biết từ khi nào loài rau rừng này được các vị tiền sư trong làng gọi là cây rau sắng. Từ đó, mỗi khi vào mùa, trên mâm cơm gia đình nào cũng đều có bát canh rau sắng. Và như cái duyên trời định, mùa rau sắng bắt đầu từ cuối tháng 2 đến tháng 3 âm lịch hằng năm, đúng vào mùa lễ hội chùa Hương. Chính vị ngon đặc biệt đã khiến du khách "say" món canh này, trở thành món ăn được ưa chuộng, món quà không thể thiếu đối với mỗi người khi hành hương về miền đất Phật. Nhiều người còn gọi loài cây này là loài cây "di sản" lưu giữ nhiều nét đẹp văn hóa dân dã.
Cây rau sắng được các hộ dân sản xuất, nhân rộng.
Theo bà Đồng Thị Thu, thôn Tiên Mai, để kiếm được rau sắng, người dân phải đi vào rừng sâu, trèo lên những vách núi đá cao để hái, rau càng trên vách núi cao thì tuổi đời rau càng cao, chất lượng rau cũng ngon hơn. Tuy được gọi là giống rau nhưng rau sắng không giống như các loại rau khác. Rau sắng từ khi trồng đến lúc cho thu hoạch đầu tiên phải mất 3-5 năm và sau 10 năm mới được thu hoạch với số lượng lớn.
Giám đốc Ban Quản lý rừng đặc dụng Hương Sơn Nguyễn Duy Giáp cho biết, hiện cả xã chỉ còn trên 30ha rau sắng, đa phần đều ở trong rừng sâu, rất khó thu hái. Đáng buồn là, sắng cổ thụ trong rừng Hương Sơn cũng chỉ còn lác đác vài cây, nếu không có biện pháp bảo tồn thì khó có thể giữ được giống cây quý hiếm này. Sở dĩ nó quý hiếm bởi dù có được trồng một số vùng trên cả nước nhưng chỉ ở rừng Hương Sơn, cây rau sắng mới có thể sinh sống, phát triển và cho chất lượng tốt nhất về dinh dưỡng. Khác với phần lớn các loại cây rau khác, rau sắng có loại cây cái và cây đực. Cây cái dân gian gọi là cây sắng nếp, mới có thể cho quả và hạt. Hiện khu vực chùa Hương chỉ còn lại hai cây sắng nếp nhiều năm tuổi quý hiếm. Đây được coi là một tài sản quý giá của chùa Hương và ngành du lịch Hà Nội. Ngoài những giá trị về văn hóa, rau sắng là cây trồng đem lại lợi nhuận kinh tế lớn đối với người nông dân nơi đây. Mùa rau sắng, mỗi kilôgam rau có giá bán từ 400 nghìn đồng đến 1 triệu đồng.
Đây là nguồn thu không nhỏ của những người nông dân bám ruộng, bám rừng.
Để khôi phục và phát triển cây rau sắng, năm 2011, Sở NN&PTNT Hà Nội phê duyệt dự án "Khôi phục, cải tạo và phát triển một số cây đặc sản quý hiếm, đặc hữu tại rừng đặc dụng Hương Sơn" trong đó có cây rau sắng. Theo đó, dự án sẽ được triển khai trong 3 năm. Dự án sẽ hỗ trợ người dân vốn, xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng, đường giao thông, giống cây trồng, vật nuôi... tạo thuận lợi cho người dân tham gia. Dự án được triển khai với 250ha, trong đó rau sắng trồng mới 170ha, cải tạo 30ha sẵn có; cây mơ 45ha; củ mài 5ha. Ông Nguyễn Duy Giáp cho rằng, nếu dự án thành công và đưa vào sản xuất, mỗi năm cây rau sắng sẽ cho thu hoạch khoảng 160kg/ha/năm với giá khoảng 300-400 nghìn đồng/kg, vào mùa hội có thể lên đến 800 nghìn đến 1 triệu đồng/kg. Về hiệu quả kinh tế, trung bình một năm toàn xã sẽ thu được gần 11 tỷ đồng từ việc phát triển các loại cây quý hiếm này. Tuy nhiên, do nguồn ngân sách khó khăn, tháng 6-2013 dự án khôi phục, cải tạo và phát triển một số cây đặc sản quý hiếm, đặc hữu tại rừng đặc dụng Hương Sơn nằm trong số các dự án phải giãn tiến độ thực hiện.
Mặc dù vậy, những năm qua Ban Quản lý rừng đặc dụng Hương Sơn đã hỗ trợ giúp nông dân trong xã nhân rộng mô hình sản xuất rau sắng. Anh Nguyễn Văn Minh, thôn Yến Vỹ cho biết, hiện tại gia đình anh phát triển hơn 2ha rau sắng. Không chỉ riêng anh Minh, nhiều gia đình tại các thôn khác trong xã đang nhân rộng mô hình này.
Đào Huyền
Nguồn: hanoimoi.com.vn/
Theo người dân thôn Tiên Mai, xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, từ cái đói, cái nghèo khi xưa, người dân nơi đây vào rừng kiếm củi, hái rau ăn. Thấy cây mọc trên các vách núi xanh mướt, họ hái về ăn thấy ngon rồi truyền miệng nhau. Và không biết từ khi nào loài rau rừng này được các vị tiền sư trong làng gọi là cây rau sắng. Từ đó, mỗi khi vào mùa, trên mâm cơm gia đình nào cũng đều có bát canh rau sắng. Và như cái duyên trời định, mùa rau sắng bắt đầu từ cuối tháng 2 đến tháng 3 âm lịch hằng năm, đúng vào mùa lễ hội chùa Hương. Chính vị ngon đặc biệt đã khiến du khách "say" món canh này, trở thành món ăn được ưa chuộng, món quà không thể thiếu đối với mỗi người khi hành hương về miền đất Phật. Nhiều người còn gọi loài cây này là loài cây "di sản" lưu giữ nhiều nét đẹp văn hóa dân dã.
Cây rau sắng được các hộ dân sản xuất, nhân rộng.
Theo bà Đồng Thị Thu, thôn Tiên Mai, để kiếm được rau sắng, người dân phải đi vào rừng sâu, trèo lên những vách núi đá cao để hái, rau càng trên vách núi cao thì tuổi đời rau càng cao, chất lượng rau cũng ngon hơn. Tuy được gọi là giống rau nhưng rau sắng không giống như các loại rau khác. Rau sắng từ khi trồng đến lúc cho thu hoạch đầu tiên phải mất 3-5 năm và sau 10 năm mới được thu hoạch với số lượng lớn.
Giám đốc Ban Quản lý rừng đặc dụng Hương Sơn Nguyễn Duy Giáp cho biết, hiện cả xã chỉ còn trên 30ha rau sắng, đa phần đều ở trong rừng sâu, rất khó thu hái. Đáng buồn là, sắng cổ thụ trong rừng Hương Sơn cũng chỉ còn lác đác vài cây, nếu không có biện pháp bảo tồn thì khó có thể giữ được giống cây quý hiếm này. Sở dĩ nó quý hiếm bởi dù có được trồng một số vùng trên cả nước nhưng chỉ ở rừng Hương Sơn, cây rau sắng mới có thể sinh sống, phát triển và cho chất lượng tốt nhất về dinh dưỡng. Khác với phần lớn các loại cây rau khác, rau sắng có loại cây cái và cây đực. Cây cái dân gian gọi là cây sắng nếp, mới có thể cho quả và hạt. Hiện khu vực chùa Hương chỉ còn lại hai cây sắng nếp nhiều năm tuổi quý hiếm. Đây được coi là một tài sản quý giá của chùa Hương và ngành du lịch Hà Nội. Ngoài những giá trị về văn hóa, rau sắng là cây trồng đem lại lợi nhuận kinh tế lớn đối với người nông dân nơi đây. Mùa rau sắng, mỗi kilôgam rau có giá bán từ 400 nghìn đồng đến 1 triệu đồng.
Đây là nguồn thu không nhỏ của những người nông dân bám ruộng, bám rừng.
Để khôi phục và phát triển cây rau sắng, năm 2011, Sở NN&PTNT Hà Nội phê duyệt dự án "Khôi phục, cải tạo và phát triển một số cây đặc sản quý hiếm, đặc hữu tại rừng đặc dụng Hương Sơn" trong đó có cây rau sắng. Theo đó, dự án sẽ được triển khai trong 3 năm. Dự án sẽ hỗ trợ người dân vốn, xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng, đường giao thông, giống cây trồng, vật nuôi... tạo thuận lợi cho người dân tham gia. Dự án được triển khai với 250ha, trong đó rau sắng trồng mới 170ha, cải tạo 30ha sẵn có; cây mơ 45ha; củ mài 5ha. Ông Nguyễn Duy Giáp cho rằng, nếu dự án thành công và đưa vào sản xuất, mỗi năm cây rau sắng sẽ cho thu hoạch khoảng 160kg/ha/năm với giá khoảng 300-400 nghìn đồng/kg, vào mùa hội có thể lên đến 800 nghìn đến 1 triệu đồng/kg. Về hiệu quả kinh tế, trung bình một năm toàn xã sẽ thu được gần 11 tỷ đồng từ việc phát triển các loại cây quý hiếm này. Tuy nhiên, do nguồn ngân sách khó khăn, tháng 6-2013 dự án khôi phục, cải tạo và phát triển một số cây đặc sản quý hiếm, đặc hữu tại rừng đặc dụng Hương Sơn nằm trong số các dự án phải giãn tiến độ thực hiện.
Mặc dù vậy, những năm qua Ban Quản lý rừng đặc dụng Hương Sơn đã hỗ trợ giúp nông dân trong xã nhân rộng mô hình sản xuất rau sắng. Anh Nguyễn Văn Minh, thôn Yến Vỹ cho biết, hiện tại gia đình anh phát triển hơn 2ha rau sắng. Không chỉ riêng anh Minh, nhiều gia đình tại các thôn khác trong xã đang nhân rộng mô hình này.
Đào Huyền
Nguồn: hanoimoi.com.vn/