Bệnh cháy bìa lá (bạc lá lúa) do vi khuẩn Xanthomonas oryzae gây ra. Bệnh có thể phát sinh gây hại trong suốt thời kỳ sinh trưởng của cây lúa.
Bệnh cháy bìa lá (bạc lá lúa) do vi khuẩn Xanthomonas oryzae gây ra. Bệnh có thể phát sinh gây hại trong suốt thời kỳ sinh trưởng của cây lúa. Tuy nhiên thường hại nhiều từ khi lúa đứng cái trở đi..
Vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào trong cây qua khí khổng, thủy khổng ở trên chóp lá, mép lá, đặc biệt là qua vết thương cơ giới, vì thế vết bệnh đầu tiên thường ở mép lá, chóp lá sau đó lan dần vào phiến lá hoặc lan thẳng xuống gân chính. Vết bệnh rộng dần ra theo đường gợn sóng hoặc thẳng. Vết bệnh có màu xanh tái, sau chuyển dần sang vàng lục rồi nâu xám hoặc trắng bạc. Ranh giới giữa chỗ bị bệnh và không bị bệnh rất rõ rệt, có giới hạn theo đường gợn sóng màu vàng rơm (đôi khi ranh giới này không có màu vàng).
Khi tiếp xúc với bề mặt của lá lúa có màng nước ướt, vi khuẩn gây bệnh di chuyển vào bên trong mô lá qua thủy khổng, khí khổng hoặc vết thương cơ giới. Khi vào bên trong vi khuẩn sinh sản nhân nhanh số lượng. Thông qua mạch dẫn chúng di chuyển rộng dần ra xung quanh.
Trên bề mặt lá lúa bị bệnh, vào những ngày mưa ẩm hoặc vào lúc sáng sớm thường xuất hiện những giọt keo vi khuẩn màu vàng ứa ra từ chỗ vết bệnh, từ những giọt keo này thông qua sự va chạm giữa các lá lúa do mưa gió mà lây lan sang các lá khác.
Nếu bị gây hại nặng, bệnh có thể làm “cháy” lá lúa hoặc cả bụi lúa, lá lúa bị khô chết, cây lúa bị tàn lụi, tỷ lệ lép lửng sẽ rất cao, làm giảm năng suất nghiêm trọng. Bệnh lây truyền cho vụ sau chủ yếu qua hạt giống và tàn dư của cây lúa bị bệnh trên đồng ruộng ở vụ trước. Ngoài cây lúa, còn thấy bệnh gây hại trên cỏ lồng vực, cỏ môi, cỏ gừng bò… đây cũng là nguồn bệnh lưu truyền cho vụ sau.
Thực tế đồng ruộng cho thấy, bệnh thường phát sinh, phát triển và gây hại nặng khi nhiệt độ không khí khoảng 26- 30 độ C, ẩm độ không khí trên 90%, đặc biệt là trong điều kiện thời tiết có mưa to, gió lớn hoặc bão. Những ruộng trồng giống nhiễm, những ruộng đang ở giai đoạn đứng cái, làm đòng trở đi, những ruộng được bón nhiều phân đạm, cây lúa tốt lốp, yếu ớt… thường là những ruộng bị bệnh gây hại nhiều hơn những ruộng khác.
Để hạn chế tác hại của bệnh, phải áp dụng kết hợp nhiều biện pháp một cách đồng bộ. Sau đây là một số biện pháp chính:
(Thông tin chi tiết xin theo dõi trên Báo NNVN số 167 ra ngày 23/8/2011)
Bệnh cháy bìa lá (bạc lá lúa) do vi khuẩn Xanthomonas oryzae gây ra. Bệnh có thể phát sinh gây hại trong suốt thời kỳ sinh trưởng của cây lúa. Tuy nhiên thường hại nhiều từ khi lúa đứng cái trở đi..
Vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào trong cây qua khí khổng, thủy khổng ở trên chóp lá, mép lá, đặc biệt là qua vết thương cơ giới, vì thế vết bệnh đầu tiên thường ở mép lá, chóp lá sau đó lan dần vào phiến lá hoặc lan thẳng xuống gân chính. Vết bệnh rộng dần ra theo đường gợn sóng hoặc thẳng. Vết bệnh có màu xanh tái, sau chuyển dần sang vàng lục rồi nâu xám hoặc trắng bạc. Ranh giới giữa chỗ bị bệnh và không bị bệnh rất rõ rệt, có giới hạn theo đường gợn sóng màu vàng rơm (đôi khi ranh giới này không có màu vàng).
Khi tiếp xúc với bề mặt của lá lúa có màng nước ướt, vi khuẩn gây bệnh di chuyển vào bên trong mô lá qua thủy khổng, khí khổng hoặc vết thương cơ giới. Khi vào bên trong vi khuẩn sinh sản nhân nhanh số lượng. Thông qua mạch dẫn chúng di chuyển rộng dần ra xung quanh.
Trên bề mặt lá lúa bị bệnh, vào những ngày mưa ẩm hoặc vào lúc sáng sớm thường xuất hiện những giọt keo vi khuẩn màu vàng ứa ra từ chỗ vết bệnh, từ những giọt keo này thông qua sự va chạm giữa các lá lúa do mưa gió mà lây lan sang các lá khác.
Nếu bị gây hại nặng, bệnh có thể làm “cháy” lá lúa hoặc cả bụi lúa, lá lúa bị khô chết, cây lúa bị tàn lụi, tỷ lệ lép lửng sẽ rất cao, làm giảm năng suất nghiêm trọng. Bệnh lây truyền cho vụ sau chủ yếu qua hạt giống và tàn dư của cây lúa bị bệnh trên đồng ruộng ở vụ trước. Ngoài cây lúa, còn thấy bệnh gây hại trên cỏ lồng vực, cỏ môi, cỏ gừng bò… đây cũng là nguồn bệnh lưu truyền cho vụ sau.
Thực tế đồng ruộng cho thấy, bệnh thường phát sinh, phát triển và gây hại nặng khi nhiệt độ không khí khoảng 26- 30 độ C, ẩm độ không khí trên 90%, đặc biệt là trong điều kiện thời tiết có mưa to, gió lớn hoặc bão. Những ruộng trồng giống nhiễm, những ruộng đang ở giai đoạn đứng cái, làm đòng trở đi, những ruộng được bón nhiều phân đạm, cây lúa tốt lốp, yếu ớt… thường là những ruộng bị bệnh gây hại nhiều hơn những ruộng khác.
Để hạn chế tác hại của bệnh, phải áp dụng kết hợp nhiều biện pháp một cách đồng bộ. Sau đây là một số biện pháp chính:
(Thông tin chi tiết xin theo dõi trên Báo NNVN số 167 ra ngày 23/8/2011)
Last edited: