Bệnh thán thư do nấm Colletotrichum gloesporioides gây ra. Bệnh xuất hiện và gây hại khá phổ biến, đôi khi rất trầm trọng ở nhiều khu vực trồng xoài của nước ta, cùng nhiều nước khác trong khu vực và trên thế giới, nhất là trong mùa mưa hoặc những thời điểm ban đêm có nhiều sương mù (trong mùa khô), tạo ẩm độ không khí cao.
Bệnh có thể gây hại nhiều bộ phận của cây xoài từ lá non, cành non, đến bông, trái...
Trên lá non: Vết bệnh là những đốm nhỏ hình tròn hay hình góc cạnh, màu nâu đỏ, kích thước khoảng 3-5mm. Nếu bị hại nặng, nhiều vết bệnh hòa lẫn vào nhau tạo thành một mảng lớn, chỗ bị bệnh khô dần rồi rách, làm cho phiến lá có nhiều vết thủng, cuối cùng có thể bị rụng.
Trên cành non: Thường nấm bệnh tấn công trên các chồi non, sau đó lan dần xuống cành non, vết bệnh có màu nâu xám, phát triển ngày một rộng bao kín xung quanh cành. Chỗ bị bệnh khô dần, làm cho khả năng dẫn dinh dưỡng lên nuôi những bộ phận non phía trên bị ách tắc làm lá bị rụng và đọt non dần dần bị chết khô.
Trên bông: Ban đầu vết bệnh chỉ là những vết nhỏ màu nâu đen, xuất hiện rải rác trên cuống bông, sau đó lớn dần lên, gặp điều kiện ẩm độ không khí cao bệnh sẽ phát triển mạnh, làm cho bông bị rụng, nếu nặng bông có thể bị rụng hàng loạt.
Trên trái: Bệnh có thể tấn công từ lúc trái còn nhỏ, nhưng thường thể hiện rõ nhất từ khi trái già trở đi. Ban đều vết bệnh chỉ là những chấm nhỏ màu nâu đen, sau đó phát triển lớn dần và có hình hơi tròn hay bầu dục, kích thước khoảng 1-2mm (những vết lớn có thể tới 5-10mm). Chỗ bị bệnh lõm xuống, có màu đen. Dần dần các vết bệnh phát triển rộng dần ra, nhiều vết hòa lẫn vào nhau tạo thành một mảng lớn có hình dạng không nhất định. Thịt trái bên dưới chỗ bị bệnh chai đi và dính theo vỏ trái khi lột. Bệnh làm cho trái bị chín háp, hoặc bị rụng (nếu bị hại nặng). Bệnh tiếp tục gây hại trái sau khi thu hoạch, bảo quản, vận chuyển, tồn trữ, làm cho trái bị hư thối không sử dụng được.
Để hạn chế tác hại của bệnh, phải áp dụng kết hợp nhiều biện pháp. Sau đây là một số biện pháp chính:
- Không nên trồng quá dày làm cho vườn bít bùng. Thường xuyên cắt tỉa bỏ những cành bị sâu bệnh, cành chết khô, cành nằm khuất trong tán lá không có khả năng cho trái… để vườn luôn thông thoáng, giảm bớt ẩm độ trong vườn cây.
- Thường xuyên thu gom những bộ phận bị bệnh đưa ra khỏi vườn rồi tiêu hủy, để hạn chế bệnh lây lan.
- Kiểm tra vườn xoài thường xuyên, nếu phát hiện cây chớm bị bệnh mà thời tiết đang thuận lợi cho bệnh (như đã nói ở phần trên) thì tiến hành phun thuốc phòng trị bệnh kịp thời.
Về thuốc, có thể sử dụng Carbenzim 500FL pha 10-15ml cho một bình 8 lít (hoặc hỗn hợp Carbenzim 500FL (10ml) + Dipomate 80WP (30gram) pha cho một bình xịt 8 lít) phun ướt đều tán lá. Phun 2 lần cách nhau khoảng 7-10 ngày.
- Những vườn thường bị bệnh gây hại hàng năm, nên dùng loại thuốc trên phun ngừa vào các giai đoạn cây xoài dễ nhiễm bệnh như lúc cây có chồi non, lá non, lúc cây ra hoa, ra trái, nhất là vào những tháng mùa mưa hoặc những thời điểm trời có sương mù nhiều về ban đêm trong mùa khô.
- Khi thu hoạch cố gắng nhẹ tay, tránh để sây sát vỏ trái, hạn chế trái tiếp xúc với nguồn bệnh. Xử lý trái đã thu hoạch bằng cách nhúng trái vào nước nóng già (pha 3 sôi 2 lạnh) có pha thêm thuốc Bendazol 50WP ở nồng độ 0,05% trong thời gian 5-10 phút để bảo vệ trái trong quá trình vận chuyển, bảo quản.
Bao Nong Nghiep Viet Nam
Bệnh có thể gây hại nhiều bộ phận của cây xoài từ lá non, cành non, đến bông, trái...
Trên lá non: Vết bệnh là những đốm nhỏ hình tròn hay hình góc cạnh, màu nâu đỏ, kích thước khoảng 3-5mm. Nếu bị hại nặng, nhiều vết bệnh hòa lẫn vào nhau tạo thành một mảng lớn, chỗ bị bệnh khô dần rồi rách, làm cho phiến lá có nhiều vết thủng, cuối cùng có thể bị rụng.
Trên cành non: Thường nấm bệnh tấn công trên các chồi non, sau đó lan dần xuống cành non, vết bệnh có màu nâu xám, phát triển ngày một rộng bao kín xung quanh cành. Chỗ bị bệnh khô dần, làm cho khả năng dẫn dinh dưỡng lên nuôi những bộ phận non phía trên bị ách tắc làm lá bị rụng và đọt non dần dần bị chết khô.
Trên bông: Ban đầu vết bệnh chỉ là những vết nhỏ màu nâu đen, xuất hiện rải rác trên cuống bông, sau đó lớn dần lên, gặp điều kiện ẩm độ không khí cao bệnh sẽ phát triển mạnh, làm cho bông bị rụng, nếu nặng bông có thể bị rụng hàng loạt.
Trên trái: Bệnh có thể tấn công từ lúc trái còn nhỏ, nhưng thường thể hiện rõ nhất từ khi trái già trở đi. Ban đều vết bệnh chỉ là những chấm nhỏ màu nâu đen, sau đó phát triển lớn dần và có hình hơi tròn hay bầu dục, kích thước khoảng 1-2mm (những vết lớn có thể tới 5-10mm). Chỗ bị bệnh lõm xuống, có màu đen. Dần dần các vết bệnh phát triển rộng dần ra, nhiều vết hòa lẫn vào nhau tạo thành một mảng lớn có hình dạng không nhất định. Thịt trái bên dưới chỗ bị bệnh chai đi và dính theo vỏ trái khi lột. Bệnh làm cho trái bị chín háp, hoặc bị rụng (nếu bị hại nặng). Bệnh tiếp tục gây hại trái sau khi thu hoạch, bảo quản, vận chuyển, tồn trữ, làm cho trái bị hư thối không sử dụng được.
Để hạn chế tác hại của bệnh, phải áp dụng kết hợp nhiều biện pháp. Sau đây là một số biện pháp chính:
- Không nên trồng quá dày làm cho vườn bít bùng. Thường xuyên cắt tỉa bỏ những cành bị sâu bệnh, cành chết khô, cành nằm khuất trong tán lá không có khả năng cho trái… để vườn luôn thông thoáng, giảm bớt ẩm độ trong vườn cây.
- Thường xuyên thu gom những bộ phận bị bệnh đưa ra khỏi vườn rồi tiêu hủy, để hạn chế bệnh lây lan.
- Kiểm tra vườn xoài thường xuyên, nếu phát hiện cây chớm bị bệnh mà thời tiết đang thuận lợi cho bệnh (như đã nói ở phần trên) thì tiến hành phun thuốc phòng trị bệnh kịp thời.
Về thuốc, có thể sử dụng Carbenzim 500FL pha 10-15ml cho một bình 8 lít (hoặc hỗn hợp Carbenzim 500FL (10ml) + Dipomate 80WP (30gram) pha cho một bình xịt 8 lít) phun ướt đều tán lá. Phun 2 lần cách nhau khoảng 7-10 ngày.
- Những vườn thường bị bệnh gây hại hàng năm, nên dùng loại thuốc trên phun ngừa vào các giai đoạn cây xoài dễ nhiễm bệnh như lúc cây có chồi non, lá non, lúc cây ra hoa, ra trái, nhất là vào những tháng mùa mưa hoặc những thời điểm trời có sương mù nhiều về ban đêm trong mùa khô.
- Khi thu hoạch cố gắng nhẹ tay, tránh để sây sát vỏ trái, hạn chế trái tiếp xúc với nguồn bệnh. Xử lý trái đã thu hoạch bằng cách nhúng trái vào nước nóng già (pha 3 sôi 2 lạnh) có pha thêm thuốc Bendazol 50WP ở nồng độ 0,05% trong thời gian 5-10 phút để bảo vệ trái trong quá trình vận chuyển, bảo quản.
Bao Nong Nghiep Viet Nam
Last edited: