Bệnh loét do vi khuẩn gây hại cây có múi và biện pháp phòng trừ hiệu quả

  • Thread starter tuanngo1994
  • Ngày gửi
Bệnh loét phá hại cây có múi thường làm rụng quả và lá, cây cằn cỗi chóng tàn. Ở vườn ươm, khi bị bệnh nặng cây con dễ chết, quả bị bệnh phẩm chất kém không thể xuất khẩu và cất trữ được. Ở nước ta, bệnh phá hại phổ biến tại tất cả các vùng trồng cây ăn quả có múi gây thiệt hại đáng kể cho người trồng.

1. Triệu chứng gây bệnh

- Ở lá non, triệu chứng bệnh ban đầu là những chấm nhỏ có đường kính trên dưới 1mm, màu trong vàng, thường thấy ở mặt dưới của lá, sau đó vết bệnh mở rộng và phá vỡ biểu bì mặt dưới lá, màu trắng nhạt hoặc nâu nhạt. Lá bệnh không biến đổi hình dạng nhưng dễ rụng, cây con bị bệnh nặng thường hay rụng lá.

phong%20tru%20va%20dieu%20tri%20benh%20ghe%20tren%20cay%20co%20mui.jpg


- Vết bệnh ở quả cũng tương tự như ở lá: Vết bệnh xù xì màu nâu hơn, mép ngoài có gờ nổi lên, ở giữa vết bệnh mô chết rạn nứt. Toàn bộ chiều dày của vỏ quả có thể bị loét, nhưng vết loét không ăn sâu vào ruột quả. Bệnh nặng có thể làm cho quả biến dạng, ít nước, khô sớm, dễ rụng.

B%e1%bb%87nh%20lo%c3%a9t%20do%20vi%20khu%e1%ba%a9n%20g%c3%a2y%20h%e1%ba%a1i%20c%c3%a2y%20c%c3%b3%20m%c3%bai%20v%c3%a0%20bi%e1%bb%87n%20ph%c3%a1p%20ph%c3%b2ng%20tr%e1%bb%ab%20hi%e1%bb%87u%20qu%e1%ba%a3.jpg


- Bệnh làm cho quả xấu, không đạt tiêu chuẩn chất lượng. Vết bệnh trên cành và thân cây con cũng giống như ở trên lá nhưng sùi lên tương đối rõ ràng. Đặc biệt có trường hợp vết loét ở thân kéo dài tới 15 cm và ở cành tới 5 - 7 cm.

2. Đặc điểm phát sinh

Bệnh loét phát sinh gây hại quanh năm, nhưng bệnh trong mùa mưa nặng hơn trong mùa khô. Bệnh phát sinh và phát triển mạnh ở điều kiện ẩm độ cao và nhiệt độ 26 - 35 độ C. Bệnh loét lây lan rất nhanh. Bệnh hại trên tất cả các giống cây có múi. Chanh, bưởi chùm bị nặng nhất. Các giống cam Xã Đoài, cam Vân Du, cam Sông Con bị bệnh nặng hơn các giống cam chanh, cam sành.

Bệnh phát sinh từ tháng 3, tăng mạnh đến tháng 7 và 8 đến tháng 10 và 11) thì bệnh giảm dần và ngừng phát triển. Tuổi cây càng non càng dễ bị nhiễm bệnh nặng, nhất là ở vườn ươm ghép cây giống thường bị bệnh nặng trong 1 - 2 năm đầu, cam từ 5 - 6 tuổi tỉ lệ bị bệnh thấp hơn. Cành vượt phát triển nhiều lộc thường bị bệnh nặng hơn, sau khi nảy lộc 30 - 45 ngày ở giống cam rất dễ bị bệnh.

Khi lộc cành bước vào ổn định nhưng chưa hóa già tính nhiễm bệnh cao nhất. Sau khi hoa rụng, quả non hình thành bắt đầu bị nhiễm bệnh. Khi quả ngừng lớn và bắt đầu vàng thì hầu như không nhiễm bệnh nữa. Ngoài ra, sâu bùa vẽ cũng là môi giới truyền bệnh tạo nên vết thương để bệnh xâm nhiễm dễ dàng, nhất là trong vườn ươm cây giống.

3. Biện pháp phòng trừ

- Vườn trồng cây ăn quả cần có hệ thống thoát nước tốt, không trồng cây giống bị nhiễm bệnh và không trồng quá dày để tạo thông thoáng cho vườn. Cắt và thu gom cành, lá, quả bị bệnh đem tiêu hủy nguồn bệnh. Những vườn bị bệnh không tưới nước lên tán cây vào buổi chiều mát, không tưới thừa nước. Đốn tỉa tạo tán định kỳ để vườn không bị rậm rạp. Tránh tạo vết thương cơ giới cho vi khuẩn xâm nhập.

- Công ty Sitto Việt Nam khuyến cáo Bà con nông dân sử dụng kết hợp bộ đôi sản phẩm Impress 80Tincture Bioclean giúp phòng trừ bệnh lở loét trên cây có múi và được kỹ sư Nông Nghiệp – anh Phan Hoàng Tuế (PKD-Công ty Sitto Việt Nam) áp dụng và chia sẻ cho nhiều Bà con ở Đồng Nai đã đạt được hiệu quả và được Bà con rất tâm đắc.

Theo anh Tuế, quy trình sử dụng như sau:

+ Lần 1: Pha 250ml Impress 80 + 120g Champion 57 DP (cty VFC.... có thể thay một số sp khác) + 100g Sản phẩm hoạt chất metalaxyl 35% pha với 200 lít nước. Phun đều mặt lá

+ Lần 2 (sau 4 ngày): Pha 250ml Impress 80 + 250ml Tincture Biolean pha với 200 lít nước phun đều mặt lá và lướt qua tàn lá rụng trên đất



Sản phẩm Tincture Bioclean: Tăng cường hệ miễn dịch, hạn chế nấm và sâu bệnh gây hại. Giúp cây trồng hấp thu dinh dưỡng tốt, tăng khả năng sinh trưởng. Giúp phòng ngừa ghẻ trên cây có múi. Thán thư, nấm đen, thối trái, thối gốc trên cây ăn trái.



Sản phẩm Impress 80: Giúp tăng cường khả năng hấp thụ khi phun phân bón lá và thuốc BVTV. Giúp giảm sức căng bề mặt của lá cây, tăng khả năng hấp thu hoạt chất phun lên cây trồng.


Theo Kỹ sư Nông nghiệp Phan Hoàng Tuế - Công ty Sitto Việt Nam

Nếu bạn thích tìm hiểu các thông tin du lịch trải nghiệm. Hãy tìm đến Phượt Hot
 




Back
Top