Một trong những bệnh gây hại khá nghiêm trọng đối với cây bạch đàn ở nước ta hiện nay là bệnh cháy lá, khô ngọn do nấm Cylindrocldium quinqueseptatum gây ra.
Từ cuối những năm 1980 đến nay nhiều lần bệnh đã trở thành dịch, gây hại trên diện rộng đối với một số rừng trồng bạch đàn trên cả nước, đặc biệt là vùng Đông Nam bộ và miền Trung (gồm các tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế). Kết quả điều tra của Viện Nghiên cứu Lâm nghiệp Việt Nam mới đây cho thấy: Trong những năm gần đây diện tích rừng bạch đàn bị bệnh cháy lá, khô ngọn lên tới 50% tổng diện tích với các mức độ hại khác nhau. Báo cáo của các chi cục thực vật địa phương cũng cảnh báo nguy cơ gây hại lớn với các rừng bạch đàn trồng tập trung, đặc biệt là với loài bạch đàn trắng xuất xứ Petford. Chính vì những lý do này đã dẫn đến làm giảm diện tích trồng mới bạch đàn hàng năm của các địa phương.
Triệu chứng và tác hại: Trên các lá bị nhiễm bệnh thường xuất hiện các đốm màu nâu hoặc màu xám. Xung quanh các đốm bệnh thường có vết mờ. Các vết đốm này phát triển lan rộng dần ra, ngả màu nâu dẫn đến lá bị khô và rụng. Nếu quan sát bằng kính lúp cầm tay ta có thể nhìn thấy các sợi nấm màu trắng và khối bào tử nấm trên các lá và chồi bị nhiễm bệnh. Bệnh có thể phát triển ra cả tán lá, phần dưới lá thường bị nặng hơn. Trên các cây con ở giai đoạn vườn ươm nấm xâm nhập qua các lá sát mặt đất sau đó lan rộng ra toàn bộ các lá làm lá cháy khô rồi rụng. Tiếp theo các chồi ngọn bị chết và xuất hiện các đốm đen ở thân cây con và cuối cùng toàn bộ cây con bị chết. Đối với các cây trưởng thành nếu không được chữa trị kịp thời và bị nhiễm bệnh qua nhiều năm liên tục cây sẽ bị biến dạng và chết hàng loạt gây thiệt hại lớn cho người trồng và ảnh hưởng lớn đến môi trường sinh thái.
Ngoài bạch đàn nấm Cylindrocldium quinqueseptatum còn gây hại trên các loài cây khác như keo. Bệnh thường phát sinh và xuất hiện ở những vùng có lượng mưa bình quân năm cao trên 1.800mm, đặc biệt khi lượng mưa trung bình của 2 tháng liên tiếp cao hơn 350mm. Nấm bệnh thường xâm nhiễm vào các lá già ở phía dưới tán lá vào những tháng đầu mùa mưa, rồi dần dần lan lên phía trên. Vào giai đoạn cuối mùa mưa những cây bị bệnh nặng thường rụng hết lá và chết ngọn. Các bào tử và các sợi nấm thường lây lan nhanh qua nước mưa và gió. Nấm thường tồn lưu khá lâu dưới dạng bào tử vách dày hoặc các sợi nấm trên các bộ phận cây bị bệnh đang sống hoặc đã chết ở dưới đất.
Biện pháp phòng trừ: Theo khuyến cáo của Viện Nghiên cứu Lâm nghiệp, để phòng trị bệnh một cách có hiệu quả bà con cần chú ý phòng trị bằng các biện pháp tổng hợp sau đây:
- Đối với cây con giai đoạn vườn ươm: Chọn đất làm vườn ươm nơi cao ráo, dễ thoát nước, đất mới, tránh làm những nơi đã từng làm vườn ươm các cây giống khác hoặc nơi đã từng bị bệnh này trước đó. Dùng đất có thành phần cơ giới nhẹ, tơi xốp, giàu mùn, phân chuồng hoai mục và cần phải được xử lý bằng Bromide hay Chloropicrin để tiêu diệt nguồn bệnh trước khi đóng bầu.
Hạt giống phải được lấy từ các cây mẹ khoẻ mạnh, không bị bệnh và phải được xử lý bằng nước nóng 50oC hoặc một trong các loại hoá chất sau để tiêu diệt các bào tử nấm bám trên bề mặt hạt giống: Captan 0,5%, Thiram 0,5% trong 15 phút hoặc DM-45 1% trong 30 phút trước khi gieo. Tránh để cây con bị cớm nắng, tưới đủ ẩm, không tưới quá nhiều; nhổ bỏ và tiêu huỷ những cây bị nhiễm bệnh để tránh lây lan. Trong 2 tháng đầu mỗi tháng phun phòng 1 lần bằng thuốc Carbendazim 0,1% với lượng 0,3lít/m2. Bón phân cân đối, tránh bón quá nhiều đạm làm giảm khả năng chống bệnh của cây.
- Đối với vườn trồng: Khi phát hiện bệnh cần chặt bỏ hết các cành lá bị bệnh, để khô rồi đốt để tránh lây lan trước mùa mưa. Sử dụng các loại thuốc hoá học sau đây để phun trừ và ngăn chặn lây lan: Zineb 1%, Daconil 0,1%, Carbendazim 1%. Viện Nghiên cứu Lâm nghiệp cũng khuyến cáo không nên trồng tập trung bạch đàn trắng xuất xứ Petford với diện tích lớn ở những nơi có lượng mưa bình quân năm lớn hơn 1.800mm/năm. Chú ý tuyển chọn các giống, loài bạch đàn kháng bệnh để trồng nhằm hạn chế thiệt hại sau này.
Theo Bao Nong Nghiep Viet Nam
Từ cuối những năm 1980 đến nay nhiều lần bệnh đã trở thành dịch, gây hại trên diện rộng đối với một số rừng trồng bạch đàn trên cả nước, đặc biệt là vùng Đông Nam bộ và miền Trung (gồm các tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế). Kết quả điều tra của Viện Nghiên cứu Lâm nghiệp Việt Nam mới đây cho thấy: Trong những năm gần đây diện tích rừng bạch đàn bị bệnh cháy lá, khô ngọn lên tới 50% tổng diện tích với các mức độ hại khác nhau. Báo cáo của các chi cục thực vật địa phương cũng cảnh báo nguy cơ gây hại lớn với các rừng bạch đàn trồng tập trung, đặc biệt là với loài bạch đàn trắng xuất xứ Petford. Chính vì những lý do này đã dẫn đến làm giảm diện tích trồng mới bạch đàn hàng năm của các địa phương.
Triệu chứng và tác hại: Trên các lá bị nhiễm bệnh thường xuất hiện các đốm màu nâu hoặc màu xám. Xung quanh các đốm bệnh thường có vết mờ. Các vết đốm này phát triển lan rộng dần ra, ngả màu nâu dẫn đến lá bị khô và rụng. Nếu quan sát bằng kính lúp cầm tay ta có thể nhìn thấy các sợi nấm màu trắng và khối bào tử nấm trên các lá và chồi bị nhiễm bệnh. Bệnh có thể phát triển ra cả tán lá, phần dưới lá thường bị nặng hơn. Trên các cây con ở giai đoạn vườn ươm nấm xâm nhập qua các lá sát mặt đất sau đó lan rộng ra toàn bộ các lá làm lá cháy khô rồi rụng. Tiếp theo các chồi ngọn bị chết và xuất hiện các đốm đen ở thân cây con và cuối cùng toàn bộ cây con bị chết. Đối với các cây trưởng thành nếu không được chữa trị kịp thời và bị nhiễm bệnh qua nhiều năm liên tục cây sẽ bị biến dạng và chết hàng loạt gây thiệt hại lớn cho người trồng và ảnh hưởng lớn đến môi trường sinh thái.
Ngoài bạch đàn nấm Cylindrocldium quinqueseptatum còn gây hại trên các loài cây khác như keo. Bệnh thường phát sinh và xuất hiện ở những vùng có lượng mưa bình quân năm cao trên 1.800mm, đặc biệt khi lượng mưa trung bình của 2 tháng liên tiếp cao hơn 350mm. Nấm bệnh thường xâm nhiễm vào các lá già ở phía dưới tán lá vào những tháng đầu mùa mưa, rồi dần dần lan lên phía trên. Vào giai đoạn cuối mùa mưa những cây bị bệnh nặng thường rụng hết lá và chết ngọn. Các bào tử và các sợi nấm thường lây lan nhanh qua nước mưa và gió. Nấm thường tồn lưu khá lâu dưới dạng bào tử vách dày hoặc các sợi nấm trên các bộ phận cây bị bệnh đang sống hoặc đã chết ở dưới đất.
Biện pháp phòng trừ: Theo khuyến cáo của Viện Nghiên cứu Lâm nghiệp, để phòng trị bệnh một cách có hiệu quả bà con cần chú ý phòng trị bằng các biện pháp tổng hợp sau đây:
- Đối với cây con giai đoạn vườn ươm: Chọn đất làm vườn ươm nơi cao ráo, dễ thoát nước, đất mới, tránh làm những nơi đã từng làm vườn ươm các cây giống khác hoặc nơi đã từng bị bệnh này trước đó. Dùng đất có thành phần cơ giới nhẹ, tơi xốp, giàu mùn, phân chuồng hoai mục và cần phải được xử lý bằng Bromide hay Chloropicrin để tiêu diệt nguồn bệnh trước khi đóng bầu.
Hạt giống phải được lấy từ các cây mẹ khoẻ mạnh, không bị bệnh và phải được xử lý bằng nước nóng 50oC hoặc một trong các loại hoá chất sau để tiêu diệt các bào tử nấm bám trên bề mặt hạt giống: Captan 0,5%, Thiram 0,5% trong 15 phút hoặc DM-45 1% trong 30 phút trước khi gieo. Tránh để cây con bị cớm nắng, tưới đủ ẩm, không tưới quá nhiều; nhổ bỏ và tiêu huỷ những cây bị nhiễm bệnh để tránh lây lan. Trong 2 tháng đầu mỗi tháng phun phòng 1 lần bằng thuốc Carbendazim 0,1% với lượng 0,3lít/m2. Bón phân cân đối, tránh bón quá nhiều đạm làm giảm khả năng chống bệnh của cây.
- Đối với vườn trồng: Khi phát hiện bệnh cần chặt bỏ hết các cành lá bị bệnh, để khô rồi đốt để tránh lây lan trước mùa mưa. Sử dụng các loại thuốc hoá học sau đây để phun trừ và ngăn chặn lây lan: Zineb 1%, Daconil 0,1%, Carbendazim 1%. Viện Nghiên cứu Lâm nghiệp cũng khuyến cáo không nên trồng tập trung bạch đàn trắng xuất xứ Petford với diện tích lớn ở những nơi có lượng mưa bình quân năm lớn hơn 1.800mm/năm. Chú ý tuyển chọn các giống, loài bạch đàn kháng bệnh để trồng nhằm hạn chế thiệt hại sau này.
Theo Bao Nong Nghiep Viet Nam
Last edited: